Trắc nghiệm: Chia một số tự nhiên cho một số thập phân Toán 5Đề bài
Câu 1 :
Muốn chia một số tự nhiên cho \(0,1;\,\,0,01;\,\,0,001;...\) ta chỉ việc thêm vào bên phải của số tự nhiên đó một, hai, ba, … chữ số \(0\). Đúng hay sai? Đúng Sai
Câu 2 :
Điền số thích hợp vào ô trống: \(9:1,5 = \)
Câu 3 :
Tính: \(18:0,24\) A. \(0,75\) B. \(7,5\) C. \(75\) D. \(750\)
Câu 4 :
Điền số thích hợp vào ô trống: Tính nhẩm: \(36 : 0,01 = \)
Câu 5 :
Điền số thích hợp vào ô trống: Biết \(x\,\, \times \,(5 - 3,6 \times 0,5) = 80\). Vậy \(x = \)
Câu 6 :
Điền số thích hợp vào ô trống: Cho \(A = 56:1,6\) và \(B = 12:1,5\). Vậy giá trị của biểu thức \((A + B):0,01\) là
Câu 7 :
Tìm \(y\) biết : \(45:y = 2,5\). A. \(y = 18\) B. \(y = 42,5\) C. \(y = 47,5\) D. \(y = 112,5\)
Câu 8 :
Phép chia nào sau đây có thương nhỏ nhất? A. \(27:0,25\) B. \(63:1,8\) C. \(243:4,5\) D. \(90:3,6\)
Câu 9 :
Có một tấm vải dài \(35m\). Người ta đem cắt thành các mảnh vải nhỏ, mỗi mảnh vải dài \(1,25m\). Hỏi người ta cắt được bao nhiêu mảnh vải nhỏ? A. \(26\) mảnh B. \(27\) mảnh C. \(28\) mảnh D. \(29\) mảnh
Câu 10 :
Cân nặng của dê đen là \(65kg\). Cân nặng của dê trắng là \(16,25kg\). Hỏi cân nặng của dê đen gấp mấy lần cân nặng của dê trắng? A. \(3\) lần B. \(3,5\) lần C. \(4\) lần D. \(4,5\) lần
Câu 11 :
Chọn dấu thích hợp điền vào chỗ chấm: \(486: 3,6 \; ...\; 378:2,8\) A. \( > \) B. \( < \) C. \( = \)
Câu 12 :
Ghép nối hai biểu thức có kết quả bằng nhau: $13:0,125$ $6,5 + 15:0,4$ $168:3,5 - 8,8 \times 0,7$ $(10 - 2,4 \times 0,5):0,2$ $123 - (45:1,2 + 436,6:10)$ $23:0,25 + 12$
Câu 13 :
Điền số thích hợp vào ô trống: Một cửa hàng có \(140kg\) mận được chia đều vào các túi nhỏ, mỗi túi có \(2,5kg\) mận. Người ta đã bán được \(\dfrac{5}{8}\) số túi mận đó. Vậy cửa hàng đó còn lại \(kg\) mận. Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Muốn chia một số tự nhiên cho \(0,1;\,\,0,01;\,\,0,001;...\) ta chỉ việc thêm vào bên phải của số tự nhiên đó một, hai, ba, … chữ số \(0\). Đúng hay sai? Đúng Sai Đáp án
Đúng Sai Lời giải chi tiết :
Muốn chia một số tự nhiên cho \(0,1;\,\,0,01;\,\,0,001;...\) ta chỉ việc thêm vào bên phải của số tự nhiên đó một, hai, ba, … chữ số \(0\).
Câu 2 :
Điền số thích hợp vào ô trống: \(9:1,5 = \) Đáp án
\(9:1,5 = \) Phương pháp giải :
Muốn chia một số tự nhiên cho một số thập phân ta làm như sau: - Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì viết thêm vào bên phải số bị chia bấy nhiêu chữ số \(0\). - Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia các số tự nhiên. Lời giải chi tiết :
Đặt tính và thực hiện phép chia như sau: - Phần thập phân của số \(1,5\) có một chữ số. - Viết thêm một chữ số \(0\) vào bên phải số \(9\) được \(90\); bỏ dấu phẩy ở số \(1,5\) được \(15\). - Thực hiện phép chia \(90:15\)
Vậy \(9:1,5 = 6\) Đáp án đúng điền vào ô trống là \(6\).
Câu 3 :
Tính: \(18:0,24\) A. \(0,75\) B. \(7,5\) C. \(75\) D. \(750\) Đáp án
C. \(75\) Phương pháp giải :
Muốn chia một số tự nhiên cho một số thập phân ta làm như sau: - Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì viết thêm vào bên phải số bị chia bấy nhiêu chữ số \(0\). - Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia các số tự nhiên. Lời giải chi tiết :
Đặt tính và thực hiện phép chia ta như sau: - Phần thập phân của số \(0,24\) có một chữ số. - Viết thêm hai chữ số \(0\) vào bên phải số \(18\) được \(1800\); bỏ dấu phẩy ở số \(0,24\) được \(24\). - Thực hiện phép chia \(1800:24\).
