Hãy viết đoạn văn chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Tiếng gà trưa.Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh mang vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ về tình bà cháu Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý 1. Mở đoạn - Dẫn dắt vào đề, giới thiệu khái quát tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ Tiếng gà trưa - Ấn tượng, cảm xúc khái quát về bài thơ (lí do em muốn chia sẻ cảm xúc về bài thơ) 2. Thân đoạn - Chia sẻ cảm xúc về nội dung đề tài quen thuộc mà nhiều nhà văn, nhà thơ đề cập nhưng với Xuân Quỳnh cách thể hiện mới lạ của bài thơ đã gửi gắm đến người đọc thông điệp thật nhẹ nhàng: Viết về tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước. - Nghệ thuật đặc sắc: + Bài thơ được viết theo thể 5 tiếng, kết hợp giữa tự sự và miêu tả, trữ tình, sử dụng nhiều điệp từ, điệp ngữ (nghe, tiếng gà trưa) nhấn mạnh cảm giác xao động khi nghe thấy tiếng gà gáu giữa buổi trưa đang hành quân. Điệp ngữ tiếng gà trưa được lặp lại ba lần: âm thanh như vang vọng, lúc nào cũng hiện lên trong tâm trí của cháu. Tiếng gà trưa là âm thanh gọi về những kỉ niệm, những cảm xúc thiêng liêng và nơi chốn bình yên cho tâm hồn con người; là âm thanh của tình cảm tuổi thơ êm đềm, hạnh phúc mở ra thế giới xúc cảm trong lòng nhân vật trữ tình. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng hình thức ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, sử dụng những hình ảnh bình dị, chân thực mà giàu sức gợi. + Nghệ thuật phối sắc của Xuân Quỳnh rất thần tình. Một gam màu sáng tươi mát dịu của bức tranh gà: có màu hồng của trứng gà trong ổ rơm, có “đốm trắng” của con gà mái mơ hoa, có “đốm trắng” của con gà mái mơ hoa, có “lông ông như màu nắng” của con gà mái vàng. + Cái hay của thơ Xuân Quỳnh có lúc là những chi tiết nghệ thuật, tuy rất bình dị mà sống động nên thơ. Đó là cái “ổ rơm hồng những trứng”, là hình ảnh “tay bà khum soi trứng”, là tiếng sột soạt của quần áo mới… + Bài thơ đã gợi lại vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ về tình bà cháu qua những chi tiết thật bình thường, giản dị, không có gì đặc biệt, mà vẫn xúc động bởi sự chân thành - Bài thơ khêu gợi được tình yêu thương bà cháu, tình yêu gia đình sâu nặng. Qua đó trân quý tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm và hơn hết là tình yêu quê hương đất nước 3. Kết đoạn Lời thơ giản dị, mộc mạc nhưng có sức lay động đến mọi trái tim người đọc. Bài mẫu 1 Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh mang vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ về tình bà cháu. Bài thơ được viết theo thể 5 tiếng, kết hợp giữa tự sự và miêu tả, trữ tình, sử dụng nhiều điệp từ, điệp ngữ (nghe, tiếng gà trưa) nhấn mạnh cảm giác xao động khi nghe thấy tiếng gà gáu giữa buổi trưa đang hành quân. Điệp ngữ tiếng gà trưa được lặp lại ba lần: âm thanh như vang vọng, lúc nào cũng hiện lên trong tâm trí của cháu. Tiếng gà trưa là âm thanh gọi về những kỉ niệm, những cảm xúc thiêng liêng và nơi chốn bình yên cho tâm hồn con người; là âm thanh của tình cảm tuổi thơ êm đềm, hạnh phúc mở ra thế giới xúc cảm trong lòng nhân vật trữ tình. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng hình thức ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, sử dụng những hình ảnh bình dị, chân thực mà giàu sức gợi. Nghệ thuật phối sắc của Xuân Quỳnh rất thần tình. Một gam màu sáng tươi mát dịu của bức tranh gà: có màu hồng của trứng gà trong ổ rơm, có “đốm trắng” của con gà mái mơ hoa, có “đốm trắng” của con gà mái mơ hoa, có “lông ông như màu nắng” của con gà mái vàng. Cái hay của thơ Xuân Quỳnh có lúc là những chi tiết nghệ thuật, tuy rất bình dị mà sống động nên thơ. Đó là cái “ổ rơm hồng những trứng”, là hình ảnh “tay bà khum soi trứng”, là tiếng sột soạt của quần áo mới… Bài thơ đã gợi lại vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ về tình bà cháu qua những chi tiết thật bình thường, giản dị, không có gì đặc biệt, mà vẫn xúc động bởi sự chân thành. Bài mẫu 2 Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh là bài thơ hay, làm lay động tâm hồn bạn đọc bởi những tình cảm bình dị mà rất đỗi thiêng liêng trong cuộc đời mỗi con người. Bài thơ gợi lại những kỉ niệm dấu yêu về tình bà cháu và làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước qua âm thanh “tiếng gà trưa”. Đó là âm thanh gọi về những kỉ niệm, những cảm xúc thiêng liêng và nơi chốn bình yên cho tâm hồn con người. Tiếng gà – âm thanh của tình cảm tuổi thơ êm đềm, hạnh phúc đã mở ra thế giới xúc cảm trong lòng nhân vật trữ tình về những năm tháng được lớn lên trong vòng tay yêu thương của bà. Những năm tháng tuổi thơ hạnh phúc với âm thanh tiếng gà, với màu hồng của trứng, với sự chăm sóc ân cần của bà đã làm đẹp tâm hồn cháu. Tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình luôn thiêng liêng, cao quý. Chính tình cảm ấy đã trở thành nguồn động lực lớn lao cho cháu, là niềm tin để người cháu vững bước vào ngày mai để chiến đấu: vì tình yêu tổ quốc, vì bà, vì tiếng gà cục tác, vì ổ trứng hồng tuổi thơ. Tiếng gà cũng là tiếng gọi thân yêu của bà, của mẹ, của quê hương. Đó cũng chính là tình cảm mà nơi hậu phương dành cho tiền tuyến của nhân dân ta? Cuộc kháng chiến gian khổ có thể làm mệt mỏi, bom đạn có thể hủy diệt mọi thứ nhưng những tình cảm về bà, về những kỉ niệm ấu thơ cùng tiếng gà trưa không bao giờ mất mà vẫn còn nguyên lửa, vẫn cứ dâng dâng trong lòng người. Với cách sử dụng linh hoạt điệp ngữ “tiếng gà trưa”, “nghe”… cùng các hình ảnh giản dị mà xúc động, Xuân Quỳnh đã truyền tải được thật chính xác tiếng lòng của mình tới độc giả. Tiếng gà trưa – âm thanh giản dị, quen thuộc của làng quê Việt Nam – một khoảng lặng bình yên, thanh thản giữa cuộc chiến khốc liệt là những giây phút đáng quý để nâng bước cho những người chiến sĩ, nuôi dưỡng trong họ tình yêu với quê hương, đất nước làm nên tinh thần, sức mạnh của đoàn quân chiến thắng. Bài thơ giản dị, ngôn ngữ trong sáng, mang đậm hơi thở của cuộc sống đời thường. Những kỉ niệm tuổi thơ được đánh thức bởi tiếng gà trưa hiện lên tự nhiên, dung dị và đầy xúc cảm. Tiếng gà trưa sẽ còn lan tỏa mọi ngóc ngách tâm hồn chúng ta. Yêu tiếng gà trưa, em càng yêu bà, yêu gia đình, xóm làng, yêu quê hương đất nước hơn bởi nơi đây là cánh nôi êm đềm ru ta trưởng thành theo năm tháng. Bài mẫu 3 Bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh là một bài thơ nói về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình bà cháu trong bài thơ, nói rộng hơn là tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước. Người cháu ra đi chiến đấu vì lòng yêu Tổ quốc. "Tổ quốc" là một từ thật thiêng liêng nhưng cũng hết sức trừu tượng. "Tổ quốc" có trong mình "xóm làng thân thuộc". "Tổ quốc" có trong mình những kỉ niệm với bà, giản dị như tiếng gà cục tác. Như vậy, có thể nói "Tổ quốc" thiêng liêng, trừu tượng nhưng cũng thật giản dị, gần gũi. Bài thơ Tiếng gà trưa đã nói về tình cảm và kỉ niệm đẹp đẽ của người cháu với bà của mình. Chính vì tình cảm, kỉ niệm đó mà người cháu "chiến đấu hôm nay". Tình cảm đã khiến người ta có sức mạnh để bảo vệ những điều bình dị mà thiêng liêng. Đó là điều được gợi ra trong tôi sau khi đọc bài thơ. Bài mẫu 4 Xuân Quỳnh có nhiều tác phẩm hay, trong đó bài Tiếng gà trưa đã để cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Khi đọc bài thơ, dường như mỗi người đều sẽ cảm thấy được quay về những năm tháng tuổi thơ. Nhân vật trữ tình được nhà thơ khắc họa là một người chiến sĩ đã xa nhà nhiều năm, trên đường hành quân xa xôi, anh dừng chân lại bên xóm nhỏ. Bất ngờ, tiếng gà vang lên: “Cục... cục tác... cục ta” đã khiến anh nhớ lại những kỉ niệm của tuổi thơ. Hình ảnh về những ổ rơm hồng đầy trứng, con gà mái mơ hay con gà mái vàng chắc hẳn đã quá quen thuộc với bất cứ đứa trẻ sống ở thôn quê. Thú vị nhất có lẽ phải nhắc đến kỉ niệm về một lần xem trộm gà đẻ trứng, bị bà mắng. Lời trách của bà giúp tôi cảm nhận rõ hơn về sự quan tâm, lo lắng và yêu thương của bà dành cho cháu. Nhưng tiếng gà trưa không chỉ gợi lại cho người chiến sĩ về kỉ niệm tuổi thơ, mà còn là hình ảnh người bà. Xuân Quỳnh đã khắc họa một người bà tần tảo, chịu khó và giàu đức hi sinh. Những câu thơ đọc lên mà thật xúc động nghẹn ngào. Bà luôn lo lắng trời làm sương muối khiến đàn gà đổ bệnh. Bởi vậy bà mong sao cho mưa thuận gió hòa, thời tiết thuận lợi để đàn gà có thể lớn lên khỏe mạnh. Cuối năm bà sẽ bán đàn gà đi để mua cho cháu một bộ quần áo mới để đón Tết. Với người cháu, hạnh phúc chẳng hiện hữu ngay ở những điều bình dị, giản đơn nhất trong cuộc sống đời thường. Ở khổ thơ cuối, người cháu đã khẳng định rõ ràng mục đích chiến đấu. Chúng ta thấy được tình yêu quê hương, đất nước và hơn hết là tình yêu dành cho bà của người chiến sĩ. Tiếng gọi “Bà ơi” vang lên thật trìu mến, yêu thương. Cháu chiến đấu cũng vì mong muốn có thể đem lại cuộc sống hòa bình cho bà. Điều này gợi cho chúng ta những ấn tượng thật tốt đẹp về hình ảnh người chiến sĩ. Có thể khẳng định rằng, với ngôn ngữ giản dị, hình ảnh gần gũi, bài thơ Tiếng gà trưa đã giúp người đọc cảm nhận được tình bà cháu thật đẹp đẽ. Bài mẫu 5 Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh đã gợi nhắc cho người đọc những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ, cũng như tình cảm bà cháu đầy sâu sắc. Nhân vật trữ tình trong bài là một người chiến sĩ đã xa nhà nhiều năm, trên đường hành quân xa xôi, anh được dừng chân bên xóm nhỏ để nghỉ ngơi, nghe thấy tiếng gà trưa mà nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ. Người