Trắc nghiệm Các dạng toán về thứ tự trong tập hợp số nguyên Toán 6 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Chọn câu sai

  • A

    $ - 5 <  - 2$

  • B

    $0 < 4$                            

  • C

    $0 >  - 1$                          

  • D

    $ - 5 <  - 6$

Câu 2 :

Số liền trước của số $ - 19$  là số

  • A

    $20$                         

  • B

    $ - 17$                            

  • C

    $ - 18$                          

  • D

    $ - 20$

Câu 3 :

Cho số nguyên \(a\) lớn hơn \( - 2\) thì  số nguyên \(a\) là

  • A

    Số nguyên dương

  • B

    Số tự nhiên

  • C

    Số nguyên âm

  • D

    Số \( - 1\) và số tự nhiên

Câu 4 :

Biết \( - 9 < x < 0\). Tập hợp các số nguyên $x$ thỏa mãn:

  • A

    \(A = \left\{ { - 8; - 7; - 6; - 5; - 4; - 3; - 2; - 1} \right\}\)                        

  • B

    \(A = \left\{ { - 9; - 8; - 7; - 6; - 5; - 4; - 3; - 2; - 1} \right\}\)

  • C

    \(A = \left\{ { - 9; - 8; - 7; - 6; - 5; - 4; - 3; - 2; - 1;0} \right\}\)               

  • D

    \(A = \left\{ { - 8; - 7; - 6; - 5; - 4; - 3; - 2; - 1;0} \right\}\)

Câu 5 :

Viết tập hợp $M = $ $\left\{ {x \in Z| - 5 < x \le 3} \right\}$ dưới dạng liệt kê ta được

  • A

    \(M = \left\{ { - 5; - 4; - 3; - 2; - 1;0;1;3} \right\}.\)                        

  • B

    \(M = \left\{ { - 4; - 3; - 2; - 1;1;2;3} \right\}.\)

  • C

    \(M = \left\{ { - 4; - 3; - 2; - 1;0;1;2;3} \right\}.\)               

  • D

    \(M = \left\{ { - 4; - 3; - 2; - 1;0;1;2} \right\}.\)

Câu 6 :

Tìm các giá trị thích hợp của chữ số $a$ sao cho: \( - \overline {a99}  >  - 649 >  - \overline {6a0} \)

  • A

    $6$    

  • B

    $5$  

  • C

    $4$ 

  • D

    $7$

Câu 7 : Khẳng định nào dưới đây đúng?
  • A
    Số nguyên \(a\) lớn hơn \( - 4\). Số \(a\) chắc chắn là số dương.
  • B
    Số nguyên \(a\) nhỏ hơn \(3\). Số \(a\) chắc chắn là số âm.
  • C
    Số nguyên \(a\) lớn hơn \(1\). Số \(a\) chắc chắn là số dương.
  • D
    Số nguyên \(a\) nhỏ hơn \(0\). Số \(a\) có thể là số dương, có thể là số âm
Câu 8 : Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
  • A
    \( - 46718 < - 46812\)
  • B
    \( - 67523 < - 66712\)
  • C
    \( - 12 > 7\)
  • D
    \( - 123 < - 126\)
Câu 9 : Khẳng định nào sau đây đúng?
  • A
    Nếu \(x < 3\) thì \(x < 1\)
  • B
    Nếu \(x > 3\) thì \(x > 5\)
  • C
    Nếu \(x > 2\) thì \(x > - 1\)
  • D
    Nếu \(x < 8\) thì \(x < 5\)
Câu 10 :

Kim tự tháp Kê-ốp (Ai cập) được hoàn thành vào năm \(2560\) TCN.

Tòa nhà Landmark 81 (TP Hồ Chí Minh) được hoàn thành vào năm 2018 CN

Đền Ăng-co-vát (Cam-pu-chia) được hoàn thành vào năm 1150 CN.

Em hãy cho biết công trình xây dựng nào được hoàn thành trước.

  • A
    Không xác định được
  • B
    Kim tự tháp Kê-ốp
  • C
    Đền Ăng-co-vát
  • D
    Tòa nhà Landmark 81
Câu 11 :

Một sinh vật biển sống gần mặt nước, trong khi đó một số khác lại sống rất sâu dưới đáy đại dương. Hãy sắp xếp các sinh vật biển sau theo thứ tự giảm dần độ cao của môi trường sống.

