Trắc nghiệm lý thuyết về gen và mã di truyền - Sinh 12

Đề bài

Câu 1 :

Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là:

  • A

    Anticodon.

  • B

    Gen.

  • C

    Mã di truyền.

  • D

    Codon.

Câu 2 :

Đơn phân nào sau đây cấu tạo nên phân tử ADN?

  • A

    Axit amin

  • B

    Ribônuclêôtit

  • C

    Nuclêôtit

  • D

    Phôtpholipit

Câu 3 :

Trong các loại nuclêôtit tham gia cấu tạo nên ADN không có loại nào:

  • A

    Guanin(G).

  • B

    Uraxin(U).

  • C

    Ađênin(A).

  • D

    Timin(T).

Câu 4 :

Một đoạn gen có trình tự nuclêôtit là 3’AGXTTAGXA5’. Trình tự các nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn Gen trên là:

  • A

    3’TXGAATXGT5’

  • B

    5’AGXTTAGXA3’

  • C

    5’TXGAATXGT3’

  • D

    5’UXGAAUXGU3’

Câu 5 :

Mạch thứ nhất của gen có trình tự nuclêôtít là 3’AAAXXAGGGTGX 5’. Tỉ lệ $\frac{{\left( {A + G} \right)}}{{\left( {T + X} \right)}}$ ở mạch thứ 2 của gen là?

  • A

    1/4

  • B

    1

  • C

    1/2

  • D

    2

Câu 6 :

Trong thành phần cấu trúc của một gen điển hình gồm có các phần:

  • A

    Vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc

  • B

    Vùng cấu trúc, vùng mã hóa và vùng kết thúc

  • C

    Vùng khởi động, vùng vận hành và vùng cấu trúc

  • D

    Vùng khởi động, vùng mã hóa và vùng kết thúc

Câu 7 :

Vùng mã hóa gồm các bộ ba có các đặc điểm:

  • A

    Mang thông tin mã hóa axit amin

  • B

    Mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã

  • C

    Mang tín hiệu mở đầu quá trình phiên mã

  • D

    Mang tín hiệu kết thức quá trình dịch mã

Câu 8 :

Vùng kết thúc của gen cấu trúc có chức năng

  • A

    quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin

  • B

    mang thông tin mã hoá các axit amin

  • C

    mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã

  • D

    mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã

Câu 9 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về gen cấu trúc: 

  • A

    Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin là các đoạn không mã hóa axit amin. 

  • B

    Mỗi gen mã hóa protein điển hình gồm ba vùng trình tự nucleotit: vùng điều hoà, vùng mã hóa, vùng kết thúc. 

  • C

    Gen không phân mảnh là các gen có vùng  mã hóa liên tục, không chứa các đoạn không mã hóa axit (intron). 

  • D

    Vùng điều hòa nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã. 

Câu 10 :

Gen phân mảnh có đặc tính là:

  • A

    Chia thành nhiều mảnh, mỗi mảnh một nơi.

  • B

    Gồm các nuclêôtit không nối liên tục.

  • C

    Đoạn mã hóa xen lẫn các đoạn không mã hóa.

  • D

    Do các đoạn Okazaki gắn lại.

Câu 11 :

Đoạn chứa thông tin mã hóa axit amin của gen ở tế bào nhân thực gọi là:

  • A

    Nuclêôtit

  • B

    Exon

  • C

    Codon

  • D

    Intron

Câu 12 :

Gen của loài sinh vật nào sau đây có cấu trúc phân mảnh

  • A

    Vi khuẩn lam

  • B

    Nấm men

  • C

    Xạ khuẩn

  • D

    E.Coli

Câu 13 :

Nếu cùng chứa thông tin mã hóa cho 500 axit amin thì gen ở tế bào nhân thực hay tế bào nhân sơ dài hơn?

  • A

    Dài bằng nhau.

  • B

    Ở tế bào nhân thực dài hơn.

  • C

    Ở tế bào nhân sơ dài hơn.

  • D

    Lúc hơn, lúc kém tùy loài.

