Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về văn bản “Đánh thức trầu”

Tải về

Với quan niệm hồn nhiên của con trẻ, lại từng thuộc làu làu câu hát của bà khi muốn hái trầu đêm, Trần Đăng Khoa đã đánh thức trầu bằng một lối riêng – lối của những chú bé bạn bè đồng trang đồng lứa. Câu hát của bà em là câu hát để hái trầu đêm của người lớn

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - KHTN...

Quảng cáo

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về văn bản “Đánh thức trầu”

Bài làm

       Với quan niệm hồn nhiên của con trẻ, lại từng thuộc làu làu câu hát của bà khi muốn hái trầu đêm, Trần Đăng Khoa đã đánh thức trầu bằng một lối riêng – lối của những chú bé bạn bè đồng trang đồng lứa. Câu hát của bà em là câu hát để hái trầu đêm của người lớn. Câu hát của bà như là chiếc cầu nối quá khứ vào hiện tại, làm rõ thêm mối quan hệ mới hồn nhiên và thật sự bình đẳng, mến thân của Trần Đăng Khoa với bạn Trầu. Muốn xin mấy lá trầu thì không thể không nói chuyện với chủ nhân. Có lẽ Trầu ngủ say quá, chú bé Trần Đăng Khoa lại phải gọi và nhắc lại yêu cầu: Trầu ơi hãy tỉnh lại/ Mở mắt xanh ra nào/ Lá nào muốn cho tao/ Thì mày chìa ra nhé. Kèm theo đó là một lời hứa: Tay tao hái rất nhẹ /Không làm mày đau đâu. Đó là giọng điệu chân thành và bàn tay nhẹ nhàng đầy thương yêu của trẻ nhỏ. Đừng lụi đi trầu ơi là mong ước, là nguyện cầu của Trần Đăng Khoa đối với trầu. Có thể thấy, bài thơ không những đem đến cho chúng ta bức tranh mát lành của thôn quê mà còn gửi đến bạn đọc tình yêu thương, nâng niu, trân trọng những điều nhỏ bé trong cuộc đời. Bài thơ một lần nữa cho thấy tâm hồn trắng trong như lụa của tuổi thơ trong tình bạn – dù là bạn với cỏ cây.

Loigiaihay.com

Tải về

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close