Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 58 SGK Toán 4

Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 1

Video hướng dẫn giải

Viết số thích hợp vào ô trống:

a)   \(4 \times 6 = 6 \times \square\)                      

      \(207 \times 7 = \square \times 207\)

b)   \(3 \times 5 = 5 \times \square\)

      \(2138 \times 9 = \square \times 2138\)

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân: 

Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.

\(a \times b=b \times a\)

Lời giải chi tiết:

a)  \(4 \times 6 = 6 \times 4\)

     \(207 \times 7 = 7 \times 207\)

b)  \(3 \times 5 = 5 \times 3\)

     \(2138 \times 9 = 9 \times 2138\)

Bài 2

Video hướng dẫn giải

Tính:

a) \(1357 \times 5\)                          b) \(40263 \times 7\)

     \(7 \times 853\)                               \(5 \times 1326\) 

c)  \(23109 \times 8\)

     \(9 \times 1427\)

Phương pháp giải:

Tính theo cách tính phép nhân với số có một chữ số.

Lời giải chi tiết:

a)  \(1357 \times 5 = 6785\)

     \(7 \times 853 = 5971\)   

b)  \(40263 \times 7 = 281841\)

     \(5 \times 1326 =6630\)

c)  \(23109 \times 8 = 184872\)

     \(9 \times 1427 = 12843\)

Bài 3

Video hướng dẫn giải

Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau:

\(a) \;4 \times 2145\);                          \(b)\;(3 +  2) \times 10287\);

\(c)\; 3964 \times 6\);                          \(d) \;(2100 + 45) \times 4\);

\(e)\;10287 \times 5\);                        \(g)\;(4+ 2) \times (3000 + 964)\)

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân: 

Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.

\(a \times b=b \times a\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: 

4 x 2145 = 2145 x 4 = (2100 + 45) x 4 

3964 x 6 = 6 x 3964 = (4 + 2) x (3000 + 964)

10287 x 5 = 5 x 10287 = (3 + 2) x 10287

Vậy ta nối (a) với (d);  nối (c) với (g);  nối (b) với (e).

Bài 4

Video hướng dẫn giải

Số ?

a) \(a \times \square= \square\times a = a\)

b) \(a \times \square = \square \times a = 0\)

Phương pháp giải:

- Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân: 

Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.

\(a \times b=b \times a\)

- Số tự nhiên nào nhân với \(1\) cũng bằng chính nó.

- Số tự nhiên nào nhân với \(0\) cũng bằng \(0\).

Lời giải chi tiết:

a) \(a \times 1 = 1 \times a = a\)

b) \(a \times 0 = 0 \times a = 0\) 

Lý thuyết

a) Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:

7 x 5 và 5 x 7

Ta có:                 7 x 5  =35

                          5  x 7 = 35            

Vậy :                  7 x 5 = 5 x 7.

b) So sánh giá trị của hai biểu thức \(a \times b\) và \(b \times a\) trong bảng sau:

Ta thấy giá trị của \(a \times b\) và \(b \times a\) luôn luôn bằng nhau, ta viết:

\(a \times b=b \times a\)

Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi. 

 


Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close