Câu 14 :

Vùng mã hoá của gen ở SV nhân thực có 51 đoạn exon và intron xen kẽ. Số đoạn exon và intron lần lượt là

  • A

    26; 25

  • B

    25; 26

  • C

    24; 27

  • D

    27; 24

Câu 15 :

Mã di truyền là:

  • A

    Toàn bộ các nuclêôtit và các axit amin ở tế bào

  • B

    Thành phần các axit amin quy định tính trạng

  • C

    Trình tự các nuclêôtit ở các axit nuclêic mã hóa axit amin

  • D

    Số lượng nuclêôtit ở các axit nuclêic mã hóa axit amin

Câu 16 :

Mã di truyền không có đặc điểm nào sau đây?

  • A

    Mã di truyền có tính phổ biến.

  • B

    Mã di truyền là mã bộ 3.

  • C

    Mã di truyền có tính thoái hóa.

  • D

    Mã di truyền đặc trưng cho từng loài

Câu 17 :

Cho các nhận xét sau về mã di truyền:

(1)     Số loại axit amin nhiều hơn số bộ ba mã hóa.

(2)     Mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin (trừ các bộ ba kết thúc).

(3)     một bộ ba mở đầu và ba bộ ba kết thúc.

(4)     Mã mở đầu ở sinh vật nhân thực mã hóa cho axit amin mêtiônin.

(5)     Có thể đọc mã di truyền ở bất cứ điểm nào trên mARN chỉ cần theo chiều 5' – 3'.

Có bao nhiêu nhận xét đúng:

  • A

    3

  • B

    1

  • C

    2

  • D

    4

Câu 18 :

Mã di truyền có tính đặc hiệu, có nghĩa là:

  • A

    Mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.

  • B

    Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.

  • C

    Một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.

  • D

    Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.

Câu 19 :

Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một axit amin trừ 2 cođon nào sau đây:

  • A

    3’AUG5’, 3’UUG5’        

  • B

    3’AUG5’, 3’UGG5’.

  • C

    3’GUA5’, 5’UGG3’        

  • D

    5’UXA3’, 5’UAG3’

Câu 20 :

Tính phổ biến của mã di truyền được hiểu là

  • A

    tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.

  • B

    nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin, trừ AUG và UGG.

  • C

    một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.

  • D

    các bộ ba được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nuclêôtit mà không gối lên nhau.

Câu 21 :

Đặc tính nào dưới đây của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới?

  • A

    Tính thoái hóa

  • B

    Tính liên tục

  • C

    Tính phổ biến

  • D

    Tính đặc hiệu

Câu 22 :

Có các phát biểu sau về mã di truyền:

(1). Với bốn loại nuclêotit có thể tạo ra tối đa 64 cođon mã hóa các axit amin.

(2). Mỗi cođon chỉ mã hóa cho một loại axit amin gọi là tính đặc hiệu của mã di truyền.

(3). Với ba loại nuclêotit A, U, G có thể tạo ra tối đa 27 cođon mã hóa các axit amin.

(4). Anticođon của axit amin mêtiônin là 5’AUG 3’.

Phương án trả lời đúng là

  • A

    (1) đúng; (2) sai; (3) đúng; (4) sai.

  • B

    (1) đúng; (2) sai; (3) đúng; (4) đúng.

  • C

    (1) sai; (2) đúng; (3) sai; (4) đúng.

  • D

    (1) sai; (2) đúng; (3) sai; (4) sai

Câu 23 :

Một chuỗi pôlinuclêôtit được tổng hợp nhân tạo từ hỗn hợp hai loại nuclêôtit với tỉ lệ là 80% nuclêôtit loại A và 20% nuclêôtit loại U. Giả sử sự kết hợp các nuclêôtit là ngẫu nhiên thì tỉ lệ mã bộ ba AAU là:

  • A

    64/125

  • B

    4/125

  • C

    16/125

  • D

    1/125

Câu 24 :

Trong số 64 mã bộ ba, có bao nhiêu mã bộ ba có chứa nucleotit loại Adenin?

