Grammar - Thể bị động Unit 6 SGK Tiếng Anh 7 mớiCâu bị động là câu trong đó chủ ngữ là người hay vật nhận hoặc chịu tác động của hành động. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Quảng cáo
A. CÂU BỊ ĐỘNG (Passive sentences): Câu bị động là câu trong đó chủ ngữ là người hay vật nhận hoặc chịu tác động của hành động. Ví dụ: A question was asked by me. (Một câu hỏi được hỏi bởi tôi.) Trong ví dụ trên, ví dụ 1 là thể chủ động, chủ ngữ I là chủ thể gây ra hành động, a question làm tân ngữ, là đối tượng chịu sự tác động của hành động. Ví dụ 2 là thể bị động của ví dụ 1, chủ ngữ I trở thành tân ngữ trong câu bị động, đi với giới từ by, tân ngữ a question trở thành chủ ngữ trong câu bị động. Cấu trúc của hai câu này khác nhau nhưng ý nghĩa hoàn toàn giống nhau. Lựu ý: - Chỉ những động từ có một tân ngữ đi theo sau (tức là những ngoại động từ) mới chuyển sang câu bị động được. - Tân ngữ (Object) trong câu chủ động trở thành chủ ngữ trong câu bị động. B. CẤU TRÚC * Thể khẳng định (Affirmative form) S + be + P.P (Past Participle) + (by + O) Ex: A picture was painted by Tom. S be + p.p O (Bức tranh được vẽ bởi Tom.) * Thể phủ định (Negative form) S + be not + p.p + (by + O) Ex: A picture was not painted by Tom. S be + p.p O (Bức tranh không được vẽ bởi Tom.) * Thể nghỉ vân (Interrogative form) Be + S + p.p + (by + O)? Ex: Was a picture painted by Tom? Be S p.p O (Có phải bức tranh được vẽ bởi Tom không?) Động từ be ở đây phải phù hợp với chủ ngữ cũng phải thể hiện được thì của câu. Khi dịch nghĩa câu bị động, ta dịch là “bị, được” tùy vào câu, ngữ cảnh mà ta chọn nghĩa cho phù hợp. C. CÁCH DÙNG Câu bị động thường dùng trong các trường hợp sau: 1. Chúng ta không biết người gây ra hành động, hoặc không cần thiết phải nói. Trường hợp này không cần cụm từ với by. Ex: Her legs were broken in the accident yesterday. (Chân của cô ấy bị gãy trong vụ tai nạn hôm qua.) The house is swept every day. (Ngôi nhà được quét mỗi ngày.) The pen has been put into the box. (Cây viết được đặt vào hộp.) I was told that you would meet me at the bookstore. (Tôi đã được nói rằng bạn sẽ gặp tôi tại nhà sách.) 2. Để nhấn mạnh người bị tác động bởi hành động. Nếu muốn đồng thời chỉ ra người gây ra hành động thì có thể thêm cụm từ by. Ex: This letter must be written by his sister. (Lá thư này phải được viết bởi chị gái của anh ấy.) The house next door has been bought by Mr. Tung. (Nhà kế bên đã được ông Tùng mua.) 3. Khi người nói đưa ra phép lịch sự, kế hoạch, chính sách, nhưng không cần phải nói hoặc tránh nói ra hành động. Ex: It is generally considered impolite to interrupt others' conversation. (Ngắt quãng cuộc nói chuyện của người khác bị xem là bất lịch sự.) It's hoped that such things would not happen again. (Hi vọng việc như vậy sẽ không xảy ra lần nữa.) Your proposal is generally considered impractical. (Đề xuất của bạn nhìn chung bị coi/ đánh giả là thiếu thực tế.) 4. Thông báo, bố cáo trang trọng hoặc mô tả sự việc khách quan thường dùng thể bị động. Ex: The applicant is required to fill in this form first. (Người xin việc đầu tiên được yêu cầu điền vào mẫu đơn.) Passengers are requested to remain seated until the train comes to a complete stop. (Hành khách được yêu cầu ngồi nguyên vị trí cho đến khi tàu lửa dừng lại hoàn toàn.) Four engineers were killed in England. (Bốn kĩ sư đã bị giết ở Anh.) 5. Để hành văn lưu loát hoặc theo tình huống cụ thể và để tránh lặp lại chủ từ. Ex: The famous star appeared and was warmly welcomed by the people. (Diễn viên nổi tiếng xuất hiện và được chào đón nhiệt liệt bởi mọi người.) The film won the prize and was directed by Trung Du Dan. (Bộ phim giành giải do Trung Du Dân làm đạo diễn.) Loigiaihay.com Quảng cáo
|