Trắc nghiệm: Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân Toán 5

Đề bài

Câu 1 :

Cô giáo cho phép tính \(13:5\), bạn Hà đặt tính và thực hiện phép tính chia như sau.

Theo em, bạn Hà đặt tính và thực hiện tính như vậy đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 2 :

Tính: \(35:2\)

A. \(16,25\) 

B. \(16,5\)

C. \(17,25\)

D. \(17,5\)

Câu 3 :

Điền số thập phân ở dạng gọn nhất vào ô trống:

\(5:8 = \)

Câu 4 :

Điền số thập phân ở dạng gọn nhất vào ô trống:

\(162:15 = \)

Câu 5 :

\(261:18 = 15,5\). Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 6 :

Tìm \(x\), biết \(63:x = 5\).

A. \(x = 12,6\)

B. \(x = 12,4\)  

C. \(x = 124\) 

D. \(x = 126\)

Câu 7 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

\( \times \,8 = 54\)

Câu 8 :

Kéo thả dấu thích hợp vào ô trống:

 \( = \)
\(>\)
\(<\)
\(53:4\)   .....  \(13,5\)  
Câu 9 :

\(14\)  là giá trị của biểu thức nào sau đây?

A. \(4,5 + 95:8 - 2,375\)  

B. \((31 - 15:4) \times 0,75 - 6,45\)

Câu 10 :

Có \(8\) mảnh vải như nhau dài tất cả \(95m\). Hỏi \(5\) mảnh vải như thế dài tất cả bao nhiêu mét?

A. \(11,875m\)

B. \(16,875m\)

C. \(35,625m\)

D. \(59,375m\)

Câu 11 :

Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài là \(33m\), chiều rộng bằng \(\dfrac{3}{5}\) chiều dài. Diện tích mảnh vườn đó là:

A. \(52,8{m^2}\)

B. \(105,6{m^2}\)

C. \(653,4{m^2}\)

D. \(1815{m^2}\)

Câu 12 :

Trong \(3\) giờ xe máy đi được \(102km\). Trong \(4\) giờ ô tô đi được \(210km\). 


Vậy mỗi giờ ô tô đi nhiều hơn xe máy 

\(km\).

Câu 13 :

Kéo thả dấu thích hợp vào ô trống:

\( + \)
\( - \)
\(\times\)
\(:\)
\(513:36\)   ..... \(10 = 142,5\)
Câu 14 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Trong rổ có tất cả \(27kg\) xoài. Mẹ đem số xoài đó chia đều vào \(5\) túi. Mẹ đem biếu bà \(2\) túi. 


Vậy sau khi biếu bà, mẹ còn lại 

\(kg\) xoài.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cô giáo cho phép tính \(13:5\), bạn Hà đặt tính và thực hiện phép tính chia như sau.

Theo em, bạn Hà đặt tính và thực hiện tính như vậy đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án

A. Đúng

B. Sai

Phương pháp giải :

Khi chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư thì ta viết thêm dấu phẩy vào bên phải số thương và viết vào bên phải số dư một chữ số \(0\) để chia tiếp, và có thể làm như thế mãi.

Lời giải chi tiết :

Đặt tính và thực hiện phép tính như sau:

                    

Vậy bạn Hà đã đặt tính và thực hiện phép chia đúng.

Câu 2 :

Tính: \(35:2\)

A. \(16,25\) 

B. \(16,5\)

C. \(17,25\)

D. \(17,5\)

Đáp án

D. \(17,5\)

Phương pháp giải :

Khi chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư, ta tiếp tục chia như sau:

+ Viết dấu phẩy vào bên phải số thương.

+ Viết thêm vào bên phải số dư một chữ số \(0\).

+ Nếu còn dư nữa, ta lại thêm vào bên phải số dư mới một chữ số \(0\) nữa rồi tiếp tục chia và có thể cứ làm như thế mãi.

Lời giải chi tiết :

Ta đặt tính và thực hiện phép tính chia như sau:

                           

Vậy \(35:2 = 17,5\).

Câu 3 :

Điền số thập phân ở dạng gọn nhất vào ô trống:

\(5:8 = \)

Đáp án

\(5:8 = \)

Phương pháp giải :

Phép chia này có số bị chia bé hơn số chia, ta có làm bằng cách chuyển \(5\) thành \(5,0\) sau đó đặt tính rồi tính như phép chia \(5,0\,:\,8\).

Lời giải chi tiết :

Ta đặt tính và thực hiện phép tính chia như sau:

                           

Vậy số cần điền vào ô trống là \(0,625\).

Câu 4 :

Điền số thập phân ở dạng gọn nhất vào ô trống:

\(162:15 = \)

Đáp án

\(162:15 = \)

Phương pháp giải :

Khi chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư, ta tiếp tục chia như sau:

+ Viết dấu phẩy vào bên phải số thương.

+ Viết thêm vào bên phải số dư một chữ số \(0\).

+ Nếu còn dư nữa, ta lại thêm vào bên phải số dư mới một chữ số \(0\) nữa rồi tiếp tục chia và có thể cứ làm như thế mãi.

