Nêu cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh

Tìm hiểu tác phẩm Tôi đi học, chúng ta không thể bỏ sót hình ảnh những người lớn trong truyện. Chính sự có mặt của những nhân vật này đã làm cho mạch truyện trở nên thi vị

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý

I. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Thanh Tịnh: Nhà văn với những sáng tác toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.

- Vài nét về văn bản “Tôi đi học”: in trong tập “Quê mẹ”, xuất bản 1941, kể lại những kỉ niệm và cảm xúc của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.

- Liên hệ tới nhân vật người mẹ trong truyện.

II. Thân bài

1. Mẹ với những cử chỉ yêu thương

- Hình ảnh người mẹ luôn sánh đôi cùng nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường.

- Khi thấy các bạn mang sách vở, nhân vật “tôi” ao ước muốn thử sức mình thì người mẹ cúi đầu nhìn con, đôi mắt âu yếm, giọng nói dịu dàng: “thôi để mẹ cầm cho” làm cậu bé vô cùng hạnh phúc.

- Bàn tay mẹ chính là biểu tượng cho tình thương, cho sự săn sóc, động viên, khích lệ.

=> Mẹ luôn đi sát bên con trai, lúc thì cầm tay, lúc thì đẩy con lên phía trước, lúc lại nhẹ nhàng xoa mái tóc của con…

2. Vai trò của mẹ nói riêng và của những người lớn đối với con em

- Thể hiện rõ trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ trẻ, đồng thời tạo môi trường giáo dục thân thiện, là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn các em.

⇒ Hình ảnh người mẹ đã góp phần làm cho câu chuyện nên thơ và giàu cảm xúc hơn.

III. Kết bài

- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công của đoạn trích: Miêu tả tinh tế, chân thật diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo và giọng điệu trữ tình, trong sáng.

- Đoạn trích ngắn gọn nhưng để lại trong lòng người bao niềm bồi hồi, xúc động khi nhớ về ngày đầu tiên đi học của mình

Bài mẫu 1

        Tìm hiểu tác phẩm Tôi đi học, chúng ta không thể bỏ sót hình ảnh những người lớn trong truyện. Chính sự có mặt của những nhân vật này đã làm cho mạch truyện trở nên thi vị và giàu giá trị nhân văn. Người mẹ là hình ảnh thân thương nhất của em bé trong buổi tựu trường. Người mẹ hiền in đậm trong "những ki niệm mơn man" mà nhân vật "tôi" mãi mãi không bao giờ quên.

        Hình ảnh người mẹ luôn sánh đôi cùng nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường. Khi thấy các bạn mang sách vở, nhân vật “tôi” ao ước muốn thử sức mình thì người mẹ cúi đầu nhìn con, đôi mắt âu yếm, giọng nói dịu dàng: “thôi để mẹ cầm cho” làm cậu bé vô cùng hạnh phúc. 

        Từ ngôi nhà yên ấm tuổi thơ đến mái trường, đi trên con đường làng thân thuộc "dài và hẹp" trong một buổi sáng mùa thu "đầy sương thu và gió lạnh", chú bé đã được mẹ hiền "âu yếm nắm tay... dẫn đi...". Chú bé vô cùng hạnh phúc, cảm thấy mọi cảnh vật chung quanh "đều thay đổi" vì trong lòng mình "đang có sự thay đổi lớn".

        Khi thấy các bạn nhò “quần áo tươm tất, nhí nhảnh", trao sách vở cho nhau xem, còn ôm nhiều sách vở lại kèm cả bút thước nữa, mà không để lộ vẻ khó khăn gì hết, nhân vật "tôi" cũng muốn "thử sức mình", đòi mẹ được cầm bút thước. Lần thứ hai, tác giả nhắc đến hình ảnh người mẹ với cử chỉ "cúi đầu nhìn" con thơ, với cặp mắt "thật âu yếm", với tiếng nói dịu dàng: "Thôi để mẹ cầm cũng dược".

