Viết đoạn văn suy nghĩ về vẻ đẹp tâm hồn người Việt được thể hiện trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình”Tải về“Thương người như thể thương thân” vốn là rường mối đạo đức đã in sâu vào trái tim người Việt. Điều đó được thể hiện rõ nét và đậm đà qua những vần thơ sâu lắng trong “Chuyện cổ nước mình” của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Quảng cáo
“Thương người như thể thương thân” vốn là rường mối đạo đức đã in sâu vào trái tim người Việt. Điều đó được thể hiện rõ nét và đậm đà qua những vần thơ sâu lắng trong “Chuyện cổ nước mình” của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi nhớ trong lòng ta bao truyện cổ, bao hình ảnh, bao nhân vật. Anh trai cày hiền lành được Phật trao cho câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” mà lấy được vợ đẹp con nhà giàu (Truyện “Cây tre trăm đốt”). Người em cần cù, trung hậu được con chim phượng hoàng đền đáp “ăn một quả trà cục vàng” mà trở nên giàu có hạnh phúc; trái lại người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển (Truyện “Cây khế”). Thạch Sanh được Tiên “độ trì” mà trở nên võ nghệ cao cường, có lắm phép thần thông biến hóa, đã giết chết chằn tinh, bắn chết Đại Bàng, có đàn thần để lui giặc, được làm phò mã, rồi được làm vua; trái lại Lý Thông gian tham, độc ác, quỷ quyệt bị sét đánh rồi hóa thành bọ hung... Chuyện cổ nước mình còn hàm chứa những bài học quý báu, đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thật chân thành, phải chăm làm siêng năng, phải có trí tuệ đừng a dua. Tác giả đã lồng ghép thật khéo léo bài học từ những câu chuyện cổ để ca ngợi vẻ đẹp và tấm lòng nhân hậu của con người Việt Nam ta. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|
Cảm ơn bạn đã sử dụng Loigiaihay.com. Đội ngũ giáo viên cần cải thiện điều gì để bạn cho bài viết này 5* vậy?
Vui lòng để lại thông tin để ad có thể liên hệ với em nhé!
Họ và tên:
Email / SĐT:
Copyright © 2021 loigiaihay.com