Trắc nghiệm Bài 37. Phóng xạ - Vật Lí 12

Đề bài

Câu 1 :

Hiện tượng phóng xạ là

  • A

    Hiện tượng hạt nhân không bền vững bị tác động của hạt nhân khác gây ra phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác

  • B

    Hiện tượng hạt nhân bền vững tự phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác

  • C

    Hiện tượng hạt nhân không bền vững tự phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác

  • D

    Hiện tượng hạt nhân bền vững bị tác động của hạt nhân khác gây ra phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác

Câu 2 :

Tìm phát biểu đúng?

  • A

    Hiện tượng phóng xạ xảy ra càng nhanh ở điều kiện áp suất cao

  • B

    Hiện tượng phóng xạ suy giảm khi nhiệt độ phòng thí nghiệm giảm

  • C

    Hiện tượng phóng xạ không bị phụ thuộc vào điều kiện môi trường

  • D

    Hiện tượng phóng xạ chỉ xảy ra trong các vụ nổ hạt nhân

Câu 3 :

Tìm phát biểu sai về phóng xạ?

  • A

    Có bản chất là quá trình biến đổi hạt nhân

  • B

    Không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh

  • C

    Mang tính ngẫu nhiên

  • D

    Có thể xác định được một hạt nhân khi nào sẽ phóng xạ

Câu 4 :

Tia α là

  • A

    Tia \(\alpha \)  là sóng điện từ

  • B

    Tia \(\alpha \) chuyển động với tốc độ trong không khí là 3.108m/s

  • C

    Tia \(\alpha \) bị lệch phía bản tụ điện dương

  • D

    Tia \(\alpha \) là dòng hạt nhân \(_2^4He\)

Câu 5 :

Sau khi phóng xạ α hạt nhân mẹ chuyển thành hạt nhân mới, hạt nhân mới sẽ bị dịch chuyển như thế nào trong bảng tuần hoàn?

  • A

    Không thay đổi

  • B

    Tiến 2 ô

  • C

    Lùi 2 ô

  • D

    Tăng 4 ô

Câu 6 :

Tia β-

  • A

    Tia β- bay với vận tốc khoảng 2.107 m/s

  • B

    Tia β- bị lệch về phía tụ điện tích điện dương

  • C

    Tia β- có thể bay trong không khí hàng km

  • D

    Tia β- là sóng điện từ

Câu 7 :

Trong phóng xạ \({\beta ^ - }\) hạt nhân \({}_Z^AX\) biến đổi thành hạt nhân \({}_{Z'}^{A'}Y\) thì

  • A

    Z' = (Z + 1); A' = A

  • B

    Z' = (Z - 1); A' = A

  • C

    Z' = (Z + 1); A' = (A - 1)

  • D

    Z' = (Z - 1); A' = (A + 1)

Câu 8 :

Tia gamma

  • A

    Tia gamma là tia có bước sóng lớn hơn sóng vô tuyến

  • B

    Tia gamma là dòng hạt electron bay ngoài không khí

  • C

    Tia gamma có khả năng đâm xuyên kém

  • D

    Tia gamma có bản chất sóng điện từ

Câu 9 :

Tìm phát biểu sai về tia gamma

  • A

    Tia gamma có thể đi qua hàng mét bê tông

  • B

    Tia gamma có thể đi qua vài cm chì

  • C

    Tia gamma có vận tốc dịch chuyển như ánh sáng

  • D

    Tia gamma mềm hơn tia X

Câu 10 :

Tia phóng xạ nào sau đây không bị lệch trong điện trường?

  • A

    Tia \(\alpha \)

  • B

    Tia \({\beta ^ + }\)

  • C

    Tia \({\beta ^ - }\)

  • D

    Tia \(\gamma \)

Câu 11 :

Trong các tia phóng xạ sau, tia nào có khối lượng hạt là lớn nhất?

  • A

    Tia \(\alpha \)

  • B

    Tia \({\beta ^ + }\)

  • C

    Tia \({\beta ^ - }\)

  • D

    Tia \(\gamma \)

Câu 12 :

Kết luận nào sau đây về bản chất của các tia phóng xạ không đúng?

  • A

    Tia \(\alpha \) là dòng hạt nhân nguyên tử

  • B

    Tia \(\beta \)  là dòng hạt mang điện

  • C

    Tia \(\gamma \) là sóng điện từ

  • D

    Tia \(\alpha ,\beta ,\gamma \) đều có chung bản chất là sóng điện từ nhưng có bước sóng khác nhau.

