Trắc nghiệm: Luyện tập chung về phân số Toán 4Đề bài
Câu 1 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất
A. Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác \(0\) thì được một phân số bằng phân số đã cho. B. Nếu cả tử số và mẫu số của một phân số cùng chia hết cho một số tự nhiên khác \(0\) thì sau khi chia ta được một phân số bằng phân số đã cho. C. Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì bé hơn \(1\). D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 2 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
Hoa nói: “Trong hai phân số có cùng mẫu số, phân số nào có tử số lớn hơn thì bé hơn”. Theo con, Hoa nói đúng hay sai? A. Đúng B. Sai
Câu 3 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất
Cho hình vẽ như bên dưới: Phân số chỉ phần tô màu trong hình vẽ trên là: A. \(\dfrac{7}{{15}}\) B. \(\dfrac{8}{{15}}\) C. \(\dfrac{7}{8}\) D. \(\dfrac{8}{7}\)
Câu 4 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất
Thương của phép chia \(a:(b + c)\) được viết dưới dạng phân số là: A. \(\dfrac{b}{{a - c}}\) B. \(\dfrac{a}{{b - c}}\) C. \(\dfrac{{b + c}}{a}\) D. \(\dfrac{a}{{b + c}}\)
Câu 5 : Con hãy điền số hoặc chữ số thích hợp vào ô trống
$\frac{4}{7}=\frac{4\times 3}{7\times ?}=\frac{?}{?}$
Câu 6 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất
Từ các số $5;{\rm{ 9}}\;$ ta có thể lập được bao nhiêu phân số có tử số và mẫu số là một trong các số đó (trong đó tử số phải khác mẫu số)? A. \(1\) phân số B. \(2\) phân số C. \(3\) phân số D. \(4\) phân số
Câu 7 : Con hãy điền số hoặc chữ số thích hợp vào ô trống
Mẹ đi chợ mua về \(2\) chục quả cam, mẹ đem biếu bà hết \(\dfrac{1}{4}\) số cam đó, biếu bác Lan \(4\) quả cam. $Vậy\ phân\ số\ chỉ\ số\ cam\ còn\ lại\ là\ \frac{?}{?}$
Câu 8 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất
Phân số nào sau đây khi rút gọn được phân số tối giản là \(\dfrac{5}{8}\) ? A. \(\dfrac{{75}}{{115}}\) B. \(\dfrac{{45}}{{72}}\) C. \(\dfrac{8}{{21}}\) D. \(\dfrac{{35}}{{45}}\)
Câu 9 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất
Tìm phân số \(\dfrac{a}{b}\), biết phân số \(\dfrac{a}{b}\) là phân số tối giản sau khi rút gọn phân số \(\dfrac{{105}}{{135}}\). A. \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{{13}}{{15}}\) B. \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{{17}}{{27}}\) C. \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{7}{9}\) D. \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{5}{8}\)
Câu 10 : Con hãy điền số hoặc chữ số thích hợp vào ô trống
Quy đồng mẫu số phân số \(\dfrac{7}{8}\) và \(\dfrac{5}{6}\) ta được hai phân số lần lượt là: $\frac{?}{24}\ và\ \frac{?}{?}$
Câu 11 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất
Ngày thứ nhất An uống hết \(\dfrac{2}{3}\) lít sữa. Ngày thứ hai An uống hết \(\dfrac{3}{4}\) lít sữa. Hỏi trong hai ngày đó, ngày nào An uống nhiều sữa hơn? A. Ngày thứ nhất B. Ngày thứ hai
Câu 12 : Con hãy điền từ / cụm từ/ số thích hợp vào các ô trống
Điền số thích hợp vào ô trống: Với ba số tự nhiên \(4\,\,;\,\,7\) và \(9\) ta viết được phân số nhỏ hơn \(1\).