  • A

    25

  • B

    27

  • C

    37

  • D

    41

Câu 25 :

Cho các đặc điểm sau:

1. Gen là một đoạn ADN, mang thông tin di truyền mã hóa cho một loại sản phẩm nhất định.

2. Nếu bộ ba mở đầu trên mạch mã gốc của gen bị thay đổi thì có thể làm cho sản phẩm của gen là mARN không được dịch mã.

3. Các bộ ba kết thúc quá trình dịch mã trên mạch mã gốc của gen là: 3’TTA5’; 3’TXA5’; 3’XAT5’.

4. Sản phẩm phiên mã của gen cấu trúc ở sinh vật nhân thực có mARN sơ khai.

Có bao nhiêu đặc điểm về gen là đúng?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 26 :

Ở vi khuẩn E.coli, giả sử có 5 chủng đột biến sau đây:

Chủng I: Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.

Chủng II: Đột biến ở gen cấu trúc Y nhưng không làm thay đổi chức năng của prôtêin.

Chủng III: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất  chức năng.

Chủng IV: Đột biến ở vùng Operator làm cho chất ức chế không bám vào được.

Chủng V: Đột biến ở vùng khởi động (P) của Operon làm cho vùng này bị mất chức năng.

Khi môi trường có đường lactôzơ, có bao nhiêu chủng có gen cấu trúc Z, Y, A không phiên mã?

  • A

    1

  • B

    4

  • C

    2

  • D

    3

Câu 27 :

Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206

Tất cả các sinh vật hiện nay đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này chứng tỏ mã di truyền có tính

  • A
    phổ biến.
  • B
    thoái hóa.
  • C
    liên tục.
  • D
    đặc hiệu.
Câu 28 :

Hai chuỗi pôlynuclêôtit trong phân tử ADN liên kết với nhau bằng liên kết

  • A
    Peptit.
  • B
    photphodieste.
  • C
    Cộng hóa trị.
  • D
    hiđrô.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là:

  • A

    Anticodon.

  • B

    Gen.

  • C

    Mã di truyền.

  • D

    Codon.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là gen.

Câu 2 :

Đơn phân nào sau đây cấu tạo nên phân tử ADN?

  • A

    Axit amin

  • B

    Ribônuclêôtit

  • C

    Nuclêôtit

  • D

    Phôtpholipit

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN là nuclêôtit

Câu 3 :

Trong các loại nuclêôtit tham gia cấu tạo nên ADN không có loại nào:

  • A

    Guanin(G).

  • B

    Uraxin(U).

  • C

    Ađênin(A).

  • D

    Timin(T).

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các loại nucleotit tham gia cấu tạo nên ADN là A, T, G, X.

U là đơn phân cấu tạo nên ARN không phải đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN.

Câu 4 :

Một đoạn gen có trình tự nuclêôtit là 3’AGXTTAGXA5’. Trình tự các nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn Gen trên là:

  • A

    3’TXGAATXGT5’

  • B

    5’AGXTTAGXA3’

  • C

    5’TXGAATXGT3’

  • D

    5’UXGAAUXGU3’

Đáp án : C

Phương pháp giải :

-       Các nuclêôtit trên 2 mạch của gen liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A với T, G với X.

-       2 mạch của gen luôn ngược chiều nhau.

Lời giải chi tiết :

Theo nguyên tắc bổ sung, ta có:

Mạch gốc:                          3’AGXTTAGXA5’

Mạch bổ sung:                   5’TXGAATXGT3’

Câu 5 :

Mạch thứ nhất của gen có trình tự nuclêôtít là 3’AAAXXAGGGTGX 5’. Tỉ lệ $\frac{{\left( {A + G} \right)}}{{\left( {T + X} \right)}}$ ở mạch thứ 2 của gen là?

  • A

    1/4

  • B

    1

  • C

    1/2

  • D

    2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Các nuclêôtit ở hai mạch của gen liên với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A với T, G với X.

