Trắc nghiệm Bài 8. Quy luật Menđen: Quy luật phân li - Sinh 12

Đề bài

Câu 1 :

Đối tượng Menden chọn làm cặp bố mẹ trong nghiên cứu của mình là:

  • A

    Dòng thuần chủng

  • B

    Dòng nào cũng được 

  • C

    Dòng có tính trạng lặn

  • D

    Dòng có tính trạng trội

Câu 2 :

Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen gồm:

1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết.

2. Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1, F2, F3.

3. Tạo các dòng thuần chủng.

4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.

Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:

  • A

    1, 2, 3, 4

  • B

    2, 3, 4, 1

  • C

    3, 2, 4, 1

  • D

    2, 1, 3, 4

Câu 3 :

Trong các thí nghiệm của Menđen, khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, ông nhận thấy ở thế hệ F2

  • A

    Có sự phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn.

  • B

    Có sự phân li theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn.

  • C

    Đều có kiểu hình khác bố mẹ.

  • D

    Đều có kiểu hình giống bố mẹ.

Câu 4 :

Theo Menđen, nội dung của quy luật phân li là

  • A

    Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quyết định, bố mẹ chỉ truyền cho con một trong hai thành viên của cặp nhân tố di truyền đó với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền của bố hoặc của mẹ. 

     

  • B

    F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội: 1 lặn.

  • C

    A.  F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 1 : 2 : 1.

  • D

    Ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn

Câu 5 :

Hãy hoàn chỉnh nội dung định luật của Menđen khi xét về một cặp tính trạng: “Khi lai giữa các cá thể khác nhau về (A) và (B), thế hệ lai thứ nhất đồng loạt xuất hiện tính trạng (C)”. (A), (B), (C) lần lượt là:

  • A

    1 cặp tính trạng tương phản; thuần chủng; trội.

  • B

    1 cặp tính trạng tương phản; thuần chủng; trung gian,

  • C

    Hai cặp tính trạng; thuần chủng, trội.

  • D

    Các cặp tính trạng; thuần chủng; trội.

Câu 6 :

Cơ chế chi phối sự di truyền và biểu hiện của một cặp tính trạng tương phản qua các thế hệ theo Menđen là do

  • A

    Sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.

  • B

    Sự tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh.

  • C

    Sự phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.

  • D

    Sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân.

Câu 7 :

Thuyết giao tử thuần khiết giải thích bản chất sự xuất hiện tính trạng lặn ở đời F2 trong thí nghiệm lai 1 tính trạng của Menđen là:

  • A

    Trong cơ thể F1, alen lặn bị lấn át bởi alen trội nên đến F2 mới biểu hiện.

  • B

    F1 là cơ thể lai nhưng tạo giao tử thuần khiết, trong đó có giao tử mang alen lặn.

  • C

    Tính trạng lặn chỉ được biểu hiện ở thế đồng hợp lặn.

  • D

    Tính trạng lặn không được biểu hiện ở F1 mà chỉ xuất hiện ở F2 với tỉ lệ trung bình là 1/4.

Câu 8 :

Quy luật phân ly của Menđen không nghiệm đúng trong trường hợp

  • A

    Bố mẹ thuần chủng về cặp tính trạng đem lai.

  • B

    Số lượng cá thể thu được của phép lai phải đủ lớn.

  • C

    Tính trạng do một gen qui định trong đó gen trội át hoàn toàn gen lặn.

  • D

    Tính trạng do một gen qui định và chịu ảnh hưởng của môi trường

Câu 9 :

Theo thí nghiệm của Menden thì khi lai phân tích các kiểu hình trội ở F2, nhận định nào đúng về F3: 

  • A

     100% cá thể F3 có kiểu gen giống nhau.

  • B

    F3 có kiểu gen giống P hoặc có kiểu gen giống F1

  • C

     2/3 cá thể F3 có kiểu gen giống P : 1/3 cá thể F3 có kiểu gen giống F1.

  • D

    1/3 cá thể F3 có kiểu gen giống P : 2/3 cá thể F3 có kiểu gen giống F1.

Câu 10 :

Trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen, nếu cho F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F3 được dự đoán là

  • A

    3 hoa đỏ: 1 hoa trắng.  

  • B

    7 hoa đỏ: 1 hoa trắng,

  • C

    8 hoa đỏ: 1 hoa trắng.  

  • D

    15 hoa đỏ: 1 hoa trắng.

