Phân tích câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động, con người, xã hội mà em ấn tượngĐoàn kết vốn là truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Từ xưa đến nay, đất nước ta bao phen bị giặc ngoại xâm, bao phén thiên tai, lũ lụt, nhưng nhờ tinh thần đoàn kết dân tộc, nhân dân ta đồng tâm hợp lực, kiên quyết chống trả quân thù, giữ vững nền độc lập, thống nhất Tổ quốc. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài mẫu 1 Đoàn kết vốn là truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Từ xưa đến nay, đất nước ta bao phen bị giặc ngoại xâm, bao phén thiên tai, lũ lụt, nhưng nhờ tinh thần đoàn kết dân tộc, nhân dân ta đồng tâm hợp lực, kiên quyết chống trả quân thù, giữ vững nền độc lập, thống nhất Tổ quốc. Tinh thần đoàn kết đó được ghi lại trong hai câu ca dao đầy hình ảnh: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao Tìm hiểu ý nghĩa câu ca dao, em nhận thấy: một cây đứng riêng rẽ, dù cho có to đến đâu cũng chỉ là mong manh trên cái nền rộng lớn của thiên nhiên. Nó không tạo được cái thế vững chãi to lớn hay gây cảm giác chắc chắn, chỉ cần một cơn gió to đã có thể quật ngã được. Trái lại, ba cây mọc gần nhau, cành lá rườm rà che đỡ lấy nhau có thể cản được sức gió, bóng râm rợp mát một vùng tạo nên cho ta cảm giác một khu rừng, một quả đồi, một hòn núi. Từ sự quan sát hình ảnh trong thiên nhiên, câu ca dao là một ẩn dụ gợi cho ta liên tưởng hòa hợp, sự đoàn kết trong cuộc sống con người. Thấy kết quả của loài cây khi mọc gần nhau, loài người chắc hẳn sẽ nảy ra ý nghĩ phải tương thân tương trợ. Đó chính là ý nghĩa mà câu ca dao muốn nhắn nhủ người đời. Thử nghĩ số nhiều bao giờ cũng hơn đơn vị cả về vật chất lẫn tinh thần. Có nhiều cánh tay cùng làm thì công việc mau chóng hoàn thành dù công việc nhiều hay khó khăn. Nhiều bộ có cùng nghĩ thì kết quả sẽ chắc chắn hơn. Ngày nay khoa học ngày càng tiến bộ cũng là do nhiều trí não đã hợp tác nhau lại. Trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước, sử sách còn ghi lại biết bao câu chuyện đoàn kết chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Nam Hán thắng lợi là do dân ta hết lòng ủng hộ, cùng nhau hợp sức lại. Rồi đến chiến thắng vẻ vang của Ngô Quyền, trên sông Bạch Đằng của Hưng Đạo Vương, Trần Quốc Tuấn ba lần đánh bại quân Nguyên đã nêu cao tinh thần đoàn kết chống giặc của cả dân tộc ta hồi kháng chiến chống giặc Pháp với chiến thắng Điện Biên Phủ, lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới. Trang sử vẻ vang chưa khép lại, nó lại mở ra một cuộc chiến khác, gay go hơn, quyết liệt hơn. Đó là kháng chiến chống Mĩ mà cả ba miền Nam, Trung, Bắc cùng nhau góp sức chung vai gánh vác: nông dân thi đua sản xuất lúa gạo để nuôi quân, công nhân cùng nhau chế tạo vũ khí, tầng lớp trí thức cũng góp phần không nhỏ. Nhân dân từ người Kinh đến người Thượng, từ miền ngược đến miền xuôi, từ đồng bằng đến rừng núi xem nhau như anh em một nhà, người này ngã xuống, kẻ khác đứng lên quyết tâm chống giặc. Cả nước tham gia kháng chiến và chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại thắng lợi vẻ vang, thống nhất đất nước. Nếu lịch sử đấu tranh đã chứng tỏ tinh thần đoàn kết đã tạo nên sức mạnh vô biên thì văn học cũng giúp ta hiểu được bài học sâu sắc này. Lời bà kể về truyện bó đũa như vẫn còn âm vang mãi trong trí nhớ. Từ người con trưởng đến đứa con út không ai bẻ nổi bó đũa. Đến khi người cha cởi bó đũa ra, bẻ từng chiếc một cách dễ đang thì các con mới hiểu được: chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Cũng như trong cuộc sống gia đình, không có đoàn kết gia đình ấy không có hoà thuận, không có ấm êm hạnh phúc. Do vậy trong một xã làng mọi người cần phải nghĩ đến nhau. Miền Trung bị lũ lụt, miền Nam, miền Bắc góp của cải giúp đỡ, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Cả nước luôn hướng về nhau, cùng xây dựng một đất nước giàu đẹp, vững bền. Từ những sự việc trên chúng ta càng thêm thấm thía bài học về đoàn kết. Bằng cách nói ngụ ý, giàu hình ảnh, câu ca dao khuyên nhủ chúng ta một điều hết sức cần thiết trong cuộc sống “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết. Con người không thể sống đơn độc, một mình mà bao giờ cũng sống trong một tập thể: gia đình, làng xã, khu phố rộng hơn là quốc gia và lớn hơn nữa là cộng đồng xã hội loài người. “Đoàn kết không thể thiếu được trong cuộc sống, trong cách nghĩ, cách làm. Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công Đó chính là bí quyết, là phương thuốc mầu nhiệm dẫn đến thắng lợi và đó cũng chính là phương châm sống. Vậy thì tại sao tôi, bạn, tất cả chúng ta cùng đoàn kết để học hành giỏi giang hơn, để cùng vững bước vào tương lai, làm chủ cuộc đời, làm chủ đất nước. (Nguồn: sưu tầm) Bài mẫu 2 Thử hỏi, trong cuộc đời này có ai không muốn thành công, thành đạt, dù ít, dù nhiều. Nhưng con đường dẫn đến vinh quang, đến thành công không chỉ đi qua những cánh đồng hoa hồng thơm ngan ngát. Con đường ấy có khi quanh co, có khi qua rừng già, suối sâu… Có nghĩa là đường đến vinh quang không phải là con đường dễ. Bởi vậy, mỗi khi đi trên con đường ấy lòng ta sẽ chẳng thể nào quên được lời nhắc nhở ân cần mà chứa chan tin yêu và hi vọng của ông cha: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” Thực tế cuộc sống và gương danh nhân là những bằng chứng rất xác thực cho lời dạy trên. Chúng ta chắc đã từng xem bác thợ rèn rèn dao, rèn búa. Nay ta thử tưởng tượng thanh sắt to, là kim loại rắn mà ta phải cố công mài từ ngày này sang ngày khác để thanh sắt to trở thành một cây kim bé nhỏ… Đó là một thời gian dài với biết bao công sức khó nhọc, đòi hỏi sự kiên trì liên tục, sự cố gắng không ngừng. Từ chuyện mài nên một cây kim bé nhỏ, câu tục ngữ mở ra cho chúng ta biết bao điều suy nghĩ về sự kiên trì ở đời. Ta không thể quên một người rất nghèo, đi ở chăn trâu cho phú ông. Phú ông nuôi riêng thầy dạy học cho các con mình. Người chăn trâu ấy nhìn mà thèm cái chữ nghĩa nhưng chỉ dám học vụng, học trộm mà thôi. Đó chính là Nguyễn Hiền, người làng Dương Miện, tỉnh Hà Nam, sống vào đời vua Trần Thái Tông, khoảng thế kỉ XIII. Ông đã kiên nhẫn, chịu khó học tập không lúc nào ngừng nghỉ: học trên lưng trâu, học bên cối xay lúa trong lúc giã gạo cho chủ... Hiền thường nói với mẹ: “Mặt đất dưới chân con là giấy, cành cây trên đầu là bút của con!”. Nhờ chăm chỉ, kiên trì học tập, Nguyễn Hiền đã đỗ Trạng nguyên ngay lúc còn là một chủ bé tóc để trái đào. Rồi ông trạng “Văn hay chữ tốt” Cao Bá Quát từng là một người “gieo vạ” cho dân khi ông được nhờ viết đơn gửi quan mà chữ không đọc nổi. Kiên trì rèn luyện, từ chỗ không ai đọc nổi chữ ông viết, ông đã trở thành người nối tiếp đời đời về tấm gương khổ luyện thành tài. Sau mỗi mùa thi, bạn có thấy những cái tên, những con người được nhắc đến với lòng ngưỡng mộ khi họ trở thành thủ khoa sau mười hai năm miệt mài đèn sách không? Mỗi tuần, bạn có thấy một người bước lên bục vinh quang nhận vòng nguyệt quế trong chương trình Đường lên đỉnh Olimpia không? Rồi những kì thi quốc tế các môn khoa học tự nhiên, Robocom châu Á... học sinh Việt Nam được vinh danh, được nhắc đến không phải chỉ một lần. Những con người ấy đã gặp nhau trên đỉnh cao vinh quang và đã cùng đi trên những con đường đầy chông gai, thử thách, những con đường rất dài. Đấy chẳng phải họ đã mài sắt để nên kim sao? Bên cạnh những tấm gương học tập xuất sắc ấy, còn có tấm gương lao động của Lương Định Của kiên trì trong việc nghiên cứu, tìm tòi để lai tạo một giống lúa mới có năng suất cao, kháng sâu rầy mạnh. Ông phải làm việc rất khó nhọc, từ sáng sớm, ông đã ra ruộng lội bì bõm khi để quan sát, thử nghiệm đến chiều tối mới về. Ông theo dõi công việc ấy liên tục ba vụ mới hoàn thành một đợt. Hết đợt này đến đợt khác. Công sức của nhà tiến sĩ nông học ấy đã đem lại no ấm cho người đời bằng sự kiên trì không mệt mỏi của ông. Trên thế giới, ai lại không biết hai nhà bác học người Pháp Pierre Curie và Marie Curie. Để khám phá ra nguyên tố phóng xạ ra-đi-um, hai ông bà đã lao động vất vả bốn năm trời, sàng lọc đến tám tấn quặng mới thu được một phần mười gam chất phóng xạ. Quả là một công việc mài sắt nên kim vĩ đại vậy! Trước bao tấm gương kim cổ ngời sáng ấy, ngày nay chúng ta còn trong tuổi học trò, càng nên rèn luyện đức tính kiên trì nhẫn nại, coi lời dạy trên như kim chỉ nam trong ý chí và hành động. Có như vậy, ta mới có thể vượt qua mọi khó khăn để thực hiện thành công những ước mơ của tuổi trẻ. Có kiên nhẫn học tập, lao động và rèn luyện đạo đức từ lúc ấu thơ thì khi lớn lên, chúng ta mới trở thành người có đủ nghị lực và ý chí vượt qua mọi khó khăn thử thách của cuộc đời, để trở thành người công dân tốt của xã hội. Tóm lại Có công mài sắt, có ngày nên kim quả là một kinh nghiệm có giá trị, một bài học quý báu cho chúng ta. Có kiên trì và nhẫn nại thì mài sắt mới nên kim. Chúng ta hãy quyết tâm trong học tập và rèn luyện vì người xưa cũng từng nói nước chảy đá mòn hoặc chân cứng đá mềm.
Quảng cáo
|