Lời giải chi tiết :

Đặt tính và thực hiện phép tính chia ta có:

                      

Vậy số cần điền vào ô trống là \(10,8\).

Câu 5 :

\(261:18 = 15,5\). Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án

A. Đúng

B. Sai

Phương pháp giải :

Muốn biết phép tính đã cho đúng hay sai, ta thực hiện phép chia \(261:18\) rồi so sánh kết quả với nhau.

Lời giải chi tiết :

Ta đặt tính và thực hiện phép tính chia ta có:

                     

 \(261:18 = 14,5\)

Vậy phép tính đã cho là sai.

Câu 6 :

Tìm \(x\), biết \(63:x = 5\).

A. \(x = 12,6\)

B. \(x = 12,4\)  

C. \(x = 124\) 

D. \(x = 126\)

Đáp án

A. \(x = 12,6\)

Phương pháp giải :

\(x\) ở vị trí số chia nên để tìm \(x\) ta lấy số bị chia chia cho thương.

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}63:x = 5\\x = 63:5\\x = 12,6\end{array}\)

Vậy \(x=12,6\).

Câu 7 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

\( \times \,8 = 54\)

Đáp án

\( \times \,8 = 54\)

Phương pháp giải :

Trong phép nhân trên có thừa số là \(8\), tích là \(54\). Ta thấy số cần điền vào ô trống trong phép nhân trên là thừa số chưa biết. Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

Lời giải chi tiết :

Số cần điền vào ô trống là:

            \(54:8 = 6,75\)

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(6,75\).

Câu 8 :

Kéo thả dấu thích hợp vào ô trống:

 \( = \)
\(>\)
\(<\)
\(53:4\)   .....  \(13,5\)  
Đáp án
 \( = \)
\(>\)
\(<\)
\(53:4\)  
\(<\)
 \(13,5\)  
Phương pháp giải :

Để so sánh 1 phép tính và 1 số ta phải tìm kết quả của phép tính trước rồi so sánh kết quả đó với số còn lại.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(53:4 = 13,25\)

Mà \(13,25 < 13,5\)

Vậy \(53:4 < 13,5\).

Câu 9 :

\(14\)  là giá trị của biểu thức nào sau đây?

A. \(4,5 + 95:8 - 2,375\)  

B. \((31 - 15:4) \times 0,75 - 6,45\)

Đáp án

A. \(4,5 + 95:8 - 2,375\)  

Phương pháp giải :

- Để biết \(14\) là giá trị của biểu thức nào, ta tính giá trị của các biểu thức.

-  Nếu trong biểu thức có chứa dấu ngoặc, các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta tính trong ngoặc trước rồi tính đến phép nhân, chia sau đó tính đến phép cộng, trừ.

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\begin{array}{l}+) \;4,5 + 95:8 - 2,375 \\ = 4,5 + 11,875 - 2,375 \\ = 16,375 - 2,375 \\ = 14 \end{array}\)

\(\begin{array}{l}+) \;(31 - 15:4) \times 0,75 - 6,45\\ = (31 - 3,75) \times 0,75 - 6,45\\  = 27,25 \times 0,75 - 6,45\\ = 20,4375 - 6,45\\ = 13,9875\end{array}\)

Vậy biểu thức \(4,5 + 95:8 - 2,375\) có giá trị là \(14\).

Câu 10 :

Có \(8\) mảnh vải như nhau dài tất cả \(95m\). Hỏi \(5\) mảnh vải như thế dài tất cả bao nhiêu mét?

A. \(11,875m\)

B. \(16,875m\)

C. \(35,625m\)

D. \(59,375m\)

Đáp án

D. \(59,375m\)

Phương pháp giải :

Xác định dạng bài toán rút về đơn vị.

- Tính độ dài \(1\) mảnh vải ta lấy độ dài của \(8\) mảnh vải chia cho \(8\).

- Tính độ dài \(5\) mảnh vải ta lấy độ dài của \(1\) mảnh vải chia cho \(5\).

Lời giải chi tiết :

\(1\)  mảnh vải dài số mét là:

            \(95:8 = 11,875(m)\)

\(5\) mảnh vải như thế dài số mét là:

            \(11,875 \times 5 = 59,375(m)\)

                                    Đáp số: \(59,375m\).

Câu 11 :

Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài là \(33m\), chiều rộng bằng \(\dfrac{3}{5}\) chiều dài. Diện tích mảnh vườn đó là:

A. \(52,8{m^2}\)

B. \(105,6{m^2}\)

C. \(653,4{m^2}\)

D. \(1815{m^2}\)

Đáp án

C. \(653,4{m^2}\)

Phương pháp giải :

- Tính chiều rộng mảnh vườn ta lấy chiều dài mảnh vườn nhân với \(\dfrac{3}{5}\).

- Tính diện tích mảnh vườn theo công thức: Diện tích = chiều dài × chiều rộng.

