Trắc nghiệm: Phân số và phép chia số tự nhiên Toán 4Đề bài
Câu 1 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất
Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác \(0\)) có thể viết thành một phân số, tử số là …, mẫu số là … Các cụm từ còn thiếu điền vào chỗ chấm từ trái sang phải lần lượt là: A. Số chia; số bị chia B. Số bị chia; số chia C. Số chia; thương D. Số bị chia; thương
Câu 2 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất
A. Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn \(1\). B. Phân số có tử số bằng mẫu số thì phân số đó bằng \(1\). C. Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn \(1\). D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 3 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất
Thương của phép chia \(9:14\) được viết dưới dạng phân số là: A. \(\dfrac{{14}}{9}\) B. \(\dfrac{9}{1}\) C. \(\dfrac{9}{{14}}\) D. Không viết được
Câu 4 : Con hãy điền số hoặc chữ số thích hợp vào ô trống
Điền số thích hợp vào ô trống: Thương của phép chia \(16 : 29 \) được viết dưới dạng phân số là : $\frac{?}{?}$
Câu 5 : Con hãy điền số hoặc chữ số thích hợp vào ô trống
Điền số thích hợp vào chỗ trống: Viết theo mẫu: \(24:8 = \dfrac{{24}}{8} = 3\). $66:11=\frac{?}{?}=?$
Câu 6 : Con hãy điền số hoặc chữ số thích hợp vào ô trống
Điền số thích hợp vào ô trống: $56=\frac{?}{1}$
Câu 7 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất
Trong các phân số sau, phân số nào lớn hơn \(1\)? A. \(\dfrac{1}{2}\) B. \(\dfrac{{33}}{{34}}\) C. \(\dfrac{{25}}{{25}}\) D. \(\dfrac{{17}}{{15}}\)
Câu 8 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất
Cho các phân số sau: \(\dfrac{3}{4}\,\,;\,\,\dfrac{7}{5}\,;\,\,\dfrac{8}{8}\,;\,\,\dfrac{{45}}{{52}}\,;\,\,\dfrac{{66}}{{99}}\,;\,\,\dfrac{{99}}{{88}}\,;\,\,\dfrac{{235}}{{235}}\,;\,\,\dfrac{{998}}{{991}}\) Có bao nhiêu phân số bé hơn \(1\)? A. \(3\) phân số\(\) B. \(4\) phân số\(\) C. \(5\) phân số\(\) D. \(6\) phân số\(\)
Câu 9 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B
Nối tính chất ở cột bên phải tương ứng với phân số ở cột bên trái: \(\dfrac{{25}}{{14}}\) \(\dfrac{{123}}{{123}}\) \(\dfrac{{78}}{{87}}\) Nhỏ hơn \(1\) Lớn hơn \(1\) Bằng \(1\)
Câu 10 : Con hãy điền số hoặc chữ số thích hợp vào ô trống
Điền số thích hợp vào ô trống: Viết phân số sau dưới dạng thương: $\frac{24}{49}=?:?$
Câu 11 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất
Có bao nhiêu phân số nhỏ hơn \(1\) có tổng của tử số và mẫu số bằng \(10\) (tử số khác \(0\))? A. \(2\) phân số\(\) B. \(3\) phân số\(\) C. \(4\) phân số\(\) D. \(5\) phân số\(\)
Câu 12 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất
Từ các chữ số $3;{\rm{ 4}};{\rm{ 7}}$ ta có thể lập được bao nhiêu phân số lớn hơn \(1\) mà tử số và mẫu số của các phân số đó là các số có một chữ số. A. \(3\) phân số B. \(4\) phân số C. \(5\) phân số D. \(6\) phân số
Câu 13 : Con hãy điền từ / cụm từ/ số thích hợp vào các ô trống
Điền số thích hợp vào ô trống: Từ ba chữ số \(8\,;\,\,2\,;\,\,5\) ta lập được tất cả phân số bằng \(1\) mà tử số và mẫu số là các số có một chữ số. Lời giải và đáp án
Câu 1 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất
Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác \(0\)) có thể viết thành một phân số, tử số là …, mẫu số là … Các cụm từ còn thiếu điền vào chỗ chấm từ trái sang phải lần lượt là: A. Số chia; số bị chia B. Số bị chia; số chia C. Số chia; thương D. Số bị chia; thương Đáp án
B. Số bị chia; số chia Lời giải chi tiết :
Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác \(0\)) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia, mẫu số là số chia. Vậy cụm từ còn thiếu điền vào ô trống lần lượt là số bị chia; số chia.