A1 = T2; T1 = A2;

G1 = X2; X1 = G2

Lời giải chi tiết :

Tỉ lệ $\frac{{\left( {A + G} \right)}}{{\left( {T + X} \right)}}$ ở đoạn mạch thứ nhất là: 8/4

Do A liên kết với T và G liên kết với X → A1 = T2, T1 = A2, G1 = X2, X1 = G2

→ Tỉ lệ ở đoạn mạch thứ 2 là 4/8 = 1/2

Câu 6 :

Trong thành phần cấu trúc của một gen điển hình gồm có các phần:

  • A

    Vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc

  • B

    Vùng cấu trúc, vùng mã hóa và vùng kết thúc

  • C

    Vùng khởi động, vùng vận hành và vùng cấu trúc

  • D

    Vùng khởi động, vùng mã hóa và vùng kết thúc

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Một gen cấu trúc gồm các phần theo trình tự: Vùng điều hòa - Vùng mã hóa - Vùng kết thúc

Câu 7 :

Vùng mã hóa gồm các bộ ba có các đặc điểm:

  • A

    Mang thông tin mã hóa axit amin

  • B

    Mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã

  • C

    Mang tín hiệu mở đầu quá trình phiên mã

  • D

    Mang tín hiệu kết thức quá trình dịch mã

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Vùng mã hóa là vùng gồm các bộ ba mang thông tin mã hóa cho axit amin

Câu 8 :

Vùng kết thúc của gen cấu trúc có chức năng

  • A

    quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin

  • B

    mang thông tin mã hoá các axit amin

  • C

    mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã

  • D

    mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Vùng kết thúc của gen cấu trúc có chức năng mang tín hiệu kết thúc phiên mã, không mang thông tin mã hóa các axit amin hay khởi động phiên mã

Câu 9 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về gen cấu trúc: 

  • A

    Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin là các đoạn không mã hóa axit amin. 

  • B

    Mỗi gen mã hóa protein điển hình gồm ba vùng trình tự nucleotit: vùng điều hoà, vùng mã hóa, vùng kết thúc. 

  • C

    Gen không phân mảnh là các gen có vùng  mã hóa liên tục, không chứa các đoạn không mã hóa axit (intron). 

  • D

    Vùng điều hòa nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã. 

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

D sai, vùng điều hoà của gen nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc.

Câu 10 :

Gen phân mảnh có đặc tính là:

  • A

    Chia thành nhiều mảnh, mỗi mảnh một nơi.

  • B

    Gồm các nuclêôtit không nối liên tục.

  • C

    Đoạn mã hóa xen lẫn các đoạn không mã hóa.

  • D

    Do các đoạn Okazaki gắn lại.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Gen phân mảnh: gồm các đoạn mã hóa axit amin (exon) xen lẫn các đoạn không mã hóa axit amin (intron).

Câu 11 :

Đoạn chứa thông tin mã hóa axit amin của gen ở tế bào nhân thực gọi là:

  • A

    Nuclêôtit

  • B

    Exon

  • C

    Codon

  • D

    Intron

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nuclêôtit là đơn phân của gen (hay ADN).

Exon là đoạn mã hóa axit amin.

Codon là bộ ba mã hóa trên mARN.

Intron là các đoạn không mã hóa axit amin. 

Câu 12 :

Gen của loài sinh vật nào sau đây có cấu trúc phân mảnh

  • A

    Vi khuẩn lam

  • B

    Nấm men

  • C

    Xạ khuẩn

  • D

    E.Coli

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Gen phân mảnh có ở phần lớn sinh vật nhân thực.

Lời giải chi tiết :

Gen phân mảnh có ở sinh vật nhân thực, trong 4 loài sinh vật trên thì nấm men là sinh vật nhân thực, A, C, D đều là sinh vật nhân sơ.

Câu 13 :

Nếu cùng chứa thông tin mã hóa cho 500 axit amin thì gen ở tế bào nhân thực hay tế bào nhân sơ dài hơn?

  • A

    Dài bằng nhau.

  • B

    Ở tế bào nhân thực dài hơn.

  • C

    Ở tế bào nhân sơ dài hơn.

  • D

    Lúc hơn, lúc kém tùy loài.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Gen ở tế bào nhân sơ là gen không phân mảnh. Gen ở tế bào nhân thực là gen phân mảnh.

