Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng lớp 6

1. Dàn ý chi tiết a) Mở đoạn: - Giới thiệu về bài thơ Mây và sóng, tác giả là Ta-go. - Cảm nhận chung: Bài thơ Mây và sóng nói về tình yêu mẹ và mơ ước kì diệu của tuổi thơ.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý chi tiết

a) Mở đoạn:

- Giới thiệu về bài thơ Mây và sóng, tác giả là Ta-go.

- Cảm nhận chung: Bài thơ Mây và sóng nói về tình yêu mẹ và mơ ước kì diệu của tuổi thơ.

b) Thân đoạn: Nêu cảm xúc, ấn tượng về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Ấn tượng về câu chuyện được kể và chi tiết miêu tả:

+ Bài thơ có hai lời kể của em bé với hai đoạn đối thoại: giữa em bé với mây, giữa em bé với sóng, đan xen vào lời con thủ thỉ với mẹ hiền…

+ Những cảnh diệu kì đó là mây, trăng, bầu trời, sóng nước và biển cả… vốn là những hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ và thơ mộng. Đó là thiên nhiên với hình ảnh, âm thanh….muôn màu muôn sắc và lung linh, kì ảo.

+ Em bé từ chối lời rủ rê của mây, em ở nhà và bày ra trò chơi làm mây với mẹ (mẹ làm mặt trăng). Em bé cũng từ chối lời rủ rê của sóng, em ở nhà và bày ra trò chơi làm sóng với mẹ (mẹ làm mặt biển).

-Ý nghĩa của các chi tiết kể và tả: Những trò chơi do em bé nghĩ ra là những trò chơi tuyệt diệu để hòa hợp tình yêu thiên nhiên với tình yêu mẫu tử.

- Làm rõ nghệ thuật kể chuyện, miêu tả và đánh giá tác dụng của nghệ thuật đó:

+ Nghệ thuât điêu luyện: bở tác giả đã sử dụng những hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và gửi gắm và đó những ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Tác giả thành công trong việc sử dụng thủ pháp trùng điệp và những ẩn dụ, liên tưởng, so sánh, thú vị.

+ Nhân hóa mây và sóng thành con người, tác giả có dụng ý nói lên sự hòa hợp, gắn bó giữa thiên nhiên với con người.

c) Kết đoạn: Đánh giá khái quát điều em tâm đắc qua bài thơ

“Mây và sóng” là một bài thơ hay, thể hiện được tình yêu mến thiên nhiên, những ước mơ bay bổng của tuổi thơ và đặc biệt là tình cảm mrj con đằm thắm.

Bài siêu ngắn Mẫu 1

“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Bài siêu ngắn Mẫu 2

Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã giúp tôi cảm nhận được tình mẫu tử thật đẹp đẽ. Đứa trẻ trong bài đã kể cho mẹ về cuộc trò chuyện của mình với người trên mây và trong sóng. Giọng điệu hồn nhiên, ngây thơ giúp bài thơ thêm hấp dẫn, thú vị. Thế giới của người “trên mây” và “trong sóng” hiện lên lung linh, huyền diệu. Và với sự hiếu kì của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Những câu hỏi giúp người đọc thấy được mong muốn, khao khát được khám phá thế giới của trẻ thơ. Nhưng câu trả lời của người “trên mây” và “trong sóng” lại khiến em bé nhớ băn khoăn. Em nghĩ về mẹ vẫn đang ở nhà chờ đợi, nên đã từ chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Và một điều thú vị đã xảy ra, em đã sáng tạo ra một trò chơi có thể chơi cùng mẹ. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những hình ảnh mang tính biểu tượng, giúp ta hiểu hơn về tình cảm mẫu tử sâu sắc. Có thể thấy rằng, “Mây và sóng” là một bài thơ đặc biệt, thú vị và giàu ý nghĩa nhân văn đẹp đẽ.