Câu 2 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất
A. Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn \(1\). B. Phân số có tử số bằng mẫu số thì phân số đó bằng \(1\). C. Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn \(1\). D. Tất cả các đáp án trên đều đúng Đáp án
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng Phương pháp giải :
Xem lại lí thuyết về cách so sánh phân số với \(1\). Lời giải chi tiết :
- Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn \(1\). - Phân số có tử số bằng mẫu số thì phân số đó bằng \(1\). - Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn \(1\). Vậy tất cả các đáp án A, B, C đều đúng.
Câu 3 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất
Thương của phép chia \(9:14\) được viết dưới dạng phân số là: A. \(\dfrac{{14}}{9}\) B. \(\dfrac{9}{1}\) C. \(\dfrac{9}{{14}}\) D. Không viết được Đáp án
C. \(\dfrac{9}{{14}}\) Lời giải chi tiết :
Thương của phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác \(0\)) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia. Do đó ta có \(9:14 = \dfrac{9}{{14}}\). Vậy thương của phép chia \(9:14\) được viết dưới dạng phân số là \(\dfrac{9}{{14}}\).
Câu 4 : Con hãy điền số hoặc chữ số thích hợp vào ô trống
Điền số thích hợp vào ô trống: Thương của phép chia \(16 : 29 \) được viết dưới dạng phân số là : $\frac{?}{?}$
Đáp án
$\frac{16}{29}$
Phương pháp giải :
Thương của phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác \(0\)) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia. Lời giải chi tiết :
Ta có: \(16:29 = \dfrac{{16}}{{29}}\) Vậy thương của phép chia \(16:29\) đươc viết dưới dạng phân số là \(\dfrac{{16}}{{29}}\). Đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trên xuống dưới là: \(16\,;\,\,29\).
Câu 5 : Con hãy điền số hoặc chữ số thích hợp vào ô trống
Điền số thích hợp vào chỗ trống: Viết theo mẫu: \(24:8 = \dfrac{{24}}{8} = 3\). $66:11=\frac{?}{?}=?$
Đáp án
$66:11=\frac{66}{11}=6$
Phương pháp giải :
Viết thương của phép chia dưới dạng phân số sau đó viết thương dưới dạng số tự nhiên. Lời giải chi tiết :
Ta có: \(66:11 = \dfrac{{66}}{{11}} = 6\) Vậy đáp án đúng điền vào ô trống: tử số điền \(66\), mẫu số điền \(11\), ô trống cuối điền \(6\).
Câu 6 : Con hãy điền số hoặc chữ số thích hợp vào ô trống
Điền số thích hợp vào ô trống: $56=\frac{?}{1}$
Đáp án
$56=\frac{56}{1}$
Phương pháp giải :
Mọi số tự nhiên có thể viết thành phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số bằng \(1\). Lời giải chi tiết :
Mọi số tự nhiên có thể viết thành phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số bằng \(1\). Do đó ta có: \(56 = \dfrac{{56}}{1}\). Vậy số thích hợp điền vào ô trống là \(56\).
Câu 7 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất
Trong các phân số sau, phân số nào lớn hơn \(1\)? A. \(\dfrac{1}{2}\) B. \(\dfrac{{33}}{{34}}\) C. \(\dfrac{{25}}{{25}}\) D. \(\dfrac{{17}}{{15}}\) Đáp án
D. \(\dfrac{{17}}{{15}}\) Phương pháp giải :
Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn \(1\). Lời giải chi tiết :
Ta có: Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn \(1\). Trong các phân số đã cho, chỉ có phân số \(\dfrac{{17}}{{15}}\) có tử số lớn hơn mẫu số. Do đó phân số lớn hơn \(1\) là phân số \(\dfrac{{17}}{{15}}\).
