Trắc nghiệm lý thuyết về sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống - Sinh 12

Đề bài

Câu 1 :

Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm

  • A

    Ảnh hưởng tới sinh sản, cấu tạo giải phẫu của cây

  • B

    Thay đổi đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu, sinh lí của thực vật, hình thành các nhóm cây ưa sáng, ưa bóng

  • C

    Thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật

  • D

    Tăng hoặc giảm cường độ quang hợp của cây.

Câu 2 :

Đặc điểm nào sau đây KHÔNG đúng với cây ưa sáng?

  • A

    Phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang

  • B

    Lá cây có phiến dày, mô giậu phát triển

  • C

    Mọc nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng

  • D

    Lá cây xếp nghiêng so với mặt đất

Câu 3 :

Câu khẳng định không đúng với sự thích nghi của thực vật với ánh sáng là:

  • A

    Cây ưa sáng phát huy tối đa diện tích để đón ánh sáng mặt trời.

  • B

    Cây ưa sáng có cấu tạo để hạn chế tác hại của ánh sáng mạnh.

  • C

    Cây ưa bóng phát huy tối đa khả năng thu nhận ánh sáng mặt trời.

  • D

    Cây ưa bóng thường sống dưới tán cây ưa sáng.

Câu 4 :

Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta đã trồng xen các loại cây theo trình tự sau:

  • A

    Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau

  • B

    Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau

  • C

    Trồng đồng thời nhiều loại cây

  • D

    Không trồng cả 2 loại cây vào một chỗ

Câu 5 :

Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật

  • A

    Hoạt động kiếm ăn, tạo điều kiện cho độngvật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian.

  • B

    Đã ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản.

  • C

    Hoạt động kiếm ăn, khả năng sinh trưởng, sinh sản

  • D

    Ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian

Câu 6 :

Đặc điểm thích nghi sau không gặp ở những động vật hoạt động ban đêm:

  • A

    thân có màu sắc sặc sỡ dễ nhận biết.

  • B

    mắt rất tinh dễ quan sát.

  • C

    xúc giác phát triển

  • D

    mắt nhỏ lại hoặc tiêu giảm

Câu 7 :

Nhiệt độ tác động đến

  • A

    Hình thái, cấu trúc cơ thể, tuổi thọ, các hoạt động sinh lí- sinh thái và tập tính của sinh vật

  • B

    Đã ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản

  • C

    Hoạt động kiếm ăn, khả năng sinh trưởng, sinh sản.

  • D

    Ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian.

Câu 8 :

Theo quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi,.. của cơ thể thì

  • A

    động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và chi,..thường lớn hơn tai, đuôi, chi,.. của các loài động vật tượng tự sống ở vùng nóng.

  • B

    động vật biến nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và chi,..thường lớn hơn tai, đuôi, chi,.. của các loài động vật tượng tự sống ở vùng nóng.

  • C

    động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và chi,..thường bé hơn tai, đuôi, chi,.. của các loài động vật tượng tự sống ở vùng nóng.

  • D

    động vật biến nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và chi,..thường bé hơn tai, đuôi, chi,.. của các loài động vật tượng tự sống ở vùng nóng.

Câu 9 :

Động vật hằng nhiệt sống nơi có nhiệt độ thấp có tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể (S) với thể tích cơ thể (V) giảm. Điều này ...

  • A

    giúp cơ thể nhỏ, vận động nhanh để tỏa nhiệt.

  • B

    làm tăng khả năng tỏa nhiệt.

  • C

    giúp cơ thể dễ ẩn nấp, trú đông

  • D

    góp phần hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể.