  • A
    Cá cờ xanh, Sao biển, Cá hố, Cá đèn
  • B
    Sao biển, Cá đèn, Cá hố, Cá cờ xanh
  • C
    Cá cờ xanh, Cá hố, Sao biển, Cá đèn.
  • D
    Cá cờ xanh, Cá hố, Cá đèn, Sao biển.
Câu 12 :

Liệt kê các phần tử của tập hợp sau theo thứ tự giảm dần:

\(A = \left\{ {x \in \mathbb{Z}| - 1 < x \le 3} \right\}\)

  • A
    \(\left\{ { - 1;\,0;\,1;\,2;3} \right\}\)
  • B
    \(\left\{ { - 1;0;\,1;\,2} \right\}\)
  • C
    \(\left\{ {0;\,1;\,2;3} \right\}\)
  • D
    \(\left\{ {3;2;1;0} \right\}\)
Câu 13 :

Hãy sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần

-3; +4; 7; -7; 0; -1; +15; -8; 25.

  • A
    \( - 8; - 7; - 3; - 1;{\rm{ }}0; + 4;{\rm{ }}7; + 15;{\rm{ }}25.\)
  • B
    \(0; + 4;{\rm{ }}7; + 15;{\rm{ }}25, - 8; - 7; - 3; - 1;\)
  • C
    \(0; - 1; - 3; + 4; - 7;7; - 8; + 15;{\rm{ }}25\)
  • D
    \(25;\, + 15;\,7;\, + 4;\,0;\, - 1;\, - 3;\, - 7;\, - 8\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chọn câu sai

  • A

    $ - 5 <  - 2$

  • B

    $0 < 4$                            

  • C

    $0 >  - 1$                          

  • D

    $ - 5 <  - 6$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Khi biểu diễn trên trục số ( nằm ngang ):

+ Điểm $a$ nằm bên trái điểm $b$ thì số nguyên $a$ nhỏ hơn số nguyên $b.$

+ Điểm $a$  nằm bên phải điểm $b$ thì số nguyên $a$ lớn hơn số nguyên $b.$

Lời giải chi tiết :

Điểm $ - 5$ nằm bên trái điểm $ - 2$ nên $ - 5 <  - 2.$ Do đó A đúng.

Điểm $0$ nằm bên trái điểm $4$ nên $0 < 4.$ Do đó B đúng.   

Điểm $0$ nằm bên phải điểm $ - 1$ nên $0 >  - 1.$ Do đó C đúng.

Điểm $ - 5$ nằm bên phải điểm $ - 6$ nên $ - 5 >  - 6$ Do đó D sai. 

Câu 2 :

Số liền trước của số $ - 19$  là số

  • A

    $20$                         

  • B

    $ - 17$                            

  • C

    $ - 18$                          

  • D

    $ - 20$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Số nguyên $a$ gọi là số liền trước của số nguyên $b$  nếu $a < b$ và không có số nguyên nào nằm giữa $a$  và $b$ ( lớn hơn $a$ và nhỏ hơn $b$).

Lời giải chi tiết :

Ta thấy: $ - 20 <  - 19$ và không có số nguyên nào nằm giữa $ - 20$ và $ - 19.$
Nên số liền trước của số $ - 19$ là số $ - 20.$

Câu 3 :

Cho số nguyên \(a\) lớn hơn \( - 2\) thì  số nguyên \(a\) là

  • A

    Số nguyên dương

  • B

    Số tự nhiên

  • C

    Số nguyên âm

  • D

    Số \( - 1\) và số tự nhiên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

 +) Các số nguyên lớn  hơn \( - 2\) là các điểm nằm bên phải số \( - 2.\)

+) Từ đó chỉ ra tính chất của các số đó.

Lời giải chi tiết :

Các số lớn hơn \( - 2\) là các số \( - 1;0;1;2;3;4;...\)nghĩa là gồm số \( - 1\) và các số tự nhiên.

Câu 4 :

Biết \( - 9 < x < 0\). Tập hợp các số nguyên $x$ thỏa mãn:

  • A

    \(A = \left\{ { - 8; - 7; - 6; - 5; - 4; - 3; - 2; - 1} \right\}\)                        

  • B

    \(A = \left\{ { - 9; - 8; - 7; - 6; - 5; - 4; - 3; - 2; - 1} \right\}\)

  • C

    \(A = \left\{ { - 9; - 8; - 7; - 6; - 5; - 4; - 3; - 2; - 1;0} \right\}\)               

  • D

    \(A = \left\{ { - 8; - 7; - 6; - 5; - 4; - 3; - 2; - 1;0} \right\}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vì $x$ là số nguyên nên dựa vào điều kiện đề bài ta tìm được giá trị của $x$ và viết chúng dưới dạng tập hợp.