Câu 13 :

Đồng vị \({}_{92}^{234}U\) sau một chuỗi phóng xạ \(\alpha \) và \({\beta ^ - }\) biến đổi thành \({}_{82}^{206}Pb\). Số phóng xạ \(\alpha \) và \({\beta ^ - }\) trong chuỗi là

  • A

    7 phóng xạ \(\alpha \) , 4 phóng xạ \({\beta ^ - }\)

  • B

    5 phóng xạ \(\alpha \), 5 phóng xạ \({\beta ^ - }\)

  • C

    10 phóng xạ \(\alpha \), 8 phóng xạ \({\beta ^ - }\)

  • D

    16 phóng xạ \(\alpha \), 12 phóng xạ \({\beta ^ - }\)

Câu 14 :

Chu kì bán rã là

  • A

    Là thời gian để một phần tư số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ bị phân rã, biến đổi thành hạt nhân khác.

  • B

    Là thời gian để một phần ba số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ bị phân rã, biến đổi thành hạt nhân khác.

  • C

    Là thời gian để một phần hai số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ bị phân rã, biến đổi thành hạt nhân khác.

  • D

    Là thời gian để toàn bộ số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ bị phân rã, biến đổi thành hạt nhân khác

Câu 15 :

Tìm phát biểu sai về chu kì bán rã

  • A

    Chu kì bán rã là thời gian để một nửa số hạt nhân phóng xạ

  • B

    Chu kì bán rã phụ thuộc vào khối lượng chất phóng xạ

  • C

    Chu kì bán rã ở các chất khác nhau thì khác nhau

  • D

    Chu kì bán rã độc lập với điều kiện ngoại cảnh

Câu 16 :

Trong quá trình phân rã, số hạt nhân phóng xạ

  • A

    Tăng theo thời gian theo định luật hàm số mũ

  • B

    Giảm theo thời gian theo định luật hàm số mũ

  • C

    Tỉ lệ thuận với thời gian

  • D

    Tỉ lệ nghịch với thời gian

Câu 17 :

Tìm phát biểu sai về hiện tượng phóng xạ

  • A

    Phóng xạ nhân tạo là do con người tạo ra

  • B

    Công thức tính chu kì bán rã là \(T = \frac{{\ln 2}}{\lambda }\)

  • C

    Sau khoảng thời gian t số hạt nhân còn lại được xác định theo công thức \(N = {N_0}.{e^{ - \lambda t}}\)

  • D

    Hằng số phóng xạ được xác định bằng công thức \(\lambda = \frac{T}{{\ln 2}}\)

Câu 18 :

Đại lượng nào sau đây đặc trưng cho từng loại chất phóng xạ?

  • A

    Khối lượng

  • B

    Số khối

  • C

    Nguyên tử số

  • D

    Hằng số phóng xạ

Câu 19 :

Đại lượng nào của chất phóng xạ không biến thiên cùng quy luật với các đại lượng còn lại nêu sau đây

  • A

    Số hạt nhân phóng xạ còn lại

  • B

    Số mol chất phóng xạ còn lại

  • C

    Khối lượng của lượng chất đã phân rã

  • D

    Hằng số phóng xạ của lượng chất còn lại

Câu 20 :

Quãng đường đi được trong không khí theo thứ tự tăng dần của các tia phóng xạ sau là: hạt nhân \(H{{e}^{4}}\left( \alpha  \right);electron\,\,\left( {{\beta }^{-}} \right)\)và phôtôn \(\left( \gamma  \right)\). Thứ tự trên cũng tương ứng với sự

  • A
    giảm dần của số khối.
  • B
    tăng dần của số khối.
  • C
    giảm dần của khối lượng nghỉ.
  • D
    giảm dần của điện tích.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Hiện tượng phóng xạ là

  • A

    Hiện tượng hạt nhân không bền vững bị tác động của hạt nhân khác gây ra phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác

  • B

    Hiện tượng hạt nhân bền vững tự phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác

  • C

    Hiện tượng hạt nhân không bền vững tự phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác

  • D

    Hiện tượng hạt nhân bền vững bị tác động của hạt nhân khác gây ra phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lí thuyết phần 1

Lời giải chi tiết :

Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân không bền vững tự phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác. 

Câu 2 :

Tìm phát biểu đúng?

