Trắc nghiệm Ôn tập: Phép nhân và phép chia hai phân số Toán 5Đề bài
Câu 1 :
Điền phân số thích hợp vào ô trống.
\(\dfrac{4}{9}\)
\(\dfrac{17}{4}\)
\(\dfrac{7}{4}\)
Phân số đảo ngược của phân số \(\dfrac{4}{7}\) là .....
Câu 2 :
A. Phân số đảo ngược của một phân số là phân số đảo ngược tử số thành mẫu số, mẫu số thành tử số B. Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số. C. Muốn chia một phân số cho một phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 3 :
Tính : \(\dfrac{4}{7} \times \dfrac{2}{3}\) A. \(\dfrac{6}{7}\) B. \(\dfrac{6}{{21}}\) C. \(\dfrac{8}{{21}}\) D. \(\dfrac{{21}}{8}\)
Câu 4 :
Kết quả phép tính $\dfrac{4}{9}:\dfrac{5}{7}$ là $A.\;\dfrac{{4}}{{63}}$ $B.\;\dfrac{{20}}{{63}}$ $C.\;\dfrac{{45}}{{28}}$ $D.\;\dfrac{{28}}{{45}}$
Câu 5 :
Rút gọn rồi tính: \(\dfrac{{15}}{{25}}:\dfrac{{28}}{{48}}\) A. \(\dfrac{5}{9}\) B. \(\dfrac{7}{{20}}\) C. \(\dfrac{{29}}{{30}}\) D. \(\dfrac{{36}}{{35}}\)
Câu 6 :
Tìm \(x\) biết: \(\dfrac{7}{9}:x = \dfrac{2}{3} \times \dfrac{5}{8}\) A. \(\dfrac{{15}}{{28}}\) B. \(\dfrac{{28}}{{15}}\) C. \(\dfrac{{35}}{{108}}\) D. \(\dfrac{{108}}{{35}}\)
Câu 7 :
Một hình chữ nhật có chiều dài là \(\dfrac{{15}}{8}m\), chiều rộng kém chiều dài \(\dfrac{3}{4}m\). Vậy diện tích hình chữ nhật đó là: $A.\,\,\,\dfrac{{64}}{{135}}\,\, {{m^2}} $ $B.\,\,\,\dfrac{{125}}{{64}}\,\, {{m^2}} $ $C.\,\,\,\dfrac{{135}}{{64}}\,\, {{m^2}} $ $D.\,\,\,\dfrac{{25}}{{64}}\,\, {{m^2}} $
Câu 8 :
Chọn phân số thích hợp đặt vào chỗ trống. Tính rồi rút gọn:
\(\dfrac{{53}}{{56}}\)
\(\dfrac{{51}}{{56}}\)
\(\dfrac{{55}}{{56}}\)
\(\dfrac{{61}}{{56}}\)
$\left( {\dfrac{5}{8} + \dfrac{3}{2}} \right) \times \dfrac{1}{3}:\dfrac{7}{9} = $ .....
Câu 9 :
Tính bằng cách thuận tiện: Thực hiện phép tính$ \dfrac{8}{{65}} \times \dfrac{3}{{40}} \times 65 \times \dfrac{4}{7} + \dfrac{3}{5} \times \dfrac{{24}}{{56}}$ ta được phân số tối giản là: $A.\,\dfrac{3}{5}$ $B.\,\dfrac{3}{2}$ $C.\,\dfrac{5}{3}$ $D.\,\dfrac{3}{4}$
Câu 10 :
So sánh \(x\) và \(y\) biết rằng: \(y - \left( {\dfrac{4}{{15}} + \dfrac{1}{5}} \right):\dfrac{4}{9} = \dfrac{5}{8};\) \(\left( {x + \dfrac{5}{6}} \right) \times \dfrac{{12}}{{25}} = \dfrac{{47}}{{50}}\) A. \(x > y\) B. \(x < y\) C. \(x = y\) Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Điền phân số thích hợp vào ô trống.