Lời giải chi tiết :

Cùng mã hóa cho 500 axit amin nhưng toàn bộ gen không phân mảnh đều mã hóa còn gen phân mảnh thì chỉ có vùng exon là mã hóa cho 500 axit amin, vùng intron xen kẽ không mã hóa cho axit amin nào → gen ở tế bào nhân thực dài hơn.

Câu 14 :

Vùng mã hoá của gen ở SV nhân thực có 51 đoạn exon và intron xen kẽ. Số đoạn exon và intron lần lượt là

  • A

    26; 25

  • B

    25; 26

  • C

    24; 27

  • D

    27; 24

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Các đoạn không mã hóa gen (intron) nằm giữa các đoạn mã hóa gen (exon).

→ Số đoạn exon luôn nhiều hơn số đoạn intron là 1 đoạn.

Lời giải chi tiết :

Số đoạn exon là x thì số đoạn intron là x- 1

→ x + x – 1 = 51 → 2x = 52 → x = 26

Vậy số đoạn exon là 26 và intron là 25 

Câu 15 :

Mã di truyền là:

  • A

    Toàn bộ các nuclêôtit và các axit amin ở tế bào

  • B

    Thành phần các axit amin quy định tính trạng

  • C

    Trình tự các nuclêôtit ở các axit nuclêic mã hóa axit amin

  • D

    Số lượng nuclêôtit ở các axit nuclêic mã hóa axit amin

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Mã di truyền là trình tự các nuclêôtit ở các axit nuclêic mã hóa cho axit amin

Câu 16 :

Mã di truyền không có đặc điểm nào sau đây?

  • A

    Mã di truyền có tính phổ biến.

  • B

    Mã di truyền là mã bộ 3.

  • C

    Mã di truyền có tính thoái hóa.

  • D

    Mã di truyền đặc trưng cho từng loài

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phát biểu sai là D, các loài sinh vật sử dụng chung một bảng mã di truyền (trừ một vài trường hợp).

Mã di truyền là mã bộ ba, có tính phổ biến và có tính thoái hóa.

Câu 17 :

Cho các nhận xét sau về mã di truyền:

(1)     Số loại axit amin nhiều hơn số bộ ba mã hóa.

(2)     Mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin (trừ các bộ ba kết thúc).

(3)     một bộ ba mở đầu và ba bộ ba kết thúc.

(4)     Mã mở đầu ở sinh vật nhân thực mã hóa cho axit amin mêtiônin.

(5)     Có thể đọc mã di truyền ở bất cứ điểm nào trên mARN chỉ cần theo chiều 5' – 3'.

Có bao nhiêu nhận xét đúng:

  • A

    3

  • B

    1

  • C

    2

  • D

    4

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ý (1) sai vì: số axit amin là 20 còn số bộ ba mã hóa cho aa là 61

Ý (2) đúng vì: mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin..

Ý (3) đúng: bộ ba mở đầu: AUG, bộ ba kết thúc: UAA, UAG, UGA

Ý (4) đúng vì: ở sinh vật nhân thực thì aa mở đầu là Metiônin.

Ý (5) sai vì đọc mã di truyền theo thứ tự từ đầu đến cuối theo chiều 5’ đến 3’ tương ứng với từng bộ ba bắt đầu từ mã mở đầu.

Câu 18 :

Mã di truyền có tính đặc hiệu, có nghĩa là:

  • A

    Mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.

  • B

    Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.

  • C

    Một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.

  • D

    Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tính đặc hiệu của mã di truyền là: một bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axit amin.

A chỉ là các bộ ba, không phải tính đặc hiệu của mã di truyền.

B là tính thoái hóa của mã di truyền.

D là tính phổ biến của mã di truyền.

Câu 19 :

Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một axit amin trừ 2 cođon nào sau đây:

  • A

    3’AUG5’, 3’UUG5’        

  • B

    3’AUG5’, 3’UGG5’.

  • C

    3’GUA5’, 5’UGG3’        

  • D

    5’UXA3’, 5’UAG3’

Đáp án : C

Phương pháp giải :

-       Áp dụng bảng mã di truyền (SGK tr.8).