Câu 13 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm: \(\dfrac{{1111}}{{1112}}\,\,\, \cdot \cdot \cdot \,\,\dfrac{{2017}}{{2019}}\) A. \( > \) B. \( < \) C. \( = \)
Câu 14 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất
Có bao nhiêu phân số bằng phân số \(\dfrac{{12}}{{18}}\) sao cho mẫu số nhỏ hơn \(30\)? A. \(5\) phân số B. \(6\) phân số C. \(7\) phân số D. \(8\) phân số Lời giải và đáp án
Câu 1 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất
A. Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác \(0\) thì được một phân số bằng phân số đã cho. B. Nếu cả tử số và mẫu số của một phân số cùng chia hết cho một số tự nhiên khác \(0\) thì sau khi chia ta được một phân số bằng phân số đã cho. C. Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì bé hơn \(1\). D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. Đáp án
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. Phương pháp giải :
Dựa vào tính chất cơ bản của phân số và cách so sánh phân số với \(1\). Lời giải chi tiết :
- Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác \(0\) thì được một phân số bằng phân số đã cho. - Nếu cả tử số và mẫu số của một phân số cùng chia hết cho một số tự nhiên khác \(0\) thì sau khi chia ta được một phân số bằng phân số đã cho. - Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì bé hơn \(1\). Vậy tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 2 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
Hoa nói: “Trong hai phân số có cùng mẫu số, phân số nào có tử số lớn hơn thì bé hơn”. Theo con, Hoa nói đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Đáp án
A. Đúng B. Sai Phương pháp giải :
Áp dụng quy tắc so sánh hai phân số có cùng mẫu số. Lời giải chi tiết :
Trong hai phân số có cùng mẫu số: +) Phân số nào có tử số bé hơn thì phân số đó bé hơn. +) Phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn. +) Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau. Vậy Hoa đã nói sai.
Câu 3 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất
Cho hình vẽ như bên dưới: Phân số chỉ phần tô màu trong hình vẽ trên là: A. \(\dfrac{7}{{15}}\) B. \(\dfrac{8}{{15}}\) C. \(\dfrac{7}{8}\) D. \(\dfrac{8}{7}\) Đáp án
A. \(\dfrac{7}{{15}}\) Phương pháp giải :
Quan sát hình vẽ, tìm ô vuông được tô màu và tổng số ô vuông. Phân số chỉ phần tô màu trong hình vẽ đã cho có tử số là số ô vuông được tô màu và mẫu số là tổng số ô vuông. Lời giải chi tiết :
Quan sát hình vẽ ta thấy có tất cả \(15\) ô vuông, trong đó có \(7\) ô vuông được tô màu. Vậy phân số chỉ số ô vuông đã tô màu trong hình là \(\dfrac{7}{{15}}\).
Câu 4 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất
Thương của phép chia \(a:(b + c)\) được viết dưới dạng phân số là: A. \(\dfrac{b}{{a - c}}\) B. \(\dfrac{a}{{b - c}}\) C. \(\dfrac{{b + c}}{a}\) D. \(\dfrac{a}{{b + c}}\) Đáp án
D. \(\dfrac{a}{{b + c}}\) Phương pháp giải :
Thương của phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác \(0\)) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia. Lời giải chi tiết :
Mọi phép chia đều có thể viết dưới dạng phân số, trong đó tử số là số bị chia và mẫu số là số chia Phép chia \(a:(b + c)\) có \(a\) là số bị chia và \(b + c\) là số chia. Ta có: \(a\,:\,(b + c)\, = \,\dfrac{a}{{b + c}}\) Vậy thương của phép chia \(a:(b + c)\) được viết dưới dạng phân số là \(\dfrac{a}{{b + c}}\).
Câu 5 : Con hãy điền số hoặc chữ số thích hợp vào ô trống
$\frac{4}{7}=\frac{4\times 3}{7\times ?}=\frac{?}{?}$
Đáp án
$\frac{4}{7}=\frac{4\times 3}{7\times 3}=\frac{12}{21}$
Phương pháp giải :
Áp dụng tính chất cơ bản của phân số: Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác \(0\) thì được một phân số bằng phân số đã cho. Ta thấy tử số của phân số \(\dfrac{4}{7}\) nhân với \(3\) thì mẫu số ta cũng nhân với \(3\), khi đó ta được phân số mới bằng phân số \(\dfrac{4}{7}\). Lời giải chi tiết :
Ta có: \(\dfrac{4}{7} = \dfrac{{4 \times 3}}{{7 \times 3}} = \dfrac{{12}}{{21}}\).
Câu 6 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất
Từ các số $5;{\rm{ 9}}\;$ ta có thể lập được bao nhiêu phân số có tử số và mẫu số là một trong các số đó (trong đó tử số phải khác mẫu số)? A. \(1\) phân số B. \(2\) phân số C. \(3\) phân số D. \(4\) phân số Đáp án
B. \(2\) phân số Phương pháp giải :
- Lập các phân số được lập từ các số $5;{\rm{ 9}}$ rồi tìm các phân số có tử số khác mẫu số. Lời giải chi tiết :
Từ các số $5;\,{\rm{ 9}}$ ta có thể lập được các phân số có tử số và mẫu số là một trong các số đã cho đó là: \(\dfrac{5}{5}\,\,;\,\,\,\dfrac{5}{9}\,;\,\,\,\dfrac{9}{5}\,;\,\,\,\dfrac{9}{9}\) Ta thấy trong các phân số vừa lập có \(2\) phân số có tử số khác mẫu số đó là: \(\,\dfrac{5}{9}\,;\,\,\dfrac{9}{5}\,\). Vậy từ các số $5;\,{\rm{ 9}}$ ta có thể lập được \(2\) phân số có tử số và mẫu số là một trong các số đó (trong đó tử số phải khác mẫu số).