  • A

    Hiện tượng phóng xạ xảy ra càng nhanh ở điều kiện áp suất cao

  • B

    Hiện tượng phóng xạ suy giảm khi nhiệt độ phòng thí nghiệm giảm

  • C

    Hiện tượng phóng xạ không bị phụ thuộc vào điều kiện môi trường

  • D

    Hiện tượng phóng xạ chỉ xảy ra trong các vụ nổ hạt nhân

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Hiện tượng phóng xạ là hiện tượng một hạt nhân không bền vững tự phát phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành hạt nhân khác

+ Quá trình phân rã phóng xạ chính là quá trình dẫn đến sự biến đổi hạt nhân

Ta có, quá trình phân rã phóng xạ chỉ do các nguyên nhân bên trong gây ra và hoàn toàn không chịu tác động của các yếu tố thuộc môi trường ngoài như nhiệt độ, áp suất ....

=> Phương án C: đúng

Câu 3 :

Tìm phát biểu sai về phóng xạ?

  • A

    Có bản chất là quá trình biến đổi hạt nhân

  • B

    Không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh

  • C

    Mang tính ngẫu nhiên

  • D

    Có thể xác định được một hạt nhân khi nào sẽ phóng xạ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A, B, C - đúng

D- sai

Câu 4 :

Tia α là

  • A

    Tia \(\alpha \)  là sóng điện từ

  • B

    Tia \(\alpha \) chuyển động với tốc độ trong không khí là 3.108m/s

  • C

    Tia \(\alpha \) bị lệch phía bản tụ điện dương

  • D

    Tia \(\alpha \) là dòng hạt nhân \(_2^4He\)

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tia \(\alpha \)  là dòng hạt nhân nguyên tử Heli \({}_2^4He\), chuyển động với vận tốc cỡ 2.107m/s.

Câu 5 :

Sau khi phóng xạ α hạt nhân mẹ chuyển thành hạt nhân mới, hạt nhân mới sẽ bị dịch chuyển như thế nào trong bảng tuần hoàn?

  • A

    Không thay đổi

  • B

    Tiến 2 ô

  • C

    Lùi 2 ô

  • D

    Tăng 4 ô

Đáp án : C

Phương pháp giải :

 Xem lí thuyết phần 2

Lời giải chi tiết :

Phóng xạ \(\alpha \;({}_2^4He)\): hạt nhân con lùi hai ô so với hạt nhân mẹ trong bảng tuần hoàn:

                                             \({}_Z^AX \to \;{}_2^4He\; + \;{}_{Z - 2}^{A - 4}Y\)

Câu 6 :

Tia β-

  • A

    Tia β- bay với vận tốc khoảng 2.107 m/s

  • B

    Tia β- bị lệch về phía tụ điện tích điện dương

  • C

    Tia β- có thể bay trong không khí hàng km

  • D

    Tia β- là sóng điện từ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tia \({\beta ^ - }\)  là dòng hạt êlectron \(({}_{ - 1}^0e)\), vận tốc \( \approx c\)

Có các tính chất:

- Ion hoá yếu hơn nhưng đâm xuyên mạnh hơn tia a.

- Bị lệch về phía tụ điện tích điện dương

- Bay được hàng trăm mét trong không khí

=> Các phương án:

A, C, D – sai

B - đúng

Câu 7 :

Trong phóng xạ \({\beta ^ - }\) hạt nhân \({}_Z^AX\) biến đổi thành hạt nhân \({}_{Z'}^{A'}Y\) thì

  • A

    Z' = (Z + 1); A' = A

  • B

    Z' = (Z - 1); A' = A

  • C

    Z' = (Z + 1); A' = (A - 1)

  • D

    Z' = (Z - 1); A' = (A + 1)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phóng xạ \({\beta ^ - }\;({}_{ - 1}^0e)\): hạt nhân con tiến một ô so với hạt nhân mẹ trong bảng tuần hoàn:

\({}_Z^AX \to \;{}_{ - 1}^0e\; + \;{}_{Z + 1}^AY\)

Ta có: Z' = (Z + 1); A' = A

Câu 8 :

Tia gamma

  • A

    Tia gamma là tia có bước sóng lớn hơn sóng vô tuyến

  • B

    Tia gamma là dòng hạt electron bay ngoài không khí

  • C

    Tia gamma có khả năng đâm xuyên kém

  • D

    Tia gamma có bản chất sóng điện từ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tia gamma:

- Là bức xạ điện từ có bước sóng rất ngắn (dưới 10-11 m)

- Là hạt phôtôn có năng lượng rất cao

Có các tính chất:

- Ion hoá yếu nhất, đâm xuyên mạnh nhất.

