Trắc nghiệm: Ôn tập về số tự nhiên Toán 5

Đề bài

Câu 1 :

Số \(248503\) được đọc là:

A. Hai bốn tám nghìn năm linh ba

B. Hai trăm bốn mươi tám nghìn năm trăm linh ba

C. Hai triệu bốn mươi tám nghìn năm trăm linh ba

D. Hai mươi bốn triệu tám nghìn năm trăm linh ba

Câu 2 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Số “ba mươi sáu nghìn bảy trăm tám mươi hai” được viết là

Câu 3 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Giá trị của chữ số \(5\) trong số \(45009\) là

Câu 4 :

Giá trị của chữ số \(8\) trong số \(71806\) là \(8000\). Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 5 :

Cho dãy số như sau:

            \(1998\,;\,\,1999\,;\,\,...\,.\)

Số thích hợp điền vào chỗ chấm để có ba số tự nhiên liên tiếp là:

A. \(2000\)

B. \(2001\)

C. \(2002\)

D. \(2003\)

Câu 6 :

Điền số thích hợp vào ô trống để được ba số chẵn liên tiếp:

\(;\,\,\,998;\,\,\,1000\)

Câu 7 :

Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm:

\(1000\,\,...\,\,987\)

A. \( = \)

B. \( < \)

C. \( > \)

Câu 8 :

Điền dấu (\(>;\,<;\, =\)) thích hợp vào ô trống:

\(67800\)  

  \(678 \times 100\)

Câu 9 :

Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:  \(2467;\,\,\,\,7642;\,\,\,6247;\,\,\,4276\).

A. \(2467;\,\,\,\,6247;\,\,\,4276\,;\,\,\,7642\)

B. \(\,7642;\,\,\,6247;\,\,\,4276;\,\,\,2467\)

C. \(2467;\,\,\,4276\,;\,\,\,7642;\,\,\,6247\)

D. \(2467;\,\,\,4276;\,\,\,6247;\,\,\,7642\)

Câu 10 :

Cho các số sau: \(45687\,;\,\,87465\,;\,\,56874\,;\,87456\).

Số lớn nhất trong các số đã cho là:

A. \(45687\)

B. \(87465\)  

C. \(56874\)

D. \(87456\)

Câu 11 :

Cho số  \(\overline {2a7} \) . Để được số chia hết cho \(9\) thì \(a\) có giá trị là:

A. \(0\)

B. \(6\)

C. \(9\)

D. \(0\,;\,\,9\)

Câu 12 :

Chọn đáp án đúng nhất:

Cho số  \(\overline {81x} \) . Tìm chữ số \(x\) để được số chia hết cho cả \(3\) và \(5\) là:

A. \(0\)

B. \(3\)

C. \(5\)

D. \(0;\,\,5\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Số \(248503\) được đọc là:

A. Hai bốn tám nghìn năm linh ba

B. Hai trăm bốn mươi tám nghìn năm trăm linh ba

C. Hai triệu bốn mươi tám nghìn năm trăm linh ba

D. Hai mươi bốn triệu tám nghìn năm trăm linh ba

Đáp án

B. Hai trăm bốn mươi tám nghìn năm trăm linh ba

Phương pháp giải :

Để đọc đúng số tự nhiên, học sinh phải nắm được cách đọc số:

- Tách số thành các lớp, mỗi lớp 3 hàng theo thứ tự từ phải sang trái.

- Đọc số dựa vào cách đọc số có ba chữ số kết hợp với đọc tên lớp đó (trừ lớp đơn vị).

Lời giải chi tiết :

Số \(248503\) được đọc là hai trăm bốn mươi tám nghìn năm trăm linh ba.

Câu 2 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Số “ba mươi sáu nghìn bảy trăm tám mươi hai” được viết là

Đáp án

Số “ba mươi sáu nghìn bảy trăm tám mươi hai” được viết là

Phương pháp giải :

 - Xác định các lớp (chữ chỉ tên lớp).

- Xác định số thuộc lớp đó (nhóm chữ bên trái tên lớp).

Lời giải chi tiết :

Số “ba mươi sáu nghìn bảy trăm tám mươi hai” được viết là \(36782\).

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(36782\).

