Trắc nghiệm Bài 40. Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật - Sinh 12Đề bài
Câu 1 :
Trong một ao cá, mối quan hệ có thể xảy ra khi hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là
Câu 2 :
Trong quần xã sinh vật, những mối quan hệ nào sau đây một loài được lợi và loài kia bị hại?
Câu 3 :
Quan hệ giữa hai loài sống chung với nhau, cả hai cùng có lợi và không nhất thiết phải xảy ra là
Câu 4 :
Trong các mối quan hệ sau, có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có 1 loài có lợi? 1. Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở môi trường xung quanh. 2. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ. 3. Cây phong lan sống bám trên cây gỗ trong rừng 4. Cây nắp ấm bắt ruồi làm thức ăn 5. Cá ép sống bám trên cá lớn.
Câu 5 :
Sắp xếp các mối quan hệ sau theo nguyên tắc: Mối quan hệ chỉ có loài có lợi → Mối quan hệ có loài bị hại → Mối quan hệ có nhiều loài bị hại. 1. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá. 2. Chim mỏ đỏ và linh dương. 3. Cá ép sống bám cá lớn. 4. Cú và chồn. 5. Cây nắp ấm bắt ruồi.
Câu 6 :
Trên một thảo nguyên, các con ngựa vằn mỗi khi di chuyển thường đánh động và làm các con côn trùng bay khỏi tổ. Lúc này các con chim diệc sẽ bắt các con côn trùng bay khỏi tổ làm thức ăn. Việc côn trùng bay khỏi tổ, cũng như việc chim diệc bắt côn trùng không ảnh hưởng gì đến ngựa vằn. Chim mỏ đỏ (một loài chim nhỏ) thường bắt ve bét trên lưng ngựa vằn làm thức ăn. Khi xác định các mối quan hệ (1), (2), (3), (4), (5), (6) giữa từng cặp loài sinh vật, có 6 kết luận dưới đây. (1) Quan hệ giữa ve bét và chim mỏ đỏ là mối quan hệ vật dữ - con mồi (2) Quan hệ giữa chim mỏ đỏ và ngựa vằn là mối quan hệ hợp tác. (3) Quan hệ giữa ngựa vằn và côn trùng là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm ( hãm sinh). (4) Quan hệ giữa côn trùng và chim diệc là mối quan hệ vật dữ - con mồi. (5) Quan hệ giữa chim diệc và ngựa vằn là mối quan hệ hội sinh. (6) Quan hệ giữa ngựa vằn và ve bét là mối quan hệ ký sinh – vật chủ. Số phát biểu đúng là:
Câu 7 :
Loài nấm penixilin trong quá trình sống tiết ra kháng sinh penixilin giết chết nhiều loài vi sinh vật và vi khuẩn xung quanh loài nấm đó sinh sống. Ví dụ này minh họa mối quan hệ
Câu 8 :
Cho biết dấu (+): loài được lợi, dấu (-): loài bị hại. Cho biết dấu (+): loài được lợi, dấu (-): loài bị hại. Sơ đồ trên biểu diễn cho mối quan hệ:
Câu 9 :
Khi nói về sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật chủ- ký sinh và mối quan hệ vật ăn thịt con mồi, phát biểu nào sau đây là đúng ?
Câu 10 :
Mối quan hệ giữa 2 loài mà một loài có lợi và một loài không bị hại, bao gồm:
Câu 11 :
Cho các ví dụ (1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường. (2) Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ sống trong rừng. (3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng. (4) Nấm sợi và vi khuẩn lam cộng sinh trong địa y. Những ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là
Câu 12 :
Bảng dưới đây biểu hiện các mối quan hệ giữa 2 loài A và B: Hãy sắp xếp các mối quan hệ trên tương thích với các ví dụ dưới đây.
Câu 13 :
Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã biểu hiện ở
Câu 14 :
Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây trong quần xã?
Câu 15 :
Trong nông nghiệp, người ta ứng dụng khống chế sinh học để phòng trừ sâu hại cây bằng cách sử dụng:
Câu 16 :
Ví dụ nào sau đây không phải ứng dụng khống chế sinh học?
Câu 17 :
Hiện tượng khống chế sinh học dẫn đến:
Câu 18 :
Để giảm kích thước của quần thể ốc bươu vàng trong tự nhiên. Xét về mặt lí thuyết, cách nào trong số các cách nêu dưới đây đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất:
Câu 19 :
Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng về ưu điểm của biện pháp sử dụng loài thiên địch so với biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hóa học? (1) Thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. (2) Không gây ô nhiễm môi trường. (3) Không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và thời tiết. (4) Nhanh chóng dấp tắt tất cả các loại bệnh dịch.
