Trắc nghiệm Ôn tập về số đo thời gian Toán 5Đề bài
Câu 1 :
Điền số thích hợp vào ô trống: \(1\) ngày \(=\) giờ.
Câu 2 :
Điền số thích hợp vào ô trống: \(1\) năm không nhuận có ngày.
Câu 3 :
Điền số thích hợp vào ô trống: \(4\) tuần lễ có ngày.
Câu 4 :
Điền số thích hợp vào ô trống: \(3\) năm \(6\) tháng \(=\) tháng.
Câu 5 :
\(\dfrac{2}{3}\) giờ \(= \,…\) phút. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: A. \(23\) B. \(32\) C. \(40\) D. \(50\)
Câu 6 :
Điền số thích hợp vào ô trống: \(156\) phút \(=\) giờ phút.
Câu 7 :
\(276\) giây = …. phút. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: A. \(3,75\) B. \(4,6\) C. \(2,76\) D. \(27,6\)
Câu 8 :
Điền số thích hợp vào ô trống: \(3\) giờ \(45\) phút \(=\) giờ.
Câu 9 :
Bút chì được phát minh năm \(1794\). Hỏi bút chì được phát minh vào thế kỉ nào? A. Thế kỉ \(XIX\) B. Thế kỉ \(XX\) C. Thế kỉ \(XVII\) D. Thế kỉ \(XVIII\)
Câu 10 :
Điền dấu (\(>;\,<;\,=\)) thích hợp vào ô trống: \(4,5\) năm \(45\) tháng
Câu 11 :
Quãng đường AB dài \(3km\). Vận động viên A chạy hết \(10\) phút \(4\) giây, vận động viên B chạy hết \(610\) giây, vận động viên C chạy hết \(0,24\) giờ. Hỏi ai chạy nhanh nhất? A. Vận động viên A B. Vận động viên B C. Vận động viên C
Câu 12 :
Kính viễn vọng được phát minh năm \(1671\). Vệ tinh nhân tạo được phát minh sau kính viễn vọng \(286\) năm. Ô tô được phát minh trước vệ tinh nhân tạo \(71\) năm. Hỏi ô tô được phát minh vào thế kỉ nào? A. Thế kỉ \(XIV\) B. Thế kỉ \(XV\) C. Thế kỉ \(XVIII\) D. Thế kỉ \(XIX\) Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Điền số thích hợp vào ô trống: \(1\) ngày \(=\) giờ. Đáp án
\(1\) ngày \(=\) giờ. Phương pháp giải :
Dựa vào bảng đơn vị đo thời gian. Lời giải chi tiết :
Ta có: \(1\) ngày \( = \,\,24\) giờ Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(24\).
Câu 2 :
Điền số thích hợp vào ô trống: \(1\) năm không nhuận có ngày. Đáp án
\(1\) năm không nhuận có ngày. Phương pháp giải :
Dựa vào bảng đơn vị đo thời gian. Lời giải chi tiết :
\(1\) năm không nhuận có \(365\) ngày. Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(365\)
Câu 3 :
Điền số thích hợp vào ô trống: \(4\) tuần lễ có ngày. Đáp án
\(4\) tuần lễ có ngày. Phương pháp giải :
Dựa vào bảng đơn vị đo thời gian: \(1\) tuần lễ có \(7\) ngày. Lời giải chi tiết :
\(1\) tuần lễ có \(7\) ngày nên \(4\) tuần lễ có \(28\) ngày. Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(28\).
Câu 4 :
Điền số thích hợp vào ô trống: \(3\) năm \(6\) tháng \(=\) tháng. Đáp án
\(3\) năm \(6\) tháng \(=\) tháng. Phương pháp giải :
Dựa vào bảng đơn vị đo thời gian: \(1\) năm \(=\, 12\) tháng, đổi \(3\) năm sang đơn vị đo là tháng rồi cộng với \(6\) tháng. Lời giải chi tiết :
Ta có \(1\) năm \(=\, 12\) tháng nên \(3\) năm \(=\, 36\) tháng. Do đó \(3\) năm \(6\) tháng \(=\,36\) tháng \(+ \, 6\) tháng \(= 42\) tháng. Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(42\).
