Trắc nghiệm: Luyện tập về phép chia số thập phân Toán 5Đề bài
Câu 1 :
A. Muốn chia một số thập phân cho \(10,100,1000,...\) ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba, … chữ số. B. Muốn chia một số thập phân cho \(0,1;\,\,0,01;\,\,0,001;...\) ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba, … chữ số. C. Muốn chia một số tự nhiên cho \(0,1;\,\,0,01;\,\,0,001;...\) ta chỉ việc thêm vào bên phải của số tự nhiên đó một, hai, ba, … chữ số \(0\). D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2 :
Tính: \(39,15:2,7\) A. \(13,5\) B. \(14,5\) C. \(15,5\) D. \(16,5\)
Câu 3 :
Điền số thích hợp vào ô trống: \(98:8 = \)
Câu 4 :
Tính nhẩm: \(22,7:0,01\) A. \(0,227\) B. \(2,27\) C. \(227\) D. \(2270\)
Câu 5 :
Điền số thích hợp vào ô trống: \(12:1,25 = \)
Câu 6 :
Thương của \(691,2\) và \(32\) là: A. \(21,6\) B. \(22,6\) C. \(216\) D. \(226\)
Câu 7 :
Tìm \(x\), biết \(100:x = 16:0,1\) A. \(x = 0,525\) B. \(x = 0,575\) C. \(x = 0,625\) D. \(x = 0,675\)
Câu 8 :
Điền số thích hợp vào ô trống: Biết \(7,5 \times y = 150 - 49,5\). Vậy \(y = \)
Câu 9 :
Ghép nối hai phép tính có kết quả bằng nhau: \(3,4:0,1\) \(34,56:(1,46 + 3,34)\) \(275,8:100\) \(7,2 + 12:16\) \(3:0,25 - 4,05\) \(18,5 + 155 \times 0,1\) \(41,37:15\) \(38,88:5,4\)
Câu 10 :
Tính: \((108,48 - 34,8):2,4 - 5,6 \times 2,5\). A. \(16,7\) B. \(58,23\) C. \(62,75\) D. \(79,98\)
Câu 11 :
Điền dấu (\(>; =; <\)) thích hợp vào ô trống: \((13 - 4,2 \times 0,75):0,2\) \(22,5 + 4,98:0,15 - 6,45\)
Câu 12 :
Một thanh sắt dài \(1,2m\) nặng \(18kg\). Hỏi thanh sắt nặng \(56,25kg\) dài bao nhiêu mét? A. \(3,15m\) B. \(3,25m\) C. \(3,5m\) D. \(3,75m\)
Câu 13 :
Điền số thích hợp vào ô trống: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều rộng \(12,5m\) và có diện tích bằng diện tích hình vuông cạnh \(20m.\) Vậy chu vi thửa ruộng hình chữ nhật đó là \(m\).
Câu 14 :
Điền số thích hợp vào ô trống: Một cửa hàng có hai thùng dầu, thùng to có \(75,5\) lít dầu, thùng bé có ít hơn thùng to \(23,5\) lít dầu. Số dầu đó được chứa vào các chai như nhau, mỗi chai có \(0,75\) lít dầu. Sau khi bán đi một số chai dầu thì cửa hàng còn lại \(68\) chai dầu. Vậy cửa hàng đã bán được lít dầu. Lời giải và đáp án
Câu 1 :
A. Muốn chia một số thập phân cho \(10,100,1000,...\) ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba, … chữ số. B. Muốn chia một số thập phân cho \(0,1;\,\,0,01;\,\,0,001;...\) ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba, … chữ số. C. Muốn chia một số tự nhiên cho \(0,1;\,\,0,01;\,\,0,001;...\) ta chỉ việc thêm vào bên phải của số tự nhiên đó một, hai, ba, … chữ số \(0\). D. Cả A, B, C đều đúng. Đáp án
D. Cả A, B, C đều đúng. Phương pháp giải :
Dựa vào các quy tắc tính nhẩm khi chia số thập phân. Lời giải chi tiết :
- Muốn chia một số thập phân cho \(10,100,1000,...\) ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba, … chữ số. - Muốn chia một số thập phân cho \(0,1;\,\,0,01;\,\,0,001;...\) ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba, … chữ số. - Muốn chia một số tự nhiên cho \(0,1;\,\,0,01;\,\,0,001;...\) ta chỉ việc thêm vào bên phải của số tự nhiên đó một, hai, ba, … chữ số \(0\). Vậy cả A, B, C đều đúng.