Câu 3 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Giá trị của chữ số \(5\) trong số \(45009\) là

Đáp án

Giá trị của chữ số \(5\) trong số \(45009\) là

Phương pháp giải :

Xác định vị trí của chữ số \(5\) trong số \(45009\) sau đó xác định giá trị tương ứng với vị trí của chữ số đó trong số đã cho.

Lời giải chi tiết :

Chữ số \(5\) ở vị trí hàng nghìn, do đó giá trị của chữ số \(5\) trong số \(45009\) là \(5000\).

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(5000\).

Câu 4 :

Giá trị của chữ số \(8\) trong số \(71806\) là \(8000\). Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án

A. Đúng

B. Sai

Phương pháp giải :

Xác định vị trí của chữ số \(8\) trong số \(71806\) sau đó xác định giá trị tương ứng với vị trí của chữ số đó trong số đã cho.

Lời giải chi tiết :

Chữ số \(8\) ở vị trí hàng trăm, do đó giá trị của chữ số \(8\) trong số \(71806\) là \(800\).

Vậy khẳng định giá trị của chữ số \(8\) trong số \(71806\) là \(8000\) là sai.

Câu 5 :

Cho dãy số như sau:

            \(1998\,;\,\,1999\,;\,\,...\,.\)

Số thích hợp điền vào chỗ chấm để có ba số tự nhiên liên tiếp là:

A. \(2000\)

B. \(2001\)

C. \(2002\)

D. \(2003\)

Đáp án

A. \(2000\)

Phương pháp giải :

-  Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau \(1\) đơn vị.

- Số đứng sau lớn hơn số đứng trước.

Lời giải chi tiết :

Số liền sau của số \(1999\) là số \(2000\).

Vậy số thích hợp điền vào chỗ chấm để có ba số tự nhiên liên tiếp là \(2000\).

Câu 6 :

Điền số thích hợp vào ô trống để được ba số chẵn liên tiếp:

\(;\,\,\,998;\,\,\,1000\)

Đáp án

\(;\,\,\,998;\,\,\,1000\)

Phương pháp giải :

- Hai số chẵn liên tiếp hơn kém nhau \(2\) đơn vị.

- Số đứng sau lớn hơn số đứng trước.

Lời giải chi tiết :

Hai số chẵn liên tiếp hơn kém nhau \(2\) đơn vị.

Do đó, số chẵn liền trước số \(998\) là:

              \(998 - 2 = 996\)

Vây số thích hợp điền vào chỗ chấm để có ba số chẵn liên tiếp là \(996\).

Câu 7 :

Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm:

\(1000\,\,...\,\,987\)

A. \( = \)

B. \( < \)

C. \( > \)

Đáp án

C. \( > \)

Phương pháp giải :

Trong hai số tự nhiên:

- Số nào có nhiều chữ số hơn số kia thì lớn hơn. Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.

- Nếu hai số có chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải.

- Nếu hai số có tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.

Lời giải chi tiết :

Ta có: số \(1000\) có \(4\) chữ số, số \(987\) có \(3\) chữ số.

Mà trong hai số tự nhiên, số nào có nhiều chữ số hơn số kia thì lớn hơn.

Do đó: \(1000\,> \,987\) .

Vậy dấu thích hợp điền vào chỗ chấm là \( > \).

Chọn C

Câu 8 :

Điền dấu (\(>;\,<;\, =\)) thích hợp vào ô trống:

\(67800\)  

  \(678 \times 100\)

Đáp án

\(67800\)  

  \(678 \times 100\)

Phương pháp giải :

Tính giá trị vế phải rồi so sánh kết quả hai vế với nhau.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(678 \times 100 = 67800\)

Mà \(67800 = 67800\)

Do đó \(678 = 678 \times 100\)

Vậy dấu thích hợp điền vào ô trống là \( = \).

Câu 9 :

Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:  \(2467;\,\,\,\,7642;\,\,\,6247;\,\,\,4276\).

A. \(2467;\,\,\,\,6247;\,\,\,4276\,;\,\,\,7642\)

B. \(\,7642;\,\,\,6247;\,\,\,4276;\,\,\,2467\)

C. \(2467;\,\,\,4276\,;\,\,\,7642;\,\,\,6247\)

D. \(2467;\,\,\,4276;\,\,\,6247;\,\,\,7642\)

Đáp án

D. \(2467;\,\,\,4276;\,\,\,6247;\,\,\,7642\)

Phương pháp giải :

So sánh các số rồi sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.