Câu 5 :
\(\dfrac{2}{3}\) giờ \(= \,…\) phút. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: A. \(23\) B. \(32\) C. \(40\) D. \(50\) Đáp án
C. \(40\) Phương pháp giải :
\(1\) giờ \( = \,\,60\) phút. Muốn đổi một số từ đơn vị giờ sang phút ta lấy \(60\) phút nhân với số đó. Lời giải chi tiết :
Ta có \(1\) giờ \(=60\) phút nên \(\dfrac{2}{3}\) giờ \( = 60\) phút \( \times \,\dfrac{2}{3}\, = \,40\) phút Vậy \(\dfrac{2}{3}\) giờ \( = \,40\) phút.
Câu 6 :
Điền số thích hợp vào ô trống: \(156\) phút \(=\) giờ phút. Đáp án
\(156\) phút \(=\) giờ phút. Phương pháp giải :
\(1\) giờ \( = 60\) phút nên khi đổi \(156\) phút sang số đo gồm giờ và phút ta thực hiện tính phép chia \(156:60\), thương chính là số giờ còn số dư là số phút. Lời giải chi tiết :
Ta có:
Do đó \(156\) phút \( = \,2\) giờ \(36\) phút. Vậy đáp án điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải là \(2\,;\,\,36\).
Câu 7 :
\(276\) giây = …. phút. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: A. \(3,75\) B. \(4,6\) C. \(2,76\) D. \(27,6\) Đáp án
B. \(4,6\) Phương pháp giải :
\(1\) phút \( = 60\) giây. Khi đổi một số có đơn vị là giây sang phút ta chỉ cần lấy số đó chia cho \(60\). Lời giải chi tiết :
Ta có:
Vậy \(276\) giây \( = \,4,6\) phút.
Câu 8 :
Điền số thích hợp vào ô trống: \(3\) giờ \(45\) phút \(=\) giờ. Đáp án
\(3\) giờ \(45\) phút \(=\) giờ. Phương pháp giải :
Viết \(3\) giờ \(45\) phút dưới dạng hỗn số có đơn vị đo là giờ, sau đó đổi về dạng số thập phân. Lời giải chi tiết :
Ta có: \(3\) giờ \(45\) phút \( = \,3 \,\dfrac{{45}}{{60}}\) giờ \( = \,3 \,\dfrac{3}{4}\) giờ \(=\,3\,\dfrac{{75}}{{100}}\) giờ \(=\, 3,75\) giờ. Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(3,75\).
Câu 9 :
Bút chì được phát minh năm \(1794\). Hỏi bút chì được phát minh vào thế kỉ nào? A. Thế kỉ \(XIX\) B. Thế kỉ \(XX\) C. Thế kỉ \(XVII\) D. Thế kỉ \(XVIII\) Đáp án
D. Thế kỉ \(XVIII\) Phương pháp giải :
Từ năm \(1\) đến năm \(100\) là thế kỉ một ( thế kỉ \(I\)) Từ năm \(101\) đến năm \(200\) là thế kỉ hai ( thế kỉ \(II\)) ... Từ năm \(1801\) đến năm \(1900\) là thế kỉ mười chín ( thế kỉ \(XIX\)) Từ năm \(1901\) đến năm \(2000\) là thế kỉ hai mươi ( thế kỉ \(XX\)) Từ năm \(2001\) đến năm \(2100\) là thế kỉ hai mươi mốt ( thế kỉ \(XXI\)) Lời giải chi tiết :
Ta có: Từ năm \(1701\) đến năm \(1800\) là thế kỉ mười tám ( thế kỉ \(XVIII\)). Do đó, bút chì được phát minh năm \(1794\) thuộc thế kỉ \(XVIII\).