Câu 10 :

Nếu gọi S = diện tích bề mặt, V = thể tích cơ thể, thì quy tắc tương ứng giữa S và V của động vật hằng nhiệt với nhiệt độ môi trường là

  • A

    sống nơi càng nóng, S càng lớn

  • B

    sống nơi càng lạnh, V càng lớn

  • C

    sống nơi càng lạnh, tỉ số S/V càng giảm

  • D

    sống nơi càng nóng, tỉ số S/V càng giảm

Câu 11 :

Loài voi phân bố ở vùng ôn đới và vùng nhiệt đới ấm áp. Theo quy tắc Becman, điều nào sau đây là đúng

  • A

    Kích thước voi vùng ôn đới lớn hơn vùng nhiệt đới, lớp mỡ voi ôn đới dày hơn voi nhiệt đới.

  • B

    Kích thước voi vùng ôn đới nhỏ hơn vùng nhiệt đới, lớp mỡ voi ôn đới dày hơn voi nhiệt đới.

  • C

    Da voi vùng nhiệt đới dày hơn vùng ôn đới

  • D

    Kích thước voi vùng ôn đới lớn hơn vùng nhiệt đới, lớp mỡ voi ôn đới mỏng hơn voi nhiệt đới.

Câu 12 :

Tại sao việc duy trì nhiệt độ cơ thể cao (ví dụ 37oC) là vấn đề thách thức hơn đối với động vật nhiệt đới có kích thước nhỏ so với động vật có kích thước lớn ?

  • A

    Động vật nhỏ có tỷ lệ trao đổi chất thấp hơn ( trên một gam khối lượng cơ thể) so với động vật lớn hơn.

  • B

    Động vật nhỏ hơn có tỷ lệ diện tích bề mặt  so với khối lượng cơ thể lớn hơn và do đó mất nhiệt lớn ra môi trường.

  • C

    Động vật nhỏ hơn có tỷ lệ diện tích bề mặt  so với khối lượng cơ thể nhỏ hơn và do đó mất nhiệt lớn ra môi trường

  • D

    Động vật nhỏ hơn không thể run lên với tốc độ đủ nhanh để tạo ra nhiệt lượng trong cơ.

Câu 13 :

Trong tầng nước ven bờ các loài tảo phân bố khác nhau theo các tầng nước, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó là:

  • A

    thành phần và cường độ ánh sáng

  • B

    nhiệt độ

  • C

    đặc điểm cấu tạo

  • D

    nguyên nhân khác.

Câu 14 :

Nhịp sinh học là

  • A

    khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi nhất thời của môi trường.

  • B

    khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi mang tính chu kì của môi trường.

  • C

    khả năng phản ứng của sinh vật một cách nhịp nhàng trước sự thay đổi theo chu kì của môi trường.

  • D

    sự thay đổi theo chu kì của sinh vật trước môi trường.

Câu 15 :

Hoạt động của muỗi và chim cú theo nhịp điệu

  • A

    mùa

  • B

    thuỷ triều.

  • C

    ngày, đêm.

  • D

    tuần trăng.

Câu 16 :

Hiện tượng không phải nhịp sinh học là

  • A

    lá một số cây họ đậu xếp lại lúc hoàng hôn và mở ra vào lúc sáng sớm.

  • B

    dơi ngủ ban ngày và hoạt động về đêm

  • C

    cây trinh nữ xếp lá khi có vật chạm vào

  • D

    cây ôn đới rụng lá vào mùa đông

Câu 17 :

Sinh vật có những tác động nào trở lại môi trường?

  • A

    giảm nhẹ tác động của các nhân tố sinh thái.

  • B

    biến đổi môi trường theo hướng có lợi cho đời sống của mình.

  • C

    làm cho bề mặt hành tinh biến đổi lớn lao.

  • D

    tất cả các ý trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm

  • A

    Ảnh hưởng tới sinh sản, cấu tạo giải phẫu của cây

  • B

    Thay đổi đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu, sinh lí của thực vật, hình thành các nhóm cây ưa sáng, ưa bóng

  • C

    Thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật

  • D

    Tăng hoặc giảm cường độ quang hợp của cây.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thực vật thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau của môi trường, thể hiện qua các đặc điểm về hình thái, cấu tạo giải phẫu và hoạt động sinh lý.

Câu 2 :

Đặc điểm nào sau đây KHÔNG đúng với cây ưa sáng?

