Lý thuyết ôn tập và bổ sung về giải toán

Ví dụ: Một người đi bô trung bình mỗi giờ đi được 4km ...

Quảng cáo

a) Ví dụ: Một người đi bộ trung bình mỗi giờ đi được 4km.

Bảng dưới đây cho biết quãng đường đi được của người đi bộ trong 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ:

Nhận xét: Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.

b) Bài toán: Một ô tô trong 2 giờ đi được 90km. Hỏi trong 4 giờ ô tô đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét?

Tóm tắt:

2 giờ : 90km

4 giờ : ...km ?

Bài giải:

Cách 1: 

Trong 1 giờ ô tô đi được là:

             90 : 2 = 45 (km) (*)

Trong 4 giờ ô tô đi được là:

             45 × 4 = 180 (km)

                                  Đáp số: 180km.

(*) Bước này là bước "rút về đơn vị".

Cách 2:

4 giờ gấp 2 giờ số lần là:

             4 : 2 = 2 (lần)

Trong 4 giờ ô tô đi được là:

             90 × 2 = 180 (km)

                                  Đáp số: 180km.

(*) Bước này là bước "tìm tỉ số".

Chú ý: Khi làm bài, học sinh có thể giải bài toán bằng một trong hai cách trên.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close