Vậy \(18:0,24 = 75\).
Câu 4 :
Điền số thích hợp vào ô trống: Tính nhẩm: \(36 : 0,01 = \) Đáp án
Tính nhẩm: \(36 : 0,01 = \) Phương pháp giải :
Muốn chia một số tự nhiên cho \(0,1\,;\,\,0,01\,;\,\,0,001;...\) ta chỉ việc thêm vào bên phải của số tự nhiên đó một, hai, ba, … chữ số \(0\). Lời giải chi tiết :
Muốn chia một số tự nhiên cho \(0,1\,;\,\,0,01\,;\,\,0,001;...\) ta chỉ việc thêm vào bên phải của số tự nhiên đó một, hai, ba, … chữ số \(0\). Do đó ta có: \(36:0,01 = 3600\). Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(3600\).
Câu 5 :
Điền số thích hợp vào ô trống: Biết \(x\,\, \times \,(5 - 3,6 \times 0,5) = 80\). Vậy \(x = \) Đáp án
Biết \(x\,\, \times \,(5 - 3,6 \times 0,5) = 80\). Vậy \(x = \) Phương pháp giải :
- Thực hiện phép tính trong ngoặc trước: biểu thức có chứa phép nhân và phép trừ nên ta tính phép nhân trước, tính phép cộng sau. - \(x\) ở vị trí thừa số chưa biết nên muốn tìm \(x\) ta lấy tích chia cho thừa số đã biết. Lời giải chi tiết :
Ta có: \(\begin{array}{l}x\,\, \times \,(5 - 3,6 \times 0,5) = 80\\x\, \times \,(5 - 1,8) = 80\\x\, \times \,3,2 = 80\\x = 80:3,2\\x = 25\end{array}\) Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(25\).
Câu 6 :
Điền số thích hợp vào ô trống: Cho \(A = 56:1,6\) và \(B = 12:1,5\). Vậy giá trị của biểu thức \((A + B):0,01\) là Đáp án
Cho \(A = 56:1,6\) và \(B = 12:1,5\). Vậy giá trị của biểu thức \((A + B):0,01\) là Phương pháp giải :
Tìm giá trị của A, và giá trị của B. Sau đó thay các giá trị đó vào biểu thức \((A + B):0,01\) rồi tính giá trị của biểu thức đó. Lời giải chi tiết :
Ta có: \(A = 56:1,6 = 35; \quad \quad \quad B = 12:1,5 = 8\) Thay và vào biểu thức \((A + B):0,01\) ta được: \((A + B):0,01 = (35 + 8):0,01 = 43:0,01 = 4300\) Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(4300\).
Câu 7 :
Tìm \(y\) biết : \(45:y = 2,5\). A. \(y = 18\) B. \(y = 42,5\) C. \(y = 47,5\) D. \(y = 112,5\) Đáp án
A. \(y = 18\) Phương pháp giải :
\(y\) ở vị trí số chia nên muốn tìm \(y\) ta lấy số bị chia chia cho thương. Lời giải chi tiết :
Ta có: \(\begin{array}{l}45:y = 2,5\\y = 45:2,5\\y = 18\end{array}\) Vậy \(y=18\).
Câu 8 :
Phép chia nào sau đây có thương nhỏ nhất? A. \(27:0,25\) B. \(63:1,8\) C. \(243:4,5\) D. \(90:3,6\) Đáp án
D. \(90:3,6\) Phương pháp giải :
Để biết phép chia nào có thương lớn nhất, ta tìm thương của các phép chia, sau đó so sánh các kết quả đó với nhau. Lời giải chi tiết :
Ta có: $\begin{array}{l}27:0,25 = 108 \quad \quad \quad \quad \quad \quad 243:4,5 = 54\\63:1,8 = 35 \quad \quad \quad \quad \quad \quad \quad 90:3,6 = 25\end{array}$ Mà \(25 < 35 < 54 < 108\). Vậy phép tính có thương nhỏ nhất là \(90:3,6\).
Câu 9 :
Có một tấm vải dài \(35m\). Người ta đem cắt thành các mảnh vải nhỏ, mỗi mảnh vải dài \(1,25m\). Hỏi người ta cắt được bao nhiêu mảnh vải nhỏ? A. \(26\) mảnh B. \(27\) mảnh C. \(28\) mảnh D. \(29\) mảnh Đáp án
C. \(28\) mảnh Phương pháp giải :
Muốn biết người ta cắt được bao nhiêu mảnh vải ta lấy chiều dài tấm vải chia cho chiều dài một mảnh vải nhỏ. Lời giải chi tiết :
Người ta cắt được số mảnh vải nhỏ là: \(35:1,25 = 28\) (mảnh vải) Đáp số: \(28\) mảnh vải.
