Trắc nghiệm Bài tập ôn tập chương 6: Số thập phân Toán 6 Chân trời sáng tạoĐề bài
Câu 1 :
Hỗn số \(1\dfrac{2}{5}\) được chuyển thành số thập phân là:
Câu 2 :
Phân số \(\dfrac{2}{5}\) viết dưới dạng số thập phân là:
Câu 3 :
Số thập phân \(3,015\) được chuyển thành phân số là:
Câu 4 :
Số tự nhiên \(x\) thỏa mãn: \(35,67 < x < 36,05\) là:
Câu 5 :
Tìm một phân số ở giữa hai phân số \(\dfrac{1}{{10}}\) và \(\dfrac{2}{{10}}\).
Câu 6 :
Tìm \(x\), biết: \(2,4.x = \dfrac{{ - 6}}{5}.0,4\).
Câu 7 :
Trên đĩa có 64 quả táo. Hoa ăn hết 25% số táo. Sau đó Hùng ăn $\dfrac{3}{8}$ số táo còn lại. Hỏi trên đĩa còn bao nhiêu quả táo?
Câu 8 :
Lớp 6A có 48 học sinh. Số học sinh giỏi bằng 18,75% số học sinh cả lớp. Số học sinh trung bình bằng 300% số học sinh giỏi. Còn lại là học sinh khá. Tính tỉ số phần trăm số học sinh giỏi so với số học sinh khá.
Câu 9 :
Một nhà máy có ba phân xưởng, số công nhân của phân xưởng 1 bằng \(36\% \) tổng số công nhân của nhà máy. Số công nhân của phân xưởng 2 bằng \(\dfrac{3}{5}\) số công nhân của phân xưởng 3. Biết số công nhân của phân xưởng 1 là 18 người. Tính số công nhân của phân xưởng 3.
Câu 10 :
Tìm x biết \(25\% .x - 70\dfrac{{10}}{{11}}:\left( {\dfrac{{131313}}{{151515}} + \dfrac{{131313}}{{353535}} + \dfrac{{131313}}{{636363}} + \dfrac{{131313}}{{999999}}} \right) = - 5\)
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Hỗn số \(1\dfrac{2}{5}\) được chuyển thành số thập phân là:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Chuyển hỗn số đó về phân số thập phân, sau đó viết dưới dạng số thập phân. Lời giải chi tiết :
\(1\dfrac{2}{5} = \dfrac{{1.5 + 2}}{5} = \dfrac{7}{5} = \dfrac{{14}}{{10}} = 1,4.\)
Câu 2 :
Phân số \(\dfrac{2}{5}\) viết dưới dạng số thập phân là:
Đáp án : C Phương pháp giải :
Chuyển phân số đó về phân số thập phân rồi viết dưới dạng số thập phân. Lời giải chi tiết :
\(\dfrac{2}{5} = \dfrac{4}{{10}} = 0,4.\)
Câu 3 :
Số thập phân \(3,015\) được chuyển thành phân số là:
Đáp án : C Phương pháp giải :
Áp dụng qui tắc chuyển từ số thập phân về phân số. Lời giải chi tiết :
\(3,015 = \dfrac{{3015}}{{1000}}\)
Câu 4 :
Số tự nhiên \(x\) thỏa mãn: \(35,67 < x < 36,05\) là:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Áp dụng qui tắc so sánh số thập phân để tìm được $x$ Lời giải chi tiết :
Ta có: \(35,67 < x < 36,05\) và \(x\) là số tự nhiên nên \(x = 36\).
Câu 5 :
Tìm một phân số ở giữa hai phân số \(\dfrac{1}{{10}}\) và \(\dfrac{2}{{10}}\).
Đáp án : C Phương pháp giải :
Chuyển hai phân số đã cho về số thập phân, sau đó ta áp dụng phương pháp so sánh số thập phân. Lời giải chi tiết :
Ta có: \(\dfrac{1}{{10}} = 0,1;\;\;\,\dfrac{2}{{10}} = 0,2\) Vậy số cần tìm phải thỏa mãn: \(0,1 < x < 0,2\) nên trong các đáp án trên thì \(x\) chỉ có thể là \(0,15 = \dfrac{{15}}{{100}}.\)
Câu 6 :
Tìm \(x\), biết: \(2,4.x = \dfrac{{ - 6}}{5}.0,4\).
Đáp án : D Phương pháp giải :
Chuyển phân số về số thập phân, áp dụng qui tắc nhân, chia số thập phân để tìm \(x\). Lời giải chi tiết :
\(\begin{array}{l}2,4.x = \dfrac{{ - 6}}{5}.0,4\\2,4.x = - 1,2.0,4\\2,4.x = - 0,48\\x = - 0,48:2,4\\x = - 0,2.\end{array}\)
Câu 7 :
Trên đĩa có 64 quả táo. Hoa ăn hết 25% số táo. Sau đó Hùng ăn $\dfrac{3}{8}$ số táo còn lại. Hỏi trên đĩa còn bao nhiêu quả táo?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Sử dụng cách tính giá trị phân số của một số cho trước Muốn tìm \(\dfrac{m}{n}\) của số \(b\) cho trước, ta tính \(b.\dfrac{m}{n}\) \(\left( {m,n \in \mathbb{N},n \ne 0} \right)\) Lời giải chi tiết :
Hoa ăn số táo là \(25\% .64 = 16\) quả. Số táo còn lại là \(64 - 16 = 48\) quả Hùng ăn số táo là \(\dfrac{3}{8}.48 = 18\) quả. Số táo còn lại sau khi Hùng ăn là \(48 - 18 = 30\) quả.
