Yêu cầu và hướng dẫn viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước)

Yêu cầu và hướng dẫn viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước)? Yêu cầu và hướng dẫn viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại)

Quảng cáo

1. YÊU CẦU KHI VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ ĐỜI SỐNG (CON NGƯỜI TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CỘNG ĐỒNG, ĐẤT NƯỚC)

- Nêu được vấn đề nghị luận.

- Trình bày rõ ý kiến về vấn đề được bàn; đưa ra được những lí lẽ thuyết phục, bằng chứng đa dạng để chứng minh ý kiến của người viết.

- Nêu được ý nghĩa của vấn đề nghị luận và phương hướng hành động.

2. HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ ĐỜI SỐNG (CON NGƯỜI TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CỘNG ĐỒNG, ĐẤT NƯỚC)

TRƯỚC KHI VIẾT

a. Lựa chọn đề tài: huy động vốn hiểu biết có được qua việc học môn Ngữ văn và các môn học khác, qua sách báo và các phương tiện truyền thông, nêu ra một số vấn đề để suy nghĩ, lựa chọn.

b. Tìm ý: ghi nhanh ra giấy những ý nghĩ bất chợt nảy sinh trong quá trình tìm hiểu các khía cạnh của đề tài, kết hợp với việc tự trả lời các câu hỏi xoay quanh đề tài

- Vấn đề có tầm quan trọng như thế nào?

- Vấn đề có những khía cạnh cơ bản nào? Cần dùng lí lẽ và bằng chứng nào để làm rõ từng khía cạnh?

- Cần có hành động như thế nào sau khi nhận thức về vấn đề?

c. Lập dàn ý

- Mở bài: nêu vấn đề nghị luận

- Thân bài: lập luận làm sáng rõ ý kiến và thuyết phục người đọc

+ Vì sao lại có ý kiến như vậy? (Lí lẽ, bằng chứng)

+ Ý kiến đó đúng đắn như thế nào? (Lí lẽ, bằng chứng)

+ Liên hệ, mở rộng vấn đề (Lí lẽ, bằng chứng)

- Kết bài: nêu ý nghĩa của vấn đề nghị luận và phương hướng hành động.

VIẾT BÀI

Khi viết, luôn luôn chú ý nhiệm vụ của từng phần trong bài viết:

- Mở bài: Viết thành một đoạn văn, giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp vấn đề nghị luận. Tìm hiểu cách mở bài của các văn bản đọc và của bài viết tham khảo để vận dụng.

- Thân bài: Triển khai các ý đã nêu ở dàn ý. Mỗi ý lớn viết thành một đoạn văn. Cần luôn quan tâm vị trí của câu chủ đề (đầu đoạn, cuối đoạn,...), sự phù hợp của câu chủ đề với nội dung cần trình bày và mục đích nghị luận. Tham khảo các kiểu đoạn văn đã phân tích ở các văn bản đọc và ở phần Thực hành tiếng Việt để học tập cách viết. Chú ý dùng phương tiện liên kết giữa các câu trong đoạn và các đoạn trong bài.

- Kết bài: Nêu ý nghĩa của vấn đề và phương hướng hành động (viết trong một đoạn văn)

CHỈNH SỬA BÀI VIẾT

Đọc kĩ bài viết, căn cứ vào yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập, rà soát các phần các ý đã triển khai để có cách chỉnh sửa:

- Nếu thấy vấn đề đời sống liên quan đến con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước nêu chưa rõ ràng, cụ thể thì cần bổ sung.

- Nếu thấy luận điểm ở từng đoạn văn chưa rõ ràng, lí lẽ chưa xác đáng, bằng chứng chưa đầy đủ thì cần bổ sung, chỉnh sửa.

 

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close