Câu 2 :
Tính: \(39,15:2,7\) A. \(13,5\) B. \(14,5\) C. \(15,5\) D. \(16,5\) Đáp án
B. \(14,5\) Phương pháp giải :
- Phần thập phân của số \(2,7\) có một chữ số. - Chuyển dấu phẩy của số \(39,15\) sang bên phải một chữ số được \(391,5\); bỏ dấu phẩy ở số \(2,7\) được \(27\). - Thực hiện phép chia \(391,5:27\). Lời giải chi tiết :
Đặt tính và thực hiện tính ta có:
Vậy \(39,15:2,7 = 14,5\).
Câu 3 :
Điền số thích hợp vào ô trống: \(98:8 = \) Đáp án
\(98:8 = \) Phương pháp giải :
Khi chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư, ta tiếp tục chia như sau: - Viết dấu phẩy vào bên phải số thương. - Viết thêm vào bên phải số dư một chữ số 0. - Nếu còn dư nữa, ta lại thêm vào bên phải số dư mới một chữ số 0 nữa rồi tiếp tục chia và có thể cứ làm như thế mãi. Lời giải chi tiết :
Ta đặt tính và thực hiện phép tính chia như sau:
Vậy \(98:8 = 12,25\). Đáp án đúng cần điền vào ô trống là \(12,25\).
Câu 4 :
Tính nhẩm: \(22,7:0,01\) A. \(0,227\) B. \(2,27\) C. \(227\) D. \(2270\) Đáp án
D. \(2270\) Phương pháp giải :
Muốn chia một số thập phân cho \(0,1;\,\,0,01;\,\,0,001;...\) ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba, … chữ số. Lời giải chi tiết :
Muốn chia một số thập phân cho \(0,1;\,\,0,01;\,\,0,001;...\) ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba, … chữ số. Do đó ta có: \(22,7:0,01 = 2270\).
Câu 5 :
Điền số thích hợp vào ô trống: \(12:1,25 = \) Đáp án
\(12:1,25 = \) Phương pháp giải :
- Phần thập phân của số \(1,25\) có hai chữ số. - Viết thêm hai chữ số \(0\) vào bên phải số \(12\) được \(1200\); bỏ dấu phẩy ở số \(1,25\) được \(125\). - Thực hiện phép chia \(1200:125\). Lời giải chi tiết :
Đặt tính và thực hiện tính như sau:
Vậy \(12:1,25 = 9,6\). Đáp án đúng điền vào ô trống là \(9,6\).
Câu 6 :
Thương của \(691,2\) và \(32\) là: A. \(21,6\) B. \(22,6\) C. \(216\) D. \(226\) Đáp án
A. \(21,6\) Phương pháp giải :
Để tìm thương của hai số \(691,2\) và \(32\) ta thực hiện phép chia \(691,2:32\). Lời giải chi tiết :
Đặt tính và thực hiện tính ta có:
\(691,2:32 = 21,6\). Vậy thương của \(691,2\) và \(32\) là \(21,6\).
Câu 7 :
Tìm \(x\), biết \(100:x = 16:0,1\) A. \(x = 0,525\) B. \(x = 0,575\) C. \(x = 0,625\) D. \(x = 0,675\) Đáp án
C. \(x = 0,625\) Phương pháp giải :
- Tính kết quả của vế phải trước. - \(x\) ở vị trí số chia, để tìm \(x\) ta lấy số bị chia chia cho thương. Lời giải chi tiết :
Ta có: \(\begin{array}{l}100:x = 16:0,1\\100:x = 160\\ \quad \quad \; x = 100:160\\ \quad \quad \; x = 0,625\end{array}\) Vậy \(x=0,625\).