\(\dfrac{4}{9}\)
\(\dfrac{17}{4}\)
\(\dfrac{7}{4}\)
Phân số đảo ngược của phân số \(\dfrac{4}{7}\) là ..... Đáp án
\(\dfrac{4}{9}\)
\(\dfrac{17}{4}\)
\(\dfrac{7}{4}\)
Phân số đảo ngược của phân số \(\dfrac{4}{7}\) là
\(\dfrac{7}{4}\) Lời giải chi tiết :
Phân số đảo ngược của một phân số là phân số đảo ngược tử số thành mẫu số, mẫu số thành tử số. Vậy phân số đảo ngược của phân số \(\dfrac{4}{7}\) là \(\dfrac{7}{4}.\)
Câu 2 :
A. Phân số đảo ngược của một phân số là phân số đảo ngược tử số thành mẫu số, mẫu số thành tử số B. Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số. C. Muốn chia một phân số cho một phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. Đáp án
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. Phương pháp giải :
- Dựa vào định nghĩa phân số đảo ngược - Dựa vào quy tắc nhân và chia hai phân số Lời giải chi tiết :
- Phân số đảo ngược của một phân số là phân số đảo ngược tử số thành mẫu số, mẫu số thành tử số. - Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số. - Muốn chia một phân số cho một phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. Vậy cả ba phát biểu trên đều đúng.
Câu 3 :
Tính : \(\dfrac{4}{7} \times \dfrac{2}{3}\) A. \(\dfrac{6}{7}\) B. \(\dfrac{6}{{21}}\) C. \(\dfrac{8}{{21}}\) D. \(\dfrac{{21}}{8}\) Đáp án
C. \(\dfrac{8}{{21}}\) Phương pháp giải :
Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số. Lời giải chi tiết :
Ta có: \(\dfrac{4}{7} \times \dfrac{2}{3} = \dfrac{{4 \times 2}}{{7 \times 3}} = \dfrac{8}{{21}}\).
Câu 4 :
Kết quả phép tính $\dfrac{4}{9}:\dfrac{5}{7}$ là $A.\;\dfrac{{4}}{{63}}$ $B.\;\dfrac{{20}}{{63}}$ $C.\;\dfrac{{45}}{{28}}$ $D.\;\dfrac{{28}}{{45}}$ Đáp án
$D.\;\dfrac{{28}}{{45}}$ Phương pháp giải :
Muốn chia một phân số cho một phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. Lời giải chi tiết :
Ta có: \(\dfrac{4}{9}:\dfrac{5}{7} = \dfrac{4}{9} \times \dfrac{7}{5} = \dfrac{{4 \times 7}}{{9 \times 5}} = \dfrac{{28}}{{45}}\) Vậy kết quả phép tính \(\dfrac{4}{9}:\dfrac{5}{7}\) là \(\dfrac{28}{45}\).