Câu 11 :

Quy luật phân li có ý nghĩa chủ yếu đối với thực tiễn là gỉ?

  • A

    Xác định được tính trội, lặn để ứng dụng vào chọn giống.

  • B

    Cho thấy sự phân ly của tính trạng ở các thế hệ lai.

  • C

    Xác định được phương thức di truyền của tính trạng.

  • D

    Xác định được các dòng thuần.

Câu 12 :

Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh, kiểu hình ở cây F1 sẽ như thế nào?

  • A

    100% hạt vàng.

  • B

    1 hạt vàng : 3 hạt xanh.

  • C

    3 hạt vàng : 1 hạt xanh.           

  • D

    1 hạt vàng : 1 hạt xanh.

Câu 13 :

Ở người, alen B quy định da bình thường; alen b qui định bị bệnh bạch tạng, gen này nằm trên NST thường. Cho rằng bố mẹ đều dị hợp, xác suất đế vợ chồng này sinh người con đầu tiên bình thường?

  • A

    25%

  • B

    12,5%

  • C

    56,25%

  • D

    75%

Câu 14 :

Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F1 100% lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Trong số lúa hạt dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây hạt dài khi tự thụ phấn cho F3 toàn lúa hạt dài chiếm tỉ lệ

  • A

    1/4.

  • B

    1/3.

  • C

    3/4.

  • D

    2/3.

Câu 15 :

Tính trạng trội không hoàn toàn được xác định khi

  • A

    Tính trạng đó gồm 3 tính trạng tương ứng.

  • B

    Lai giữa hai bố mẹ thuần chủng, F1 đồng loạt có kiểu hình khác với bố mẹ.

  • C

    Phép lai giữa 2 cá thể được xác định là mang cặp gen dị hợp làm xuất hiện tỉ lệ phân tính 1:2:1

  • D

    Lai phân tích cá thể dị hợp làm xuất hiện tỉ lệ 1: 1.

Câu 16 :

Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng thường, trội không hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình của phép lai P: Aa x Aa lần lượt là

  • A

    1:2:1 và 1:2:1

  • B

    3:1 và 1:2:1

  • C

    1:2:1 và 3:1

  • D

    3:1 và 3:1

Câu 17 :

Ở một loài hoa, kiểu gen DD quy định hoa đỏ, Dd quy định hoa hồng, dd quy định hoa trắng. Lai phân tích cây hoa màu đỏ, ở thế hệ sau sẽ xuất hiện kiểu hình:

  • A

    Toàn hoa đỏ

  • B

    Toàn hoa hồng

  • C

    1 hoa đỏ: 1 hoa trắng  

  • D

    1 hoa hồng: 1 hoa trắng

Câu 18 :

Trong trường hợp gen trội gây chết không hoàn toàn, phép lai giữa 2 cá thể dị hợp sẽ làm xuất hiện tỉ lệ kiểu gen:

  • A

    3 : 1

  • B

    1 : 1.

  • C

    1 :2 : 1.

  • D

    2 : 1.

Câu 19 :

Kiểu gen của cá chép không vảy là Aa, cá chép có vảy là aa. Kiểu gen AA làm trứng không nở. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa các cá chép không vảy sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là:

  • A

    3 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy.      

  • B

    2 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy.

  • C

    1 cá chép không vảy : 2 cá chép có vảy.      

  • D

    100% cá chép không vảy.

Câu 20 :

Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây tứ bội đều có kiểu gen Aaaa × AAaa cho đời con có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ:

  • A
    2/9
  • B
    1/12 
  • C
    11/12
  • D
    4/9
Câu 21 :

Ở một loài thực vật alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Dùng cônsixin xử lý các hạt của cây lưỡng bội (P) sau đó đem gieo các hạt này thu được các cây F1. Chọn ngẫu nhiên 2 cây F1 cho giao phấn với nhau thu được F2 gồm 2380 cây quả đỏ và 216 cây quả vàng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n và có khả năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

I. Cây F1 có thể có kiểu gen Aaaa hoặc Aaa hoặc Aa.

II. Tỉ lệ kiểu gen của F2 có thể là 5:5:1:1.

III. Trong số các cây hoa đỏ ở F2 cây hoa đỏ mang 3 alen trội chiếm tỉ lệ 1/12.

IV. Số phép lai khác nhau tối đa (chỉ tính phép lai thuận) có thể xảy ra khi cho tất cả các cây F2 tạp giao là 10.

  • A
    1
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4
Câu 22 :

Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 2 loại kiểu gen?