Câu 8 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất
Cho các phân số sau: \(\dfrac{3}{4}\,\,;\,\,\dfrac{7}{5}\,;\,\,\dfrac{8}{8}\,;\,\,\dfrac{{45}}{{52}}\,;\,\,\dfrac{{66}}{{99}}\,;\,\,\dfrac{{99}}{{88}}\,;\,\,\dfrac{{235}}{{235}}\,;\,\,\dfrac{{998}}{{991}}\) Có bao nhiêu phân số bé hơn \(1\)? A. \(3\) phân số\(\) B. \(4\) phân số\(\) C. \(5\) phân số\(\) D. \(6\) phân số\(\) Đáp án
A. \(3\) phân số\(\) Phương pháp giải :
Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn \(1\). Lời giải chi tiết :
Ta có: Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn \(1\). Trong các phân số đã cho, các phân số có tử số bé hơn mẫu số là \(\dfrac{3}{4}\,\,;\,\,\,\dfrac{{45}}{{52}}\,;\,\,\dfrac{{66}}{{99}}\,\, \cdot \) Hay ta có: \(\dfrac{3}{4}\, < \,1\,\,\,\,;\,\,\,\,\,\,\dfrac{{45}}{{52}}\,< \,1\,\,\,\,;\,\,\,\,\,\dfrac{{66}}{{99}} < 1.\) Vậy có \(3\) phân số nhỏ hơn \(1\).
Câu 9 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B
Nối tính chất ở cột bên phải tương ứng với phân số ở cột bên trái: \(\dfrac{{25}}{{14}}\) \(\dfrac{{123}}{{123}}\) \(\dfrac{{78}}{{87}}\) Nhỏ hơn \(1\) Lớn hơn \(1\) Bằng \(1\) Đáp án
\(\dfrac{{25}}{{14}}\) Lớn hơn \(1\) \(\dfrac{{123}}{{123}}\) Bằng \(1\) \(\dfrac{{78}}{{87}}\) Nhỏ hơn \(1\) Phương pháp giải :
Áp dụng các tính chất: - Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn \(1\). - Phân số có tử số bằng mẫu số thì phân số đó bằng \(1\). - Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn \(1\). Lời giải chi tiết :
Phân số \(\dfrac{{25}}{{14}}\) có tử số là \(25\), mẫu số là \(14\) và \(25 > 24\) nên \(\dfrac{{25}}{{14}} > 1\). Phân số \(\dfrac{{123}}{{123}}\) có tử số là \(123\), mẫu số là \(123\) và \(123 = 123\) nên \(\dfrac{{123}}{{123}} = 1\). Phân số \(\dfrac{{78}}{{87}}\) có tử số là \(78\), mẫu số là \(87\) và \(78 < 87\) nên \(\dfrac{{78}}{{87}} < 1\).
Câu 10 : Con hãy điền số hoặc chữ số thích hợp vào ô trống
Điền số thích hợp vào ô trống: Viết phân số sau dưới dạng thương: $\frac{24}{49}=?:?$
Đáp án
$\frac{24}{49}=24:49$
Phương pháp giải :
Tử số chính là số bị chia, mẫu số là số chia. Muốn tìm thương ta lấy số bị chia chia cho số chia, hay ta lấy tử số chia cho mẫu số. Lời giải chi tiết :
Ta có: \( \dfrac{{24}}{{49}}=24:49\). Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trái sang phải là \(24\,;\,\,49\).