Câu 20 :
Đặc điểm chung của các mối quan hệ đối kháng giữa hai loài trong quần xã là
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Trong một ao cá, mối quan hệ có thể xảy ra khi hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Khi 2 loài cá có cùng nhu cầu thức ăn có thể dẫn đến cạnh tranh khác loài.
Câu 2 :
Trong quần xã sinh vật, những mối quan hệ nào sau đây một loài được lợi và loài kia bị hại?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Mối quan hệ mà một loài được lợi và loài kia bị hại là: ký sinh vật chủ, và sinh vật này ăn sinh vật khác. Mối quan hệ ức chế cảm nhiễm thì 1 loài bị hại, 1 loài không được lợi, mối quan hệ cạnh tranh là 2 loài bị hại.
Câu 3 :
Quan hệ giữa hai loài sống chung với nhau, cả hai cùng có lợi và không nhất thiết phải xảy ra là
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Quan hệ giữa hai loài chung sống với nhau và cả hai loài cùng có lợi và không nhất thiêt phải xảy ra là mối quan hệ hợp tác Quan hệ giữa hai loài cùng chung sống với nhau và cả hai loài cùng có lợi và cần thiết phải xảy ra là quan hệ cộng sinh Quan hệ hội sinh là quan hệ của hai loài trong đó một loài có lợi / loài còn lại không có lợi và cũng không có hại Quan hệ công sinh là quan hệ giữa hai loài trong đó một loài có lợi loài còn lại có hại
Câu 4 :
Trong các mối quan hệ sau, có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có 1 loài có lợi? 1. Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở môi trường xung quanh. 2. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ. 3. Cây phong lan sống bám trên cây gỗ trong rừng 4. Cây nắp ấm bắt ruồi làm thức ăn 5. Cá ép sống bám trên cá lớn.
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
1. Cả 2 loài đều không được lợi (ức chế cảm nhiễm) 2. Tầm gửi được lợi, còn cây thân gỗ không (ký sinh) 3. Cây phong lan được lợi, cây gỗ không được lợi (hội sinh) 4. Cây nắp ấm được lợi, ruồi bất lợi (sinh vật này ăn sinh vật khác) 5. Cá ép được lợi, cá lớn không được lợi (hội sinh) Vậy số ý đúng là: 2,3,4,5
Câu 5 :
Sắp xếp các mối quan hệ sau theo nguyên tắc: Mối quan hệ chỉ có loài có lợi → Mối quan hệ có loài bị hại → Mối quan hệ có nhiều loài bị hại. 1. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá. 2. Chim mỏ đỏ và linh dương. 3. Cá ép sống bám cá lớn. 4. Cú và chồn. 5. Cây nắp ấm bắt ruồi.
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Ta có trình tự: (2): cả hai loài đều có lợi → (3) 1 loài có lợi, 1 loài không có lợi→(5) 1 loài có lợi, 1 loài bị hại →(1) 1 loài không có lợi, 1 loài bị hại → hai loài đều bị hại.
Câu 6 :
Trên một thảo nguyên, các con ngựa vằn mỗi khi di chuyển thường đánh động và làm các con côn trùng bay khỏi tổ. Lúc này các con chim diệc sẽ bắt các con côn trùng bay khỏi tổ làm thức ăn. Việc côn trùng bay khỏi tổ, cũng như việc chim diệc bắt côn trùng không ảnh hưởng gì đến ngựa vằn. Chim mỏ đỏ (một loài chim nhỏ) thường bắt ve bét trên lưng ngựa vằn làm thức ăn. Khi xác định các mối quan hệ (1), (2), (3), (4), (5), (6) giữa từng cặp loài sinh vật, có 6 kết luận dưới đây. (1) Quan hệ giữa ve bét và chim mỏ đỏ là mối quan hệ vật dữ - con mồi (2) Quan hệ giữa chim mỏ đỏ và ngựa vằn là mối quan hệ hợp tác. (3) Quan hệ giữa ngựa vằn và côn trùng là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm ( hãm sinh). (4) Quan hệ giữa côn trùng và chim diệc là mối quan hệ vật dữ - con mồi. (5) Quan hệ giữa chim diệc và ngựa vằn là mối quan hệ hội sinh. (6) Quan hệ giữa ngựa vằn và ve bét là mối quan hệ ký sinh – vật chủ. Số phát biểu đúng là:
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Các ý đúng là 1,2,3,4,5,6
Câu 7 :
Loài nấm penixilin trong quá trình sống tiết ra kháng sinh penixilin giết chết nhiều loài vi sinh vật và vi khuẩn xung quanh loài nấm đó sinh sống. Ví dụ này minh họa mối quan hệ
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Ở mối quan hệ này nấm Penixilin không được lợi còn các loài vi sinh vật khác bị hại, chất kháng sinh nấm tiết ra vô tình đã gây hại cho VSV khác. Đây là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm.