- Không bị lệch trong điện trường

Câu 9 :

Tìm phát biểu sai về tia gamma

  • A

    Tia gamma có thể đi qua hàng mét bê tông

  • B

    Tia gamma có thể đi qua vài cm chì

  • C

    Tia gamma có vận tốc dịch chuyển như ánh sáng

  • D

    Tia gamma mềm hơn tia X

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A, B, C - đúng

D- sai

Câu 10 :

Tia phóng xạ nào sau đây không bị lệch trong điện trường?

  • A

    Tia \(\alpha \)

  • B

    Tia \({\beta ^ + }\)

  • C

    Tia \({\beta ^ - }\)

  • D

    Tia \(\gamma \)

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tia \(\gamma \) không bị lệch trong điện trường

Câu 11 :

Trong các tia phóng xạ sau, tia nào có khối lượng hạt là lớn nhất?

  • A

    Tia \(\alpha \)

  • B

    Tia \({\beta ^ + }\)

  • C

    Tia \({\beta ^ - }\)

  • D

    Tia \(\gamma \)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong các tia phóng xạ trên, tia \(\alpha \)có khối lượng hạt là lớn nhất

Câu 12 :

Kết luận nào sau đây về bản chất của các tia phóng xạ không đúng?

  • A

    Tia \(\alpha \) là dòng hạt nhân nguyên tử

  • B

    Tia \(\beta \)  là dòng hạt mang điện

  • C

    Tia \(\gamma \) là sóng điện từ

  • D

    Tia \(\alpha ,\beta ,\gamma \) đều có chung bản chất là sóng điện từ nhưng có bước sóng khác nhau.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A, B, C - đúng

D- sai vì tia \(\alpha \) không phải là sóng điện từ

Câu 13 :

Đồng vị \({}_{92}^{234}U\) sau một chuỗi phóng xạ \(\alpha \) và \({\beta ^ - }\) biến đổi thành \({}_{82}^{206}Pb\). Số phóng xạ \(\alpha \) và \({\beta ^ - }\) trong chuỗi là

  • A

    7 phóng xạ \(\alpha \) , 4 phóng xạ \({\beta ^ - }\)

  • B

    5 phóng xạ \(\alpha \), 5 phóng xạ \({\beta ^ - }\)

  • C

    10 phóng xạ \(\alpha \), 8 phóng xạ \({\beta ^ - }\)

  • D

    16 phóng xạ \(\alpha \), 12 phóng xạ \({\beta ^ - }\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết về phóng xạ

+ Phóng xạ \(\alpha \;({}_2^4He)\)

+ Phóng xạ \({\beta ^ - }\;({}_{ - 1}^0e)\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\alpha \;({}_2^4He)\), \({\beta ^ - }\;({}_{ - 1}^0e)\)

Gọi số phóng xạ \(\alpha \) là a, số phóng xạ \({\beta ^ - }\) là b

Theo đề bài: \({}_{92}^{234}U\) biến đổi thành \({}_{82}^{206}Pb\)

Suy ra: \(\left\{ \begin{array}{l}4{\rm{a}} = 234 - 206\\2{\rm{a}} - b = 92 - 82\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}a = 7\\b = 4\end{array} \right.\)

=> Số phóng xạ \(\alpha \) và \({\beta ^ - }\) trong chuỗi là 7 và 4

Câu 14 :

Chu kì bán rã là

  • A

    Là thời gian để một phần tư số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ bị phân rã, biến đổi thành hạt nhân khác.

  • B

    Là thời gian để một phần ba số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ bị phân rã, biến đổi thành hạt nhân khác.

  • C

    Là thời gian để một phần hai số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ bị phân rã, biến đổi thành hạt nhân khác.

  • D

    Là thời gian để toàn bộ số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ bị phân rã, biến đổi thành hạt nhân khác

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Chu kì bán rã là thời gian để một nửa số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ bị phân rã, biến đổi thành hạt nhân khác.

