Viết đoạn văn nêu cảm nhận về cốmNhắc đến Hà Nội hẳn người ta sẽ nghĩ ngay đến cốm - một món ăn mang đậm nét văn hóa của người Hà Thành nói riêng và người Việt nói chung Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý 1. Mở bài: Giới thiệu về cốm – món quà quê giản dị, đặc trưng của mùa thu, thể hiện nét đẹp văn hóa và tâm hồn Việt Nam. 2. Thân bài: - Nguồn gốc và quy trình làm cốm: + Cốm được làm từ lúa nếp non, cần quá trình chăm sóc kỹ lưỡng. + Những bước công phu để tạo ra hạt cốm dẻo, thơm: thu hoạch lúa non, giã, sàng cho đều tay. - Hương vị và cảm giác khi thưởng thức cốm: + Hạt cốm xanh mướt, thơm nhẹ, khi ăn có vị ngọt bùi của lúa nếp. + Thưởng thức cốm cùng chuối tiêu hoặc gói trong lá sen, tạo thêm sự hòa quyện độc đáo. - Giá trị văn hóa và tinh thần của cốm: + Cốm là nét đẹp văn hóa gắn liền với mùa thu, với sự mộc mạc của người dân quê. + Gợi lên tình yêu quê hương, sự gắn bó với truyền thống và niềm tự hào dân tộc. 3. Kết bài: Cảm nhận về cốm – món ăn bình dị nhưng đầy sâu lắng, mang lại tình yêu và sự tự hào về văn hóa Việt Nam. Bài siêu ngắn Mẫu 1 Nhắc đến Hà Nội hẳn người ta sẽ nghĩ ngay đến cốm - một món ăn mang đậm nét văn hóa của người Hà Thành nói riêng và người Việt nói chung. Cốm là sự kết tinh của mọi thứ quý báu nhất, tốt đẹp nhất của quê hương. Là thức quà riêng biệt của đất nước, là cái hương vị mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê Việt Nam. Như Vũ Bằng đã nói: “đố ai tìm được một thứ sản phẩm gì của đất nước thương yêu mà biểu dương được tinh thần của những cuộc nhân duyên giữa trai gái như hồng và cốm”. Qủa thật, một thức quà giản gị mà thanh khiết từ lúa nếp hoa vàng, hạt ngọc của đất trời được làm ra từ những đôi bàn tay cần mẫn của những nghệ nhân, đặc biệt là ở làng Vòng Hà Nội. Để làm ra được những hạt cốm thơm ngon, dẻo bùi đó phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ. Khi thưởng thức cốm, phải ăn một cách thanh lịch, ăn từng chút, nhón từng chút một, nhai nhỏ nhẹ cảm nhận cái hương thơm của đồng quê. Sự khéo léo, duyên dáng của các cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán đã làm cho cốm trở nên thân thuộc, rộn rã yêu thương. Bài siêu ngắn Mẫu 2 Nhắc đến mùa thua và nhắc đến cốm. Cốm là sự kết tinh của mọi thứ quý báu nhất, tốt đẹp nhất của quê hương. Là thức quà riêng biệt của đất nước, là cái hương vị mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê Việt Nam. Ngửi mùi hương cốm là ta sẽ cảm nhận được mùi thơm rất riêng, khiến người ta nhớ mãi. Cốm có màu xanh, ăn cùng chuối chín là sự kết hợp hoàn hảo. Một vị bùi bùi, nhẹ thanh dư vị còn mãi ở đầu lưỡi. Người ta thường dùng cốm để làm quà. Một thức quà trang nhã và giản dị. Quả thực, cốm là một món ăn không thể thiếu của người dân Việt. Bài tham khảo Mẫu 1 Cốm là một thứ quà bình thường và phổ biến trong dân dã. Nhưng đã mấy ai như Thạch Lam, lại có con mắt tinh tường và sự cảm nhận sâu sắc đến thế. Mạch cảm xúc của bài văn bắt đầu từ hương thơm của lá sen, trong làn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ. Hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm, thứ quà đặc biệt của lúa non. Một cảm giác thật