Câu 8 :
Cho biết dấu (+): loài được lợi, dấu (-): loài bị hại. Cho biết dấu (+): loài được lợi, dấu (-): loài bị hại. Sơ đồ trên biểu diễn cho mối quan hệ:
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Sơ đồ diễn tả mối quan hệ: ký sinh và sinh vật này ăn sinh vật khác
Câu 9 :
Khi nói về sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật chủ- ký sinh và mối quan hệ vật ăn thịt con mồi, phát biểu nào sau đây là đúng ?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật chủ- ký sinh và mối quan hệ vật ăn thịt con mồi là: Vật ký sinh thường không giết chết vật chủ, còn vật ăn thịt thì giết chết con mồi.
Câu 10 :
Mối quan hệ giữa 2 loài mà một loài có lợi và một loài không bị hại, bao gồm:
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Mối quan hệ giữa 2 loài mà một loài có lợi và một loài không bị hại, bao gồm : hội sinh ( + 0) và hợp tác (+ +), không chọn cộng sinh vì nếu 2 loài không cộng sinh với nhau thì cả 2 loài đều bị hại.
Câu 11 :
Cho các ví dụ (1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường. (2) Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ sống trong rừng. (3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng. (4) Nấm sợi và vi khuẩn lam cộng sinh trong địa y. Những ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là
Đáp án : C Phương pháp giải :
Xem lại lý thuyết mục I Lời giải chi tiết :
Ví dụ về mối quan hệ hỗ trợ là: (3),(4) Ý (1) là ức chế cảm nhiễm Ý (2) là ký sinh.
Câu 12 :
Bảng dưới đây biểu hiện các mối quan hệ giữa 2 loài A và B: Hãy sắp xếp các mối quan hệ trên tương thích với các ví dụ dưới đây.
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Mối quan hệ (1) hai loài sống chung với nhau, cả hai cùng bị hại, còn nếu không sống chung thì có lợi đây là quan hệ cạnh tranh: lúa và cây dại. Mối quan hệ (2) cả hai loài cùng có lợi khi sống chung, nếu không sống chung thì cả hai đều bị hại : đây là mối quan hệ cộng sinh. Mối quan hệ (3): đây là hội sinh, loài A không thể thiếu loài B. Còn loài B có thể không cần loài A Mối quan hê (4) : loài A là thức ăn của loài B, hay là mối quan hệ : vật ăn thịt – con mồi.
Câu 13 :
Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã biểu hiện ở
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Trong quần xã các loài có mối quan hệ hỗ trợ và đối kháng giữ cho số lượng cá thể luôn ổn định nhất định.
Câu 14 :
Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây trong quần xã?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Mối quan hệ giữa chim sâu và sâu là vật ăn thịt – con mồi nên có hiện tượng khống chế sinh học.
Câu 15 :
Trong nông nghiệp, người ta ứng dụng khống chế sinh học để phòng trừ sâu hại cây bằng cách sử dụng:
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Trong nông nghiệp, ứng dụng khống chế sinh học là sử dụng thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại hay dịch bệnh thay cho việc sử dụng thuốc trừ sâu.
Câu 16 :
Ví dụ nào sau đây không phải ứng dụng khống chế sinh học?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Cây bông mang gen kháng sâu bệnh của vi khuẩn không phải là khống chế sinh học vì cây bông này đã được biến đổi gen.
Câu 17 :
Hiện tượng khống chế sinh học dẫn đến:
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Hiện tượng khống chế sinh học dẫn đến trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã Do có loài này kiềm hãm loài kia nên không loài nào có thể phát triển một cách ồ ạt, chiếm hết nguồn sống của loài khác và vượt quá khả năng chứa của môi trường.
Câu 18 :
Để giảm kích thước của quần thể ốc bươu vàng trong tự nhiên. Xét về mặt lí thuyết, cách nào trong số các cách nêu dưới đây đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất:
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Cách đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất là C. Vì chỉ cần nhân nuôi thiên địch 1 lần, chúng sẽ sinh sản, phát triển và kiểm soát loài ốc bươu vàng
Câu 19 :
Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng về ưu điểm của biện pháp sử dụng loài thiên địch so với biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hóa học? (1) Thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. (2) Không gây ô nhiễm môi trường. (3) Không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và thời tiết. (4) Nhanh chóng dấp tắt tất cả các loại bệnh dịch.
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Các nhận định đúng là: (1),(2)
Câu 20 :
Đặc điểm chung của các mối quan hệ đối kháng giữa hai loài trong quần xã là
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Mối quan hệ đối kháng gồm: cạnh tranh (- -); ức chế cảm nhiễm (0 -); kí sinh (+ -); sinh vật ăn sinh vật (+ -) Điểm chung là: có ít nhất 1 loài bị hại.
|