Lời giải chi tiết :

Ta có các số \(2467;\,\,\,\,7642;\,\,\,6247;\,\,\,4276\) đều có bốn chữ số. Ở hàng phần nghìn ta có \(2 < 4 < 6 < 7\).

Do dó: \(2467 < \,\,\,4276 < \,\,\,6247 < 7642\)

Vậy dãy các số được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là \(2467;\,\,\,4276;\,\,\,\,6247;\,\,7642\).

Câu 10 :

Cho các số sau: \(45687\,;\,\,87465\,;\,\,56874\,;\,87456\).

Số lớn nhất trong các số đã cho là:

A. \(45687\)

B. \(87465\)  

C. \(56874\)

D. \(87456\)

Đáp án

B. \(87465\)  

Phương pháp giải :

So sánh các số đã cho rồi tìm số lớn nhất trong các số đó.

Lời giải chi tiết :

Ta có các số \(45687;\,\,87465;\,\,56874;\,\,\,87456\) đều có năm chữ số.

Ở hàng phần chục nghìn ta có \(4 < 5 < 8\) nên hai số \(\,87465\,;\,\,87456\) lớn hơn hai số còn lại.

Xét hai số \(\,87465;\,\,\,87456\) ta có chữ số ở hàng phần chục nghìn cùng là \(8\), chữ số ở hàng phần nghìn cùng là \(7\), chữ số ở hàng phần trăm cùng là \(4\), ở hàng phần trăm chục có \(6 > 5\).

Do đó: \(87456 < 87465\).

Vậy ta có \(45687 \, <\,56874 \,< \,87456\, < \,87465\).

Số lớn nhất trong các số đã cho là \(\,87465\).

Câu 11 :

Cho số  \(\overline {2a7} \) . Để được số chia hết cho \(9\) thì \(a\) có giá trị là:

A. \(0\)

B. \(6\)

C. \(9\)

D. \(0\,;\,\,9\)

Đáp án

D. \(0\,;\,\,9\)

Phương pháp giải :

Áp dụng dấu hiệu chia hết cho \(9\): các số có tổng các chữ số chia hết cho \(9\) thì chia hết cho \(9\).

Lời giải chi tiết :

Để số  \(\overline {2a7} \) chia hết cho \(9\) thì \((2 + a + 7)\) chia hết cho \(9\), hay \(9 + a\) chia hết cho \(9\).

Do đó, \(a = 0\) hoặc \(a = 9\).

Vậy để số \(\overline {2a7} \) chia hết cho \(9\) thì \(a = 0\,;\,\,9\).

Câu 12 :

Chọn đáp án đúng nhất:

Cho số  \(\overline {81x} \) . Tìm chữ số \(x\) để được số chia hết cho cả \(3\) và \(5\) là:

A. \(0\)

B. \(3\)

C. \(5\)

D. \(0;\,\,5\)

Đáp án

A. \(0\)

Phương pháp giải :

- Áp dụng dấu hiệu chia hết cho \(5\): các số có chữ số tận cùng là \(0;\,\,5\) thì chia hết cho \(5\).

- Áp dụng dấu hiệu chia hết cho \(3\): các số có tổng các chữ số chia hết cho \(3\) thì chia hết cho \(3\).

Lời giải chi tiết :

Để số \(\overline {81x} \) chia hết cho \(5\) thì \(x = 0\) hoặc \(x = 5\).

Với \(x = 0\) ta có số \(810\). Số \(810\) có tổng các chữ số là \(8 + 1 + 0 = 9\).

Mà \(9\) chia hết cho \(3\). Do đó số \(810\) chia hết cho \(3\).

Với \(x = 5\) ta có số \(815\). Số \(815\) có tổng các chữ số là \(8 + 1 + 5 = 14\).

Mà \(14\) không chia hết cho \(3\). Do đó số \(815\) không chia hết cho \(3\).

Vậy để số \(\overline {81x} \) chia hết cho cả \(3\) và \(5\) thì \(x = 0\).

close