Trắc nghiệm: Cộng số đo thời gian Toán 5

Đề bài

Câu 1 :

Điền số thích hợp vào ô trống: 

\(18\) giây \( + \,25\) giây =  

giây.

Câu 2 :

Tính :  \(35\) phút  \( + \,\,49\) phút

A. \(84\) phút

B. \(1\) giờ \(24\) phút             

C. \(1,4\) giờ               

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3 :

Cho phép tính như sau:

                  

Số thích hợp điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải lần lượt là: 

A. $10; 40$

B. $10; 41$

C. $9; 40$

D. \(9; 41\)

Câu 4 :

Tính: \(11\) phút \(25\) giây \( + \;\)\(2\) phút \(50\) giây \( = ...\)

A. \(13\) phút \(65\) giây                                

B. \(13\) phút  \(15\) giây        

C. \(14\) phút \(15\) giây                                         

D. \(14\) phút \(75\) giây

Câu 5 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

\(7\) năm \(8\) tháng \( + \,15\) năm \(6\) tháng \(=\) 

năm

tháng.

Câu 6 :

Bạn Voi nói: “\(9\) ngày \(9\) giờ \( + \,\,5\) ngày \(17\) giờ \( = \,\,15\) ngày \(6\) giờ”. Vậy bạn Voi nói đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 7 :

Một người tham gia đua xe đạp, quãng đường đầu tiên đi hết $20$ phút $18$ giây, quãng đường thứ hai đi hết $18$ phút $35$ giây. Hỏi người đó đi cả hai quãng đường hết bao nhiêu thời gian ?

A. \(38\) phút \(52\) giây          

B. \(38\) phút \(53\) giây          

C. \(39\) phút \(52\) giây          

D. \(39\) phút \(53\) giây

Câu 8 :

Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm:

\(5\) giờ \(48\) phút  +  \(1\) giờ \(35\) phút   \(...\)  \(7\) giờ $13$ phút

A. \( > \)                                  

B. \( < \)                                   

C. \( = \)

Câu 9 :

Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:

 \(3\) năm \(8\) tháng$\; + \; {\rm{ 6}}$ năm \(9\) tháng    ...   \(8\) năm \(3\) tháng$ \; + \; {\rm{ 2}}$ năm \(2\) tháng

A. \( > \)                                  

B. \( < \)                                   

C. \( = \)

Câu 10 :

Lúc \(7\) giờ \(45\) phút một xe máy đi từ A đến B. Biết xe máy đi từ A đến B hết \(2\) giờ \(20\) phút. Hỏi xe máy đến B lúc mấy giờ ?

A. \(10\) giờ $55$ phút             

B. \(9\) giờ $55$ phút 

C. \(10\) giờ $5$ phút 

D. \(10\) giờ $15$ phút

Câu 11 :

Tính:  $3$ năm $6$ tháng $ + \,12$ năm \(7\) tháng $ +\, 5$ năm \(9\) tháng.

A. $21$ năm $10$ tháng

B. $22$ năm 

C. $20$ năm $10$ tháng 

D. $21$ năm

Câu 12 :

Trang làm xong bài tập về nhà hết \(1\)  giờ \(25\) phút. Lan làm xong bài tập đó lâu hơn Trang là \(0,2\) giờ . Hỏi Lan làm xong bài tập đó hết bao nhiêu thời gian?

A. \(1\)  giờ \(13\) phút            

B. \(1\)  giờ \(27\) phút            

C. \(1\)  giờ \(37\) phút            

D. \(1\)  giờ \(45\) phút

Câu 13 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Lúc \(7\) giờ \(15\) phút Tùng bắt đầu từ nhà đi ra bến xe. Tùng đi từ nhà lên bến xe hết \(15\) phút, sau đó Tùng lên ô tô và về quê. Biết rằng thời gian Tùng đi xe ô tô nhiều hơn thời gian Tùng đi từ nhà lên bến xe là \(2,8\) giờ. 


Vậy Tùng về đến quê lúc 

 giờ 

 phút. 

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Điền số thích hợp vào ô trống: 

\(18\) giây \( + \,25\) giây =  

giây.

Đáp án

\(18\) giây \( + \,25\) giây =  

giây.

