Trắc nghiệm: Chia một tổng cho một số Toán 4

Đề bài

Câu 1 :

Hoa nói: “Khi chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được với nhau”.  Hoa nói đúng hay sai?

A. Đúng                                  

B. Sai

Câu 2 :

\((36 + 48):6 = 36:6 + 48:6\). Đúng hay sai?

A. Sai                          

B. Đúng

Câu 3 :

 \((68 + 32):4 = ...\)

Biểu thức thích hợp điền vào chỗ chấm là:

A. \(68:4 - 32:4\)

B. \(68:4 + 32\)

C. \(68 + 32:4\)                                               

D. \(68:4 + 32:4\)

Câu 4 :

\((135 - 50):5 = ...\)

Biểu thức thích hợp điền vào chỗ chấm là:

A. \(135 - 50:5\)

B. \(135:5 - 50\)

C. \(135:5 - 50:5\) 

D. \(135:5 + 50:5\)

Câu 5 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

\((36 + 54):3 = 36:\)

\(+\)

\(: 3\)

Câu 6 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Giá trị của biểu thức \((72 - 40):8\) là 

Câu 7 :

Tổng của \(24\) và \(54\) chia cho \(6\) được kết quả là:

A. \(11\)                                   

B. \(12\)                                   

C. \(13\)                                   

D. \(14\)

Câu 8 :

Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm: 

\((200 + 328):8\,\,\, ...\,\,\,\,68\)

A. \( < \)                                            

B. \( > \)                                   

C. \( = \)

Câu 9 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Tổng của \(48\) và \(72\) chia cho số chẵn lớn nhất có một chữ số được kết quả là

Câu 10 :

Tìm y, biết: $189:y + 54:y = 9$.

A. $y = 26$ 

B. $y = 27$ 

C. $y = 28$                 

D. $y = 29$

Câu 11 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Tính bằng cách thuận tiện:

\(172:4 + 228:4\)


$= (172 + $ 

$) : $ 


$=$ 

$:$ 


$=$ 

Câu 12 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Lớp 4A có $36$ học sinh, lớp 4B có \(42\) học sinh. Nhà trường chia đều số học sinh của cả hai lớp thành \(6\) nhóm.


Vậy mỗi nhóm có 

học sinh.

Câu 13 :

So sánh P và Q biết:

\(\begin{array}{l}P = 528:6 + 672:6\\Q = 420:5 + 368:2\end{array}\)

A. \(P > Q\)                                  

B. \(P < Q\)                             

C. \(P = Q\)

Câu 14 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Cho \(a\) là số lẻ nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau, \(b\) là số lớn nhất có bốn chữ số. 


Giá trị của biểu thức \((a + b):3\) là 

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Hoa nói: “Khi chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được với nhau”.  Hoa nói đúng hay sai?

A. Đúng                                  

B. Sai

Đáp án

A. Đúng                                  

Lời giải chi tiết :

Khi chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được với nhau.

Vậy Hoa nói đúng.

Câu 2 :

\((36 + 48):6 = 36:6 + 48:6\). Đúng hay sai?

A. Sai                          

B. Đúng

Đáp án

B. Đúng

Phương pháp giải :

Áp dụng quy tắc chia một tổng cho một số: Khi chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được với nhau.

Lời giải chi tiết :

Ta thấy \((36 + 48):6\) có dạng một tổng chia cho một số.
Mà \(36\) và \(48\) đều chia hết cho \(6\) nên ta có thể viết như sau:

             \((36 + 48):6 = 36:6 + 48:6\)

Vậy biểu thức đã cho là đúng.

Câu 3 :

 \((68 + 32):4 = ...\)

Biểu thức thích hợp điền vào chỗ chấm là:

A. \(68:4 - 32:4\)

B. \(68:4 + 32\)

C. \(68 + 32:4\)                                               

D. \(68:4 + 32:4\)

Đáp án

D. \(68:4 + 32:4\)

Phương pháp giải :

Áp dụng quy tắc chia một tổng cho một số: Khi chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được với nhau.

