Toán lớp 5 trang 128 Luyện tập chung

Một bể kính nuôi cá dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 1m, chiều rộng 50cm, chiều cao 60cm. a) Tính diện tích kính dùng làm bể cá đó (bể không có nắp). b) Tính thể tích bể cá đó.

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 5 tất cả các môn

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 1

Video hướng dẫn giải

Một bể kính nuôi cá dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 1m, chiều rộng 50cm, chiều cao 60cm.

a) Tính diện tích kính dùng làm bể cá đó (bể không có nắp).

b) Tính thể tích bể cá đó.

c) Mức nước trong bể cao bằng \(\dfrac{3}{4}\) chiều cao của bể. Tính thể tích nước trong bể đó (độ dày kính không đáng kể).

Phương pháp giải:

- Vì bể không có nắp nên diện tích kính dùng làm bể cá đó bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích mặt đáy.

- Thể tích = chiều dài × chiều rộng × chiều cao (cùng đơn vị đo).

- Mức nước trong bể cao bằng \( \dfrac{3}{4}\) chiều cao của bể nên thể tích nước trong bể bằng \(\dfrac{3}{4}\) thể tích bể cá.

Lời giải chi tiết:

Đổi 1m = 10dm; 50cm = 5dm; 60cm = 6dm.

a) Diện tích xung quanh của bể kính là:

          (10 + 5) × 2 × 6 = 180 (dm2)

Diện tích đáy của bể kính là:

          10 × 5 = 50 (dm2)

Diện tích kính dùng làm bể cá là:

          180 + 50 = 230 (dm2)

b) Thể tích bể cá là:

          10 × 5 × 6 = 300 (dm3)

c) Vì mức nước trong bể cao bằng \( \dfrac{3}{4}\) chiều cao của bể nên thể tích nước trong bể bằng \(\dfrac{3}{4}\) thể tích bể cá.

Thể tích nước trong bể là:

          300 × \(\dfrac{3}{4}\) = 225 (dm3)

                                Đáp số: a) 230 dm2

                                             b) 300 dm3;

                                             c) 225 dm3.

Lưu ý: Ta có thể tìm chiều cao mực nước trong bể bằng 6 : 4 × 3 = 4,5dm. Thể tích nước trong bể bằng thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 10dm, chiều rộng 5cm, chiều cao 4,5dm. 

Bài 2

Video hướng dẫn giải

Một hình lập phương có cạnh 1,5m. Tính:

a) Diện tích xung quanh của hình lập phương;

b) Diện tích toàn phần của hình lập phương;

c) Thể tích của hình lập phương.

Phương pháp giải:

Áp dụng các công thức: 

- Diện tích xung quanh = diện tích một mặt × 4 = cạnh × cạnh × 4.

- Diện tích toàn phần = diện tích một mặt × 6 = cạnh × cạnh × 6.

- Thể tích V là: V = cạnh × cạnh × cạnh.

Lời giải chi tiết:

a) Diện tích xung quanh của hình lập phương là:

              (1,5 × 1,5) × 4 = 9 (m2)

b) Diện tích toàn phần của hình lập phương là:

              (1,5 × 1,5) × 6 = 13,5 (m2)

c) Thể tích hình lập phương là:

              1,5 × 1,5 × 1,5 = 3,375 (m3)

                           Đáp số: a) 9m2;  

                                        b) 13,5m2;

                                        c) 3,375m3

Bài 3

Video hướng dẫn giải

Có hai hình lập phương. Hình M có cạnh dài gấp 3 lần cạnh hình N.

a) Diện tích toàn phần của hình M gấp mấy lần diện tích toàn phần của hình N ?

b) Thể tích của hình M gấp mấy lần thể tích của hình N ?


Phương pháp giải:

Gọi cạnh của hình lập phương N là a. Vậy cạnh của hình lập phương M là a × 3.

Ta tính diện tích toàn phần và thể tích từng hình theo công thức rồi so sánh kết quả:

+) Diện tích toàn phần = diện tích một mặt × 6 = cạnh × cạnh × 6.

+) Thể tích = cạnh × cạnh × cạnh.

Lời giải chi tiết:

Gọi cạnh của hình lập phương N là a. Vậy cạnh của hình lập phương M là a × 3.

a) Diện tích toàn phần của hình N là :

          a × a × 6

Diện tích toàn phần của hình M là:

         (a × 3) × (a × 3) × 6 = (a × a × 6) × (3 × 3) = (a × a × 6) × 9

Vậy diện tích toàn phần của hình M gấp 9 lần diện tích toàn phần của hình N.

b) Thể tích của hình N là:

         a × a × a

Thể tích của hình M là: 

        (a × 3) × (a × 3) × (a × 3) = (a × a × a) × (3 × 3 × 3) = (a × a × a) × 27

Vậy thể tích hình M gấp 27 lần thể tích hình N.

  • Toán lớp 5 trang 127 Luyện tập chung

    Cho hình thang vuông ABCD (xem hình vẽ) có AB = 4cm, DC = 5cm, AD = 3cm. Nối D với B ta được hai hình tam giác ABD và BDC. a) Tính diện tích mỗi hình tam giác đó. b) Tính tỉ số phần trăm của diện tích hình tam giác ABD và diện tích hình tam giác BDC.

  • Toán lớp 5 trang 126 Giới thiệu hình trụ - Giới thiệu hình cầu

    Trong các hình dưới đây có hình nào là hình trụ ? Đồ vật nào dưới đây có dạng hình cầu?

  • Toán lớp 5 trang 124, 125 Luyện tập chung

    Bạn Dung tính nhẩm 15% của 120 như sau: 10% của 120 là 12 5% của 120 là 6 Vậy : 15% của 120 là 18. a) Hãy viết số thích hợp vào chỗ chấm để tìm 17,5% của 240 theo cách tính của bạn Dung: ... % của 240 là ... ... % của 240 là ... ... % của 240 là ... Vậy : 17,5% của 240 là ... b) Hãy tính 35% của 520 và nêu cách tính.

  • Toán lớp 5 trang 123 Luyện tập chung

    Một hình lập phương có cạnh 2,5cm. Tính diện tích một mặt, diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương đó.

  • Toán lớp 5 trang 122, 123 Thể tích hình lập phương

    Viết số đo thích hợp vào ô trống:Một khối kim loại hình lập phương có cạnh là 0,75m. Mỗi đề-xi-mét khối kim loại đó cân nặng 15kg. Hỏi khối kim loại đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close