Bài siêu ngắn Mẫu 3

Mây và sóng và một tác phẩm rất đặc biệt, tạo nên những dấu ấn khó phai trong lòng em. Tác phẩm là lời của một bạn nhỏ với những nét ngây thơ và trẻ con. Đứng trước lời mời gọi hết sức hấp dẫn của người bạn trên mây và trong sóng, bạn nhỏ đã rất kiên quyết từ chối. Chà, dù đó là những cuộc chơi đầy thú vị, rong ruổi đến những miền đất lạ, suốt cả ngày dài. Nhưng dù có hấp dẫn đến đâu, thì việc phải rời xa mẹ cũng khiến mọi cuộc chơi trở nên kém hấp dẫn. Bạn nhỏ ấy đã quyết định về với mẹ thân yêu, để được chơi những trò chơi mới với mẹ. Tuy trò chơi ấy thật bình thường, đơn giản, nhưng được ở cùng mẹ, được sà vào lòng mẹ thì niềm vui sẽ tự nhiên được tăng lên gấp bội. Đó chính là tình cảm mẫu tử thiêng liêng mà không có bất kì thứ gì trên thế giới này có thể che lấp được. Tình cảm ấy khiến em rất xúc động và càng thêm yêu thích bài thơ Mây và sóng này.

Bài siêu ngắn Mẫu 4

Bài thơ Mây và sóng của nhà thơ Ta-go là một tác phẩm thơ chứa đựng các yếu tố tự sự và miêu tả. Qua lời kể ngô nghê, đáng yêu của cậu bé về những người trên mây, trong sóng mà mình gặp, em dễ dàng cảm nhận được tình yêu thương mẹ sâu đậm của cậu. Cái cuộc sống mà người trên mây, trong sóng rủ rê cậu bé đến chơi thật là hấp dẫn. Đó là những ngày chẳng cần học tập hay làm gì cả, chỉ cần rong chơi khắp chốn mà thôi. Bất kì đứa trẻ nào cũng xiêu lòng trước lời mời hấp dẫn đó cả. Cậu bé trong bài thơ cũng thế. Nhưng khi biết được để đến đó, cậu phải rời xa mẹ, thì cậu liền từ chối. Cậu sẽ trở về nhà cùng mẹ và chơi những trò chơi giản đơn nhưng ấm áp tình thương với mẹ yêu quý của mình. Hình ảnh cậu bé lăn ôm chầm lấy mẹ, lăn tròn vào lòng mẹ rồi cười vang khiến người đọc cũng cảm nhận được sự vui sướng khi được ở cạnh mẹ của cậu. Đó chính là những cung bậc tình cảm của tình mẫu tử thiêng liêng, điều mà chẳng trò chơi hay cuộc rong ruổi nào ngoài xa kia có thể thay thế được.

Bài tham khảo Mẫu 1

Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử. Với hình thức là một bài thơ, nhưng giàu tính tự sự giúp cho bài thơ giống như một câu chuyện kể. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Sau khi nghe câu trả lời, em bé chợt nhớ đến mẹ vẫn đang đợi mình ở nhà và từ chối: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở vào lòng. Tóm lại, bài thơ đã mang lại những cảm xúc thật đẹp đẽ cho người đọc.