Lời giải chi tiết :

Ta thấy \((68 + 32):4\) có dạng một tổng chia cho một số.
Mà \(68\) và \(32\) đều chia hết cho \(4\) nên ta có thể viết như sau:

              \((68 + 32):4 = 68:4 + 32:4\)

Câu 4 :

\((135 - 50):5 = ...\)

Biểu thức thích hợp điền vào chỗ chấm là:

A. \(135 - 50:5\)

B. \(135:5 - 50\)

C. \(135:5 - 50:5\) 

D. \(135:5 + 50:5\)

Đáp án

C. \(135:5 - 50:5\) 

Phương pháp giải :

Khi chia một hiệu cho một số, nếu số bị trừ và số trừ của hiệu đều chia hết cho số chia thì ta có thể lấy số bị trừ và số trừ lần lượt chia cho số chia rồi trừ các kết quả tìm được với nhau.

Lời giải chi tiết :

Ta thấy biểu thức \((135 - 50):5\) có dạng một hiệu chia cho một số.

Mà \(135\) và \(50\) đều chia hết cho \(5\), nên ta có:

                  \((135 - 50):5 = 135:5 - 50:5\)

Câu 5 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

\((36 + 54):3 = 36:\)

\(+\)

\(: 3\)

Đáp án

\((36 + 54):3 = 36:\)

\(+\)

\(: 3\)

Phương pháp giải :

Áp dụng quy tắc chia một tổng cho một số: Khi chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được với nhau.

Lời giải chi tiết :

Ta thấy \((36 + 54):3\) có dạng một tổng chia cho một số.
Mà \(36\) và \(54\) đều chia hết cho \(3\), nên ta có thể viết như sau:

                  \((36 + 54):3 = 36:3 + 54:3\)

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trái sang phải là \(3\,;\,\,54\).

Câu 6 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Giá trị của biểu thức \((72 - 40):8\) là 

Đáp án

Giá trị của biểu thức \((72 - 40):8\) là 

Phương pháp giải :

Khi chia một hiệu cho một số, nếu số bị trừ và số trừ của hiệu đều chia hết cho số chia thì ta có thể lấy số bị trừ và số trừ lần lượt chia cho số chia rồi trừ các kết quả tìm được với nhau.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \((72 - 40):8 = 72:8 - 40:8 = 9 - 5 = 4\)

Hoặc tính: \((72 - 40):8 = 32:8 = 4\)

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(4\).

Câu 7 :

Tổng của \(24\) và \(54\) chia cho \(6\) được kết quả là:

A. \(11\)                                   

B. \(12\)                                   

C. \(13\)                                   

D. \(14\)

Đáp án

C. \(13\)                                   

Phương pháp giải :

Áp dụng quy tắc chia một tổng cho một số: Khi chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được với nhau.

Lời giải chi tiết :

Tổng của \(24\) và \(54\) là :  \(24 + 54\)

Theo đề bài ta có biểu thức: \((24 + 54):6\)

Ta có: \((24 + 54):6 = 24:6 + 54:6 = 4 + 9 = 13\)

Vậy tổng của \(24\) và \(54\) chia cho \(6\) được kết quả là \(13\).

Câu 8 :

Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm: 

\((200 + 328):8\,\,\, ...\,\,\,\,68\)

A. \( < \)                                            

B. \( > \)                                   

C. \( = \)

Đáp án

A. \( < \)                                            

Phương pháp giải :

- Tính giá trị của vế phải rồi so sánh kết quả với 68.

- Áp dụng quy tắc chia một tổng cho một số: Khi chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được với nhau.

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\((200 + 328):8 = 200:8 + 328:8 = 25 + 41 = 66\)

Mà: \(66 < 68\)

Do đó \((200 + 328):8\,< \,68\).

Câu 9 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Tổng của \(48\) và \(72\) chia cho số chẵn lớn nhất có một chữ số được kết quả là

Đáp án

Tổng của \(48\) và \(72\) chia cho số chẵn lớn nhất có một chữ số được kết quả là

Phương pháp giải :

- Tìm số chẵn lớn nhất có một chữ số là \(8\).

- Lập biểu thức theo yêu cầu đề bài rồi tính giá trị biểu thức đó.

Áp dụng quy tắc chia một tổng cho một số: Khi chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được với nhau.

Lời giải chi tiết :

Số chẵn lớn nhất có một chữ số là \(8\).

Tổng của \(48\) và \(72\) là :  \(48 + 72\)

Theo đề bài ta có biểu thức: \((48 + 72):8\)

Ta có: \((48 + 72):8 = 48:8 + 72:8 = 6 + 9 = 15\)

Vậy tổng của \(48\) và \(72\) chia cho số chẵn lớn nhất có một chữ số được kết quả là \(15\).