  • A

    Phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang

  • B

    Lá cây có phiến dày, mô giậu phát triển

  • C

    Mọc nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng

  • D

    Lá cây xếp nghiêng so với mặt đất

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm không đúng với cây ưa sáng là : phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang

Vì là cây ưa sáng nên lá cây phải chịu một cường độ chiếu sáng lớn. Do đó nếu lá cây cấu trúc như trên thì rất dễ bị tổn thương và sẽ bị CLTN loại bỏ.

Lá cây phải xếp nghiêng, lá dày, mô giậu phát triển để có khả năng thích nghi chịu được ánh sáng mạnh

Câu 3 :

Câu khẳng định không đúng với sự thích nghi của thực vật với ánh sáng là:

  • A

    Cây ưa sáng phát huy tối đa diện tích để đón ánh sáng mặt trời.

  • B

    Cây ưa sáng có cấu tạo để hạn chế tác hại của ánh sáng mạnh.

  • C

    Cây ưa bóng phát huy tối đa khả năng thu nhận ánh sáng mặt trời.

  • D

    Cây ưa bóng thường sống dưới tán cây ưa sáng.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ở cây ưa sáng, các lá của chúng có cấu tạo chếch 1 góc so với mặt đất nhằm hạn chế sự ảnh hưởng trực tiếp của ánh sáng tới cây vì điều này có thể gây tổn thương cho cây

Câu 4 :

Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta đã trồng xen các loại cây theo trình tự sau:

  • A

    Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau

  • B

    Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau

  • C

    Trồng đồng thời nhiều loại cây

  • D

    Không trồng cả 2 loại cây vào một chỗ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Người ta đã trồng xen các loại cây theo trình tự cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau

Câu 5 :

Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật

  • A

    Hoạt động kiếm ăn, tạo điều kiện cho độngvật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian.

  • B

    Đã ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản.

  • C

    Hoạt động kiếm ăn, khả năng sinh trưởng, sinh sản

  • D

    Ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ánh sáng giúp cho động vật có khả năng định hướng trong không gian và nhận biết các vật xung quanh

Câu 6 :

Đặc điểm thích nghi sau không gặp ở những động vật hoạt động ban đêm:

  • A

    thân có màu sắc sặc sỡ dễ nhận biết.

  • B

    mắt rất tinh dễ quan sát.

  • C

    xúc giác phát triển

  • D

    mắt nhỏ lại hoặc tiêu giảm

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

+ Những loài ưa hoạt động ban ngày (ong, thằn lằn, nhiều loài chim, thú…) với thị giác phát triển và thân có màu sắc nhiều khi rất sặc sỡ giúp nhận biết đồng loại, ngụy trang hay để dọa nạt…

+ Những loài ưa hoạt động ban đêm hoặc sống trong hang: bướm đêm, cú, cá hang… thân màu sẫm. Mắt có thể rất tinh (cú, chim lợn) hoặc nhỏ lại (lươn) hoặc tiêu giảm, thay vào đó là sự phát triển của xúc giác và cơ quan phát sáng (cá biển ở sâu).

Câu 7 :

Nhiệt độ tác động đến

  • A

    Hình thái, cấu trúc cơ thể, tuổi thọ, các hoạt động sinh lí- sinh thái và tập tính của sinh vật

  • B

    Đã ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản

  • C

    Hoạt động kiếm ăn, khả năng sinh trưởng, sinh sản.

  • D

    Ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nhiệt độ tác động mạnh đến hình thái, cấu trúc cơ thể, tuổi thọ, các hoạt động sinh lí- sinh thái và tập tính của sinh vật.

Câu 8 :

Theo quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi,.. của cơ thể thì

  • A

    động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và chi,..thường lớn hơn tai, đuôi, chi,.. của các loài động vật tượng tự sống ở vùng nóng.

  • B

    động vật biến nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và chi,..thường lớn hơn tai, đuôi, chi,.. của các loài động vật tượng tự sống ở vùng nóng.