  • A

    AA × aa

  • B

    Aa × aa

  • C

    Aa × Aa

  • D

    AA × AA

Câu 23 :

Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình 3 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng

  • A

    Aa × Aa

  • B

    AA × Aa

  • C

    AA × aa

  • D

    Aa × aa

Câu 24 :

Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường. Một người đàn ông tóc xoăn lấy vợ cũng tóc xoăn, họ sinh lần thứ nhất được 1 trai tóc xoăn và lần thứ hai được 1 gái tóc thẳng. Cặp vợ chồng này có kiểu gen là

  • A

    AA × Aa

  • B

    AA × AA

  • C

    Aa × Aa.

  • D

    AA × aa.

Câu 25 :

Cho biết alen D quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Tính trạng trung gian sẽ có hoa màu hồng. Theo lí thuyết, phép lai giữa các cây có kiểu gen nào sau đây tạo ra đời con có 3 loại kiểu hình?

  • A
    Dd × Dd
  • B
    DD × Dd
  • C
    Dd × dd
  • D
    DD × dd
Câu 26 :

Xét một gen gôm 2 alen trội-lặn hoàn toàn nằm trên NST thường. Về kiểu gen của P số loại phép lai cho thế hệ sau đồng tính là

  • A

    4.

  • B

    3.

  • C

    2.

  • D

    6.

Câu 27 :

Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có các kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1 ?

(1) AAAa × AAAa.

(2) Aaaa × Aaaa.

(3) AAaa × AAAa.

(4) AAaa × Aaaa.

Đáp án đúng là

  • A

    (3), (4)

  • B

    (2), (3)

  • C

    (1), (4)

  • D

    (1), (2)

Câu 28 :

Ở người, gen quy định nhóm máu ở 3 alen IA, IB, IO. Alen IA, IB trội so với IO. Nhóm máu AB do kiểu gen IAIB quy định, nhận xét nào sau đây đúng?

  • A

    Alen IA và IB tương tác theo trội lặn không hoàn toàn

  • B

    Alen IA và IB tương tác theo kiểu đồng trội

  • C

    Alen IA và IB tương tác theo trội lặn hoàn toàn

  • D

    Alen IA và IB tương tác bổ sung

Câu 29 :

Ở người, gen quy định nhóm máu A, B, O và AB có 3 alen: IA, IB, IO trên NST thường. Một cặp vợ chồng có nhóm máu A và B sinh được 1 trai đầu lòng có nhóm máu O. Kiểu gen về nhóm máu của cặp vợ chồng này là

  • A

    Chồng IAIO vợ IBIO.

  • B

    Chồng IBIO vợ IAIO.

  • C

    Chồng IAIO vợ IAIO.

  • D

    Một người IAIO người còn lại IBIO.

Câu 30 :

Ở người nhóm máu ABO do 3 gen alen IA, IB, IO quy định:

- Nhóm máu A được quy định bởi các kiểu gen IAIA, IAIO.

- Nhóm máu B được quy định bởi các kiểu gen IBIB, IBIO.

- Nhóm máu O được quy định bởi các kiểu gen IOIO.

- Nhóm máu AB được quy định bởi các kiểu gen IAIB

Mẹ có nhóm máu AB, sinh con có nhóm máu AB. Nhóm máu nào dưới đây chắc chắn không phải là nhóm máu của người bố?

  • A

    Nhóm máu AB.

  • B

    Nhóm máu O.

  • C

    Nhóm máu B.

  • D

    Nhóm máu A.

Câu 31 :

Ở cà chua, A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng.Gen trội là trội hoàn toàn.  Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tự thụ phấn được F1. Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ, trong đó có 2 quả kiểu gen đồng hợp và 1 quả có kiểu gen dị hợp từ số quả đỏ ở F1 là

  • A

    $\frac{3}{{32}}$

  • B

    $\frac{6}{{27}}$

  • C

    $\frac{4}{{27}}$

  • D

    $\frac{1}{{32}}$

Câu 32 :

Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Một cặp vợ chồng đều bình thường nhưng sinh ra con đầu lòng bị bạch tạng. Lần mang thai tiếp theo, người vợ đi siêu âm là thai đôi. Xác suất để ít nhất 1 đứa bé sinh đôi bị bạch tạng là bao nhiêu. Giả sử khả năng sinh đôi cùng trứng là 1/4; sinh đôi khác trứng là 3/4 ?