Câu 7 : Con hãy điền số hoặc chữ số thích hợp vào ô trống
Mẹ đi chợ mua về \(2\) chục quả cam, mẹ đem biếu bà hết \(\dfrac{1}{4}\) số cam đó, biếu bác Lan \(4\) quả cam. $Vậy\ phân\ số\ chỉ\ số\ cam\ còn\ lại\ là\ \frac{?}{?}$
Đáp án
$Vậy\ phân\ số\ chỉ\ số\ cam\ còn\ lại\ là\ \frac{11}{20}$
Phương pháp giải :
- Đổi \(2\) chục quả cam $ = {\rm{ 20}}$ quả cam. - Tìm số quả cam mẹ biếu bà tức là ta tìm \(\dfrac{1}{4}\) của \(20\), hay ta lấy \(20\) chia cho \(4\). - Tìm số cam mẹ biếu bà và bác Lan. - Tìm số cam còn lại ta lấy tổng số quả cam trừ đi số cam đem đi biếu. - Viết phân số chỉ số quả cam còn lại có tử số là số quả cam còn lại, mẫu số là tổng số quả cam ban đầu mẹ mua về. Lời giải chi tiết :
Đổi : \(2\) chục quả cam $ = {\rm{ 2}}0$ quả cam. Mẹ đã biếu bà số quả cam là: $20:4 = 5$ (quả cam) Số quả cam mẹ đã biếu bà và bác Lan là $5 + 4 = 9$ (quả cam) Số quả cam còn lại là: $20 - 9 = 11$ (quả cam) Vậy phân số chỉ số quả cam còn lại là \(\dfrac{{11}}{{20}}\). Đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trên xuống dưới là \(11\,;\,\,20\).
Câu 8 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất
Phân số nào sau đây khi rút gọn được phân số tối giản là \(\dfrac{5}{8}\) ? A. \(\dfrac{{75}}{{115}}\) B. \(\dfrac{{45}}{{72}}\) C. \(\dfrac{8}{{21}}\) D. \(\dfrac{{35}}{{45}}\) Đáp án
B. \(\dfrac{{45}}{{72}}\) Phương pháp giải :
Khi rút gọn phân số có thể làm như sau: - Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn \(1\). - Chia tử số và mẫu số cho số đó. Cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản. Lời giải chi tiết :
Phân số \(\dfrac{8}{{21}}\) là phân số tối giản nên không thể rút gọn được nữa. Ta có: \(\dfrac{{75}}{{115}} = \dfrac{{75:5}}{{115:5}} = \dfrac{{15}}{{23}}\,\,\,\, \,;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{{45}}{{72}} = \dfrac{{45:9}}{{72:9}} = \dfrac{5}{8}\,\,\,\, \,;\) \(\dfrac{{35}}{{45}} = \dfrac{{35:5}}{{45:5}} = \dfrac{7}{8}\). Vậy khi rút gọn phân số \(\dfrac{{45}}{{72}}\) ta được phân số tối giản là \(\dfrac{5}{8}\).
Câu 9 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất
Tìm phân số \(\dfrac{a}{b}\), biết phân số \(\dfrac{a}{b}\) là phân số tối giản sau khi rút gọn phân số \(\dfrac{{105}}{{135}}\). A. \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{{13}}{{15}}\) B. \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{{17}}{{27}}\) C. \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{7}{9}\) D. \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{5}{8}\) Đáp án
C. \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{7}{9}\) Phương pháp giải :
Khi rút gọn phân số có thể làm như sau: - Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn \(1\). - Chia tử số và mẫu số cho số đó. Cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản. Lời giải chi tiết :
Rút gọn phân số \(\dfrac{{105}}{{135}}\) ta có: \(\dfrac{{105}}{{135}} = \dfrac{{105:5}}{{135:5}} = \dfrac{{21}}{{27}} = \dfrac{{21:3}}{{27:3}} = \dfrac{7}{9}\) Ta thấy \(7\) và \(9\) không cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn \(1\) nên \(\dfrac{7}{9}\) là phân số tối giản. Vậy \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{7}{9}\).