-       Mã di truyền được đọc trực tiếp trên mARN theo chiều 5’ đến 3’ 

Lời giải chi tiết :

2 côđon là 5'AUG3' và 5'UGG3' là 2 codon duy nhất mã hóa cho axit amin là Methionin và Triptophan. Ngoài ra không có bộ ba nào mã hóa mã hóa cho 2 acid amin trên.

Câu 20 :

Tính phổ biến của mã di truyền được hiểu là

  • A

    tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.

  • B

    nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin, trừ AUG và UGG.

  • C

    một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.

  • D

    các bộ ba được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nuclêôtit mà không gối lên nhau.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tính phổ biến của mã di truyền được hiểu là tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.

Câu 21 :

Đặc tính nào dưới đây của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới?

  • A

    Tính thoái hóa

  • B

    Tính liên tục

  • C

    Tính phổ biến

  • D

    Tính đặc hiệu

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tính phổ biến của mã di truyền là: tất cả các loài đều dùng chung bảng mã di truyền (trừ một số ngoại lệ), như vậy tính phổ biến phản ánh sự thống nhất của sinh giới.

Câu 22 :

Có các phát biểu sau về mã di truyền:

(1). Với bốn loại nuclêotit có thể tạo ra tối đa 64 cođon mã hóa các axit amin.

(2). Mỗi cođon chỉ mã hóa cho một loại axit amin gọi là tính đặc hiệu của mã di truyền.

(3). Với ba loại nuclêotit A, U, G có thể tạo ra tối đa 27 cođon mã hóa các axit amin.

(4). Anticođon của axit amin mêtiônin là 5’AUG 3’.

Phương án trả lời đúng là

  • A

    (1) đúng; (2) sai; (3) đúng; (4) sai.

  • B

    (1) đúng; (2) sai; (3) đúng; (4) đúng.

  • C

    (1) sai; (2) đúng; (3) sai; (4) đúng.

  • D

    (1) sai; (2) đúng; (3) sai; (4) sai

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Với n loại nuclêôtit, có thể tạo tối đa n3 mã bộ ba.

Lời giải chi tiết :

(1) Sai: với 4 loại ribonucleotide A,U,G,X có thể tạo ra 64 bộ ba, trong đó có 3 bộ ba không mã hóa cho axit amin nào.

(2) Đúng.

(3) Sai: Với 3 loại ribonu A, U, G tạo ra 27 bộ ba nhưng chỉ có 24 bộ ba mã hóa cho axit amin

(4) Sai: anticondon của methionin là 3’UAX 5’

Câu 23 :

Một chuỗi pôlinuclêôtit được tổng hợp nhân tạo từ hỗn hợp hai loại nuclêôtit với tỉ lệ là 80% nuclêôtit loại A và 20% nuclêôtit loại U. Giả sử sự kết hợp các nuclêôtit là ngẫu nhiên thì tỉ lệ mã bộ ba AAU là:

  • A

    64/125

  • B

    4/125

  • C

    16/125

  • D

    1/125

Đáp án : C

Phương pháp giải :

-       Xác định tỷ lệ nuclêôtit loại A và loại U trong hỗn hợp.

-       Sử dụng toán xác suất.

Lời giải chi tiết :

Ta có:

Tỉ lệ nucleotit loại A trong chuỗi pôlinuclêôtit là:  4/5

Tỉ lệ nucleotit loại U trong chuỗi pôlinuclêôtit là:  1/5

Nếu sự kết hợp giữa các các nuclêôtit là ngẫu nhiên thì ta có tỉ lệ mã bộ ba AAU là:

$\frac{4}{5} \times \frac{4}{5} \times \frac{1}{5} = \frac{{16}}{{125}}$

Câu 24 :

Trong số 64 mã bộ ba, có bao nhiêu mã bộ ba có chứa nucleotit loại Adenin?

  • A

    25

  • B

    27

  • C

    37

  • D

    41

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Mã bộ ba có chứa nuclêôtit loại A có thể chứa 1, 2 hoặc 3 nuclêôtit loại A.

Sử dụng tính chất của biến cố đối (tính phần bù).

