Phân tích tư tưởng bài thơ Mẹ và quả – Nguyễn Khoa Điềm

Để diễn tả công lao khó nhọc của mẹ trong việc trồng cây, tác giả đã lấy hình ảnh quả bí, quả bầu để hình tượng hóa nỗi gian nan

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài mẫu 1

Để diễn tả công lao khó nhọc của mẹ trong việc trồng cây, tác giả đã lấy hình ảnh quả bí, quả bầu để hình tượng hóa nỗi gian nan: Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn.

Từ chuyện trồng cây chuyển sang chuyện trồng người:

Và chúng tôi một thứ quả trên đời,

Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái.

Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi,

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

Mẹ nuôi con công lao khó nhọc, đứa con cũng giống như một thứ quả đặc biệt của mẹ. Mẹ hái quả ở đây không phải là dứa con phải trả hiếu cho mẹ mà là mẹ mong chờ con mình nên người, sống có ích.

Tác giả lo sợ mẹ già rồi (bà tay mẹ mỏi) mà mình vẫn còn khờ dại, vẫn chưa làm được gì (thứ quả non xanh).

Đã là con thì phải luôn biết ơn người mẹ đã sinh thành, dưỡng dục ta nên người. Làm một người tốt để cha mẹ vui lòng, đó là sự trả ơn đối với cha mẹ. Đó cũng chính là tư tưởng của bài thơ Mẹ và quả.

Bài mẫu 2

Ðề tài về "mẹ và con" là đề tài vĩnh hằng mà biết bao thi sĩ trên trái đất này đều có những thể nghiệm của mình qua mỗi vần thơ. Nguyễn Khoa Ðiềm đã tìm được tứ thơ mới lạ, độc đáo, tạo được hiệu quả thẩm mỹ nghệ thuật cho người đọc. Mở đầu bài thơ là lời kể giản dị về một việc làm bình thường của người trồng cây, mong cho chúng chóng ra qua kết trái. Mảnh vườn của mẹ cứ vần xoay theo năm tháng mùa màng cho những trái ngọt thơm "như mặt trời, khi như mặt trăng", và niềm tin ấy của mẹ như một chân lý đã được kiểm chứng: "Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng". Cuộc đời lam lũ của biết bao bà mẹ nông thôn luôn gắn liền với mảnh vườn nhỏ bé, và những trái ngọt đầu mùa, mẹ luôn dành cho những đứa con đi xa. Nguyễn Khoa Ðiềm đã nâng ý thơ lên một tầm cao hơn, chuyển sang chuyện "trồng người" bằng cách nói hóm hỉnh, mới lạ gây được ấn tượng:

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
     Còn những bí và bầu thì lớn xuống

        Những người con được mẹ chăm ẵm cứ lớn cao hơn, còn bầu bí của mẹ thì giàn leo từng quả cứ dài ra "lớn xuống". Câu thơ tạo được vế đối giữa "lớn lên" và "lớn xuống" ở cả hai chiều cao và sâu của cuộc đời, của không gian và thời gian, ta đều thấy in dấu của bàn tay mẹ. Nhưng có lẽ ý vị và mới mẻ hơn là trong sự liên tưởng so sánh giữa giọt mồ hôi vất vả của mẹ nuôi ta khôn lớn, nó cứ dài ra, nặng thêm như những quả bầu, quả bí. Ðây là những giọt mồ hôi xanh:

       Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

        Có thể nói đây là những câu thơ tài hoa nhất trong bài, khắc sâu sự hy sinh thầm lặng của mẹ, và lòng biết ơn vô bờ của người con về công dưỡng dục sinh thành của mẹ hiền. Cây trả công cho người bằng những mùa quả, và người trồng cây cứ hy vọng mùa sau tốt hơn mùa trước, mong cho cây trĩu cành sai trái. Còn cái "vườn người" của mẹ, ngoài chín tháng mười ngày thai nghén khổ đau, mẹ mong từng giờ đứa con của mình tập nói, tập đi những bước đi đầu tiên trong đời. Tâm trạng của mẹ cứ thấp thỏm, lo âu, buồn vui theo dòng chảy của thời gian cho tới lúc "thất thập cổ lai hy".

Và chúng tôi một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ gặt hái

        "Mẹ già như chuối chín cây", "như đèn trước gió" (ca dao), thế mà người mẹ ở đây đã ngoài bảy mươi rồi, cái tuổi sắp "quy tiên", vẫn nuôi hy vọng, vẫn chờ mong, lo lắng, nhưng thật hạnh phúc biết bao khi ta nghe được những tiếng nói ân hận, tha thiết thốt ra tự đáy lòng của người con hiếu thảo:

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

        Câu thơ không chỉ là hàm ý biết ơn mà còn là sự ân hận như một thứ "tự kiểm" về sự chậm trễ thành đạt của đứa con chưa làm thoả được niềm vui của mẹ. Hạnh phúc biết bao cho những người mẹ có những người con đẹp như trái chín "mặt trời, mặt trăng". Và mẹ sẽ buồn xiết bao nếu phải mang xuyến tuyền đài khi thấy những đứa con như những trái sâu, trái thối trước sự băng hoại về đạo đức trong một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay. Bài thơ mang vẻ đẹp chân tình giản dị như lòng mẹ qua cách cảm mới mẻ của nhà thơ, tránh được lối nói ước lệ của biết bao câu ca dao và những bài thơ viết về đề tài vĩnh cửu này.

