Trắc nghiệm Bài 7: Quan hệ chia hết. Tính chất chia hết (tiếp) Toán 6 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Trong các số sau, số nào là ước của $12$?

  • A

    $5$      

  • B

    $8$                       

  • C

     \(12\)               

  • D

    $24$

Câu 2 :

Tìm tất cả các các bội của $3$  trong các số sau: $4;18;75;124;185;258$

  • A

    $\left\{ {5;75;124} \right\}$

  • B

    $\left\{ {18;124;258} \right\}$

  • C

    $\left\{ {75;124;258} \right\}$           

  • D

    $\left\{ {18;75;258} \right\}$

Câu 3 :

Khẳng định nào sau đây sai?

Với \(a\) là số tự nhiên khác 0 thì: 

  • A

    \(a\) là ước của \(a\)

  • B

    \(a\) là bội của \(a\)

  • C

    0 là ước của \(a\)

  • D

    1 là ước của \(a\)

Câu 4 :

5 là phần tử của 

  • A

    Ư\(\left( {14} \right)\)

  • B

    Ư\(\left( {15} \right)\)

  • C

    Ư\(\left( {16} \right)\)

  • D

    Ư\(\left( {17} \right)\)

Câu 5 :

Số 26 không là phần tử của 

  • A

    \(B\left( 2 \right)\)

  • B
    \(B\left( {13} \right)\)
  • C
    \(B\left( {26} \right)\)
  • D
    \(B\left( 3 \right)\)
Câu 6 :

Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A

    Ư\(\left( {16} \right) = \left\{ {1,2,4,8,16} \right\}\)

  • B

    Ư\(\left( {16} \right) = \left\{ {1;2;4;8} \right\}\)

  • C

    Ư\(\left( {16} \right) = \left\{ {1;2;4;8;16} \right\}\)

  • D

    Ư\(\left( {16} \right) = \left\{ {2;4;8} \right\}\)

Câu 7 :

Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A

    B\(\left( 2 \right) = \left\{ {0,2,4,6,8,...} \right\}\)

  • B

    B\(\left( 2 \right) = \left\{ {0;2;4;6;8;...} \right\}\)

  • C

    B \(\left( 2 \right) = \left\{ {2;4;6;8;...} \right\}\)

  • D

    B\(\left( 2 \right) = \left\{ {1;2;4;6;8;...} \right\}\)

Câu 8 :

Tìm tập hợp các bội của $6$  trong các số: $6;15;24;30;40$.

  • A

    $\left\{ {15;24} \right\}$

  • B

    $\left\{ {24;30} \right\}$       

  • C

    $\left\{ {15;24;30} \right\}$

  • D

    $\left\{ {6;24;30} \right\}$

Câu 9 :

Tìm $x$ thuộc ước của $60$ và $x > 20$.

  • A

    $x \in \;\left\{ {5;15} \right\}$                       

  • B

    $x\; \in \left\{ {30;60} \right\}$          

  • C

    $x\; \in \left\{ {15;20} \right\}$               

  • D

    $x\; \in \left\{ {20;30;60} \right\}$

Câu 10 :

Có bao nhiêu số vừa là bội của $5$ vừa là ước của $50$?

  • A

    $4$ số

  • B

    $5$ số

  • C

    $6$ số

  • D

    $7$ số

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong các số sau, số nào là ước của $12$?

  • A

    $5$      

  • B

    $8$                       

  • C

     \(12\)               

  • D

    $24$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ư$\left( {12} \right) = \left\{ {x \in N|12\,  \vdots \, x} \right\}$

Lời giải chi tiết :

Ư$\left( {12} \right) = \left\{ {1;2;3;4;6;12} \right\}$

Câu 2 :

Tìm tất cả các các bội của $3$  trong các số sau: $4;18;75;124;185;258$

  • A

    $\left\{ {5;75;124} \right\}$

  • B

    $\left\{ {18;124;258} \right\}$

  • C

    $\left\{ {75;124;258} \right\}$           

  • D

    $\left\{ {18;75;258} \right\}$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

\(B\left( 3 \right) = \left\{ {3.m|m \in N} \right\}\)

Lời giải chi tiết :

Vì $18 \vdots 3;75 \vdots 3;258 \vdots 3$ nên đáp án đúng là D.

Câu 3 :

Khẳng định nào sau đây sai?

Với \(a\) là số tự nhiên khác 0 thì: 

  • A

    \(a\) là ước của \(a\)

  • B

    \(a\) là bội của \(a\)

  • C

    0 là ước của \(a\)

  • D

    1 là ước của \(a\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Lý thuyết ước và bội

Nếu có số tự nhiên \(a\) chia hết cho số tự nhiên \(b\) thì ta nói \(a\)bội của \(b,\) còn \(b\)ước của \(a.\)

Lời giải chi tiết :

Đáp án C sai vì không có số nào chia được cho 0.

0 không bao giờ là ước của một số tự nhiên bất kì.

Câu 4 :

5 là phần tử của 

  • A

    Ư\(\left( {14} \right)\)

  • B

    Ư\(\left( {15} \right)\)

  • C

    Ư\(\left( {16} \right)\)

  • D

    Ư\(\left( {17} \right)\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ư\(\left( a \right)\) là tập hợp các ước của \(a\)

Nếu 5 là ước của \(a\) thì 5 là phần tử của Ư\(\left( a \right)\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: Ư\(\left( {15} \right)\) là tập hợp các ước của 15.