Câu 5 :
Rút gọn rồi tính: \(\dfrac{{15}}{{25}}:\dfrac{{28}}{{48}}\) A. \(\dfrac{5}{9}\) B. \(\dfrac{7}{{20}}\) C. \(\dfrac{{29}}{{30}}\) D. \(\dfrac{{36}}{{35}}\) Đáp án
D. \(\dfrac{{36}}{{35}}\) Phương pháp giải :
Bước 1: Rút gọn các phân số thành phân số tối giản Bước 2: Áp dụng quy tắc chia hai phân số để tính Lời giải chi tiết :
\(\dfrac{{15}}{{25}}:\dfrac{{28}}{{48}} \)\(= \dfrac{3}{5}:\dfrac{7}{{12}}\)\( = \dfrac{3}{5} \times \dfrac{{12}}{7} \)\(= \dfrac{{3 \times 12}}{{5 \times 7}} \)\(= \dfrac{{36}}{{35}}\)
Câu 6 :
Tìm \(x\) biết: \(\dfrac{7}{9}:x = \dfrac{2}{3} \times \dfrac{5}{8}\) A. \(\dfrac{{15}}{{28}}\) B. \(\dfrac{{28}}{{15}}\) C. \(\dfrac{{35}}{{108}}\) D. \(\dfrac{{108}}{{35}}\) Đáp án
B. \(\dfrac{{28}}{{15}}\) Phương pháp giải :
Bước 1: Tính \(\dfrac{2}{3} \times \dfrac{5}{8}\) Bước 2: Tìm \(x\), \( x\) ở vị trí số chia nên để tìm \( x\) ta lấy số bị chia chia cho thương. Lời giải chi tiết :
\(\begin{array}{l}\dfrac{7}{9}:x = \dfrac{2}{3} \times \dfrac{5}{8}\\\dfrac{7}{9}:x = \dfrac{5}{{12}}\\x = \dfrac{7}{9}:\dfrac{5}{{12}}\\x = \dfrac{{28}}{{15}}\end{array}\)
Câu 7 :
Một hình chữ nhật có chiều dài là \(\dfrac{{15}}{8}m\), chiều rộng kém chiều dài \(\dfrac{3}{4}m\). Vậy diện tích hình chữ nhật đó là: $A.\,\,\,\dfrac{{64}}{{135}}\,\, {{m^2}} $ $B.\,\,\,\dfrac{{125}}{{64}}\,\, {{m^2}} $ $C.\,\,\,\dfrac{{135}}{{64}}\,\, {{m^2}} $ $D.\,\,\,\dfrac{{25}}{{64}}\,\, {{m^2}} $ Đáp án
$C.\,\,\,\dfrac{{135}}{{64}}\,\, {{m^2}} $ Phương pháp giải :
Bước 1: Tính chiều rộng hình chữ nhật Bước 2: Tính diện tích theo công thức: diện tích = chiều dài × chiều rộng Lời giải chi tiết :
Chiều rộng hình chữ nhật đó là: \(\dfrac{{15}}{8} - \dfrac{3}{4} = \dfrac{9}{8}(m)\) Diện tích hình chữ nhật đó là: \(\dfrac{{15}}{8} \times \dfrac{9}{8} = \dfrac{{135}}{{64}}({m^2})\) Đáp số: $ \dfrac{{135}}{{64}}\,\, {{m^2}} $
Câu 8 :
Chọn phân số thích hợp đặt vào chỗ trống. Tính rồi rút gọn:
\(\dfrac{{53}}{{56}}\)
\(\dfrac{{51}}{{56}}\)
\(\dfrac{{55}}{{56}}\)
\(\dfrac{{61}}{{56}}\)
$\left( {\dfrac{5}{8} + \dfrac{3}{2}} \right) \times \dfrac{1}{3}:\dfrac{7}{9} = $ ..... Đáp án
\(\dfrac{{53}}{{56}}\)
\(\dfrac{{51}}{{56}}\)
\(\dfrac{{55}}{{56}}\)
\(\dfrac{{61}}{{56}}\)
$\left( {\dfrac{5}{8} + \dfrac{3}{2}} \right) \times \dfrac{1}{3}:\dfrac{7}{9} = $
\(\dfrac{{51}}{{56}}\) Phương pháp giải :
Bước 1: Tính kết quả trong ngoặc trước. Bước 2: Biểu thức chỉ chứa phép tính nhân, chia nên ta tính lần lượt từ trái sang phải. Lời giải chi tiết :
