Trắc nghiệm Bài 39. Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật - Sinh 12Đề bài
Câu 1 :
Số lượng cá thể của một loài có thể tăng hoặc giảm do sự thay đổi của các nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường được gọi là hiện tượng gì?
Câu 2 :
Biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì là:
Câu 3 :
Dạng biến động số lượng cá thể nào sau đây thuộc dạng không theo chu kỳ?
Câu 4 :
Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là:
Câu 5 :
Trong số các hoạt động sau đây của sinh vật, có bao nhiêu hoạt động theo chu kì mùa? 1. Khi thủy triều xuống, những con sò thường khép chặt vỏ lại và khi thủy triều lên chúng mở vỏ để lấy thức ăn. 2. Nhịp tim đập, nhịp phổi thở, chu kì rụng trứng. 3. Chim và thú thay lông trước khi mùa đông tới. 4. Hoa Anh đào nở vào mùa xuân. 5. Gà đi ăn từ sáng đến tối quay về chuồng. 6. Cây họ đậu mở lá lúc được chiếu sáng và xếp lại lúc trời tối 7. Chim di cư từ Bắc đến Nam vào mùa đông.
Câu 6 :
Nhân tố nào là nhân tố hữu sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể?
Câu 7 :
Trong một quần thể sinh vật, khi số lượng cá thể của quần thể giảm 1. làm nghèo vốn gen của quần thể. 2. dễ xảy ra giao phối gần làm xuất hiện các kiểu gen có hại. 3. làm cho các cá thể giảm nhu cầu sống. 4. có thể làm biến mất một số gen có lợi của quần thể. 5. làm cho đột biến dễ dàng tác động. 6. dễ chịu tác động của yếu tố ngẫu nhiên. Có bao nhiêu thông tin trên dùng làm căn cứ để giải thích tại sao những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức làm giảm mạnh số lượng lại rất dễ bị tuyệt chủng?
Câu 8 :
Điều nào không phải là nguyên nhân khi kích thước xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong?
Câu 9 :
Nhân tố dễ gây đột biến số lượng ở sinh vật biến nhiệt là
Câu 10 :
Ở những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống như thỏ, hươu, nai,... thì yếu tố nào sau đây ảnh hưởng rõ rệt nhất đến sự biến động số lượng cá thể trong quần thể?
Câu 11 :
Ý nghĩa thực tế của việc nghiên cứu biến động số lượng cá thể trong quần thể giúp các nhà chăn nuôi, trồng trột:
Câu 12 :
Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng này biểu hiện
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Số lượng cá thể của một loài có thể tăng hoặc giảm do sự thay đổi của các nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường được gọi là hiện tượng gì?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Biến động số lượng của quần thể là sự tăng, giảm số lượng cá thể của quần thể quanh giá trị cân bằng tương ứng với sức chứa của môi trường (sinh sản cân bằng với tử vong), do sự thay đổi của các nhân tố vô sinh và hữu sinh.
Câu 2 :
Biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì là:
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Biến động không theo chu kỳ xảy ra do các yếu tố ngẫu nhiên, không kiểm soát được như thiên tai, dịch bệnh.
Câu 3 :
Dạng biến động số lượng cá thể nào sau đây thuộc dạng không theo chu kỳ?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Biến động không theo chu kỳ xảy ra do các yếu tố ngẫu nhiên, không kiểm soát được như thiên tai, dịch bệnh Lời giải chi tiết :
Dạng biến động số lượng cá thể thuộc dạng không theo chu kỳ là: A - Nhiệt độ tăng đột ngột làm sâu bọ trên đồng cỏ chết hàng loạt. B - Biến động theo chu kỳ nhiều năm (7 năm), C là biến động theo chu kỳ ngày đêm, D là biến động theo chu kỳ mùa.
Câu 4 :
Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là:
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Biến động theo chu kỳ xảy ra do các yếu tố biến đổi có chu kỳ như chu kỳ ngày đêm, chu kỳ tuần trăng và hoạt động của thủy triều, chu kì mùa, chu kỳ nhiều năm.