  • C

    động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và chi,..thường bé hơn tai, đuôi, chi,.. của các loài động vật tượng tự sống ở vùng nóng.

  • D

    động vật biến nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và chi,..thường bé hơn tai, đuôi, chi,.. của các loài động vật tượng tự sống ở vùng nóng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Quy tắc về các bộ phận tai, đuôi, chi... của cơ thể (quy tắc Anlen)

  • Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi, chi ... bé hơn tai, đuôi, chi... của loài động vật tương tự sống ở vùng nóng.
  • Ví dụ: tai và đuôi thỏ ở vùng ôn đới luôn nhỏ hơn tai và đuôi thỏ nhiệt đới.
Câu 9 :

Động vật hằng nhiệt sống nơi có nhiệt độ thấp có tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể (S) với thể tích cơ thể (V) giảm. Điều này ...

  • A

    giúp cơ thể nhỏ, vận động nhanh để tỏa nhiệt.

  • B

    làm tăng khả năng tỏa nhiệt.

  • C

    giúp cơ thể dễ ẩn nấp, trú đông

  • D

    góp phần hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Quy tắc về kích thước cơ thể (quy tắc Becman)

  • Động vật hằng nhiệt sống ở vùng có khí hậu lạnh thì có kích thước cơ thể lớn hơn so với những động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới ấm áp (tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể (S/V) giảm, để hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể). Đồng thời, chúng có lớp mỡ dày nên khả năng chống rét tốt.
  • Ví dụ: voi, gấu sống ở vùng lạnh kích thước to hơn voi, gấu ở vùng nhiệt đới.
Câu 10 :

Nếu gọi S = diện tích bề mặt, V = thể tích cơ thể, thì quy tắc tương ứng giữa S và V của động vật hằng nhiệt với nhiệt độ môi trường là

  • A

    sống nơi càng nóng, S càng lớn

  • B

    sống nơi càng lạnh, V càng lớn

  • C

    sống nơi càng lạnh, tỉ số S/V càng giảm

  • D

    sống nơi càng nóng, tỉ số S/V càng giảm

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :
  • Động vật hằng nhiệt sống ở vùng có khí hậu lạnh thì có kích thước cơ thể lớn hơn so với những động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới ấm áp (tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể (S/V) giảm, để hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể). Đồng thời, chúng có lớp mỡ dày nên khả năng chống rét tốt.
  • Ví dụ: voi, gấu sống ở vùng lạnh kích thước to hơn voi, gấu ở vùng nhiệt đới.

→ Sống nơi càng lạnh, tỉ số S/V càng giảm

Câu 11 :

Loài voi phân bố ở vùng ôn đới và vùng nhiệt đới ấm áp. Theo quy tắc Becman, điều nào sau đây là đúng

  • A

    Kích thước voi vùng ôn đới lớn hơn vùng nhiệt đới, lớp mỡ voi ôn đới dày hơn voi nhiệt đới.

  • B

    Kích thước voi vùng ôn đới nhỏ hơn vùng nhiệt đới, lớp mỡ voi ôn đới dày hơn voi nhiệt đới.

  • C

    Da voi vùng nhiệt đới dày hơn vùng ôn đới

  • D

    Kích thước voi vùng ôn đới lớn hơn vùng nhiệt đới, lớp mỡ voi ôn đới mỏng hơn voi nhiệt đới.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Quy tắc về kích thước cơ thể (quy tắc Becman)

  • Động vật hằng nhiệt sống ở vùng có khí hậu lạnh thì có kích thước cơ thể lớn hơn so với những động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới ấm áp (tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể (S/V) giảm, để hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể). Đồng thời, chúng có lớp mỡ dày nên khả năng chống rét tốt.
  • Ví dụ: voi, gấu sống ở vùng lạnh kích thước to hơn voi, gấu ở vùng nhiệt đới.
Câu 12 :

Tại sao việc duy trì nhiệt độ cơ thể cao (ví dụ 37oC) là vấn đề thách thức hơn đối với động vật nhiệt đới có kích thước nhỏ so với động vật có kích thước lớn ?