Bài mẫu 3

Đề tài về "mẹ và con" là một chủ đề vô cùng phong phú, vĩnh hằng, đã được nhiều thi sĩ trên khắp thế giới khám phá qua từng bài thơ của mình. Nguyễn Khoa Điềm đã đem đến một cách tiếp cận mới lạ, độc đáo, tạo ra một hiệu ứng thẩm mỹ nghệ thuật tinh tế cho người đọc. Bài thơ mở đầu bằng cách kể một cách giản dị về một hành động thông thường của người trồng cây, hy vọng cho cây nhanh chóng ra hoa kết quả. Mảnh vườn của mẹ vẫn luôn xoay quanh theo thời gian, mùa vụ, mang lại những trái ngọt thơm "như mặt trời, khi như mặt trăng", và niềm tin của mẹ ấy như một chân lý đã được chứng minh: "Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng".

Cuộc sống những bà mẹ nông thôn luôn liên kết chặt chẽ với mảnh vườn nhỏ bé, và những trái ngọt đầu mùa, mẹ luôn dành cho những đứa con xa xứ. Nguyễn Khoa Điềm đã nâng tầm thơ cao hơn, chuyển từ chủ đề "trồng cây" sang "trồng người" bằng cách diễn đạt hóm hỉnh, sáng tạo:

"Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống"

Những đứa con được mẹ chăm sóc lớn lên cao hơn, còn trái bí và bầu của mẹ thì cứ leo từng quả dài ra "lớn xuống". Câu thơ này tạo ra một sự đối lập giữa "lớn lên" và "lớn xuống" ở cả hai chiều cao và sâu của cuộc sống, của không gian và thời gian, và chúng ta thấy được dấu vết của bàn tay mẹ. Tuy nhiên, có lẽ ý nghĩa và sáng tạo hơn cả là sự liên kết so sánh giữa giọt mồ hôi vất vả của mẹ nuôi dưỡng con lớn, nó cứ dài ra, nặng nề như những trái bí, bầu. Đây là những giọt mồ hôi xanh:

"Chúng mang dáng những giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi"

Có thể nói rằng đây là những dòng thơ tinh tế nhất trong bài, khắc sâu sự hy sinh thầm lặng của mẹ, và lòng biết ơn vô hạn của con về công lao dưỡng dục sinh thành của mẹ hiền. Câu thơ không chỉ là biểu hiện của sự biết ơn mà còn là sự ân hận như một loại "kiểm tra" về sự chậm trễ của con trong việc làm mẹ vui.

Hạnh phúc biết bao cho những bà mẹ có những đứa con như trái chín "mặt trời, mặt trăng". Và mẹ sẽ buồn bã nếu phải chứng kiến những đứa con như trái sâu, trái thối trước sự suy đồi về đạo đức của một phần thanh thiếu niên ngày nay. Bài thơ này mang đến vẻ đẹp chân thành và giản dị như lòng mẹ thông qua cách diễn đạt mới mẻ của nhà thơ, tránh được lối nói ước lệ của nhiều ca dao và bài thơ về đề tài vĩnh cửu này.

Bài mẫu 4

Bài thơ là một minh chứng thuyết phục về luật nhân quả trong cuộc sống con người. Hình tượng mẹ và quả xuất hiện suốt toàn bộ bài thơ làm sáng tỏ thêm cho luật nhân quả đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi người.

"Những mùa quả mẹ tôi hái được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng"

Hai câu thơ mở đầu là một sự khẳng định, định hướng tính biện chứng về luật nhân quả. Dù tay của ai khác có thể khỏe, chắc hơn tay mẹ nhưng phẩm chất của mẹ là tự lực cánh sinh. Là người từng trải mẹ không thiếu kinh nghiệm về sự trả giá đó. Mẹ chỉ thu hoạch được, hái được những mùa quả từ tay mẹ vun trồng mà thôi. Những mùa quả với mẹ cần thiết biết bao, không thể thiếu nó được. Và nữa, những mùa quả không phải lúc nào cũng có, thậm chí có khi “thất bát” trắng tay nhưng thường là tuần tự theo một chu kỳ nhất định, lăn rồi lại mọc – như mặt trời khi như mặt trăng. Cho nên theo mẹ không thể “Đại Lạng chờ sung” mà được, phải có thời gian vun trồng, chăm sóc và chờ đợi. Sự “vun trồng” của mẹ phụ thuộc vào đôi bàn tay mẹ, vun trồng chu đáo kỹ lưỡng ắt sẽ được quả tốt.

Thời gian chăm sóc – chờ đợi là thời gian quả lăn. Còn khi thu hoạch chính là thời gian quả mọc. Hai từ “lăn” và “mọc” thật ấn tượng. Đây là một ẩn dụ đầy tính sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm khi nói về luật nhân quả trong chu kỳ trồng trọt của nông dân.

"Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi"

Các câu thơ đọc lên nghe thật ấm áp, dân giã, tưởng như không có gì dân giã hơn, bởi đó là lời ăn tiếng nói hàng ngày gắn bó thân thiết của nông dân. Nguyễn Khoa Điềm đã chọn quả bí, quả bầu với đặc trưng của nó là “lớn xuống”, hình dạng lại “mang dáng giọt mồ hôi mặn” nhằm diễn tả nỗi khổ học, vất vả của mẹ. Biết bao giọt mồ hôi mặn của mẹ đã nhỏ xuống âm thầm, lặng lẽ để “kết nên” những quả bí, quả bầu.

Điều thiết thực là, chính những quả bí, quả bầu này lại là nguồn sống nuôi dưỡng cho “lũ chúng tôi” lớn lên. Hẳn là mẹ rất vui và tin tưởng vào sự “vun trồng” của mình sẽ được đền bù xứng đáng. Không có người mẹ nào nuôi con mà kể công lao.

"Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái"

Tứ của bài thơ chính là ở hai câu này. Đời của mẹ đã bao lần hái được quả nhưng điều để mẹ mong hơn cả là mong muốn các con trở thành một thứ “quả lành có ích” cho đời vì mẹ đã “thất thập cổ lai hy” rồi. Đọc tiếp hai câu cuối của bài thơ mới thấy chữ hiếu của đứa con đặt ra vượt hẳn trên suy nghĩ bình thường của mẹ, của nhân gian.

"Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh"

Thật là tài tình. Nguyễn Khoa Điềm nghĩ được như vậy quả là đại hiếu đối với mẹ. Đằng sau nỗi dày dạn thường niên đó là một tấm lòng “cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” của nhà thơ. Rằng, bất cứ ai đọc Mẹ và quả, hẳn đều cảm ơn mẹ – chính mẹ đã có công sinh thành, dưỡng dục nên một người con tuyệt vời là tác giả của bài thơ.

Bài mẫu 5

Nguyễn Khoa Điềm sinh ra vào năm 1943 tại thôn Ưu Điềm, Xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, trong một gia đình có truyền thống văn hóa và cách mạng. Sau khi tốt nghiệp khoa Văn, Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội vào năm 1964, ông đã quay về miền Nam và tham gia vào phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên ở thành phố Huế. Ông đã đóng góp vào việc xây dựng cơ sở cách mạng, cũng như viết báo và sáng tác thơ.

Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ chống Mỹ cứu nước. Thơ của ông thu hút người đọc bởi sự kết hợp giữa cảm xúc sâu sắc và suy tư sâu lắng về đất nước và con người Việt Nam. Lời thơ của Nguyễn Khoa Điềm không hoa mỹ kiêu sa mà thay vào đó là lời tự sự chân thành, tâm tình nhẹ nhàng và bình dị nhưng lại mang giá trị tinh thần, gợi cảm xúc và ảnh hưởng sâu sắc tới tâm trạng của người đọc. Những triết lý sâu sắc được truyền đạt qua những hình ảnh thơ độc đáo và những câu thơ có tính phát hiện mới đầy ấn tượng. Bài thơ "Mẹ và quả" là một ví dụ điển hình cho sự đậm chất nhân văn.

Bài thơ được chia thành ba phần, mỗi phần gồm 12 dòng thơ với sự biến đổi về âm vị và âm lượng (5 dòng thơ với 7 chữ, 7 dòng thơ với 8 chữ). Giai điệu của bài thơ không mượt mà, du dương bởi tác giả không quá chú trọng vào việc sắp xếp vần và thanh âm; thay vào đó, ông tập trung vào việc truyền đạt cảm xúc chân thành và suy nghĩ nghiêm túc qua những hình ảnh thơ đơn giản, khiến cho người đọc mãi mãi ghi nhớ.

Tiêu biểu cho phần "Mẹ và quả", các dòng thơ đề cập đến công việc trồng trọt và chăm sóc cây trồng của mẹ, cũng như hy vọng và mong chờ của mẹ trong việc thu hoạch những trái ngọt. Các hình ảnh về mẹ và những quả trái lặn rồi lại mọc như mặt trời và mặt trăng không chỉ tạo ra một bức tranh hình ảnh sinh động mà còn gợi lên một tinh thần bình an và hi vọng.

Từ câu thơ về mẹ và quả, bài thơ chuyển sang nhấn mạnh vào tình cảm của người con dành cho mẹ. Những hình ảnh về việc mẹ già mong chờ được hái quả và sự lo lắng của người con khi nhận ra rằng mình vẫn còn như một quả non xanh, tất cả đều làm nổi bật ý nghĩa về sự quan tâm và lòng biết ơn của người con dành cho mẹ.

Bài thơ "Mẹ và quả" không chỉ là một bức tranh chân thực về cuộc sống nông thôn mà còn là một tấm gương sáng cho tình mẹ con và lòng biết ơn về công lao của cha mẹ. Đồng thời, nó cũng là một lời nhắc nhở cho chúng ta về tầm quan trọng của việc trân trọng gia đình và những người thân yêu trong cuộc sống.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close