\(\left( {\dfrac{5}{8} + \dfrac{3}{2}} \right) \times \dfrac{1}{3}:\dfrac{7}{9} = \left( {\dfrac{5}{8} + \dfrac{{12}}{8}} \right) \times \dfrac{1}{3}:\dfrac{7}{9} = \dfrac{{17}}{8} \times \dfrac{1}{3}:\dfrac{7}{9} = \dfrac{{17}}{{24}}:\dfrac{7}{9} = \dfrac{{17}}{{24}} \times \dfrac{9}{7} = \dfrac{{17 \times {{9}}}}{{{{{24}}} \times 7}} = \dfrac{{51}}{{56}}\)
Câu 9 :
Tính bằng cách thuận tiện: Thực hiện phép tính$ \dfrac{8}{{65}} \times \dfrac{3}{{40}} \times 65 \times \dfrac{4}{7} + \dfrac{3}{5} \times \dfrac{{24}}{{56}}$ ta được phân số tối giản là: $A.\,\dfrac{3}{5}$ $B.\,\dfrac{3}{2}$ $C.\,\dfrac{5}{3}$ $D.\,\dfrac{3}{4}$ Đáp án
$A.\,\dfrac{3}{5}$ Phương pháp giải :
Bước 1 : Rút gọn các phân số thành phân số tối giản Bước 2: Áp dụng các tính chất của phép nhân phân số để tính nhanh. Lời giải chi tiết :
Ta có: $\dfrac{8}{{65}} \times \dfrac{3}{{40}} \times 65 \times \dfrac{4}{7} + \dfrac{3}{5} \times \dfrac{{24}}{{56}}\,\, $$= \dfrac{8}{{65}} \times \dfrac{3}{{40}} \times 65 \times \dfrac{4}{7} + \dfrac{3}{5} \times \dfrac{3}{7} $$= \dfrac{{{{8}} \times 3 \times {{{65}}}}}{{{{65}}} \times {{{40}}}} \times \dfrac{4}{7} + \dfrac{3}{5} \times \dfrac{3}{7}$ $= \dfrac{3}{5} \times \dfrac{4}{7} + \dfrac{3}{5} \times \dfrac{3}{7} $$= \dfrac{3}{5} \times \left( {\dfrac{4}{7} + \dfrac{3}{7}} \right) $$= \dfrac{3}{5} \times \dfrac{7}{7} $$= \dfrac{3}{5} \times 1 $$= \dfrac{3}{5}$ Vậy đáp án đúng là $ \dfrac{3}{5}$.
Câu 10 :
So sánh \(x\) và \(y\) biết rằng: \(y - \left( {\dfrac{4}{{15}} + \dfrac{1}{5}} \right):\dfrac{4}{9} = \dfrac{5}{8};\) \(\left( {x + \dfrac{5}{6}} \right) \times \dfrac{{12}}{{25}} = \dfrac{{47}}{{50}}\) A. \(x > y\) B. \(x < y\) C. \(x = y\) Đáp án
B. \(x < y\) Phương pháp giải :
Tìm \(x;\,\,y\) sau đó so sánh hai số đó. Lời giải chi tiết :
Ta có: $y - \left( {\dfrac{4}{{15}} + \dfrac{1}{5}} \right):\dfrac{4}{9} = \dfrac{5}{8}$ $y - \dfrac{7}{{15}}:\dfrac{4}{9} = \dfrac{5}{8}$ $y - \dfrac{7}{{15}} \times \dfrac{9}{4} = \dfrac{5}{8}$ $y - \dfrac{{21}}{{20}} = \dfrac{5}{8}$ $y = \dfrac{5}{8} + \dfrac{{21}}{{20}}$ $y = \dfrac{{67}}{{40}}$ + Lại có $\left( {x + \dfrac{5}{6}} \right) \times \dfrac{{12}}{{25}} = \dfrac{{47}}{{50}}$ $x + \dfrac{5}{6} = \dfrac{{47}}{{50}}:\dfrac{{12}}{{25}}$ $x + \dfrac{5}{6} = \dfrac{{47}}{{50}} \times \dfrac{{25}}{{12}}$ $x + \dfrac{5}{6} = \dfrac{{47}}{{24}}$ $x = \dfrac{{47}}{{24}} - \dfrac{5}{6}$ $x = \dfrac{9}{8}$ Ta có: \(\dfrac{9}{8} = \dfrac{{9 \times 5}}{{8 \times 5}} = \dfrac{{45}}{{40}}\) Vì \(\dfrac{{67}}{{40}} > \dfrac{{45}}{{40}}\) nên \(\dfrac{{67}}{{40}} > \dfrac{9}{8}\). Vậy \(y > x\) hay \(x < y\)
|