Câu 8 :
Lớp 6A có 48 học sinh. Số học sinh giỏi bằng 18,75% số học sinh cả lớp. Số học sinh trung bình bằng 300% số học sinh giỏi. Còn lại là học sinh khá. Tính tỉ số phần trăm số học sinh giỏi so với số học sinh khá.
Đáp án : C Phương pháp giải :
+ Tính số học sinh giỏi, học sinh trung bình và học sinh khá + Tính tỉ số phần trăm: Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số \(a\) và \(b\) , ta nhân \(a\) với \(100\) rồi chia cho \(b\) và viết kí hiệu % vào kết quả: \(\dfrac{{a.100}}{b}\% \) Lời giải chi tiết :
Số học sinh giỏi của lớp là \(18,75\% .48 = 9\) học sinh Số học sinh trung bình là \(9.300\% = 27\) học sinh Số học sinh khá là \(48 - 9 - 27 = 12\) học sinh Tỉ số phần trăm số học sinh khá và số học sinh giỏi là: \(\dfrac{9}{{12}}.100\% = 75\% .\)
Câu 9 :
Một nhà máy có ba phân xưởng, số công nhân của phân xưởng 1 bằng \(36\% \) tổng số công nhân của nhà máy. Số công nhân của phân xưởng 2 bằng \(\dfrac{3}{5}\) số công nhân của phân xưởng 3. Biết số công nhân của phân xưởng 1 là 18 người. Tính số công nhân của phân xưởng 3.
Đáp án : B Phương pháp giải :
Sử dụng cách giá trị phân số của một số cho trước và cách tìm một số biết giá trị phân số của nó để tính toán theo các bước: + Tính số công nhân của cả nhà máy + Tính số công nhân của cả hai phân xưởng 2 và 3 + Tính số công nhân của phân xưởng 2 + Tính số công nhân của phân xưởng 3 Lời giải chi tiết :
Số công nhân của cả nhà máy là \(18:36\% = 50\) công nhân Số công nhân của phân xưởng 2 và phân xưởng 3 là \(50 - 18 = 32\) công nhân Vì số công nhân của phân xưởng 2 bằng \(\dfrac{3}{5}\) số công nhân của phân xưởng 3 nên số công nhân của phân xưởng 2 bằng \(\dfrac{3}{{3 + 5}} = \dfrac{3}{8}\) số công nhân của cả hai phân xưởng. Số công nhân của phân xưởng 2 là \(32.\dfrac{3}{8} = 12\) công nhân Số công nhân của phân xưởng ba là \(32 - 12 = 20\) công nhân
Câu 10 :
Tìm x biết \(25\% .x - 70\dfrac{{10}}{{11}}:\left( {\dfrac{{131313}}{{151515}} + \dfrac{{131313}}{{353535}} + \dfrac{{131313}}{{636363}} + \dfrac{{131313}}{{999999}}} \right) = - 5\)
Đáp án : D Phương pháp giải :
Rút gọn biểu thức trong ngoặc Sử dụng qui tắc chuyển vế đổi dấu để tìm x Lời giải chi tiết :
Ta có \(25\% .x - 70\dfrac{{10}}{{11}}:\left( {\dfrac{{131313}}{{151515}} + \dfrac{{131313}}{{353535}} + \dfrac{{131313}}{{636363}} + \dfrac{{131313}}{{999999}}} \right) = - 5\) \(\dfrac{1}{4}.x - 70\dfrac{{10}}{{11}}:\left( {\dfrac{{131313:10101}}{{151515:10101}} + \dfrac{{131313}}{{353535}} + \dfrac{{131313:10101}}{{636363:10101}} + \dfrac{{131313:10101}}{{999999:10101}}} \right) = - 5\) \(25\% .x - 70\dfrac{{10}}{{11}}:\left( {\dfrac{{13}}{{15}} + \dfrac{{13}}{{35}} + \dfrac{{13}}{{63}} + \dfrac{{13}}{{99}}} \right) = - 5\) \(25\% .x - 70\dfrac{{10}}{{11}}:\left[ {13.\left( {\dfrac{1}{{3.5}} + \dfrac{1}{{5.7}} + \dfrac{1}{{7.9}} + \dfrac{1}{{9.11}}} \right)} \right] = - 5\) \(25\% .x - 70\dfrac{{10}}{{11}}:\left[ {\dfrac{{13}}{2}.\left( {\dfrac{1}{3} - \dfrac{1}{5} + \dfrac{1}{5} - \dfrac{1}{7} + \dfrac{1}{7} - \dfrac{1}{9} + \dfrac{1}{9} - \dfrac{1}{{11}}} \right)} \right] = - 5\) \(25\% .x - 70\dfrac{{10}}{{11}}:\left[ {\dfrac{{13}}{2}.\left( {\dfrac{1}{3} - \dfrac{1}{{11}}} \right)} \right] = - 5\) \(25\% .x - 70\dfrac{{10}}{{11}}:\left( {\dfrac{{13}}{2}.\dfrac{8}{{33}}} \right) = - 5\) \(\begin{array}{l}25\% .x - \dfrac{{780}}{{11}}:\dfrac{{52}}{{33}} = - 5\\25\% .x - \dfrac{{780}}{{11}}.\dfrac{{33}}{{52}} = - 5\\25\% .x - 45 = - 5\\25\% .x = - 5 + 45\\25\% .x = 40\\x = 40:\dfrac{{25}}{{100}}\\x = 160\end{array}\)
|