Lời giải chi tiết :

Vì \( - 9 < x < 0;x \in Z \Rightarrow x \in \left\{ { - 8; - 7; - 6; - 5; - 4; - 3; - 2; - 1} \right\}\)

Do đó \(A = \left\{ { - 8; - 7; - 6; - 5; - 4; - 3; - 2; - 1} \right\}\).

Câu 5 :

Viết tập hợp $M = $ $\left\{ {x \in Z| - 5 < x \le 3} \right\}$ dưới dạng liệt kê ta được

  • A

    \(M = \left\{ { - 5; - 4; - 3; - 2; - 1;0;1;3} \right\}.\)                        

  • B

    \(M = \left\{ { - 4; - 3; - 2; - 1;1;2;3} \right\}.\)

  • C

    \(M = \left\{ { - 4; - 3; - 2; - 1;0;1;2;3} \right\}.\)               

  • D

    \(M = \left\{ { - 4; - 3; - 2; - 1;0;1;2} \right\}.\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vì $M = $ $\left\{ {x \in Z| - 5 < x \le 3} \right\}$ tức là: $x$ là số nguyên, $x$ lớn hơn $ - 5$  và nhỏ hơn hoặc bằng $3.$
Với $x$  lớn hơn $ - 5$  và nhỏ hơn hoặc bằng $3$ gồm: $3$  và các số nguyên nằm giữa $ - 5$ và $3.$

Lời giải chi tiết :

Các số nguyên lớn hơn $ - 5$  và nhỏ hơn hoặc bằng $3$ là \( - 4; - 3; - 2; - 1;0;1;2;3.\)

Nên \(M = \left\{ { - 4; - 3; - 2; - 1;0;1;2;3} \right\}.\)

Câu 6 :

Tìm các giá trị thích hợp của chữ số $a$ sao cho: \( - \overline {a99}  >  - 649 >  - \overline {6a0} \)

  • A

    $6$    

  • B

    $5$  

  • C

    $4$ 

  • D

    $7$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào việc so sánh hai số nguyên:

+ Với \(a,b \in Z\), nếu điểm $a$ nằm bên trái điểm $b$ trên trục số nằm ngang thì \(a < b\)

+ Số nguyên $b$ là số liền sau của số nguyên $a$ nếu \(a < b\) và giữa $a$ và $b$ không có số nguyên nào nữa.

Lời giải chi tiết :

\( - \overline {a99}  >  - 649 >  - \overline {6a0}  \Rightarrow \overline {a99}  < 649 < \overline {6a0}  \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a < 6\\4 < a\end{array} \right. \Rightarrow 4 < a < 6\).

Mà \(a \in {N^*}\) nên \(a = 5\).

Câu 7 : Khẳng định nào dưới đây đúng?
  • A
    Số nguyên \(a\) lớn hơn \( - 4\). Số \(a\) chắc chắn là số dương.
  • B
    Số nguyên \(a\) nhỏ hơn \(3\). Số \(a\) chắc chắn là số âm.
  • C
    Số nguyên \(a\) lớn hơn \(1\). Số \(a\) chắc chắn là số dương.
  • D
    Số nguyên \(a\) nhỏ hơn \(0\). Số \(a\) có thể là số dương, có thể là số âm

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Đọc kĩ các khẳng định, đưa ra phản ví dụ nếu thấy sai.
Lời giải chi tiết :

Phương án A sai. Ví dụ \( - 2 >  - 4\) nhưng \( - 2\) là số nguyên âm.

Phương án B sai. Ví dụ \(1 < 3\) nhưng 1 là số dương.

Phương án D sai vì các số nguyên nhỏ hơn \(0\) là các số nguyên âm.

Phương án C đúng.

Câu 8 : Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
  • A
    \( - 46718 < - 46812\)
  • B
    \( - 67523 < - 66712\)
  • C
    \( - 12 > 7\)
  • D
    \( - 123 < - 126\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Số nguyên âm luôn nhỏ hơn số nguyên dương.

- Để so sánh hai số nguyên âm, ta làm như sau:

Bước 1: Bỏ dấu “-” trước cả hai số âm.

Bước 2: Trong hai số nguyên dương nhận được, số nào nhỏ hơn thì số nguyên âm ban đầu (tương ứng) sẽ lớn hơn.

Lời giải chi tiết :

Do \(67523 > 66712\) nên \( - 67523 <  - 66712\).