Câu 10 :

Tìm y, biết: $189:y + 54:y = 9$.

A. $y = 26$ 

B. $y = 27$ 

C. $y = 28$                 

D. $y = 29$

Đáp án

B. $y = 27$ 

Phương pháp giải :

- Viết biểu thức bên trái dưới dạng một tổng chia cho một số.

- \(y\) cần tìm ở vị trí số chia, muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.

Lời giải chi tiết :

Ta có:

$\begin{array}{l}189:y + 54:y = 9\\(189 + 54):y = 9\\243:y = 9\\ \quad \quad \; y=243:9\\ \quad \quad \;  y = 27\end{array}$

Vậy \(y =27\).

Câu 11 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Tính bằng cách thuận tiện:

\(172:4 + 228:4\)


$= (172 + $ 

$) : $ 


$=$ 

$:$ 


$=$ 

Đáp án

Tính bằng cách thuận tiện:

\(172:4 + 228:4\)


$= (172 + $ 

$) : $ 


$=$ 

$:$ 


$=$ 

Phương pháp giải :

Áp dụng quy tắc chia một tổng cho một số: Khi chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được với nhau.

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\begin{array}{l}172:4 + 228:4 \\= \left( {172 + \,228} \right):4\\ = 400:4\\= 100 \end{array}\)

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trên xuống dưới, từ trái sang phải là \(228 \,;\,\,4\,;\,\,400\,;\,\,4\,;\,\,100\).

Câu 12 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Lớp 4A có $36$ học sinh, lớp 4B có \(42\) học sinh. Nhà trường chia đều số học sinh của cả hai lớp thành \(6\) nhóm.


Vậy mỗi nhóm có 

học sinh.

Đáp án

Lớp 4A có $36$ học sinh, lớp 4B có \(42\) học sinh. Nhà trường chia đều số học sinh của cả hai lớp thành \(6\) nhóm.


Vậy mỗi nhóm có 

học sinh.

Phương pháp giải :

- Tìm số học sinh của hai lớp.

- Tìm số học sinh của một nhóm ta lấy tổng số học sinh chia cho số nhóm.

Lời giải chi tiết :

Số học sinh của cả hai lớp là:

            $36 + 42 = 78$ ( học sinh)

Mỗi nhóm có số học sinh là:

            $78:6 = 13$  (học sinh)

                              Đáp số: \(13\) học sinh.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(13\).

Câu 13 :

So sánh P và Q biết:

\(\begin{array}{l}P = 528:6 + 672:6\\Q = 420:5 + 368:2\end{array}\)

A. \(P > Q\)                                  

B. \(P < Q\)                             

C. \(P = Q\)

Đáp án

B. \(P < Q\)                             

Phương pháp giải :

Tính giá trị của hai vế rồi so sánh kết quả với nhau.

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\begin{array}{l}P = 528:6 + 672:6 = (528 + 672):6 = 1200:6 = 200\\Q = 420:5 + 368:2 = 84 + 184 = 268\end{array}\)

Mà \(200 < 268\)

Do đó \(528:6 + 672:6\, < \,420:5 + 368:2\)

Vậy \(P < Q\).

Câu 14 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Cho \(a\) là số lẻ nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau, \(b\) là số lớn nhất có bốn chữ số. 


Giá trị của biểu thức \((a + b):3\) là 

Đáp án

Cho \(a\) là số lẻ nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau, \(b\) là số lớn nhất có bốn chữ số. 


Giá trị của biểu thức \((a + b):3\) là 

Phương pháp giải :

-  Tìm số lẻ nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau và số lớn nhất có bốn chữ số. Từ đó tìm được giá trị của \(a\)và \(b\).

- Thay giá trị vừa tìm được của \(a\) và \(b\) vào biểu thức \((a + b):3\) rồi tính giá trị biểu thức đó.

Lời giải chi tiết :

Số lẻ nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau là \(1023\). Vậy \(a = 1023\).

Số lớn nhất có bốn chữ số là \(9999\). Vậy \(b = 9999\).

Nếu \(a = 1023\) và \(b = 9999\) thì\((a + b):3 = (1023 + 9999):3 = 1023:3 + 9999:3 = 341 + 3333 = 3674\)

Vậy với \(a = 1023\) và \(b = 9999\) thì giá trị của biểu thức \((a + b):3\) là \(3674\).

Đáp án đúng điền vào ô trống là \(3674\).

close