  • A

    Động vật nhỏ có tỷ lệ trao đổi chất thấp hơn ( trên một gam khối lượng cơ thể) so với động vật lớn hơn.

  • B

    Động vật nhỏ hơn có tỷ lệ diện tích bề mặt  so với khối lượng cơ thể lớn hơn và do đó mất nhiệt lớn ra môi trường.

  • C

    Động vật nhỏ hơn có tỷ lệ diện tích bề mặt  so với khối lượng cơ thể nhỏ hơn và do đó mất nhiệt lớn ra môi trường

  • D

    Động vật nhỏ hơn không thể run lên với tốc độ đủ nhanh để tạo ra nhiệt lượng trong cơ.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Động vật nhỏ hơn có tỷ lệ diện tích bề mặt so với khối lượng cơ thể lớn hơn và do đó mất nhiệt lớn ra môi trường

Câu 13 :

Trong tầng nước ven bờ các loài tảo phân bố khác nhau theo các tầng nước, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó là:

  • A

    thành phần và cường độ ánh sáng

  • B

    nhiệt độ

  • C

    đặc điểm cấu tạo

  • D

    nguyên nhân khác.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ở các tầng nước khác nhau, yếu tố này phân bố khác nhau ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới đời sống của tảo.

Lời giải chi tiết :

Trong tầng nước ven bờ các loài tảo phân bố khác nhau theo các tầng nước do thành phần và cường độ ánh sáng khác nhau

Câu 14 :

Nhịp sinh học là

  • A

    khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi nhất thời của môi trường.

  • B

    khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi mang tính chu kì của môi trường.

  • C

    khả năng phản ứng của sinh vật một cách nhịp nhàng trước sự thay đổi theo chu kì của môi trường.

  • D

    sự thay đổi theo chu kì của sinh vật trước môi trường.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Nhiều yếu tố tự nhiên nhất là những yếu tố khí hậu biến đổi có chu kì theo các quy luật thiên văn: vận động của Trái Đất quanh trục của mình hay trên quỹ đạo quay quanh Mặt Trời, sự vận động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất với sự dao động của thủy triều. Tính chu kì đó đã quyết định đến mọi quá trình sinh lí – sinh thái diễn ra ngay trong cơ thể của mỗi loài, tạo cho sinh vật hoạt động theo những nhịp điệu chuẩn xác như chiếc đồng hồ sinh học.

Câu 15 :

Hoạt động của muỗi và chim cú theo nhịp điệu

  • A

    mùa

  • B

    thuỷ triều.

  • C

    ngày, đêm.

  • D

    tuần trăng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hoạt động của muỗi và chim cú theo nhịp điệu ngày đêm

Câu 16 :

Hiện tượng không phải nhịp sinh học là

  • A

    lá một số cây họ đậu xếp lại lúc hoàng hôn và mở ra vào lúc sáng sớm.

  • B

    dơi ngủ ban ngày và hoạt động về đêm

  • C

    cây trinh nữ xếp lá khi có vật chạm vào

  • D

    cây ôn đới rụng lá vào mùa đông

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cây trinh nữ xếp lá khi có vật chạm vào là ứng động của cây.

Câu 17 :

Sinh vật có những tác động nào trở lại môi trường?

  • A

    giảm nhẹ tác động của các nhân tố sinh thái.

  • B

    biến đổi môi trường theo hướng có lợi cho đời sống của mình.

  • C

    làm cho bề mặt hành tinh biến đổi lớn lao.

  • D

    tất cả các ý trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sinh vật không chỉ bị chi phối bởi các nhân tố sinh thái mà còn tác động trở lại, làm giảm nhẹ tác động của các nhân tố đó và dẫn đến sự biến đổi của môi trường theo hướng có lợi cho đời sống của mình.

Sự tác động của tất cả các sinh vật trên Trái Đât làm cho bề mặt hành tinh biến đổi lớn lao.

close