        Bàn tay mẹ là biểu tượng cho tình thương, sự săn sóc vỗ về, sự an ủi động viên khích lệ. Mẹ lúc nào cũng đi sát bên cậu con trai, lúc thì bàn tay mẹ “ dịu dàng đẩy" con "tới trước", lúc thì bàn tay mẹ "nhẹ vuốt mái tóc" con thơ khi đứa con nức nở khóc theo" các bạn nhỏ khác đang xếp hàng vào lớp. Vì thế chú bé mới cảm thấy "trong thời thơ ấu, tỏi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này".

        Ai đó đã từng ví “Mẹ là lọn mía ngọt ngào/ Mẹ là nải chuối buồng cau… Mẹ là vốn liếng yêu thương của cuộc đời” và trong những ngày trọng đại của đời người, có lẽ chúng ta đều bồi hồi xúc động khi nhắc tới tượng đài sừng sững của yêu thương này. Có thể nói, Thanh Tịnh qua hình ảnh người mẹ đã làm cho trang văn "Tôi đi học" dạt dào cảm xúc, trở thành một kỉ niệm êm đềm tuổi thơ không thể phai mờ.

Bài mẫu 2

Người mẹ là hình ảnh thân thương nhất của em bé trong buổi tựu trường. Người mẹ hiền in đậm trong "những ki niệm mơn man" mà nhân vật "tôi" mãi mãi không bao giờ quên.

Từ ngôi nhà yên ấm tuổi thơ đến mái trường, đi trên con đường làng thân thuộc "dài và hẹp" trong một buổi sáng mùa thu "đầy sương thu và gió lạnh", chú bé đã được mẹ hiền "âu yếm nắm tay... dẫn đi...". Chú bé vô cùng hạnh phúc, cảm thấy mọi cảnh vật chung quanh "đều thay đổi" vì trong lòng mình "đang có sự thay đổi lớn".

Khi thấy các bạn nhò “quần áo tươm tất, nhí nhánh", trao sách vở cho nhau xem, còn ôm nhiều sách vở lại kèm cả bút thước nữa, mà không để lộ vẻ khó khăn gì hết, nhân vật "tôi" cũng muốn "thử sức mình", đòi mẹ được cầm bút thước. Lần thứ hai, tác giả nhắc đến hình ảnh người mẹ với cử chỉ "cúi đầu nhìn" con thơ, với cặp mắt "thật âu yếm", với tiếng nói dịu dàng: "Thôi để mẹ cầm cũng dược".

Bàn tay mẹ là biểu tượng cho tình thương, sự săn sóc vỗ về, sự an ủi động viên khích lệ. Mẹ lúc nào cũng đi sát bên cậu con trai, lúc thì bàn tay mẹ “ dịu dàng đẩy" con "tới trước", lúc thì bàn tay mẹ "nhẹ vuốt mái tóc" con thơ khi đứa con nức nở khóc theo" các bạn nhỏ khác đang sắp hàng vào lớp. Vì thế chú bé mới cảm thấy "trong thời thơ ấu, tỏi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này". Có thể nói, Thanh Tịnh qua hình ảnh người mẹ đã làm cho trang văn "Tôi đi học" dạt dào cảm xúc, trở thành một kỉ niệm êm đềm tuổi thơ không thể phai mờ.

Bài mẫu 3

Tôi đi học là một trong những truyện ngắn của nhà văn Thanh Tịnh, kể về bước ngoặt đầu tiên tới trường của tác giả. Kỷ niệm ngày đầu tiên tới trường luôn là kỷ niệm đẹp nhất của tuổi thơ, khiến ta cảm thấy xao xuyến và bồi hồi. Hình ảnh người mẹ dắt con tới trường trong câu chuyện là biểu tượng của tình mẫu tử thiêng liêng, thể hiện tình yêu thương mà người mẹ dành cho nhân vật 'tôi' trong những bước đi quan trọng của cuộc đời, như ngày đầu tiên tới lớp.

