Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến: Một vùng hương quế Trà Bồng lớp 6

Người ta bảo: “Chưa đến Trà Niu, coi như chưa đến Trà Bồng”. Nhiều người đến Trà Bồng nhưng không dám lôn Trà Niu vì ngại đường xa gối mỏi.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Quảng cáo

Người ta bảo: “Chưa đến Trà Niu, coi như chưa đến Trà Bồng”. Nhiều người đến Trà Bồng nhưng không dám lôn Trà Niu vì ngại đường xa gối mỏi. Tôi đi Trà Bồng để xem quế, xem người trồng quế, lẽ nào sợ một ngày cuốc bộ mà tôi không tới Trà Niu!

Con đường đá gập ghềnh, lọt giữa hai bờ lau cao vút. Đôi lúc mới bắt gặp một vài nền nhà cũ, loáng thoáng những cây quế của đồng bào trồng đã cao. Những cây quế đứng lẻ tẻ trong nắng trưa, lá cụp xuống có dáng buồn buồn.

Không gian thoảng thơm mùi lá quế… Cả bầu trời Trà Bồng được ướp trong hương quế ngọt ngào.

Dốc Đoóc cao, vòng vèo. Trà Sơn là cái chân của nó. Đứng trên dốc Đoóc nhìn xuống mái lá Trà Sơn thấp thoáng giữa màu xanh non tơ của bạch đàn, gợi như cảnh Sa Pa, Tam Đảo.

Dừng nghỉ bên bờ suối Cà Tinh để đôi chân lại chuẩn bị vượt dốc. Mùa này, suối không rộng. Nước trong veo. Vục mặt xuống làn nước, hơi mát thấm lạnh đến nổi da gà. Con suối từ trên sườn núi ào ào đổ trườn qua đường, lao thẳng xuống vực. Đàn bướm trắng chấp chới lượn trên những khóm hoa nở vàng hai bên đường.

Cây rau xanh mọc lẫn cùng lau lách, thân gỗ, lá mềm, to hơn lá xoài tợ. Ai chăm sóc, phát rừng cho quế mọc, gặp rau xanh thì hái. Khi về mỗi người phải có một bó rau góp cho bữa ăn. Buổi chiều, tôi và Xuân cùng đi hái rau xanh với cô cấp dưỡng có cái tên thật đẹp: cô Tiên. Tiện thể, cũng xem chăm sóc quế nữa. Tiên có nước da xanh tái vì sốt rét, tóc đã rụng thưa. Bởi yêu quế mà Tiên chịu thiệt thòi như vậy.

Bát ngát vùng đồi, nhiều cây thân gỗ còn đứng, nom xa, tôi cứ ngỡ là quế. Nhưng không chắc. Đấy là cây đoác, cây bấc, cây ràng ràng đứng làm ô. Quế lớn lên trong bóng mát những cây này, như đứa em út giữa các anh các chị. Khi quế con vượt lên, đủ sức đương đầu với nắng gió, cây ràng, cây đoác tự nguyện chết đi, nhường đất rừng cho quế.

Tôi tìm mãi mới thấy quế. Chao ôi! nó mới hiếm hoi, bé bỏng làm sao! Những cây quế ba bốn lá, thân nhỏ như que tăm, cao chưa đầy một gang tay nép bên gốc lau to xù vừa bị ngã. Ôi quế! Sao mà em yếu ớt mảnh mai? Em lớn lên bằng cách nào giữa muôn trùng cỏ dại để mai sau ướp cả vòm trời bát ngát mùi hương? Có phải đôi tay trần đánh ngã lau lách kia đã tưới cho em bằng mồ hôi và cả bằng máu đang rỉ ra từ vết thương lá cắt?

Người trồng quế phải chịu nhiều hi sinh, như bà mẹ nuôi con vậy. Cây quế khó trồng, dễ chết. Từ lúc chọn hạt, ươm mầm đã lắm công phu.

Vào cữ tháng năm, tháng sáu quế trổ hoa. Tháng chín tháng mười quả chín. Quả quế giống quả bời lời, hạt thuôn hạt lạc, Hạt có hai lớp vỏ, nhiều chất dầu. Vì thế, hạt quế cất giữ rất khó và là món ăn rất ưa thích của gù ghì, chào mào, sóc, chuột… Mùa thu hết, người ta đến những nơi nào chim đậu nhiều bới phân ra lượm hạt.

Quế mọc khoảng mười năm mới cho khai thác. Nơi đất tốt và chăm sóc chu đáo cũng bảy, tám năm. Những khoảng thời gian ấy, phải tốn biết bao mồ hôi, công sức của người trồng….. Chúng tôi đi tha thẩn trong rừng quế, ngắm đồi, ngắm núi, ngắm mây để tâm hồn mình đắm mãi trong hương quế. Mai mốt tôi về, hương quế Trà Bồng, Trà Niu vẫn cứ còn thơm ngát. Và những gương mặt như những bàn tay trồng xanh rừng quê tôi gặp, lại lấp lánh ngời lên…

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close