Tìm hiểu thơ thất ngôn bát cú

Thơ thất ngôn bát cú là gì? Thơ tứ tuyệt Đường luật là gì? Thơ trào phúng là gì?

Quảng cáo

1. Tìm hiểu thơ thất ngôn bát cú

- Về bố cục: Bài thơ thất ngôn bát cú gồm bốn cặp câu thơ, thường tương ứng với bốn phần: để (triển khai ý ẩn chứa trong nhan đề), thực (nói rõ các khía cạnh chính của đối tượng được bài thơ đề cập), luận (luận giải, mở rộng suy nghĩ về đối tượng), kết (thâu tóm tinh thần của cả bài, có thể kết hợp mở ra những ý tưởng mới). Khi đọc hiểu, cũng có thể vận dụng cách chia bố cục bài thơ thành hai phần: bốn câu đầu, bốn câu cuối hoặc sáu câu đầu, hai câu cuối.

- Về luật bằng trắc và niêm: Bài thơ phải sắp xếp thanh bằng, thanh trắc trong từng câu và cả bài theo quy định chặt chẽ. Quy định này được tính từ chữ thứ 2 của câu thứ nhất: Nếu chữ này là thanh bằng thì bài thơ thuộc luật bằng, là thanh trắc thi bài thơ thuộc luật trắc. Để đảm bảo sự hài hoà, cân bằng, trong mỗi câu, các thanh bằng, trắc đan xen nhau (bắt buộc ở chữ thứ 2, 4, 6) và trong mỗi cặp câu (còn gọi là liên), các thanh bằng, trắc phải ngược nhau. Về niêm, hai liên thơ liền nhau được “dính” theo nguyên tắc: Chữ thứ 2 của câu chắn thuộc liên trên phải cùng thanh với chữ thứ 2 của câu lẻ thuộc liên dưới.

- Về vần và nhịp: Bài thơ thất ngôn bát cú chỉ gieo một vẫn là vần bằng ở chữ cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8; riêng vẫn của câu thứ nhất có thể linh hoạt. Câu thơ trong bài thất ngôn bát cú thường ngắt theo nhịp 4/3.

- Về đối: Bài thơ thất ngôn bát cú chủ yếu sử dụng phép đối ở hai câu thực và hai câu luận.

2. Ví dụ minh họa

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, 

Trơ cái hồng nhan với nước non. 

Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh, 

Vừng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn. 

Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám, 

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. 

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, 

Mảnh tình san xẻ tí con con.”

(Tự tình II, Hồ Xuân Hương)

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close