Thanh Tịnh (1911-1988), tên khai sinh Trần Văn Ninh, quê ở ngoại ô thành phố Huế. Sáng tác của ông toát lên vẻ đẹp đầy đủ, dịu dàng, trong trẻo, mộc mạc và chân thành. Các tác phẩm nổi bật như: Hậu chiến trường, Quê mẹ, Ngậm ngải tìm trầm, Sức mồ hôi,... Tôi đi học, một tác phẩm được viết và in trong tập Quê mẹ.

Trong truyện ngắn Tôi đi học, hình ảnh người mẹ không hiện lên một cách rõ ràng, không thể hình dung được khuôn mặt hay hình dáng cụ thể. Chúng ta chỉ cảm nhận được người mẹ qua đôi bàn tay dịu dàng, ánh mắt trìu mến trong từng sự kiện của buổi đầu đến lớp. Tuy nhiên, cảm nhận đó vẫn đủ để hiểu rõ tình yêu thương vô tận của người mẹ trong trái tim của nhân vật 'tôi'. Bóng dáng người mẹ xuất hiện đầu tiên trong việc dẫn nhân vật 'tôi' tới trường học trong buổi tựu trường đầu tiên, kỷ niệm sâu sắc đến nỗi nhân vật chính nhớ rõ cả không khí buổi đầu đi học: 'Buổi sáng ấy, một buổi sáng đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp'.

Tình cảm yêu thương và chăm sóc của người mẹ hiện rõ trong lúc đứa con nhỏ, ngây ngô và muốn ôm hết đống sách vở nặng trịch. Tuy nhiên, điều đó có lẽ là quá sức với nhân vật 'tôi'. Trong lúc đó, người mẹ dịu dàng nhìn con với 'cặp mắt thật âu yếm', chở che, nói những lời tưởng như bình thường nhưng đầy ắp tình yêu thương: 'Thôi để mẹ cầm cũng được'. Mẹ lo lắng con mang nặng, muốn tránh cho con mệt mỏi. Lời nói không trách móc, mà chứa đựng sự quan tâm sâu sắc và thậm chí có chút cưng chiều đối với tính cách cậy mạnh của cậu bé mới bước vào lớp 1, non nớt và đang bỡ ngỡ.

Mở ra trước mắt đứa học trò non nớt đó là hình ảnh ngôi trường rộng lớn, khang trang, sạch sẽ, và xung quanh là những cô cậu áo trắng, tươi tắn. Nhân vật 'tôi' bắt đầu có những cảm xúc lo sợ không rõ nguồn gốc, có lẽ vì không khí mới lạ? Tiếng trống vang dội, giục học sinh bước vào lớp học, khiến người con cảm thấy 'chơ vơ', quên mất cả mẹ đứng sau. Trong lúc ông giáo điểm danh, người mẹ vẫn đứng sau, là hậu phương vững chắc cho đứa con của mình. Trong những lúc con lo sợ, con là người cần sự bảo bọc của mẹ và động viên từ mẹ. Hình ảnh người mẹ hiền từ tiếp tục hiện lên, với hành động dịu dàng, yêu thương 'sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước'. Nếu con là con tàu vũ trụ, mẹ chính là bệ phóng yêu thương đưa con ra những chân trời mới.

Cảm xúc bỡ ngỡ và hoang mang trong buổi đầu đến lớp thường khiến đứa trẻ cảm thấy tủi thân, sợ sệt. Suốt 6 năm bé thơ, chúng chỉ sống trong vòng tay của cha mẹ. Nay, bất giác bị đẩy vào vòng xã hội sơ cấp, nơi đối với chúng là một thế giới xa lạ. Nhân vật 'tôi' cũng không thoát khỏi những cảm xúc nghẹn ngào: 'Dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo'. Trong lúc cần mẹ nhất, 'một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi', sự an ủi dịu dàng nhất từ người mẹ, không cần một lời nào. Đó là tình yêu thương đặc biệt mà người mẹ dành cho con, giúp con bước vào môi trường mới với sức mạnh mới, xa khỏi vòng tay mẹ để bay cao hơn, khám phá chân trời mới, nơi con yêu dấu của mẹ vẫn là điểm đến.