Câu 10 :
Điền dấu (\(>;\,<;\,=\)) thích hợp vào ô trống: \(4,5\) năm \(45\) tháng Đáp án
\(4,5\) năm \(45\) tháng Phương pháp giải :
- Đưa về cùng đơn vị đo thời gian là tháng để so sánh. - Ta có \(1\) năm \(=\,12\) tháng, để đổi một số có đơn vị đo là năm sang đơn vị đo là tháng ta chỉ việc lấy \(12\) tháng nhân với số đó. Lời giải chi tiết :
Ta có \(1\) năm \(=\,12\) tháng. Do đó, \(4,5\) năm \( = 12\) tháng \( \times \,4,5\, = \,54\) tháng Mà \(54\) tháng \( > \,45\) tháng nên \(4,5\) năm \( > \,45\) tháng.
Câu 11 :
Quãng đường AB dài \(3km\). Vận động viên A chạy hết \(10\) phút \(4\) giây, vận động viên B chạy hết \(610\) giây, vận động viên C chạy hết \(0,24\) giờ. Hỏi ai chạy nhanh nhất? A. Vận động viên A B. Vận động viên B C. Vận động viên C Đáp án
A. Vận động viên A Phương pháp giải :
Đổi thời gian chạy hết quãng đường AB của các vận động viên về cùng đơn vị đo (giờ, phút hoặc giây). Thời gian chạy của vận động viên nào ít nhất thì vận động viên đó chạy nhanh nhất. Lời giải chi tiết :
Ta có: \(10\) phút \(4\) giây \( = \,604\) giây \(0,24\) giờ \( = \,60\) phút \( \times 0,24\, = \,14,4\) phút \( = \,60\) giây \( \times 14,44\,= \,864\) giây Mà \(\,604\) giây \( < \,610\) giây \( < \,864\) giây Vậy vận động viên A chạy nhanh nhất.
Câu 12 :
Kính viễn vọng được phát minh năm \(1671\). Vệ tinh nhân tạo được phát minh sau kính viễn vọng \(286\) năm. Ô tô được phát minh trước vệ tinh nhân tạo \(71\) năm. Hỏi ô tô được phát minh vào thế kỉ nào? A. Thế kỉ \(XIV\) B. Thế kỉ \(XV\) C. Thế kỉ \(XVIII\) D. Thế kỉ \(XIX\) Đáp án
D. Thế kỉ \(XIX\) Phương pháp giải :
- Tìm năm phát minh ra vệ tinh nhân tạo: Vệ tinh nhân tạo được phát minh sau kính viễn vọng \(286\) năm nên tính năm phát minh ra vệ tinh nhân tạo ta lấy năm phát minh kinh viễn vọng cộng thêm \(286\) năm. - Tìm năm phát minh ra ô tô: Ô tô được phát minh trước vệ tinh nhân tạo \(71\) năm nên tính năm phát minh ra ô tô ta lấy năm phát minh ra vệ tinh nhân tạo trừ đi \(71\) năm. - Xác định thế kỉ phát minh ra ô tô dựa vào bảng sau: Từ năm \(1\) đến năm \(100\) là thế kỉ một ( thế kỉ \(I\)) Từ năm \(101\) đến năm 200 là thế kỉ hai ( thế kỉ \(II\)) ... Từ năm \(1801\) đến năm \(1900\) là thế kỉ mười chín ( thế kỉ \(XIX\)) Từ năm \(1901\) đến năm \(2000\) là thế kỉ hai mươi ( thế kỉ \(XX\)) Từ năm \(2001\) đến năm \(2100\) là thế kỉ hai mươi mốt ( thế kỉ \(XXI\)). Lời giải chi tiết :
Vệ tinh nhân tạo được phát minh vào năm: \(1671 + 286 = 1957\) Ô tô được phát minh vào năm: \(1957 - 71 = 1886\) Từ năm \(1801\) đến năm \(1900\) là thế kỉ mười chín ( thế kỉ \(XIX\)). Do đó, năm \(1886\) thuộc thế kỉ mười chín. Vậy ô tô được phát minh vào thế kỉ mười chín (thế kỉ \(XIX\)).
|