Câu 15 :

Tìm phát biểu sai về chu kì bán rã

  • A

    Chu kì bán rã là thời gian để một nửa số hạt nhân phóng xạ

  • B

    Chu kì bán rã phụ thuộc vào khối lượng chất phóng xạ

  • C

    Chu kì bán rã ở các chất khác nhau thì khác nhau

  • D

    Chu kì bán rã độc lập với điều kiện ngoại cảnh

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

A, C, D - đúng

B- sai vì: \(T = \frac{{\ln 2}}{\lambda }\) không phụ thuộc vào khối lượng chất phóng xạ

Câu 16 :

Trong quá trình phân rã, số hạt nhân phóng xạ

  • A

    Tăng theo thời gian theo định luật hàm số mũ

  • B

    Giảm theo thời gian theo định luật hàm số mũ

  • C

    Tỉ lệ thuận với thời gian

  • D

    Tỉ lệ nghịch với thời gian

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính số hạt nhân phóng xạ

Lời giải chi tiết :

Ta có, số hạt nhân phóng xạ:

\(N = {N_0}{2^{ - \frac{t}{T}}} = {N_0}.{e^{ - \lambda t}}\)

=> Số hạt nhân phóng xạ giảm theo thời gian theo định luật hàm số mũ

Câu 17 :

Tìm phát biểu sai về hiện tượng phóng xạ

  • A

    Phóng xạ nhân tạo là do con người tạo ra

  • B

    Công thức tính chu kì bán rã là \(T = \frac{{\ln 2}}{\lambda }\)

  • C

    Sau khoảng thời gian t số hạt nhân còn lại được xác định theo công thức \(N = {N_0}.{e^{ - \lambda t}}\)

  • D

    Hằng số phóng xạ được xác định bằng công thức \(\lambda = \frac{T}{{\ln 2}}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết về hiện tượng phóng xạ

Lời giải chi tiết :

A, B, C - đúng

D -sai vì: Hằng số phóng xạ \(\lambda  = \frac{{\ln 2}}{T}\)

Câu 18 :

Đại lượng nào sau đây đặc trưng cho từng loại chất phóng xạ?

  • A

    Khối lượng

  • B

    Số khối

  • C

    Nguyên tử số

  • D

    Hằng số phóng xạ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hằng số phóng xạ đặc trưng cho từng loại chất phóng xạ

Câu 19 :

Đại lượng nào của chất phóng xạ không biến thiên cùng quy luật với các đại lượng còn lại nêu sau đây

  • A

    Số hạt nhân phóng xạ còn lại

  • B

    Số mol chất phóng xạ còn lại

  • C

    Khối lượng của lượng chất đã phân rã

  • D

    Hằng số phóng xạ của lượng chất còn lại

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Số hạt nhân phóng xạ còn lại: \(N = {N_0}{2^{ - \dfrac{t}{T}}}\)

+ Số mol chất phóng xạ còn lại: \({n_{(t)}} = \dfrac{{{m_{(t)}}}}{A} = \dfrac{{{m_0}{{.2}^{ - \dfrac{t}{T}}}}}{A}\)

+ Khối lượng của chất đã phân rã: \(\Delta m = {m_0}(1 - {2^{ - \dfrac{t}{T}}})\)

+ Hằng số phóng xạ của lượng chất còn lại: \(H = \dfrac{{{H_0}}}{{{2^{\dfrac{t}{T}}}}} = {H_0}{.2^{ - \dfrac{t}{T}}}\)

=> Khối lượng của lượng chất đã phân rã không biến thiên cùng quy luật với các đại lượng còn lại

Câu 20 :

Quãng đường đi được trong không khí theo thứ tự tăng dần của các tia phóng xạ sau là: hạt nhân \(H{{e}^{4}}\left( \alpha  \right);electron\,\,\left( {{\beta }^{-}} \right)\)và phôtôn \(\left( \gamma  \right)\). Thứ tự trên cũng tương ứng với sự

  • A
    giảm dần của số khối.
  • B
    tăng dần của số khối.
  • C
    giảm dần của khối lượng nghỉ.
  • D
    giảm dần của điện tích.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Hạt nhân có kí hiệu: \({}_{Z}^{A}X\)

Trong đó: Z là điện tích nguyên tố, A là số khối.

+ Khối lượng nghỉ: \({{m}_{He}}=4,0015u;{{m}_{e}}=5,{{486.10}^{-4}}u;{{m}_{\gamma }}=0\)

Lời giải chi tiết :

Khối lượng nghỉ của hạt nhân \(H{{e}^{4}}\left( \alpha  \right);electron\,\,\left( {{\beta }^{-}} \right)\)và phôtôn \(\left( \gamma  \right)\) có giá trị:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{m_{He}} = 4,0015u}\\{{m_e} = 5,{{486.10}^{ - 4}}u}\\{{m_\gamma } = 0}\end{array}} \right. \Rightarrow {m_{He}} > {m_e} > {m_\gamma }\)

=> Thứ tự trên tương ứng với sự giảm dần của khối lượng nghỉ.

close