Phương pháp giải :

Thực hiện tính như phép cộng số tự nhiên, sau đó ghi thêm đơn vị vào kết quả.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(18\) giây \( + \,25\) giây \( = 43\) giây.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(43\).

Câu 2 :

Tính :  \(35\) phút  \( + \,\,49\) phút

A. \(84\) phút

B. \(1\) giờ \(24\) phút             

C. \(1,4\) giờ               

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án

D. Cả A, B, C đều đúng

Phương pháp giải :

Thực hiện tính như phép cộng số tự nhiên, sau đó ghi thêm đơn vị vào kết quả. Nếu số phút ở kết quả lớn hơn hoặc bằng $60$ thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn phút là giờ.

Lời giải chi tiết :

Ta có:  \(35\) phút  \( + \,\,49\) phút \( = 84\) phút = \(1\) giờ  \(24\) phút \( = \,1,4\) giờ.

Vậy cả A, B, C  đều đúng.

Câu 3 :

Cho phép tính như sau:

                  

Số thích hợp điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải lần lượt là: 

A. $10; 40$

B. $10; 41$

C. $9; 40$

D. \(9; 41\)

Đáp án

B. $10; 41$

Phương pháp giải :

- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép cộng các số tự nhiên.

- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.

- Nếu số phút ở kết quả lớn hơn hoặc bằng $60$ thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn.

Lời giải chi tiết :

Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải là \(10;\,41\).

Câu 4 :

Tính: \(11\) phút \(25\) giây \( + \;\)\(2\) phút \(50\) giây \( = ...\)

A. \(13\) phút \(65\) giây                                

B. \(13\) phút  \(15\) giây        

C. \(14\) phút \(15\) giây                                         

D. \(14\) phút \(75\) giây

Đáp án

C. \(14\) phút \(15\) giây                                         

Phương pháp giải :

- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép cộng các số tự nhiên.

- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.

- Nếu số giây ở kết quả lớn hơn hoặc bằng $60$ thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn giây là phút.

Lời giải chi tiết :

Ta đặt tính và thực hiện tính như sau: 

Vậy \(11\) phút \(25\) giây \( + \; \)\(2\) phút \(50\) giây\( = \,14\) phút \(15\) giây.

Câu 5 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

\(7\) năm \(8\) tháng \( + \,15\) năm \(6\) tháng \(=\) 

năm

tháng.

Đáp án

\(7\) năm \(8\) tháng \( + \,15\) năm \(6\) tháng \(=\) 

năm

tháng.

Phương pháp giải :

- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép cộng các số tự nhiên.

- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.

- Nếu số tháng ở kết quả lớn hơn hoặc bằng $12$ thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn tháng là năm.

Lời giải chi tiết :

Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:

Do đó: \(7\) năm \(8\) tháng \( + \,15\) năm \(6\) tháng = \(23\)  năm \(2\) tháng.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải là \(23\,;\,\,2\).

Câu 6 :

Bạn Voi nói: “\(9\) ngày \(9\) giờ \( + \,\,5\) ngày \(17\) giờ \( = \,\,15\) ngày \(6\) giờ”. Vậy bạn Voi nói đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án

A. Đúng

B. Sai

Phương pháp giải :

- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép cộng các số tự nhiên.

- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.

- Nếu số giờ ở kết quả lớn hơn hoặc bằng $24$ thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn phút là ngày.

Lời giải chi tiết :

Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:

Vậy  \(9\) ngày \(9\) giờ \( + \,\,5\) ngày \(17\) giờ \( = \,\,15\) ngày \(2\) giờ

Như thế bạn Voi đã nói sai.

Câu 7 :

Một người tham gia đua xe đạp, quãng đường đầu tiên đi hết $20$ phút $18$ giây, quãng đường thứ hai đi hết $18$ phút $35$ giây. Hỏi người đó đi cả hai quãng đường hết bao nhiêu thời gian ?

A. \(38\) phút \(52\) giây          

B. \(38\) phút \(53\) giây          

C. \(39\) phút \(52\) giây          

D. \(39\) phút \(53\) giây

Đáp án

B. \(38\) phút \(53\) giây          

Phương pháp giải :

Tính thời gian người đó đi cả hai quãng đường thì ta lấy thời gian người đó đi quãng đường thứ nhất cộng với thời gian người đó đi quãng đường thứ hai.   