Câu 10 :
Cân nặng của dê đen là \(65kg\). Cân nặng của dê trắng là \(16,25kg\). Hỏi cân nặng của dê đen gấp mấy lần cân nặng của dê trắng? A. \(3\) lần B. \(3,5\) lần C. \(4\) lần D. \(4,5\) lần Đáp án
C. \(4\) lần Phương pháp giải :
- Đây là dạng bài so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. Muốn biết số lớn gấp mấy lần số bé ta lấy số lớn chia cho số bé. - Coi cân nặng của dê đen là số lớn, cân nặng của dê trắng là số bé. Vậy muốn biết dê đen nặng gấp mấy lần dê trắng ta lấy cân nặng của dê đen chia cho cân nặng của dê trắng. Lời giải chi tiết :
Cân nặng của dê đen nặng gấp cân nặng của dê trắng số lần là: \(65:16,25 = 4\) (lần) Đáp số: \( 4\) lần.
Câu 11 :
Chọn dấu thích hợp điền vào chỗ chấm: \(486: 3,6 \; ...\; 378:2,8\) A. \( > \) B. \( < \) C. \( = \) Đáp án
C. \( = \) Phương pháp giải :
Tìm kết quả của hai phép tính rồi so sánh kết quả với nhau. Lời giải chi tiết :
Ta có: \(486:3,6 = 135; \quad \quad \quad 378:2,8 = 135\) Mà \(135 = 135\) Do đó \(486:3,6 = 378:2,8\).
Câu 12 :
Ghép nối hai biểu thức có kết quả bằng nhau: $13:0,125$ $6,5 + 15:0,4$ $168:3,5 - 8,8 \times 0,7$ $(10 - 2,4 \times 0,5):0,2$ $123 - (45:1,2 + 436,6:10)$ $23:0,25 + 12$ Đáp án
$13:0,125$ $23:0,25 + 12$ $6,5 + 15:0,4$ $(10 - 2,4 \times 0,5):0,2$ $168:3,5 - 8,8 \times 0,7$ $123 - (45:1,2 + 436,6:10)$ Phương pháp giải :
- Tính giá trị của từng biểu thức rồi tìm hai biểu thức có cùng kết quả với nhau. - Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau. - Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện phép tính nhân, chia trước; thực hiện phép cộng, trừ sau. Lời giải chi tiết :
Ta có: +) \(13:0,125= 104\) +) \((10 - 2,4 \times 0,5):0,2 = (10 - 1,2):0,2\) \(= 8,8:0,2= 44\) +) \(6,5 + 15:0,4 = 6,5 + 37,5 = 44\) +) \(123 - (45:1,2 + 436,6:10)\) \( = 123 - (37,5 + 43,66)\) \( = 123 - 81,16\) \( = 41,84\) +) \(168:3,5 - 8,8 \times 0,7 = 48 - 6,16 = 41,84\) +) \(23:0,25 + 12= 92 + 12 = 104\) Vậy các phép tính được nối với nhau là: \(13:0,125\) và \(23:0,25 + 12\) ; \(6,5 + 15:0,4\) và \((10 - 2,4 \times 0,5):0,2\) ; \(168:3,5 - 8,8 \times 0,7\) và \(123 - (45:1,2 + 436,6:10)\)
Câu 13 :
Điền số thích hợp vào ô trống: Một cửa hàng có \(140kg\) mận được chia đều vào các túi nhỏ, mỗi túi có \(2,5kg\) mận. Người ta đã bán được \(\dfrac{5}{8}\) số túi mận đó. Vậy cửa hàng đó còn lại \(kg\) mận. Đáp án
Một cửa hàng có \(140kg\) mận được chia đều vào các túi nhỏ, mỗi túi có \(2,5kg\) mận. Người ta đã bán được \(\dfrac{5}{8}\) số túi mận đó. Vậy cửa hàng đó còn lại \(kg\) mận. Phương pháp giải :
- Tìm số túi mận đã được chia đều ta lấy số ki-lô-gam mận đã có chia cho số ki-lô-gam mận của \(1\) túi. - Tìm số túi mận đã bán đi ta lấy số túi mận đã có ban đầu nhân với \(\dfrac{5}{8}\). - Tìm số túi mận còn lại sau khi đã bán ta lấy số túi mận đã có ban đầu trừ đi số túi mận đã bán. - Tìm số ki-lô-gam mận còn lại ta lấy số ki-lô-gam mận của \(1\) túi nhân với số túi mận còn lại. Lời giải chi tiết :
\(140kg\) mận thì chia được vào số túi là: \(140:2,5 = 56\) (túi) Số túi mận đã bán đi là: \(56 \times \dfrac{5}{8} = 35\) (túi) Số túi mận còn lại là: \(56 - 35 = 21\) (túi) Cửa hàng còn lại số ki-lô-gam mận là \(2,5 \times 21 = 52,5\;(kg)\) Đáp số: \(52,5kg\).
|