Toán lớp 5 Bài 82. Ôn tập về số tự nhiên và các phép tính với số tự nhiên - SGK cánh diềua) Đọc các số tự nhiên sau: a) Lập một số có 8 chữ số, đọc và nêu giá trị của từng chữ số trong số đó. Đặt tính rồi tính: Tính giá trị biểu thức để tìm các chữ cái và ghép các chữ cái đó thành tên một quần đảo của Việt Nam (theo mẫu): Một xưởng sản xuất giấy tái chế, cứ 1 tấn giấy phế liệu có thể sản xuất được 850 kg giấy tái chế, đồng thời tiết kiệm được 30 tấn nước. Có 90 quả chanh trong ba hộp. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 84 SGK Toán 5 Cánh diều a) Đọc các số tự nhiên sau: 731 986 5 392 107 699 540 001 10 002 000 b) Viết các số tự nhiên sau: Tám mươi ba triệu bốn trăm nghìn Hai mươi mốt tỉ c) Trong các số tự nhiên ở câu a, số nào là số chẵn, số nào là số lẻ? d) Viết và đọc mỗi số sau thành tổng (theo mẫu): e) Tìm số thích hợp tương ứng với mỗi vạch trên tia số sau: Phương pháp giải: a) Để đọc các số ta đọc từ trái sang phải, hay từ hàng cao đến hàng thấp. b) Viết các chữ số lần lượt từ hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị c) Số chẵn là các số có tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8. Số lẻ là các số có tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9. d) Viết và đọc mỗi số thành tổng (theo mẫu) e) Mỗi vạch nhỏ trên tia số ứng với 10 000 đơn vị. Lời giải chi tiết: a) 731 986: Bảy trăm ba mươi mốt nghìn chín trăm tám mươi sáu. 5 392 107: Năm triệu ba trăm chín mươi hai nghìn một trăm linh bảy. 699 540 001: Sáu trăm chín mươi chín triệu năm trăm bốn mươi nghìn không trăm linh một. 10 002 000: Mười triệu không trăm linh hai nghìn. b) Tám mươi ba triệu bốn trăm nghìn: 83 400 000 Hai mươi mốt tỉ: 21 000 000 000 c) Trong các số tự nhiên ở câu a: - Số chẵn là các số: 731 986, 10 002 000. - Số lẻ là các số: 5 392 107, 699 540 001. d) * 700 807 = 700 000 + 800 + 7 Số 700 807 gồm 7 trăm nghìn 8 trăm 7 đơn vị. * 200 123 460 = 200 000 000 + 100 000 + 20 000 + 3 000 + 400 + 60 Số 200 123 460 gồm 2 trăm triệu 1 trăm nghìn 2 chục nghìn 3 nghìn 4 trăm 6 chục. e)
Câu 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 84 SGK Toán 5 Cánh diều a) >, <, = ? 92 504 ? 103 600 28 906 ? 28 809 5 500 500 ? 5 050 555 50 140 ? 63 140 620 300 ? 307 300 3 200 000 ? 3,2 triệu b) Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: Phương pháp giải: a) Trong hai số tự nhiên: - Số nào có nhiều chữ số hơn thì số kia lớn hơn. Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn. - Nếu hai số có chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải. b) So sánh các số sau đó sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé hoặc từ bé đến lớn. Lời giải chi tiết: a) 92 504 < 103 600 28 906 > 28 809 5 500 500 > 5 050 555 50 140 < 63 140 620 300 > 307 300 3 200 000 = 3,2 triệu b) Vì 606 060 < 666 060 < 6 066 060 < 6 606 060 Vậy các số sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: 606 060; 666 060; 6 066 060; 6 606 060. Câu 3 Trả lời câu hỏi 3 trang 85 SGK Toán 5 Cánh diều a) Lập một số có 8 chữ số, đọc và nêu giá trị của từng chữ số trong số đó.