Qua văn bản ngắn Tôi đi học, hình ảnh người mẹ hiện lên dịu dàng và tràn đầy tình yêu thương, mặc dù không có nhiều chi tiết, nhưng tình cảm sâu sắc dành cho người con vẫn rõ nét. Đó là hình ảnh của một người phụ nữ, một người mẹ hiền lành và biết dung thông. Những kỷ niệm ngày đầu tiên tới lớp cùng mẹ vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí của tác giả, như chiếc lá bật tung mỗi khi bắt gặp một kí ức đầy bất ngờ và hồn nhiên.

Bài mẫu 4

Nếu cha là cánh chim đưa con bay xa, thì mẹ là cánh hoa đặt lên ngực. Mẹ, người phụ nữ tuyệt vời nhất trong cuộc đời. Mẹ như một vị thần trong cổ tích, luôn bên cạnh chăm sóc con từ khi con còn bé thơ. Người mẹ trong “Tôi đi học” cũng như vậy. Một người mẹ yêu thương con, lo lắng cho con trước buổi tựu trường đầu năm học mới. Kỉ niệm ấy luôn đọng mãi trong tâm trí của người con, như một bức tranh tươi sáng vẽ nên nét đẹp không thể phai.

  Buổi tựu trường đầu năm học mới bắt đầu với khung cảnh thiên nhiên của buổi sáng mùa thu. Cảm xúc ngay từ đầu văn bản được mở ra: “Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên trời có những đám mây bạch kim, lòng tôi lại náo nức những ký ức mơ mộng của buổi tựu trường”. Con đường làng là một hình ảnh quen thuộc với nhân vật tôi. Ngày đặc biệt đó, mẹ dẫn cậu đi trên con đường làng dài và hẹp. Cảm xúc trong ngày ấy thật lạ, vẫn con đường ấy, vẫn khung cảnh ấy nhưng lòng người có nhiều sự đổi thay. Hôm nay là ngày tựu trường, một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời cậu bé nhỏ. Thấy các bạn khác tự làm mọi thứ, nhân vật tôi cũng muốn thử sức tự lập. Ý thức của một cậu bé mới lớn, muốn thử sức bước ra khỏi vòng tay mẹ để tự làm mọi thứ.

Hình ảnh người mẹ ân cần, âu yếm, dịu dàng cúi đầu nhìn cậu bé và nói: “Thôi, để mẹ cầm cũng được”. Cảm xúc lan tỏa trong tâm hồn người đọc qua hình ảnh người mẹ thương yêu chăm sóc cậu con trai như một đứa trẻ. Dù con lớn nhưng mẹ vẫn luôn bên cạnh để nâng đỡ từng bước đi của con. Hình ảnh đôi bàn tay âu yếm của người mẹ là hình ảnh đẹp trong suốt tác phẩm. Tác giả miêu tả đôi bàn tay mẹ với sự chăm sóc đầy tình yêu thương, vỗ về, âu yếm, an ủi động viên cậu con trai bé bỏng của mình. Khi có lúc đôi bàn tay ấy như thúc giục đứa con hãy bước ra khỏi vòng tay mẹ, hãy đến với những điều mới lạ đang chờ đón con, ở đó có mái trường, có thầy cô và bè bạn. Khi cần, đôi bàn tay ấy nhẹ nhàng an ủi cậu con trai khóc nức nở vì sắp xa mẹ. Những hình ảnh đẹp ấy trở thành kỷ niệm ngọt ngào với nhân vật tôi và xen vào từng dòng cảm xúc của độc giả khi đọc tác phẩm.

  Thanh Tịnh đã rất thành công khi khắc họa hình ảnh người mẹ trong tác phẩm Tôi đi học. Bên cạnh những dòng cảm xúc chân thật của nhân vật chính, người mẹ cũng góp phần không nhỏ vào sự thành công của văn bản. Qua tác phẩm, tác giả giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn về tình cảm cao quý, yêu thương của người mẹ dành cho những người con. Tình cảm ấy khiến ta nhớ đến  những câu thơ:

“Dù con lớn đi, vẫn mãi là con yêu của mẹ,
Đi suốt cuộc đời, lòng mẹ luôn bên theo…”

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close