Câu 11 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất
Có bao nhiêu phân số nhỏ hơn \(1\) có tổng của tử số và mẫu số bằng \(10\) (tử số khác \(0\))? A. \(2\) phân số\(\) B. \(3\) phân số\(\) C. \(4\) phân số\(\) D. \(5\) phân số\(\) Đáp án
C. \(4\) phân số\(\) Phương pháp giải :
- Viết \(10\) thành tổng của hai số tự nhiên. - Viết các phân số có tử số nhỏ hơn mẫu số mà tổng của tử số và mẫu số bằng $10$. Lời giải chi tiết :
Ta thấy: $10 = 1 + 9 = 2 + 8 = 3 + 7 = 4 + 6 = 5 + 5$. Các phân số nhỏ hơn \(1\) có tổng của tử số và mẫu số bằng $10$ đó là các phân số có tử số nhỏ hơn mẫu số như sau: \(\dfrac{1}{9}\,\,;\,\,\,\dfrac{2}{8}\,\,\,;\,\,\,\dfrac{3}{7}\,\,\,;\,\,\,\dfrac{4}{6}\) Vậy có \(4\) phân số nhỏ hơn \(1\) có tổng của tử số và mẫu số bằng \(10\) (tử số khác \(0\)).
Câu 12 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất
Từ các chữ số $3;{\rm{ 4}};{\rm{ 7}}$ ta có thể lập được bao nhiêu phân số lớn hơn \(1\) mà tử số và mẫu số của các phân số đó là các số có một chữ số. A. \(3\) phân số B. \(4\) phân số C. \(5\) phân số D. \(6\) phân số Đáp án
A. \(3\) phân số Phương pháp giải :
- Viết tất cả các phân số mà tử số và mẫu số là các số có một chữ số được lập từ ba chữ số đã cho. Lời giải chi tiết :
Từ các chữ số $3;\;{\rm{ 4}};\;{\rm{ 7}}$ ta có thể lập được các phân số mà tử số và mẫu số là các số có một chữ số sau: \(\dfrac{3}{3}\,\,;\,\,\,\dfrac{3}{4}\,;\,\,\,\dfrac{3}{7}\,;\,\,\,\dfrac{4}{3}\,;\,\,\,\dfrac{4}{4}\,;\,\,\,\dfrac{4}{7}\,;\,\,\,\dfrac{7}{3}\,;\,\,\,\dfrac{7}{4}\,;\,\,\,\dfrac{7}{7}\,\). Trong đó chỉ có \(3\) phân số lớn hơn \(1\), đó là \(\,\,\dfrac{4}{3}\,;\,\,\,\,\dfrac{7}{3}\,;\,\,\,\dfrac{7}{4}\,\,\).
Câu 13 : Con hãy điền từ / cụm từ/ số thích hợp vào các ô trống
Điền số thích hợp vào ô trống: Từ ba chữ số \(8\,;\,\,2\,;\,\,5\) ta lập được tất cả phân số bằng \(1\) mà tử số và mẫu số là các số có một chữ số. Đáp án
Từ ba chữ số \(8\,;\,\,2\,;\,\,5\) ta lập được tất cả phân số bằng \(1\) mà tử số và mẫu số là các số có một chữ số. Phương pháp giải :
- Viết tất cả các phân số mà tử số và mẫu số là các số có một chữ số được lập từ ba chữ số đã cho. - Tìm các phân số có tử số bằng mẫu số, đó chính là các phân số bằng \(1\). Lời giải chi tiết :
Từ các chữ số \(8\,;\,\,2 \,;\,5\) ta có thể lập được các phân số mà tử số và mẫu số là các số có một chữ số sau: \(\dfrac{8}{8}\,\,;\,\,\,\dfrac{8}{2}\,;\,\,\,\dfrac{8}{5}\,;\,\,\,\dfrac{2}{8}\,;\,\,\,\dfrac{2}{2}\,;\,\,\,\dfrac{2}{5}\,;\,\,\,\dfrac{5}{5}\,;\,\,\,\dfrac{5}{2}\,;\,\,\,\dfrac{5}{8}\,\). Trong đó chỉ có \(3\) phân số bằng \(1\), đó là \(\dfrac{8}{8}\,\,;\,\,\,\dfrac{2}{2}\,\,\,;\,\,\,\,\dfrac{5}{5}\) . Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(3\).
|