Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Chương II - Sinh 12

Giải Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Chương II - Sinh 12

Quảng cáo

Đề bài

Câu 1. Di truyền độc lập là sự di truyền

A. của các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.

B. của các gen alen nằm trên cặp NST tương đồng.

C. của các cặp tính trạng không phụ thuộc vào nhau

D. của các cặp tính trạng khác nhau.

Câu 2. Quy luật phân li độc lập của Menden được giải thích theo thuyết nhiễm sắc thể (NST) đúng với nội dung nào sau đây ?

A. Do cặp NST tương đồng phân li khi con lai F1 giảm phân tạo giao tử, đồng thời có sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong quá trình thụ tinh

B. Do các cặp NST tương đồng khác nhau phân li độc lập và tổ hợp tự do khi con lai F1 giảm phân tạo giao tử, đồng thời có sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong quá trình thụ tinh.

C. Do giữa các NST của cặp tương đồng có hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo khi con lai F1 giảm phân tạo giao tử, đồng thời có sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong quá trình thụ tinh.

D. Do các cặp NST tương đồng khác nhau phân li độc lập và tổ hợp tự do khi con lai F1 giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau.

Câu 3. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là

A. sự tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong giảm phân.

B. sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng.

C. sự PLĐL và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng qua GP đưa đến sự PLĐL và tổ hợp tự do của các cặp gen.

D. sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong giảm phân.Trắc nghiệm khách quan

Câu 4. Ở đậu Hà Lan, gen A : hạt vàng > a : hạt lục, B : hạt trơn > b : hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền độc lập với nhau. Cho 2 cây đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, trơn và lục, nhăn lai nhau được F1, cho F1 tự thụ phấn, ở F2 sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính:

A. 3 vàng, trơn : 1 lục, trơn

B. 3 vàng, trơn : 1 lục, nhăn

C. 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 lục, trơn : 1 lục, nhăn

D. 3 vàng, nhăn : 3 lục, trơn : 1 vàng, trơn : 1 lục, nhăn

Câu 5. Lai cặp bố mẹ thuần chủng: hạt vàng, trơn với hạt lục, nhăn, ở F1 được toàn hạt vàng, trơn. Mỗi tính trạng chỉ do 1 cặp gen quy định thì kiểu gen của cây F1 là

A. AaBB                                B. AaBb

C. aaBB                                 D. AABB

Câu 6. Lai cặp bố mẹ thuần chủng: hạt vàng, trơn với hạt lục, nhăn, ở F1 được toàn hạt vàng, trơn. Sau đó cho F1 tự thụ phấn. Mỗi tính trạng chỉ do 1 cặp gen quy định thì ở F2 kiểu hình lục, trơn chiếm tỉ lệ:

A. 1/4                                     B. 3/16

C. 3/8                                     D. 1/16

Câu 7. Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBBDd x AaBbdd sinh ra kiểu gen AABBDD ở F1 chiếm tỉ lệ:

A. 1/4                                     B. 0

C. 1/2                                     D. 1/8

Câu 8. Lai cặp bố mẹ thuần chủng: hạt vàng, trơn với hạt lục, nhăn, ở F1 được toàn hạt vàng, trơn. Sau đó cho F1 tự thụ phấn. Mỗi tính trạng chỉ do 1 cặp gen quy định thì ở F2 kiểu gen Aabb chiếm tỉ lệ:

A. 1/4                                     B. 1/8

C. 1/2                                     D. 1/16

Câu 9. Xét các cặp gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau. Bố mẹ đều có kiểu gen AaBbDd biểu hiện của 3 tính trạng trội hoàn toàn thì xác suất xuất hiện loại con mang một tính trạng trội là       

A. 9/16                                   B. 3/16

C. 9/64                                   D. 3/64

Câu 10. Mỗi gen qui định 1 tính trạng và trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Phép lai: AaBbDd × AabbDd có tỉ lệ kiểu hình mang tất cả tính trạng trội là

A. 1/64                                   B. 9/16

C. 6/64                                   D. 9/32

Câu 11. Ở đậu Hà Lan, hạt vàng > hạt xanh, hạt trơn > hạt nhăn. Hai tính trạng di truyền độc lập nhau. Để chắc chắn F1 đồng tính thì bố, mẹ đem lai phải là :

A. Cây hạt vàng, trơn x cây hạt vàng, trơn

B. Cây hạt vàng, trơn x cây hạt xanh, nhăn   

C. Cây hạt xanh, nhăn x cây hạt xanh, nhăn.

D. Cây hạt xanh, trơn x cây hạt xanh, trơn

Câu 12. Ở đậu Hà Lan, gen A: hạt vàng > a: hạt lục, B: hạt trơn > b: hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền độc lập với nhau. Cây mọc từ hạt vàng, nhăn giao phối với cây mọc từ hạt lục, trơn cho 1 hạt vàng, trơn : 1 lục, trơn. Kiểu gen của 2 cây bố mẹ sẽ là:

A. Aabb x aaBB

B. Aabb x aabb

C. Aabb x aaBb

D. AAbb x aaBB

Câu 13. Ở chó, gen A: lông đen > a : lông trắng, gen B : lông ngắn > b : lông dài. Hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường. Trong một phép lai thu được F1 có tỉ lệ 1 đen, ngắn : 1 đen, dài : 1 trắng, ngắn : 1 trắng, dài. Kiểu gen của bố mẹ là :