tinh tế. Cảm giác ấy càng tinh tế hơn khi nhà văn mở rộng lòng mình để đón nhận tất cả hương vị nồng nàn và thanh khiết của cánh đồng lúa, của lúa non: Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, nhủ báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc đầu tiên làm trĩu thân lúa non tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của lúa non không. Trong cái vỏ xanh kín, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời. Cốm là một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Nhưng để có thứ quà ấy, còn nhờ đến bàn tay khéo léo của con người. Ngòi bút Thạch Lam đã khéo dẫn dắt người đọc đến chiêm ngưỡng tài hoa của những người làm cốm. Nhà văn không đi sâu miêu tả công việc làm cốm, mà chỉ lưu ý rằng đó là một nghệ thuật với một loạt cách chế biến, những cách thức làm truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn. Trong cảm xúc của Thạch Lam, hình ảnh những cô gái hàng cốm làng Vòng hiện ra xiết bao thân thương, trìu mến. Bài tham khảo Mẫu 2 Cốm làng Vòng – thức quà đặc sản của mùa thu Hà Nội, là món ăn bình dị mà đậm chất thanh tao, mang đậm nét văn hóa của người dân đồng bằng Bắc Bộ. Cốm không chỉ là món ăn truyền thống mà còn gắn liền với ký ức tuổi thơ, với mùa thu se lạnh và những ngõ nhỏ thân thương. Cốm được làm từ những hạt lúa nếp non, qua nhiều công đoạn tỉ mỉ, từ rang, giã đến sàng sảy sao cho thật đều tay để cho ra những hạt cốm xanh ngọc bích. Mỗi hạt cốm là kết tinh của công sức lao động cần mẫn, tỉ mỉ và tình yêu đối với nghề truyền thống của những người làm cốm. Khi thưởng thức, cốm tan trong miệng, mang đến vị ngọt bùi, thơm mát và đậm đà. Cốm thường được ăn kèm với chuối tiêu hoặc dùng làm nguyên liệu để chế biến các món ngon khác như chả cốm, bánh cốm, chè cốm. Thưởng thức cốm không chỉ là cảm nhận hương vị, mà còn là cảm nhận sự tinh tế của một nền văn hóa ẩm thực dân gian lâu đời. Qua cốm, ta thấy được tình yêu quê hương, yêu những giá trị truyền thống của dân tộc. Cốm trở thành biểu tượng đẹp của mùa thu Hà Nội, là nét đặc trưng không thể phai mờ trong lòng mỗi người khi nghĩ về mùa thu, về Hà Nội yêu thương. Bài tham khảo Mẫu 3 Cốm là món quà quê giản dị nhưng ẩn chứa biết bao hương vị và nét đẹp văn hóa của đồng quê Việt Nam. Khi thu về, hương lúa nếp non lan tỏa khắp nơi, cũng là lúc những hạt cốm ra đời, mang đến cho ta cảm giác dịu ngọt, thanh bình. Hạt cốm xanh mướt, dẻo thơm là kết quả của quá trình chăm chút từ người làm cốm: từ khi còn là những bông lúa non trên cánh đồng cho đến lúc được giã, sàng cẩn thận, đều tay. Khi thưởng thức, ta cảm nhận được vị bùi bùi của lúa nếp và hương thơm phảng phất, nhẹ nhàng. Cốm không chỉ là món ăn mà còn mang theo ký ức của mùa thu Hà Nội, của sự đoàn tụ, của không gian yên bình. Cốm được gói trong lá sen, thơm mát và dịu nhẹ, ăn cùng với chuối tiêu càng làm tăng thêm hương vị ngọt ngào. Cốm chính là hồn cốt của đồng quê, của người Việt Nam – mộc mạc, đơn sơ nhưng lại tràn đầy yêu thương và gắn bó. Cứ mỗi độ thu về, hương cốm lại gợi nhắc trong lòng người bao nhiêu kỷ niệm, mang theo tình yêu và niềm tự hào về quê hương, về truyền thống văn hóa dân tộc.
Quảng cáo
|