Câu 5 :
Trong số các hoạt động sau đây của sinh vật, có bao nhiêu hoạt động theo chu kì mùa? 1. Khi thủy triều xuống, những con sò thường khép chặt vỏ lại và khi thủy triều lên chúng mở vỏ để lấy thức ăn. 2. Nhịp tim đập, nhịp phổi thở, chu kì rụng trứng. 3. Chim và thú thay lông trước khi mùa đông tới. 4. Hoa Anh đào nở vào mùa xuân. 5. Gà đi ăn từ sáng đến tối quay về chuồng. 6. Cây họ đậu mở lá lúc được chiếu sáng và xếp lại lúc trời tối 7. Chim di cư từ Bắc đến Nam vào mùa đông.
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Các sinh vật hoạt động theo chu kì mùa là: (3), (4), (7). (1), (5), (6) là hoạt động theo chu kì ngày (lặp lại theo từng ngày) (2) nhịp thở, nhịp tim theo chu kì giây; chu kì rụng trứng theo tháng.
Câu 6 :
Nhân tố nào là nhân tố hữu sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Nhân tố hữu sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể là sự cạnh tranh giữa các cá thể trong đàn
Câu 7 :
Trong một quần thể sinh vật, khi số lượng cá thể của quần thể giảm 1. làm nghèo vốn gen của quần thể. 2. dễ xảy ra giao phối gần làm xuất hiện các kiểu gen có hại. 3. làm cho các cá thể giảm nhu cầu sống. 4. có thể làm biến mất một số gen có lợi của quần thể. 5. làm cho đột biến dễ dàng tác động. 6. dễ chịu tác động của yếu tố ngẫu nhiên. Có bao nhiêu thông tin trên dùng làm căn cứ để giải thích tại sao những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức làm giảm mạnh số lượng lại rất dễ bị tuyệt chủng?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Giảm mạnh số lượng cá thể → Giảm mạnh mật độ cá thể trong quần thể Lời giải chi tiết :
Các thông tin dùng làm căn cứ để giải thích tại sao những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức làm giảm mạnh số lượng rất dễ bị tuyệt chủng là: (1), (2), (4), (6)
Câu 8 :
Điều nào không phải là nguyên nhân khi kích thước xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Giảm mạnh số lượng cá thể → Giảm mạnh mật độ cá thể trong quần thể Lời giải chi tiết :
Khi kích thước xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong thì sẽ dẫn đến các nguy cơ làm suy giảm khả năng sinh sản của quần thể sau : - Số lượng cá thể của quần thể quá ít, sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường - Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội tìm gặp của các cá thể đực với các cá thể cái ít. - Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối cận huyết thường xảy ra, sẽ dẫn đến suy thoái quần thể. Khi số lượng cá thể giảm nên sự cạnh tranh về nguồn sống sẽ giảm xuống, nguồn thức ăn / cá thể sẽ tăng → Không làm suy giảm sự hỗ trợ dinh dưỡng trong quần thể
Câu 9 :
Nhân tố dễ gây đột biến số lượng ở sinh vật biến nhiệt là
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Nhân tố dễ gây đột biến số lượng ở sinh vật biến nhiệt là nhiệt độ vì thân nhiệt của chúng phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
Câu 10 :
Ở những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống như thỏ, hươu, nai,... thì yếu tố nào sau đây ảnh hưởng rõ rệt nhất đến sự biến động số lượng cá thể trong quần thể?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Ở những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống như thỏ, hươu, nai,... thì số lượng kẻ thù ăn thịt ảnh hưởng rõ rệt nhất đến sự biến động số lượng cá thể trong quần thể
Câu 11 :
Ý nghĩa thực tế của việc nghiên cứu biến động số lượng cá thể trong quần thể giúp các nhà chăn nuôi, trồng trột:
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Những nghiên cứu về biến động số lượng cá thể có thể giúp các nhà nông nghiệp xác định đúng lịch thời vụ, để vật nuôi, cây trồng sinh trưởng trong điều kiện thích hợp nhất trong năm, nhằm đạt được năng suất cao. Đồng thời giúp các nhà bảo vệ môi trường chủ động trong việc hạn chế sự phát triển quá mức của các loài sinh vật gây hại, gây mất cân bằng sinh thái. Chủ động nhân giống chọn lọc tạo ra giống mới thích nghi với môi trường.
Câu 12 :
Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng này biểu hiện
Đáp án : C Phương pháp giải :
Xem lại đặc điểm các loại biến động số lượng quần thể Lời giải chi tiết :
Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng này biểu hiện biến động theo chu kì nhiều năm.
|