  • A

    39,06%

  • B

    37,5%

  • C

    32,81%

  • D

    6,25%

Câu 33 :

Ở người, kiểu gen IAIA, IAIO quy định nhóm máu A; kiểu gen IBIB, IBIO quy định nhóm máu B; kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB; kiểu gen IOIO quy định nhóm máu O. Tại một nhà hộ sinh, người ta nhầm lẫn 2 đứa trẻ sơ sinh với nhau. Trường họp nào sau đây không cần biết nhóm máu của người cha mà vẫn có thể xác định được đứa trẻ nào là con của người mẹ nào?

  • A

    Hai người mẹ có nhóm máu AB và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu AB.

  • B

    Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu A

  • C

    Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu B, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu A.

  • D

    Hai người mẹ có nhóm máu B và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu O.

Câu 34 :

Một cặp vợ chồng cùng kiểu gen IBIO sinh được một người con trai có nhóm máu B. Người con trai này lớn lên lấy vợ có nhóm máu AB. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh 2 người con có cả trai cả gái và các con không cùng nhóm máu là

  • A
    11/24 
  • B
    5/24 
  • C
    7/24 
  • D
    9/24
Câu 35 :

Ở 1 loài động vật, tình trạng màu mắt do 1 gen nằm trên NST thường có 3 alen qui định.Người ta tiến hành 2 phép lai như sau:

Phép lai 1: Mắt đỏ x mắt vàng thu được 1 mắt đỏ: 1 mắt vàng: 1 mắt hồng: 1 mắt trắng.

Phép lai 2: Mắt hồng x mắt trắng thu được 1 mắt đỏ : 1 mắt vàng.

Nếu cho các cá thể mắt đỏ giao phối với các cá thể mắt hồng thì tỷ lệ kiểu hình mắt đỏ ở đời con là

  • A

    75%

  • B

    25%

  • C

    100%

  • D

    50%.

Câu 36 :

Ở một loài thú, màu lông được quy định bởi một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 4 alen: alen Cb quy định lông đen, alen Cy quy định lông vàng, alen Cg quy định lông xám và alen Cw quy định lông trắng. Trong đó alen Cb trội hoàn toàn so với các alen Cy, Cg và Cw; alen Cy trội hoàn toàn so với alen Cg và Cw; alen Cg trội hoàn toàn so với alen Cw. Tiến hành các phép lai để tạo ra đời con. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?

(1). Phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình.

(2). Phép lai giữa hai cá thể có kiểu hình khác nhau luôn tạo ra đời con có nhiều loại kiểu gen và nhiều loại kiểu hình hơn phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình.

(3). Phép lai giữa cá thể lông đen với cá thể lông vàng hoặc phép lai giữa cá thể lông vàng với cá thể lông xám có thể tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu gen có tỷ lệ bằng nhau và 3 loại kiểu hình có tỷ lệ 1:2:1.

(4). Có 3 phép lai (không tính phép lai thuận nghịch) giữa hai cá thể lông đen cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1

(5). Phép lai giữa hai cá thể có kiểu hình khác nhau cho đời con có số loại kiểu hình ít nhất là 1 và tối đa là 4.

  • A

    3.

  • B

    1.

  • C

    2.

  • D

    4.

Câu 37 :

Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do một gen có 5 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Thực hiện hai phép lai, thu được kết quả sau:

Phép lai 1: Cây hoa tím lai với cây hoa đỏ (P), thu được F1 có tỉ lệ 2 cây hoa tím : 1 cây hoa đỏ: 1 cây hoa vàng.

Phép lai 2: Cây hoa vàng lai với cây hoa hồng (P), thu được F1 có tỉ lệ 2 cây hoa vàng : 1 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.

Biết rằng không xảy ra đột biến, không xét đến vai trò của bố mẹ trong phép lai. Cho 2 cá thể lai với nhau, thu được đời con có kiểu hình hoa vàng. Tính theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu sơ đồ lai thỏa mãn?

  • A

    45.

  • B

    65.

  • C

    60.