Lời giải chi tiết :

Số bộ ba không chứa nu loại A (các nu chỉ được tạo thành từ U,G,X) = 33 = 27

→ Số bộ ba có chứa A = 64-27=37 

Câu 25 :

Cho các đặc điểm sau:

1. Gen là một đoạn ADN, mang thông tin di truyền mã hóa cho một loại sản phẩm nhất định.

2. Nếu bộ ba mở đầu trên mạch mã gốc của gen bị thay đổi thì có thể làm cho sản phẩm của gen là mARN không được dịch mã.

3. Các bộ ba kết thúc quá trình dịch mã trên mạch mã gốc của gen là: 3’TTA5’; 3’TXA5’; 3’XAT5’.

4. Sản phẩm phiên mã của gen cấu trúc ở sinh vật nhân thực có mARN sơ khai.

Có bao nhiêu đặc điểm về gen là đúng?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Gen chỉ có một loại mã mở đầu duy nhất

Xác định mã gốc của các codon kết thúc.

Lời giải chi tiết :

Các đặc điểm đúng về gen là: (1), (2), (4).

(3) sai do bộ 3 mang thông tin kết thúc phiên mã là 5’ UAA 3’; 5’ UGA 3’; 5’ UAG 3’ tương ứng trên mạch mã gốc ADN sẽ là: 3’ ATT 5’; 3’ AXT 5’; 3’ ATX 5’.

Câu 26 :

Ở vi khuẩn E.coli, giả sử có 5 chủng đột biến sau đây:

Chủng I: Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.

Chủng II: Đột biến ở gen cấu trúc Y nhưng không làm thay đổi chức năng của prôtêin.

Chủng III: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất  chức năng.

Chủng IV: Đột biến ở vùng Operator làm cho chất ức chế không bám vào được.

Chủng V: Đột biến ở vùng khởi động (P) của Operon làm cho vùng này bị mất chức năng.

Khi môi trường có đường lactôzơ, có bao nhiêu chủng có gen cấu trúc Z, Y, A không phiên mã?

  • A

    1

  • B

    4

  • C

    2

  • D

    3

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Lactôzơ là chất cảm ứng → bất hoạt chất ức chế → operon Lac chuyển sang trạng thái hoạt động → quá trình phiên mã diễn ra.

Lời giải chi tiết :

Chủng I, II, III, đột biến chỉ ảnh hưởng đến prôtêin do gen tổng hợp ra còn gen vẫn phiên mã được.

Chủng IV làm cho chất ức chế không bám vào được còn gen vẫn hoạt động bình thường.

Chủng là V không phiên mã khi môi trường có lactose vì promoter bị đột biến sẽ không liên kết được với ARN polimerase làm cho gen không phiên mã được.

Câu 27 :

Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206

Tất cả các sinh vật hiện nay đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này chứng tỏ mã di truyền có tính

  • A
    phổ biến.
  • B
    thoái hóa.
  • C
    liên tục.
  • D
    đặc hiệu.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Lý thuyết: Tính chất của mã di truyền.

Lời giải chi tiết :

Tất cả các sinh vật hiện nay đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này chứng tỏ mã di truyền có tính phổ biến.

+ Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định theo từng bộ ba (không gối lên nhau).

+ Mã di truyền có tính đặc hiệu (1 bộ ba chỉ mã hoá  1 loại axit amin).

+ Mã di truyền mang tính thoái hoá (nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho 1 loại axit amin, trừ AUG và UGG).

Câu 28 :

Hai chuỗi pôlynuclêôtit trong phân tử ADN liên kết với nhau bằng liên kết

  • A
    Peptit.
  • B
    photphodieste.
  • C
    Cộng hóa trị.
  • D
    hiđrô.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đây là một liên kết yếu, khi bị phá vỡ sẽ làm thay đổi cấu hình không gian của phân tử và phân tử DNA bị mất chức năng sinh học

Lời giải chi tiết :

Hai chuỗi pôlynuclêôtit trong phân tử ADN liên kết với nhau bằng liên kết hidro giữa A – T; G – X.

close