A. AaBb × aabb hoặc aaBb × aaBb.

B. Aabb × aaBb hoặc AaBb × Aabb.  

C. Aabb × aaBb hoặc AaBb × aabb.

D. Aabb × aaBb hoặc AaBb × aaBb.

Câu 14. Xét các cặp gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau. Bố có kiểu gen AaBbDd biểu hiện 3 tính trạng trội hoàn toàn, thế hệ lai có tỉ lệ kiểu hình là 3:3:3:3:1:1:1:1 thì mẹ có thể có kiểu gen là

A. aaBbDD                           B. AabbDd

C. AaBBdd                            D. aabbDd   

Câu 15. Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb khi giảm phân có thể hình thành các loại giao tử

A. AB, ab, Ab, aB.

B. AB và ab.

C. AB và ab hoặc Ab và aB.

D. aB và Ab.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1 A 6 B 11 C
2 B 7 B 12 A
3 C 8 B 13 C
4 C 9 C 14 D
5 B 10 D 15 C

Câu 1 

Di truyền độc lập là sự di truyền là sự di truyền của các của các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.

Chọn A

Câu 2 

Quy luật phân li độc lập của Menden được giải thích theo thuyết nhiễm sắc thể (NST) đúng với nội dung: do các cặp NST tương đồng khác nhau phân li độc lập và tổ hợp tự do khi con lai F1 giảm phân tạo giao tử, đồng thời có sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong quá trình thụ tinh.

A giải thích chưa chính xác và thiếu nhiều.

C là giải thích trong hoán vị gen

D giaỉ thích thiếu so với B

Chọn B

Câu 3 

Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng  và tổ hợp tự do của các cặp gen.

Chọn C

Câu 4 

P : AABB x aabb

F1 : AaBb

F1 tự thụ phấn AaBb x AaBb

F2: (3A- : 1aa) x ( 3B- : 1bb). Hay 9A-B- : 3A-bb : 3 aaB- : aabb

Kiểu hình sẽ là 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 lục, trơn : 1 lục, nhăn

Chọn C

Câu 5 

Mỗi tính trạng do 1 cặp gen qui định

Bố mẹ thuần chủng hạt vàng, trơn với hạt lục, nhăn

P : AABB x aabb

Vậy F1 : AaBb

Vậy Chọn B

Câu 6 

Giả sử A qui định hạt vàng trội hoàn toàn so với a qui đinh hạt lục

            B qui định hạt trơn trội hoàn toàn so với b qui đinh hạt nhăn

P: AABB x aabb

F1 AaBb

F1 tự thụ phấn AaBb x AaBb

Xét riêng từng cặp gen : 

- Aa x Aa =>3/4 A_ : 1/4 aa 

- Bb x Bb => 3/4 B- : 1/44 bb

F2 aaB- = 

Chọn B

Câu 7 

Aa x Aa cho AA = 1/4

BB x Bb cho BB = 1/2

Dd x dd cho DD = 0

Vậy kiểu gen AABBDD chiếm tỉ lệ 0

Chọn B

Câu 8 

bố mẹ thuần chủng: hạt vàng, trơn với hạt lục, nhăn

F1 100% AaBb ( vàng trơn). F1 tự thụ phấn

Kiểu gen Aabb chiếm tỉ lệ :

Chọn B 

Câu 9 

phép lai cơ bản: Aa x Aa cho đời con phân tính 3/4 A- : 1/4 aa

xác suất xuất hiện loại con mang một tính trạng trội là  

Chọn C

Câu 10 

Aa x Aa cho A- = 3/4

Bb x bb cho B- = 1/2

Dd x Dd cho D- = 3/4

Vây tỉ lệ kiểu hình mang tất cả tính trạng trội là   

Chọn D

Câu 11

Giả sử cây bố mẹ đem lai có cây mang tính trạng trội. khi đó không thể xác định được cây ấy là ở thể dị hợp hay đòng hợp trội.

Do đó để chắc chắn F1 đồng tính thì bố, mẹ đem lai phải là cây đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen

Chọn C

Câu 12 

Xét tính trạng màu sắc:

A-  (Vàng) x aa (Lục). Đời con : 1 A-(vàng) : 1 aa (lục). Do đời con có xuất hiện cơ thể lặn aa nên mỗi bên đều cho giao tử a. vậy cây mọc từ hạt vàng thế hệ ban đầu là Aa

Xét tính trạng dạng vỏ

      bb(nhăn) x B-( trơn). do đời con không hề xuất hiện cơ thể lặn bb nên kiểu gen cây thế hệ ban đầu là BB

vậy kiểu gen 2 cây là Aabb và aaBB

Chọn A

Câu 13 

Ta có đen : trắng = 1:1 nên kiểu gen của bố mẹ sẽ là Aa x aa

Ta có ngắn : dài = 1:1 nên kiểu gen của bố mẹ sẽ là Bb x bb

Vậy phép lai có thể là AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb

Chọn C

Câu 14 

Tổng số tổ hợp ở đời con là 16

Bố có kiểu gen AaBbDd cho 8 kiểu tổ hợp giao tử

Vậy bên mẹ sẽ cho số tổ hợp giao tử là 16/8 =2 kiểu

Như vậy kiểu gen bên mẹ chỉ có thể là một trong ba kiểu sau: aabbDd, aaBbdd, Aabbdd

So sánh đáp án, ta nhận đáp án A

Thử lại ta thấy thỏa mãn

Chọn D

Câu 15 

Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb, khi giảm phân, do sự sắp xếp trên mặt phẳng phân bào ở kì giữa 1 mà có thể xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau:

TH1:2 chiếc NST A và B phân li về cùng một phía còn 2 chiếc a và b phân li phía ngược lại. giao tử tạo ra là AB và ab

TH2: 2 chiếc A và b về cùng một phía còn a và B về phía còn lại. giao tử là Ab và aB

Chọn C

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close