  • D
    50
Câu 38 :

Có hai chị em ruột mang 2 nhóm máu khác nhau là AB và O. Các cô gái này biết rõ ông bà ngoại họ đều là nhóm máu A. Kiểu gen tương ứng của bố và mẹ của các cô gái này là

  • A
    IOIO và IAIO
  • B
    IBIO và IAIO
  • C
    IAIB và IAIO
  • D
    IAIvà IAIO
Câu 39 :

Bệnh tạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường, alen trội tương ứng quy định người bình thường. Một cặp vợ chồng bình thường nhưng sinh đứa con đầu lòng bị bạch tạng. Xác suất họ sinh 2 người con khác giới tính và đều bình thường là:

  • A
    9/16
  • B
    9/64
  • C
    9/32
  • D
    3/16

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đối tượng Menden chọn làm cặp bố mẹ trong nghiên cứu của mình là:

  • A

    Dòng thuần chủng

  • B

    Dòng nào cũng được 

  • C

    Dòng có tính trạng lặn

  • D

    Dòng có tính trạng trội

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Menden chọn đối tượng làm cặp bố mẹ trong nghiên cứu của mình là các dòng thuần chủng

Câu 2 :

Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen gồm:

1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết.

2. Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1, F2, F3.

3. Tạo các dòng thuần chủng.

4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.

Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:

  • A

    1, 2, 3, 4

  • B

    2, 3, 4, 1

  • C

    3, 2, 4, 1

  • D

    2, 1, 3, 4

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là: 3, 2, 4, 1

Câu 3 :

Trong các thí nghiệm của Menđen, khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, ông nhận thấy ở thế hệ F2

  • A

    Có sự phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn.

  • B

    Có sự phân li theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn.

  • C

    Đều có kiểu hình khác bố mẹ.

  • D

    Đều có kiểu hình giống bố mẹ.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, F2 có sự phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn.

Câu 4 :

Theo Menđen, nội dung của quy luật phân li là

  • A

    Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quyết định, bố mẹ chỉ truyền cho con một trong hai thành viên của cặp nhân tố di truyền đó với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền của bố hoặc của mẹ. 

     

  • B

    F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội: 1 lặn.

  • C

    A.  F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 1 : 2 : 1.

  • D

    Ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Theo Menđen, nội dung của quy luật phân li là mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quyết định. Trong tế bào c cặp nhân tố di truyền không hòa lẫn với nhau. Bố mẹ chỉ truyền cho con một trong hai thành viên của cặp nhân tố di truyền đó

Câu 5 :

Hãy hoàn chỉnh nội dung định luật của Menđen khi xét về một cặp tính trạng: “Khi lai giữa các cá thể khác nhau về (A) và (B), thế hệ lai thứ nhất đồng loạt xuất hiện tính trạng (C)”. (A), (B), (C) lần lượt là:

  • A

    1 cặp tính trạng tương phản; thuần chủng; trội.

  • B

    1 cặp tính trạng tương phản; thuần chủng; trung gian,

  • C

    Hai cặp tính trạng; thuần chủng, trội.

  • D

    Các cặp tính trạng; thuần chủng; trội.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phép lai của Menden là phép lai giữa các dòng thuần chủng khác nhau về cặp tính trạng tương phản.

A – 1 cặp tính trạng tương phản

B – thuần chủng

C –  trội

Câu 6 :

Cơ chế chi phối sự di truyền và biểu hiện của một cặp tính trạng tương phản qua các thế hệ theo Menđen là do

  • A

    Sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.

  • B

    Sự tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh.

  • C

    Sự phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.

  • D

    Sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Theo Menđen cơ chế chi phối sự di truyền và biểu hiện của một cặp tính trạng tương phảnsự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh. Ở thời điểm đó, Menden chưa giải thích được học thuyết của mình bằng alen và NST.

Câu 7 :

Thuyết giao tử thuần khiết giải thích bản chất sự xuất hiện tính trạng lặn ở đời F2 trong thí nghiệm lai 1 tính trạng của Menđen là:

  • A

    Trong cơ thể F1, alen lặn bị lấn át bởi alen trội nên đến F2 mới biểu hiện.

  • B

    F1 là cơ thể lai nhưng tạo giao tử thuần khiết, trong đó có giao tử mang alen lặn.

  • C

    Tính trạng lặn chỉ được biểu hiện ở thế đồng hợp lặn.

  • D

    Tính trạng lặn không được biểu hiện ở F1 mà chỉ xuất hiện ở F2 với tỉ lệ trung bình là 1/4.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Giao tử thuần khiết: là hiện tượng khi phát sinh giao tử, mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền tương ứng chỉ một mà thôi.