Câu 8 :
Điền số thích hợp vào ô trống: Biết \(7,5 \times y = 150 - 49,5\). Vậy \(y = \) Đáp án
Biết \(7,5 \times y = 150 - 49,5\). Vậy \(y = \) Phương pháp giải :
- Tính kết quả của vế phải trước. - \(y\) ở vị trí thừa số chưa biết, để tìm \(y\) ta lấy tích chia cho thừa số đã biết. Lời giải chi tiết :
Ta có: \(\begin{array}{l}7,5 \times y = 150 - 49,5\\7,5 \times y = 100,5\\ \quad \quad \; \;y = 100,5:7,5\\\quad \quad \; \; y = 13,4\end{array}\) Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(13,4\).
Câu 9 :
Ghép nối hai phép tính có kết quả bằng nhau: \(3,4:0,1\) \(34,56:(1,46 + 3,34)\) \(275,8:100\) \(7,2 + 12:16\) \(3:0,25 - 4,05\) \(18,5 + 155 \times 0,1\) \(41,37:15\) \(38,88:5,4\) Đáp án
\(3,4:0,1\) \(18,5 + 155 \times 0,1\) \(34,56:(1,46 + 3,34)\) \(38,88:5,4\) \(275,8:100\) \(41,37:15\) \(7,2 + 12:16\) \(3:0,25 - 4,05\) Phương pháp giải :
- Tính kết quả của từng phép tính rồi tìm hai phép tính có cùng kết quả với nhau. - Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau. - Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện phép nhân, chia trước; thực hiện phép cộng, trừ sau. Lời giải chi tiết :
Ta có: +) $3,4:0,1 = 34$ +) \(18,5 + 155 \times 0,1\) $=18,5+15,5$ $=34$ +) \( 3:0,25 - 4,05 =12 - 4,05=7,95\) +) \(7,2 + 12:16 = 7,2 + 0,75 = 7,95\) +) \(34,56:(1,46 + 3,34) = 34,56:4,8\) $=7,2$ +) \(38,88:5,4 = 7,2\) +) \(275,8:100 = 2,758\) +) \(\,41,37:15 = 2,758\) Vậy các biểu thức được ghép nối với nhau là: +) $3,4:0,1$ và \(18,5 + 155 \times 0,1\). +) \(34,56:(1,46 + 3,34)\) và \(38,88:5,4 \). +) \(275,8:100\) và \(\,41,37:15 \). +) \(7,2 + 12:16 \) và \( 3:0,25 - 4,05\).
Câu 10 :
Tính: \((108,48 - 34,8):2,4 - 5,6 \times 2,5\). A. \(16,7\) B. \(58,23\) C. \(62,75\) D. \(79,98\) Đáp án
A. \(16,7\) Phương pháp giải :
- Nếu biểu thức có chứa dấu ngoăc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau. - Biểu thức có chứa phép nhân, phép chia và phép cộng, phép trừ thì ta thực hiện phép nhân, phép chia trước, rồi tính phép cộng và phép trừ sau. Lời giải chi tiết :
Ta có: \(\begin{array}{l}(108,48 - 34,8):2,4 - 5,6 \times 2,5\\ = 73,68:2,4 - 5,6 \times 2,5\\ = 30,7 - 14\\ = 16,7\end{array}\) Vậy giá trị của biểu thức đã cho là \(16,7\).
Câu 11 :
Điền dấu (\(>; =; <\)) thích hợp vào ô trống: \((13 - 4,2 \times 0,75):0,2\) \(22,5 + 4,98:0,15 - 6,45\) Đáp án
\((13 - 4,2 \times 0,75):0,2\) \(22,5 + 4,98:0,15 - 6,45\) Phương pháp giải :
Tính kết quả của từng biểu thức rồi so sánh hai kết quả với nhau. - Nếu biểu thức có chứa dấu ngoăc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau. - Biểu thức có chứa phép nhân, phép chia và phép cộng, phép trừ thì ta thực hiện phép nhân, phép chia trước, rồi tính phép cộng và phép trừ sau. Lời giải chi tiết :
Ta có: $\begin{array}{l} Mà \(49,25=49,25\) Vậy \((13 - 4,2 \times 0,75):0,2 \,=\, 22,5 + 4,98:0,15 - 6,45\).