Câu 10 : Con hãy điền số hoặc chữ số thích hợp vào ô trống
Quy đồng mẫu số phân số \(\dfrac{7}{8}\) và \(\dfrac{5}{6}\) ta được hai phân số lần lượt là: $\frac{?}{24}\ và\ \frac{?}{?}$
Đáp án
$\frac{21}{24}\ và\ \frac{20}{24}$
Phương pháp giải :
+) Chọn mẫu số chung là \(24\). +) \(24:8 = 3\) nên ta quy đồng phân số \(\dfrac{7}{8}\) thành phân số có mẫu số là \(24\) bằng cách nhân cả tử số và mẫu số với \(3.\) +) \(24:6 = 4\) nên ta quy đồng phân số \(\dfrac{5}{6}\) thành phân số có mẫu số là \(24\) bằng cách nhân cả tử số và mẫu số với \(4.\) Lời giải chi tiết :
Chọn mẫu số chung là \(24\). Vì \(24:8 = 3\) nên ta quy đồng mẫu số phân số \(\dfrac{7}{8}\) như sau: \(\dfrac{7}{8} = \dfrac{{7 \times 3}}{{ 8\times 3}} = \dfrac{{21}}{{24}}\) Vì \(24:6 = 4\) nên ta quy đồng mẫu số phân số \(\dfrac{5}{6}\) như sau: \(\dfrac{5}{6} = \dfrac{{5 \times 4}}{{6 \times 4}} = \dfrac{{20}}{{24}}\) Vậy quy đồng mẫu số phân số \(\dfrac{7}{8}\) và \(\dfrac{5}{6}\) ta được hai phân số lần lượt là \(\dfrac{{21}}{{24}}\) và \(\dfrac{{20}}{{24}}\).
Câu 11 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất
Ngày thứ nhất An uống hết \(\dfrac{2}{3}\) lít sữa. Ngày thứ hai An uống hết \(\dfrac{3}{4}\) lít sữa. Hỏi trong hai ngày đó, ngày nào An uống nhiều sữa hơn? A. Ngày thứ nhất B. Ngày thứ hai Đáp án
B. Ngày thứ hai Phương pháp giải :
- So sánh hai phân số \(\dfrac{2}{3}\) và \(\dfrac{3}{4}\) bằng cách quy đồng mẫu số rồi so sánh hai phân số sau khi quy đồng. Lời giải chi tiết :
Để biết ngày nào An uống nhiều sữa hơn ta sẽ so sánh hai phân số \(\dfrac{2}{3}\) và \(\dfrac{3}{4}\). Quy đồng mẫu số hai phân số ta có: \(\dfrac{2}{3} = \dfrac{{2 \times 4}}{{3 \times 4}} = \dfrac{8}{{12}} \); \( \dfrac{3}{4} = \dfrac{{3 \times 3}}{{4 \times 3}} = \dfrac{9}{{12}}\) Vì \(8 < 9\) nên \(\dfrac{8}{{12}} < \dfrac{9}{{12}}\). Do đó: \(\dfrac{2}{3} < \dfrac{3}{4}\). Vậy ngày thứ hai An uống nhiều sữa hơn.
Câu 12 : Con hãy điền từ / cụm từ/ số thích hợp vào các ô trống
Điền số thích hợp vào ô trống: Với ba số tự nhiên \(4\,\,;\,\,7\) và \(9\) ta viết được phân số nhỏ hơn \(1\). Đáp án
Với ba số tự nhiên \(4\,\,;\,\,7\) và \(9\) ta viết được phân số nhỏ hơn \(1\). Phương pháp giải :
Phân số nhỏ hơn \(1\) là các phân số có tử số nhỏ hơn mẫu số. Ta sẽ lập các phân số có tử số nhỏ hơn mẫu số từ các số đã cho. Lời giải chi tiết :
Các phân số nhỏ hơn 1 là các phân số có tử số nhỏ hơn mẫu số. Trong các số đã cho ta thấy: \(4 < 7 < 9\). Vậy từ các số đã cho ta có thể lập được các phân số có tử số nhỏ hơn mẫu số như sau: \(\dfrac{4}{7}\,\,\,;\,\,\,\dfrac{4}{9}\,\,\,;\,\,\,\dfrac{7}{9}\) Vậy với ba số tự nhiên \(4\,;\,\,7\) và \(9\) ta viết được \(3\) phân số nhỏ hơn \(1\). Đáp án đúng điền vào ô trống là \(3\).
