a. Lựa chọn vấn đề: nên chọn vấn đề liên quan đến đời sống học đường – loại vấn đề em am hiểu hơn cả và với nó, em có thể nêu được những ý kiến thực sự có ý nghĩa. Có thể chọn viết kiến nghị về những vấn đề xã hội rộng lớn, hệ trọng nhưng cần phải am hiểu về nó.
b. Tìm ý
Ý cần có cho bài viết có thể được hình thành trên cơ sở trả lời một số câu hỏi chính thuộc 3 nhóm như sau:
- Bối cảnh viết kiến nghị: Em viết kiến nghị trong hoàn cảnh cụ thể nào? Điều gì đã thúc đẩy em viết?
- Vấn đề được kiến nghị: Thực chất của vấn đề kiến nghị là gì? Vấn đề này có những biểu hiện cụ thể như thế nào? Đâu là những điều cần khắc phục? Vì sao cần quan tâm giải quyết vấn đề được nêu lên?
- Giải pháp giải quyết vấn đề: Các cấp có thẩm quyền cần phải làm gì? Việc nào nên làm ngay, việc nào có thể được thực hiện theo kế hoạch dài hạn? Cá nhân người kiến nghị và từng thành viên của cộng đồng có thể góp phần giải quyết vấn đề như thế nào?
c. Lập dàn ý
- Phần mở đầu: Nêu rõ tư cách người kiến nghị (cá nhân hay tập thể), góc độ kiến nghị (người chịu tác động trực tiếp của vấn đề kiến nghị hay chỉ là người quan sát khách quan); nêu vấn đề kiến nghị.
- Phần nội dung:
+ Trình bày các biểu hiện cụ thể của vấn đề kiến nghị
+ Nêu tác động của vấn đề kiến nghị lên đời sống của từng cá nhân hay tập thể, cộng đồng
+ Gợi ý một số giải pháp cụ thể nhằm giải quyết vấn đề được nêu lên (nếu có)
+ Triển khai các kiến nghị theo tầng bậc hợp lí (ví dụ: đối với các cấp lãnh đạo và các tổ chức; đối với từng cá nhân trong cộng đồng;…)
- Phần kết thúc: Bày tỏ mong muốn những kiến nghị đã nêu sẽ được thực hiện
|