Câu 12 :
Một thanh sắt dài \(1,2m\) nặng \(18kg\). Hỏi thanh sắt nặng \(56,25kg\) dài bao nhiêu mét? A. \(3,15m\) B. \(3,25m\) C. \(3,5m\) D. \(3,75m\) Đáp án
D. \(3,75m\) Phương pháp giải :
- Tính khối lượng của thanh sắt dài \(1m\), lấy khối lượng của thanh sắt dài \(1,2m\) chia cho \(1,2\). - Tìm chiều dài của thanh sắt nặng \(56,25kg\) ta lấy \(56,25kg\) chia cho khối lượng của thanh sắt dài \(1m\). Lời giải chi tiết :
Thanh sắt dài \(1m\) nặng số ki-lô-gam là: \(18:1,2 = 15\;(kg)\) Thanh sắt nặng \(56,25kg\) dài số mét là: \(56,25:15 = 3,75\;(m)\) Đáp số: \(3,75m\).
Câu 13 :
Điền số thích hợp vào ô trống: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều rộng \(12,5m\) và có diện tích bằng diện tích hình vuông cạnh \(20m.\) Vậy chu vi thửa ruộng hình chữ nhật đó là \(m\). Đáp án
Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều rộng \(12,5m\) và có diện tích bằng diện tích hình vuông cạnh \(20m.\) Vậy chu vi thửa ruộng hình chữ nhật đó là \(m\). Phương pháp giải :
- Tính diện tích hình vuông theo công thức: diện tích = độ dài cạnh × độ dài cạnh. - Tính chiều dài hình chữ nhật theo công thức: chiều dài = diện tích : chiều rộng. - Tính chu vi hình chữ nhật theo công thức: chu vi = (chiều dài + chiều rộng) \( \times \,2\) Lời giải chi tiết :
Diện tích của hình vuông cạnh \(20m\) là: \(20 \times 20 = 400\;\left( {{m^2}} \right)\) Vậy diện tích thửa ruộng hình chữ nhật đó là \(400{m^2}\). Chiều dài thửa ruộng hình chữ nhật đó là: \(400:12,5 = 32\;(m)\) Chu vi thửa ruộng hình chữ nhật đó là: \((32 + 12,5) \times 2 = 89\;(m)\) Đáp số: \(89m\). Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(89\).
Câu 14 :
Điền số thích hợp vào ô trống: Một cửa hàng có hai thùng dầu, thùng to có \(75,5\) lít dầu, thùng bé có ít hơn thùng to \(23,5\) lít dầu. Số dầu đó được chứa vào các chai như nhau, mỗi chai có \(0,75\) lít dầu. Sau khi bán đi một số chai dầu thì cửa hàng còn lại \(68\) chai dầu. Vậy cửa hàng đã bán được lít dầu. Đáp án
Một cửa hàng có hai thùng dầu, thùng to có \(75,5\) lít dầu, thùng bé có ít hơn thùng to \(23,5\) lít dầu. Số dầu đó được chứa vào các chai như nhau, mỗi chai có \(0,75\) lít dầu. Sau khi bán đi một số chai dầu thì cửa hàng còn lại \(68\) chai dầu. Vậy cửa hàng đã bán được lít dầu. Phương pháp giải :
- Tìm số dầu có trong thùng bé ta lấy số dầu của thùng to trừ đi \(23,5\) lít. - Tìm tổng số dầu của hai thùng. - Tìm số chai dầu đã được chia đều ta lấy tổng số lít dầu chia cho số lít dầu của \(1\) chai. - Tìm số chai dầu đã bán đi ta lấy tổng số chai dầu ban đầu trừ đi \(68\). - Tìm số lít dầu đã bán ta lấy số lít dầu của \(1\) chai nhân với số chai dầu đã bán. Lời giải chi tiết :
Thùng bé có số lít dầu là \(75,5 - 23,5 = 52\) (lít) Cả hai thùng có số lít dầu là: \(75,5 + 52 = 127,5\) (lít) \(127,5\) được chia vào số chai dầu là: \(127,5:0,75 = 170\) (chai) Cửa hàng đã bán số chai dầu là: \(170 - 68 = 102\) (chai) Cửa hàng đã bán được số lít dầu là: \(0,75 \times 102 = 76,5\) (lít) Đáp số: \(76,5\) lít. Vậy đáp án đúng cần điền vào ô trống là \(76,5\).
|