Câu 13 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm: \(\dfrac{{1111}}{{1112}}\,\,\, \cdot \cdot \cdot \,\,\dfrac{{2017}}{{2019}}\) A. \( > \) B. \( < \) C. \( = \) Đáp án
A. \( > \) Phương pháp giải :
Sử dụng phương pháp so sánh bằng phần bù. Lời giải chi tiết :
Phần bù của \(\dfrac{{1111}}{{1112}}\) là \(\dfrac{1}{{1112}}\). Phần bù của \(\,\dfrac{{2017}}{{2019}}\) là \(\dfrac{2}{{2019}}\). Ta có: \(\dfrac{1}{{1112}} = \dfrac{2}{{2224}}\) Vì \(2224 > 2019\) nên \(\dfrac{2}{{2224}} < \dfrac{2}{{2019}}\), hay \(\dfrac{1}{{1112}} < \dfrac{2}{{2019}}\). Do đó \(\dfrac{{1111}}{{1112}}\,\,\, > \,\dfrac{{2017}}{{2019}}\).
Câu 14 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất
Có bao nhiêu phân số bằng phân số \(\dfrac{{12}}{{18}}\) sao cho mẫu số nhỏ hơn \(30\)? A. \(5\) phân số B. \(6\) phân số C. \(7\) phân số D. \(8\) phân số Đáp án
D. \(8\) phân số Phương pháp giải :
- Nhận xét $18 \times 2 = 36\,,\,\;\left( {36 > 30} \right)\;$ (không thoả mãn điều kiện mẫu số nhỏ hơn \(30\)) nên ta sẽ không nhân cả tử số và mẫu số của phân số \(\dfrac{{12}}{{18}}\) với cùng số tự nhiên nào lớn hơn \(1\). - Rút gọn phân số \(\dfrac{{12}}{{18}}\) thành phân số tối giản rồi tìm các phân số bằng phân số đó và có mẫu số nhỏ hơn \(30\). Lời giải chi tiết :
Vì phân số đã cho có mẫu số là \(18\) và $18 \times 2 = 36\,,\,\,\;\left( {36 > 30} \right)\;$(không thoả mãn điều kiện mẫu số nhỏ hơn \(30\)) nên ta sẽ không nhân cả tử số và mẫu số của phân số \(\dfrac{{12}}{{18}}\) với cùng số tự nhiên nào lớn hơn \(1\). Rút gọn phân số \(\dfrac{{12}}{{18}}\) ta có: \(\dfrac{{12}}{{18}} = \dfrac{{12:6}}{{18:6}} = \dfrac{2}{3}\). Ta sẽ tìm các phân số bằng phân số \(\dfrac{2}{3}\) và có mẫu số nhỏ hơn \(30\). $\begin{array}{l}\dfrac{2}{3} = \dfrac{{2 \times 2}}{{3 \times 2}} = \dfrac{4}{6}\,\,\,;\, \quad \quad \quad \quad \quad \, \dfrac{2}{3} = \dfrac{{2 \times 3}}{{3 \times 3}} = \dfrac{6}{9}\\\dfrac{2}{3} = \dfrac{{2 \times 4}}{{3 \times 4}} = \dfrac{8}{{12}}\,\,\,;\,\,\,\quad \quad \quad \quad \; \dfrac{2}{3} = \dfrac{{2 \times 5}}{{3 \times 5}} = \dfrac{{10}}{{15}}\\\dfrac{2}{3} = \dfrac{{2 \times 6}}{{3 \times 6}} = \dfrac{{12}}{{18}}\,\,\,;\,\,\quad \quad \quad \quad \quad \dfrac{2}{3} = \dfrac{{2 \times 7}}{{3 \times 7}} = \dfrac{{14}}{{21}}\\\dfrac{2}{3} = \dfrac{{2 \times 8}}{{3 \times 8}} = \dfrac{{16}}{{24}}\,\,\,;\,\,\quad \quad \quad \quad \quad \dfrac{2}{3} = \dfrac{{2 \times 9}}{{3 \times 9}} = \dfrac{{18}}{{27}}\,\, \cdot \end{array}$ Vậy có \(8\) phân số bằng với phân số \(\dfrac{{12}}{{18}}\) mà mẫu số nhỏ hơn \(30\) là: $\dfrac{2}{3}\,\,\,;\,\,\,\,\dfrac{4}{6}\,\,\,;\,\,\,\,\dfrac{6}{9}\,\,\,;\,\,\dfrac{8}{{12}}\,\,\,;\,\,\,\,\dfrac{{10}}{{15}}\,\,\,;\,\,\,\,\dfrac{{14}}{{21}}\,\,\,;\,\,\,\,\dfrac{{16}}{{24}}\,\,\,;\,\,\,\,\dfrac{{18}}{{27}}\,\, \cdot $
|