Lời giải chi tiết :

F1 là cơ thể lai nhưng các alen của bố và mẹ tồn tại trong tế bào 1 cách riêng rẽ, không hoà trộn vào nhau, do vậy khi F1 giảm phân, giao tử tạo ra là 2 loại giao tử thuần khiết A và a.

Câu 8 :

Quy luật phân ly của Menđen không nghiệm đúng trong trường hợp

  • A

    Bố mẹ thuần chủng về cặp tính trạng đem lai.

  • B

    Số lượng cá thể thu được của phép lai phải đủ lớn.

  • C

    Tính trạng do một gen qui định trong đó gen trội át hoàn toàn gen lặn.

  • D

    Tính trạng do một gen qui định và chịu ảnh hưởng của môi trường

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Quy luật phân ly của Menđen không nghiệm đúng trong trường hợp tính trạng chịu ảnh hưởng của môi trường

Câu 9 :

Theo thí nghiệm của Menden thì khi lai phân tích các kiểu hình trội ở F2, nhận định nào đúng về F3: 

  • A

     100% cá thể F3 có kiểu gen giống nhau.

  • B

    F3 có kiểu gen giống P hoặc có kiểu gen giống F1

  • C

     2/3 cá thể F3 có kiểu gen giống P : 1/3 cá thể F3 có kiểu gen giống F1.

  • D

    1/3 cá thể F3 có kiểu gen giống P : 2/3 cá thể F3 có kiểu gen giống F1.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Các cá thể F2 có kiểu hình trội là AA và Aa.

Viết sơ đô lai → tỷ lệ đời con.

Lời giải chi tiết :

F2 (trội): (1/3 AA : 2/3 Aa) × aa

G:               (2/3A : 1/3a)        a

Fb:                   2/3Aa : 1/3aa

Câu 10 :

Trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen, nếu cho F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F3 được dự đoán là

  • A

    3 hoa đỏ: 1 hoa trắng.  

  • B

    7 hoa đỏ: 1 hoa trắng,

  • C

    8 hoa đỏ: 1 hoa trắng.  

  • D

    15 hoa đỏ: 1 hoa trắng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Các cá thể F2 có tỷ lệ kiểu hình là 1AA : 2Aa : 1aa.

Viết sơ đô lai → tỷ lệ đời con.

Lời giải chi tiết :

P: (1AA : 2Aa : 1aa) × (1AA : 2Aa : 1aa)

G: (1A : 1a)                       (1A : 1a)

F: 1AA : 2Aa : 1aa

3 hoa đỏ: 1 hoa trắng

Câu 11 :

Quy luật phân li có ý nghĩa chủ yếu đối với thực tiễn là gỉ?

  • A

    Xác định được tính trội, lặn để ứng dụng vào chọn giống.

  • B

    Cho thấy sự phân ly của tính trạng ở các thế hệ lai.

  • C

    Xác định được phương thức di truyền của tính trạng.

  • D

    Xác định được các dòng thuần.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Quy luật phân li và quy luật di truyền phổ biến ở nhiều tính trạng của sinh vật

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa của quy luật phân li trong thực tiễn

- Tương quan trội – lặn là hiện tượng phổ biến ở nhiều tính trạng trên cơ thể sinh vật. Thông thường các tính trạng trội là các tính trạng tốt, còn những tính trạng lặn là những tính trạng xấu. Một mục tiêu của chọn giống là xác định được các tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào một kiểu gen để tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế cao.

Câu 12 :

Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh, kiểu hình ở cây F1 sẽ như thế nào?

  • A

    100% hạt vàng.

  • B

    1 hạt vàng : 3 hạt xanh.

  • C

    3 hạt vàng : 1 hạt xanh.           

  • D

    1 hạt vàng : 1 hạt xanh.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính trạng di truyền theo quy luật phân li

Viết sơ đồ lai để xác định tỉ lệ cây con.

Lời giải chi tiết :

Quy ước: A: vàng, a : xanh

Cây hạt vàng TC: AA

P: AA (vàng TC) x aa (xanh)

Gp: A                       a

F1: 100% Aa (vàng)

Câu 13 :

Ở người, alen B quy định da bình thường; alen b qui định bị bệnh bạch tạng, gen này nằm trên NST thường. Cho rằng bố mẹ đều dị hợp, xác suất đế vợ chồng này sinh người con đầu tiên bình thường?