chiến sĩ đã nhớ về hình ảnh của những ổ rơm hồng đầy trứng, hình ảnh của gà mái mơ, gà mái vàng với những màu sắc rất riêng, độc đáo. Thú vị nhất có lẽ phải nhắc đến kỉ niệm về một lần xem trộm gà đẻ trứng, bị bà mắng. Lời trách của bà giúp tôi cảm nhận rõ hơn về sự quan tâm, lo lắng của bà dành cho cháu. Tiếng gà trưa không chỉ gợi lại cho người chiến sĩ về kỉ niệm tuổi thơ, mà còn là hình ảnh người bà tần tảo, hy sinh. Bà mang những phẩm chất đẹp đẽ của người Việt Nam. Hình ảnh đôi bàn tay chai sần của bà hiện lên thật đẹp. Bà luôn lo lắng trời làm sương muối khiến đàn gà đổ bệnh. Bởi vậy bà mong sao cho mưa thuận gió hòa, thời tiết thuận lợi để đàn gà có thể lớn lên khỏe mạnh, cuối năm bà có thể bán chúng đi để mua cho cháu một bộ quần áo mới để đón Tết. Tiếng gà trưa còn gợi cho cháu những giấc mơ về hạnh phúc. Có lẽ, với cháu, hạnh phúc chẳng hiện hữu ngay ở những điều bình dị, giản đơn nhất trong cuộc sống đời thường. Khi trưởng thành, cháu tham gia chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Trước hết đó là vì lòng yêu đất nước - “vì lòng yêu Tổ quốc”, sau đó là vì tình yêu quê hương - “yêu xóm làng thân thuộc”. Và hơn hết đó còn là vì bà - “Bà ơi, cũng vì bà”. Tiếng gọi “Bà ơi” vang lên thật trìu mến, yêu thương. Cháu chiến đấu cũng vì mong muốn có thể đem lại cuộc sống hòa bình cho bà. Có thể khẳng định, “Tiếng gà trưa” với ngôn ngữ giản dị, hình ảnh gần gũi đã giúp người đọc cảm nhận được tình bà cháu thật đẹp đẽ. Qua đó, chúng ta cũng hiểu hơn về vẻ đẹp của người chiến sĩ trong chiến tranh. Bài mẫu 6 "Tiếng gà trưa" của nhà thơ Xuân Quỳnh đã để lại trong lòng bạn đọc những cảm xúc sâu lắng về tình bà cháu. Trong hoàn cảnh đặc biệt, người cháu đang "trên đường hành quân xa", nghe thấy tiếng gà trưa "Cục... cục tác cục ta" mà nhớ về tuổi thơ sống bên bà. Tiếng gà nhảy ổ như phá vỡ sự yên bình của nắng trưa và tâm hồn cháu, làm lòng cháu thêm xao động, bồi hồi "Nghe bàn chân đỡ mỏi/ Nghe gọi về tuổi thơ". Xuôi dòng kí ức, tiếng gà trưa gợi nên hình ảnh ổ rơm hồng của con gà mái mơ "Khắp mình hoa đốm trắng". Hình ảnh đẹp đẽ, quen thuộc ấy là hình ảnh gắn liền với tuổi thơ cháu được bên bà. Cháu nhớ tới bóng dáng người bà hiền từ, chắt chiu, dành dụm từ quả trứng để con gà mái ấp. Đó còn là những giây phút bà chăm sóc đàn gà trong thời tiết khắc nghiệt "Khi gió mùa đông tới/ Bà lo đàn gà toi/ Mong trời đừng sương muối/ Để cuối năm bán gà" để có thể mua cho cháu bộ đồ mới. Bà như người mẹ dạy bảo, nuôi dưỡng cháu trong suốt quãng thời gian ấu thơ. Bà dành tất cả tình yêu thương, chăm sóc cho người cháu bé bỏng của mình. Để rồi, hình bóng bà luôn song hành cùng non sông, đất nước trên con đường cháu đi, trở thành điểm tựa tinh thần để cháu chiến đấu. Những lời thơ giàu cảm xúc, hình ảnh thơ gần gũi cùng các biện pháp điệp ngữ "tiếng gà trưa", ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Tiếng gà ai nhảy ổ/ Cục... cục tác cục ta/ Nghe xao động nắng trưa..." góp phần khắc họa tình cảm bà cháu thắm thiết, sâu nặng. Qua đó, bài thơ đã khơi gợi trong ta những tình cảm thiêng liêng trong cuộc đời mỗi người - tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước.
Quảng cáo
|