Lời giải chi tiết :

Thời gian người đó đi cả hai quãng đường là:

   $20$ phút $18$ giây  $ + \,18$ phút $35$ giây $ = \,38$ phút $53$ giây

                                                    Đáp số:  $\,38$ phút $53$ giây.

Câu 8 :

Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm:

\(5\) giờ \(48\) phút  +  \(1\) giờ \(35\) phút   \(...\)  \(7\) giờ $13$ phút

A. \( > \)                                  

B. \( < \)                                   

C. \( = \)

Đáp án

A. \( > \)                                  

Phương pháp giải :

- Tính kết quả của vế trái.

- So sánh kết quả đó với thời gian đã cho bên vế phải.

Lời giải chi tiết :

Cách giải: 

Ta có: \(5\) giờ \(48\) phút  +  \(1\)  giờ \(35\) phút \( = \,6\) giờ \(83\) phút.

Mà \(83\) phút \( = 60\) phút \( + 23\) phút \( = 1\) giờ \(23\) phút.

Do đó, \(6\) giờ \(83\) phút \( = 7\) giờ \(23\) phút.

Lại có:  \(7\) giờ $23$ phút  \( > 7\) giờ $13$  phút

Vậy \(5\) giờ \(48\) phút  +  \(1\)  giờ \(35\) phút  \( > 7\) giờ $13$ phút.

Câu 9 :

Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:

 \(3\) năm \(8\) tháng$\; + \; {\rm{ 6}}$ năm \(9\) tháng    ...   \(8\) năm \(3\) tháng$ \; + \; {\rm{ 2}}$ năm \(2\) tháng

A. \( > \)                                  

B. \( < \)                                   

C. \( = \)

Đáp án

C. \( = \)

Phương pháp giải :

- Tính kết quả của từng vế.

- So sánh các kết quả đó với nhau.

- Lưu ý: Nếu ở kết quả số tháng lớn hơn hoặc bằng $12$ thì ta đổi thành đơn vị lớn hơn tháng là năm.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(3\) năm \(8\) tháng$ \;+ \; {\rm{ 6}}$ năm \(9\) tháng \( = \,9\) năm \(17\) tháng \( = \,10\) năm \(5\) tháng

( Vì \(17\) tháng \( = \,\,12\) năm \( + \,\,5\) tháng \( = \,\,1\) năm \(5\) tháng)

 \(8\) năm \(3\) tháng$ \;+ \; {\rm{ 2}}$ năm \(2\) tháng \( = \,10\) năm \(5\) tháng

Mà \(10\) năm \(5\) tháng \( = \,10\) năm \(5\) tháng

Nên  \(3\) năm \(8\) tháng$ \;+ \; {\rm{ 6}}$ năm \(9\) tháng  \( = \,8\) năm \(3\) tháng$ \;+ \;{\rm{ 2}}$ năm \(2\) tháng.

Câu 10 :

Lúc \(7\) giờ \(45\) phút một xe máy đi từ A đến B. Biết xe máy đi từ A đến B hết \(2\) giờ \(20\) phút. Hỏi xe máy đến B lúc mấy giờ ?

A. \(10\) giờ $55$ phút             

B. \(9\) giờ $55$ phút 

C. \(10\) giờ $5$ phút 

D. \(10\) giờ $15$ phút

Đáp án

C. \(10\) giờ $5$ phút 

Phương pháp giải :

Thời gian xe máy đến B  =  thời gian lúc xe máy đi từ A  +  thời gian xe máy đi từ A đến B.

Lời giải chi tiết :

Xe máy đến B lúc:

            \(7\) giờ \(45\) phút \( + \,\,2\) giờ $20$ phút \( = \,\,9\) giờ $65$ phút \( = \,\,10\) giờ $5$ phút

                                                       Đáp số: \(10\) giờ $5$ phút.

Câu 11 :

Tính:  $3$ năm $6$ tháng $ + \,12$ năm \(7\) tháng $ +\, 5$ năm \(9\) tháng.

A. $21$ năm $10$ tháng

B. $22$ năm 

C. $20$ năm $10$ tháng 

D. $21$ năm

Đáp án

A. $21$ năm $10$ tháng

Phương pháp giải :

- Tính lần lượt từ trái sang phải, thực hiện tính như đối với phép cộng các số tự nhiên.

- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.