Khẳng định đúng là: B

Câu 9 : Khẳng định nào sau đây đúng?
  • A
    Nếu \(x < 3\) thì \(x < 1\)
  • B
    Nếu \(x > 3\) thì \(x > 5\)
  • C
    Nếu \(x > 2\) thì \(x > - 1\)
  • D
    Nếu \(x < 8\) thì \(x < 5\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Nếu \(a < b\) và \(b < c\) thì \(a < c\).
Lời giải chi tiết :
Do \(x > 2\) và \(2 >  - 1\) nên \(x >  - 1\).
Câu 10 :

Kim tự tháp Kê-ốp (Ai cập) được hoàn thành vào năm \(2560\) TCN.

Tòa nhà Landmark 81 (TP Hồ Chí Minh) được hoàn thành vào năm 2018 CN

Đền Ăng-co-vát (Cam-pu-chia) được hoàn thành vào năm 1150 CN.

Em hãy cho biết công trình xây dựng nào được hoàn thành trước.

  • A
    Không xác định được
  • B
    Kim tự tháp Kê-ốp
  • C
    Đền Ăng-co-vát
  • D
    Tòa nhà Landmark 81

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Viết các năm hoàn thành dưới dạng số nguyên.

So sánh các số nguyên trên và chọn số nhỏ nhất.

Lời giải chi tiết :

Năm \(2560\) TCN viết dưới dạng số nguyên là: \( - 2560\)

Năm 2018 CN viết dưới dạng số nguyên là: \(2018\).

Năm 1150 CN viết dưới dạng số nguyên là: \(1150\).

Ta có: \( - 2560 < 1150 < 2018\) nên số nhỏ nhất là \( - 2560\).

Vậy Kim tự tháp Kê-ốp được hoàn thành trước.

Câu 11 :

Một sinh vật biển sống gần mặt nước, trong khi đó một số khác lại sống rất sâu dưới đáy đại dương. Hãy sắp xếp các sinh vật biển sau theo thứ tự giảm dần độ cao của môi trường sống.

  • A
    Cá cờ xanh, Sao biển, Cá hố, Cá đèn
  • B
    Sao biển, Cá đèn, Cá hố, Cá cờ xanh
  • C
    Cá cờ xanh, Cá hố, Sao biển, Cá đèn.
  • D
    Cá cờ xanh, Cá hố, Cá đèn, Sao biển.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Độ cao của môi trường sống đều là các số nguyên âm.

- Sắp xếp các số đối theo thứ tự tăng dần.

- Sắp xếp các số tương ứng theo thứ tự giảm dần.

- Điền tên các sinh vật biển tương ứng.

Lời giải chi tiết :

\(180 < 1000 < 4000 < 6000\)

\( \Rightarrow  - 180 >  - 1000 >  - 4000 >  - 6000\)

Sắp xếp theo thứ tự giảm dần độ cao của môi trường sống:

Cá cờ xanh, Cá hố, Cá đèn, Sao biển.

Câu 12 :

Liệt kê các phần tử của tập hợp sau theo thứ tự giảm dần:

\(A = \left\{ {x \in \mathbb{Z}| - 1 < x \le 3} \right\}\)

  • A
    \(\left\{ { - 1;\,0;\,1;\,2;3} \right\}\)
  • B
    \(\left\{ { - 1;0;\,1;\,2} \right\}\)
  • C
    \(\left\{ {0;\,1;\,2;3} \right\}\)
  • D
    \(\left\{ {3;2;1;0} \right\}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Viết các phần tử của tập hợp.

So sánh các số.

Sắp xếp theo thứ tự giảm dần

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(A = \left\{ {0;\,1;\,2;3} \right\}\).

Do \(3 > 2 > 1 > 0\) nên thứ tự giảm dần các phần tử là: \(\left\{ {3;2;1;0} \right\}\).

Câu 13 :

Hãy sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần

-3; +4; 7; -7; 0; -1; +15; -8; 25.

  • A
    \( - 8; - 7; - 3; - 1;{\rm{ }}0; + 4;{\rm{ }}7; + 15;{\rm{ }}25.\)
  • B
    \(0; + 4;{\rm{ }}7; + 15;{\rm{ }}25, - 8; - 7; - 3; - 1;\)
  • C
    \(0; - 1; - 3; + 4; - 7;7; - 8; + 15;{\rm{ }}25\)
  • D
    \(25;\, + 15;\,7;\, + 4;\,0;\, - 1;\, - 3;\, - 7;\, - 8\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

So sánh các số âm với nhau, các số dương với nhau.

Sắp xếp theo thứ tự tăng dần.

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l} - 8 <  - 7 <  - 3 <  - 1\\0 <  + 4 < 7 <  + 15 < {\rm{ }}25.\end{array}\)

Các số được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:  \( - 8; - 7; - 3; - 1;{\rm{ }}0; + 4;{\rm{ }}7; + 15;{\rm{ }}25.\)

close