Mà 5 là một ước của 15 nên 5 là phần tử của Ư\(\left( {15} \right)\)

Câu 5 :

Số 26 không là phần tử của 

  • A

    \(B\left( 2 \right)\)

  • B
    \(B\left( {13} \right)\)
  • C
    \(B\left( {26} \right)\)
  • D
    \(B\left( 3 \right)\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

\(B\left( a \right)\) là tập hợp các bội của \(a\).

Nếu 26 là bội của \(a\) thì 26 là phần tử của \(B\left( a \right)\)

Lời giải chi tiết :

Ta có 26 chia hết cho 2, 13, 26 nên 26 là bội của 3 số này. Hay 26 là phần tử của \(B\left( 2 \right)\), \(B\left( {13} \right)\), \(B\left( {26} \right)\).

26 không chia hết cho 3 nên 26 không là bội của 3.

Vậy 26 không là phần tử của \(B\left( 3 \right)\)

Câu 6 :

Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A

    Ư\(\left( {16} \right) = \left\{ {1,2,4,8,16} \right\}\)

  • B

    Ư\(\left( {16} \right) = \left\{ {1;2;4;8} \right\}\)

  • C

    Ư\(\left( {16} \right) = \left\{ {1;2;4;8;16} \right\}\)

  • D

    Ư\(\left( {16} \right) = \left\{ {2;4;8} \right\}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Để tìm các ước của \(a\)\(\left( {a > 1} \right)\)  bằng cách lần lượt chia \(a\) cho các số tự nhiên từ \(1\) đến \(a\) để xét xem \(a\) chia hết cho những số nào, khi đó các số ấy là ước của \(a.\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: 16:1=16; 16:2=8; 16:4=4; 16:8=2; 16:16=1

Các ước của 16 là 1;2;4;8;16.

=> Ư\(\left( {16} \right) = \left\{ {1;2;4;8;16} \right\}\)

Câu 7 :

Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A

    B\(\left( 2 \right) = \left\{ {0,2,4,6,8,...} \right\}\)

  • B

    B\(\left( 2 \right) = \left\{ {0;2;4;6;8;...} \right\}\)

  • C

    B \(\left( 2 \right) = \left\{ {2;4;6;8;...} \right\}\)

  • D

    B\(\left( 2 \right) = \left\{ {1;2;4;6;8;...} \right\}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Ta có thể tìm các bội của một số tự nhiên \(a\) khác \(0\) bằng cách nhân số đó lần lượt với \(0,1,2,3,...\)

Lời giải chi tiết :

Ta lấy 2 nhân với từng số 0 thì được 0 nên 0 là bội của 2, lấy 2.1=2 nên 2 là bội của 2, 2.2=4 nên 4 là bội của 2,...

Vậy B\(\left( 2 \right) = \left\{ {0;2;4;6;8;...} \right\}\)

Câu 8 :

Tìm tập hợp các bội của $6$  trong các số: $6;15;24;30;40$.

  • A

    $\left\{ {15;24} \right\}$

  • B

    $\left\{ {24;30} \right\}$       

  • C

    $\left\{ {15;24;30} \right\}$

  • D

    $\left\{ {6;24;30} \right\}$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

\(B\left( 6 \right) = \left\{ {6.m|m \in N} \right\}\)

Lời giải chi tiết :

Trong các số trên thì $B\left( 6 \right) = \left\{ {6;24;30} \right\}$

Câu 9 :

Tìm $x$ thuộc ước của $60$ và $x > 20$.

  • A

    $x \in \;\left\{ {5;15} \right\}$                       

  • B

    $x\; \in \left\{ {30;60} \right\}$          

  • C

    $x\; \in \left\{ {15;20} \right\}$               

  • D

    $x\; \in \left\{ {20;30;60} \right\}$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Ư\(\left( {60} \right) = \left\{ {x \in N|60 \, \vdots \, x} \right\}\)

+) Kết hợp điều kiện $x > 20$ để tìm $x$.

Lời giải chi tiết :

$\,\left\{ \begin{array}{l}x \in Ư\left( {60} \right)\\x > 20\end{array} \right. \Rightarrow \,\left\{ \begin{array}{l}x \in {\rm{\{ 1;2;3;4;}}\,{\rm{5;6;}}10{\rm{;12;15;20;30;60\} }}\\x > 20\end{array} \right.$

$ \Rightarrow x \in \left\{ {30;60} \right\}$

Câu 10 :

Có bao nhiêu số vừa là bội của $5$ vừa là ước của $50$?

  • A

    $4$ số

  • B

    $5$ số

  • C

    $6$ số

  • D

    $7$ số

Đáp án : A

Phương pháp giải :

$\,\left\{ \begin{array}{l}B\left( 5 \right) = {\rm{\{ 5}}{\rm{.k| k}} \in {\rm{N\} }}\\Ư(50) = {\rm{\{ x}} \in {\rm{N}}|50 \, \vdots \, x{\rm{\} }}\end{array} \right.$

Lời giải chi tiết :

Gọi $x$ là số vừa là bội của $5$ vừa là ước của $50$.

\(\left\{ \begin{array}{l}x \in B\left( 5 \right)\\x \in Ư\left( {50} \right)\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \in {\rm{\{ 0;}}\,{\rm{5;10;15;20;25;}}...{\rm{\} }}\\x \in {\rm{\{ 1;2;5;10;25;50\} }}\end{array} \right.\)

\( \Rightarrow \,x\, \in \,{\rm{\{ 5;10;25;50\} }}\)

close