- Nếu số tháng ở kết quả lớn hơn hoặc bằng $12$ thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn tháng là năm.

Lời giải chi tiết :

$3$ năm $6$ tháng $ + \;12$ năm \(7\) tháng $ + \;\,5$ năm \(9\) tháng

$ = \,\,15$ năm $13$ tháng $ + \;\,5$ năm \(9\) tháng

$ = \,\,16$ năm $1$ tháng $ + \;\,5$ năm \(9\) tháng  (vì \(13\) tháng \( = \,\,1\) năm \(1\) tháng)

$ = \,\,21$ năm $10$ tháng

Câu 12 :

Trang làm xong bài tập về nhà hết \(1\)  giờ \(25\) phút. Lan làm xong bài tập đó lâu hơn Trang là \(0,2\) giờ . Hỏi Lan làm xong bài tập đó hết bao nhiêu thời gian?

A. \(1\)  giờ \(13\) phút            

B. \(1\)  giờ \(27\) phút            

C. \(1\)  giờ \(37\) phút            

D. \(1\)  giờ \(45\) phút

Đáp án

C. \(1\)  giờ \(37\) phút            

Phương pháp giải :

Lan làm xong bài tập lâu hơn Trang \(0,2\) giờ tức là thời gian Lan làm xong bài tập nhiều hơn thời gian Trang làm là \(0,2\) giờ.

Để giải bài này ta có thể làm như sau:

-  Đổi \(0,2\) giờ \( = \,\,12\) phút.

- Tính thời gian Lan làm xong bài tập đó ta lấy thời gian Trang làm xong bài tập cộng với $12$ phút.

Lời giải chi tiết :

 Đổi \(0,2\) giờ \( = \,\,12\) phút

Thời gian Lan làm xong bài tập đó là:

            \(1\) giờ \(25\) phút \( + \,12\) phút \( = \,1\) giờ \(37\) phút.

                                                Đáp số: \(1\) giờ \(37\) phút.

Câu 13 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Lúc \(7\) giờ \(15\) phút Tùng bắt đầu từ nhà đi ra bến xe. Tùng đi từ nhà lên bến xe hết \(15\) phút, sau đó Tùng lên ô tô và về quê. Biết rằng thời gian Tùng đi xe ô tô nhiều hơn thời gian Tùng đi từ nhà lên bến xe là \(2,8\) giờ. 


Vậy Tùng về đến quê lúc 

 giờ 

 phút. 

Đáp án

Lúc \(7\) giờ \(15\) phút Tùng bắt đầu từ nhà đi ra bến xe. Tùng đi từ nhà lên bến xe hết \(15\) phút, sau đó Tùng lên ô tô và về quê. Biết rằng thời gian Tùng đi xe ô tô nhiều hơn thời gian Tùng đi từ nhà lên bến xe là \(2,8\) giờ. 


Vậy Tùng về đến quê lúc 

 giờ 

 phút. 

Phương pháp giải :

- Đổi \(2,8\) giờ \( = 2\) giờ \(48\) phút.

- Tính thời gian Tùng đi xe ô tô ta lấy thời gian Tùng đi từ nhà lên bến xe cộng với \(2\) giờ \(48\) phút.

- Tính thời gian Tùng đi từ nhà về đến quê ta tìm tổng thời gian Tùng đi từ nhà lên bến xe và thời gian Tùng đi xe ô tô.

- Tìm thời gian lúc Tùng về đến quê ta lấy thời gian lúc Tùng bắt đầu từ nhà đi cộng với thời gian Tùng đi từ nhà về đến quê.

Lời giải chi tiết :

Đổi  \(2,8\) giờ \( = 2\) giờ \(48\) phút.

Thời gian Tùng đi xe ô tô là:

            \(15\) phút \( + \,2\) giờ \(48\) phút \( = \,2\) giờ \(63\) phút \( = \,3\) giờ \(3\) phút

Thời gian Tùng đi từ nhà về đến quê là:

            \(15\) phút  \( + \,3\) giờ \(3\) phút \( = \,3\) giờ \(18\) phút

Tùng về đến quê lúc:

            \(7\) giờ \(15\) phút \( + \,3\) giờ \(18\) phút  \( = \,10\) giờ \(33\) phút

                                                            Đáp số: \(10\) giờ \(33\) phút.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải là \(10\,;\,\,33\).

close