b) Làm tròn số em vừa lập đến hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn. Phương pháp giải: a) Lập số có 8 chữ số bất kì. Xác định vị trí của các chữ số số đó rồi ghi giá trị tương ứng của chữ số đó. b) Khi làm tròn số đến hàng trăm nghìn, ta so sánh chữ số hàng chục nghìn với 5. Nếu chữ số hàng chục nghìn bé hơn 5 thì làm tròn xuống, còn lại thì làm tròn lên. Khi làm tròn số đến hàng chục nghìn, ta so sánh chữ số hàng nghìn với 5. Nếu chữ số hàng nghìn bé hơn 5 thì làm tròn xuống, còn lại thì làm tròn lên. Lời giải chi tiết: a) Số có 8 chữ số là 34 153 278 Đọc là: Ba mươi tư triệu một trăm năm mươi ba nghìn hai trăm bảy mươi tám. Trong đó: - Chữ số 3 có giá trị là 30 000 000. - Chữ số 4 có giá trị là 4 000 000. - Chữ số 1 có giá trị là 100 000. - Chữ số 5 có giá trị là 50 000. - Chữ số 3 có giá trị là 3 000. - Chữ số 2 có giá trị là 200. - Chữ số 7 có giá trị là 70. - Chữ số 8 có giá trị là 8. b) Khi làm tròn số 34 153 278 đến hàng chục nghìn thì ta được số 34 150 000 Khi làm tròn số 34 153 278 đến hàng trăm nghìn thì ta được số 34 200 000. Câu 4 Trả lời câu hỏi 4 trang 85 SGK Toán 5 Cánh diều Đặt tính rồi tính: a) 487 319 + 82 623 b) 108 376 – 9 157 c) 7 142 x 31 d) 57 252 : 52 Phương pháp giải: - Đặt tính - Với phép cộng, phép trừ, phép nhân: Tính lần lượt từ phải sang trái; Với phép chia: Chia lần lượt từ trái sang phải. Lời giải chi tiết:
Câu 5 Trả lời câu hỏi 5 trang 85 SGK Toán 5 Cánh diều Tính giá trị biểu thức để tìm các chữ cái và ghép các chữ cái đó thành tên một quần đảo của Việt Nam (theo mẫu):
Phương pháp giải: - Biểu thức có chứa phép cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện phép nhân, chia trước; thực hiện phép cộng, trừ sau. - Biểu thức có dấu ngoặc thì thực hiện phép tính trong ngoặc trước Lời giải chi tiết: * 10 000 – (2 750 – 750) $ \times $4 = 10 000 – 2 000 $ \times $4 = 10 000 – 8 000 = 2 000 * (800 + 600 – 150) : 5 $ \times $10 = (1400 – 150) : 5 $ \times $10 = 1250 : 5 $ \times $10 = 250 x 10 = 2 500 * 350 : 7 – 125 : 5 = 50 – 25 = 25 * 98 + 40 : 2 : (2 $ \times $5) = 98 + 40 : 2 : 10 = 98 + 20 : 10 = 98 + 2 = 100 * 2 500 – (300 – 50 $ \times $2) = 2 500 – (300 – 100) = 2 500 – 200 = 2 300
Vậy ghép các chữ cái đó thành tên một quần đảo của Việt Nam là THỔ CHU. Câu 6 Trả lời câu hỏi 6 trang 85 SGK Toán 5 Cánh diều Một xưởng sản xuất giấy tái chế, cứ 1 tấn giấy phế liệu có thể sản xuất được 850 kg giấy tái chế, đồng thời tiết kiệm được 30 tấn nước. a) Hỏi xưởng đó sản xuất được bao nhiêu ki-lô-gam giấy tái chế từ 17 tấn giấy phế liệu? b) Dựa vào thông tin trên, em hãy đặt thêm các câu hỏi. Phương pháp giải: a) Tính số kg giấy tái chế từ 17 tấn giấy phế liệu = số kg giấy tái chế từ 1 tấn giấy phế liệu $ \times $17 b) Dựa vào thông tin trên, em hãy đặt thêm các câu hỏi. Lời giải chi tiết: a) Xưởng đó sản xuất được số ki-lô-gam giấy tái chế từ 17 tấn giấy phế liệu là: 850 x 17 = 14 450 (kg) b) Có thể đặt thêm các câu hỏi như sau: - 17 tấn giấy phế liệu có thể sản xuất được 14 450 kg giấy tái chế, vậy tiết kiệm được bao nhiêu tấn nước? - Để sản xuất được 18 700 kg giấy tái chế cần bao nhiêu tấn giấy phế liệu? Câu 7 Trả lời câu hỏi 7 trang 85 SGK Toán 5 Cánh diều Có 90 quả chanh trong ba hộp. Nếu chuyển 9 quả từ hộp thứ nhất sang hộp thứ hai và chuyển 12 quả từ hộp thứ hai sang hộp thứ ba thì tất cả các hộp sẽ có số chanh bằng nhau. Hỏi lúc đầu mỗi hộp có bao nhiêu quả chanh? Phương pháp giải: - Nếu chuyển 9 quả từ hộp thứ nhất sang hộp thứ hai và chuyển 12 quả từ hộp thứ hai sang hộp thứ ba thì tổng số quả chanh trong ba hộp không thay đổi. - Vẽ sơ đồ số chanh trong ba hộp lúc sau và tính số chanh trong mỗi hộp lúc sau. - Tính Số chanh trong hộp thứ nhất lúc đầu = Số chanh trong hộp thứ nhất lúc sau + 9 - Tính Số chanh trong hộp thứ ba lúc đầu = Số chanh trong hộp thứ ba lúc sau – 12 - Tính Số chanh trong hộp thứ ba lúc đầu = Tổng số chanh - Số chanh trong hộp thứ nhất lúc đầu - Số chanh trong hộp thứ ba lúc đầu. Lời giải chi tiết: Nếu chuyển 9 quả từ hộp thứ nhất sang hộp thứ hai và chuyển 12 quả từ hộp thứ hai sang hộp thứ ba thì tổng số quả chanh trong ba hộp không thay đổi là 90 quả. Mà tất cả các hộp sẽ có số chanh bằng nhau nên ta có sơ đồ số chanh trong ba hộp lúc sau:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 1 + 1 + 1 = 3 (phần) Giá trị một phần hay số chanh trong mỗi hộp lúc sau là: 90 : 3 = 30 (quả) Số chanh trong hộp thứ nhất lúc đầu là: 30 + 9 = 39 (quả) Số chanh trong hộp thứ ba lúc đầu là: 30 – 12 = 18 (quả) Số chanh trong hộp thứ hai lúc đầu là: 90 – 39 – 18 = 33 (quả) Đáp số: Hộp thứ nhất: 39 quả; Hộp thứ hai: 33 quả; Hộp thứ ba: 18 quả.
Quảng cáo
|