Lời giải chi tiết :

Chiều rộng mảnh vườn đó là:

            \(33 \times \dfrac{3}{5} = \dfrac{{99}}{5} = 19,8(m)\)

Diện tích mảnh vườn đó là:

            \(33 \times 19,8 = 653,4\left( {{m^2}} \right)\)

                        Đáp số: \(653,4{m^2}\).

Câu 12 :

Trong \(3\) giờ xe máy đi được \(102km\). Trong \(4\) giờ ô tô đi được \(210km\). 


Vậy mỗi giờ ô tô đi nhiều hơn xe máy 

\(km\).

Đáp án

Trong \(3\) giờ xe máy đi được \(102km\). Trong \(4\) giờ ô tô đi được \(210km\). 


Vậy mỗi giờ ô tô đi nhiều hơn xe máy 

\(km\).

Phương pháp giải :

- Tìm số ki-lô-mét xe máy đi được trong một giờ ta lấy số ki-lô-mét xe máy đi được trong \(3\) giờ chia cho \(3\).

- Tìm số ki-lô-mét ô tô đi được trong một giờ ta lấy số ki-lô-mét ô tô đi được trong \(4\) giờ chia cho \(4\).

- Tìm số ki-lô-mét ô tô đi nhiều hơn xe máy trong một giờ ta lấy số ki-lô-mét ô tô đi được trong một giờ trừ đi số ki-lô-mét xe máy đi được trong một giờ.

Lời giải chi tiết :

Trong \(1\) giờ xe máy đi được số ki-lô-mét là:

                    \(102:3 = 34(km)\)

Trong \(1\) giờ ô tô đi được số ki-lô-mét là:

                    \(210:4 = 52,5(km)\)

Mỗi giờ ô tô đi nhiều hơn xe máy số ki-lô-mét là:

                    \(52,5 - 34 = 18,5(km)\)

                                             Đáp số: \(18,5km\).

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(18,5\).

Câu 13 :

Kéo thả dấu thích hợp vào ô trống:

\( + \)
\( - \)
\(\times\)
\(:\)
\(513:36\)   ..... \(10 = 142,5\)
Đáp án
\( + \)
\( - \)
\(\times\)
\(:\)
\(513:36\)  
\(\times\)
\(10 = 142,5\)
Phương pháp giải :

Tính kết quả của phép tính \(513:36\) sau đó so sánh với kết quả để tìm dấu phù hợp.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(513:36 = 14,25\)

Ta thấy số \(142,5\) có dấu phẩy dịch chuyển sang bên phải môt hàng so với số \(14,25\). Số \(14,25\) nhân với 10 thì được số \(142,5\).

Vậy dấu thích hợp điền vào ô trống là \( \times \).

Câu 14 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Trong rổ có tất cả \(27kg\) xoài. Mẹ đem số xoài đó chia đều vào \(5\) túi. Mẹ đem biếu bà \(2\) túi. 


Vậy sau khi biếu bà, mẹ còn lại 

\(kg\) xoài.

Đáp án

Trong rổ có tất cả \(27kg\) xoài. Mẹ đem số xoài đó chia đều vào \(5\) túi. Mẹ đem biếu bà \(2\) túi. 


Vậy sau khi biếu bà, mẹ còn lại 

\(kg\) xoài.

Phương pháp giải :

Xác định bài toán rút về đơn vị.

Cách 1:

- Tính \(1\)  túi có bao nhiêu ki-lô-gam xoài ta lấy tất cả số ki-lô-gam xoài đó chia cho \(5\). 

- Tính số ki-lô-gam xoài mẹ biểu bà ta lấy khối lượng của \(1\)  túi xoài nhân với \(2\).

- Tính số xoài còn lại ta lấy tổng số xoài trừ đi số xoài mẹ đã biếu bà.

Cách 2:

- Tính \(1\)  túi có bao nhiêu ki-lô-gam xoài ta lấy tất cả số ki-lô-gam xoài đó chia cho \(5\). 

- Tính số túi xoài còn lại sau khi biếu bà ta lấy số túi xoài ban đầu trừ đi số túi xoài đem biếu bà.

- Tính số ki-lô-gam xoài còn lại ta lấy khối lượng của \(1\)  túi xoài nhân với số túi xoài còn lại.

Lời giải chi tiết :

Cách 1:

\(1\) túi có số ki-lô-gam xoài là:

            \(27:5 = 5,4\;(kg)\)

Mẹ biếu bà số ki-lô-gam xoài là:

            \(5,4 \times 10,8\;(kg)\)

Sau khi biếu bà, mẹ còn lại số ki-lô-gam xoài là:

            \(27 - 10,8 = 16,2(kg)\)

Cách 2:

\(1\) túi có số ki-lô-gam xoài là:

            \(27:5 = 5,4\;(kg)\)

Sau khi biếu bà, mẹ còn lại số túi xoài là:

            \(5 - 2 = 3\) (túi)

Sau khi biếu bà, mẹ còn lại số ki-lô-gam xoài là:

            \(5,4 \times 3 = 16,2\;(kg)\)

                                    Đáp số: \(16,2kg\).

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(16,2\).

close