Bài tham khảo Mẫu 2

Bài thơ “Mây và sóng” là một tác phẩm đặc sắc của Ta-go. Được viết dưới hình thức của một bài thơ, nhưng “Mây và sóng” lại giống như một câu chuyện kể. Tác giả đã sử dụng kết hợp cùng với các yếu tố tự sự và miêu tả để giúp tác phẩm của mình trở nên hấp dẫn, sinh động hơn. Nhân vật trữ tình trong bài là em bé đang kể lại cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện của mình với người “trên mây” và “trong sóng”. Lời kể của em bé thật hồn nhiên, ngây thơ: “Mẹ ơi, trên mây có người gọi con”, “Trong sóng có người gọi con”. Và rồi, Ta-go đã khắc họa t hế giới của những người “trên mây” và “trong sóng” hiện lên rất tuyệt vời, giống như niềm mơ ước của trẻ em. Nơi đó có “bình minh vàng”, “ánh trăng bạc”. Ở đó, trẻ em sẽ được dạo chơi từ lúc thức dậy cho đến lúc hoàng hôn, được khám phá những điều kỳ thú trên bầu trời, hay dưới mặt biển. Chính điều đó đã khơi gợi sự tò mò đối với em bé, khiến em đặt ra câu hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Những câu hỏi đã cho thấy khao khát được chinh phục, khám phá thế giới của nhân vật này. Đáp lại là câu trả lời của người “trên mây” và “trong sóng”: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”; “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”. Dù còn hồn nhiên, ham chơi nhưng khi nghe vậy, em bé đã kiên quyết từ chối: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Và rồi, chính em bé đã nghĩ ra một trò chơi thật kì diệu có thể thực hiện cùng với mẹ. Dù ở bất cứ nơi đâu, em bé vẫn muốn ở cùng với mẹ. Bài thơ được viết theo kiểu thơ tự sự, không bị ràng buộc bởi luật thơ, cách gieo vần. Âm điệu nhịp nhàng, hình ảnh giàu tính biểu tượng, ngôn ngữ cô động đã góp phần khiến cho bài thơ giàu cảm xúc hơn. Có thể khẳng định rằng, “Mây và sóng” giúp người đọc cảm nhận được tình cảm mẫu tử chân thành, giản dị mà đẹp đẽ đến chừng nào.

Bài tham khảo Mẫu 3

“Mây và sóng” là một trong những bài thơ tiêu biểu của nhà thơ nổi tiếng người Ấn Độ- nhà tho R.Ta-go. Bài thơ Mây và sóng nói về tình yêu mẹ và mơ ước kì diệu của tuổi thơ, qua đó ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Bài thơ có hai lời kể của em bé với hai đoạn đối thoại: giữa em bé với mây, giữa em bé với sóng, đan xen vào lời thủ thỉ với mẹ hiền. Qua mỗi lời kể, mỗi lời mời gọi em bé cùng đi chơi của những người trên mây và những người trong sóng là một cảnh sắc diệu kì hiện ra trước mắt người đọc: đó là mây, trăng, bầu trời, sóng nước và biển cả… vốn là những hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ và thơ mộng. Đó là thiên nhiên với hình ảnh, âm thanh… muôn màu muôn sắc và lung linh, kì ảo. Vậy nhưng em bé từ chối lời rủ rê của em, em ở nhà bày trò chơi làm mây với mẹ (mẹ làm mặt trăng). Và em bé cũng từ chối lời rủ rê của sóng, em ở nhà và bày ra làm trò chơi làm sóng với mẹ (mẹ làm mặt biển). Nhân hóa mây và sóng thành con người, tác giả có dụng ý nói lên sự hòa hợp, gắn bó giữa thiên nhiên với con người. Những trò chơi do em bé nghĩ ra là những trò chơi tuyệt diệu để hòa hợp tình yêu thiên nhiên với tình yêu mẫu tử. Bên cạnh đó, bài thơ còn có giá trị nghệ thuật điêu luyện bởi tác giả đã sử dụng  những hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và gửi gắm vào đó những ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Đồng thời, nhà thơ cũng rất thành công trong việc sử dụng thủ pháp trùng điệp và những ẩn dụ, liên tưởng, so sánh thú vị. Có thể nói, bài thơ “Mây và sóng” là một bài thơ hay, thể hiện được tình cảm yêu mến thiên nhiên, , những ước mơ bay bổng của tuổi thơ và đặc biệt là tình mẹ con đằm thắm, ấm áp và chứa chan hạnh phúc. “Mây và sóng” thật xứng đáng là một bài thơ để người đọc  thưởng thức và suy ngấm.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close