  • A

    25%

  • B

    12,5%

  • C

    56,25%

  • D

    75%

Đáp án : D

Phương pháp giải :

-          Tính trạng di truyền theo quy luật phân li

-          Viết sơ đồ lai để xác định tỉ lệ con bình thường.

Lời giải chi tiết :

Quy ước: B: bình thường, b : bạch tạng

Bố mẹ dị hợp: Bb

P: Bb (bình thường) x Bb (bình thường)

Gp: B,b                       B,b

F1: 25%BB: 50%Bb: 25%bb

75% bình thường: 25% bạch tạng

Câu 14 :

Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F1 100% lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Trong số lúa hạt dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây hạt dài khi tự thụ phấn cho F3 toàn lúa hạt dài chiếm tỉ lệ

  • A

    1/4.

  • B

    1/3.

  • C

    3/4.

  • D

    2/3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xác định tính trội lặn

Xác định P, F1, F2

Viết sơ đồ lai → Xác định tỉ lệ cây dài tự thụ phân cho F3 toàn hạt dài.

Lời giải chi tiết :

P: tròn x dài

F1 100% dài

→ dài >> tròn và PTC

Quy ước: A: dài, a : tròn

P: AA (dài) × aa (tròn)

Gp: A               a

F1: 100% Aa (dài)

F1 x F1 : Aa × Aa

GF1: A, a / A, a

F2: 1 AA : 2Aa : 1aa

Cây dài : 1AA: 2Aa

Cây dài tự thụ phấn cho cây dài: AA → Tỉ lệ 1/3

Câu 15 :

Tính trạng trội không hoàn toàn được xác định khi

  • A

    Tính trạng đó gồm 3 tính trạng tương ứng.

  • B

    Lai giữa hai bố mẹ thuần chủng, F1 đồng loạt có kiểu hình khác với bố mẹ.

  • C

    Phép lai giữa 2 cá thể được xác định là mang cặp gen dị hợp làm xuất hiện tỉ lệ phân tính 1:2:1

  • D

    Lai phân tích cá thể dị hợp làm xuất hiện tỉ lệ 1: 1.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tính trạng trội không hoàn toàn được xác định khi F1 biểu hiện tính trạng trung gian, F2 kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:2:1

Lời giải chi tiết :

A có thể là tính trạng do 2 cặp gen quy định

B: Bố mẹ thuần chủng có thể là đồng trội, hoặc đồng lặn

D: trội hoàn toàn cũng cho tỉ lệ 1:1

Câu 16 :

Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng thường, trội không hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình của phép lai P: Aa x Aa lần lượt là

  • A

    1:2:1 và 1:2:1

  • B

    3:1 và 1:2:1

  • C

    1:2:1 và 3:1

  • D

    3:1 và 3:1

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng quy luật phân li với trội không hoàn toàn.

Lời giải chi tiết :

Trong trường hợp trội không hoàn toàn, phép lai Aa×Aa cho đời con có tỷ lệ kiểu gen: 1:2:1 và tỷ lệ kiểu hình 1:2:1

Ví dụ:

A: quả vàng, a: quả xanh, gen trội không hoàn toàn. 

AaxAa

F1: Kiểu gen: 1AA: 2Aa: 1aa

Kiểu hình: 1 vàng, 2 cam, 1 xanh

Câu 17 :

Ở một loài hoa, kiểu gen DD quy định hoa đỏ, Dd quy định hoa hồng, dd quy định hoa trắng. Lai phân tích cây hoa màu đỏ, ở thế hệ sau sẽ xuất hiện kiểu hình:

  • A

    Toàn hoa đỏ

  • B

    Toàn hoa hồng

  • C

    1 hoa đỏ: 1 hoa trắng  

  • D

    1 hoa hồng: 1 hoa trắng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Lai phân tích là phép lai cá thể cần xác định kiểu gen với cá thể có kiểu gen lặn.

Lời giải chi tiết :

Quy ước: D: đỏ, d: trắng

Cây hoa đỏ F1: DD

F1: DD (đỏ) × dd (trắng)

GF1: D             d

F1: 100% Dd (hồng)

Câu 18 :

Trong trường hợp gen trội gây chết không hoàn toàn, phép lai giữa 2 cá thể dị hợp sẽ làm xuất hiện tỉ lệ kiểu gen:

  • A

    3 : 1

  • B

    1 : 1.

  • C

    1 :2 : 1.

  • D

    2 : 1.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Trội không hoàn toàn: cá thể dị hợp xuất hiện kiểu hình trung gian

Lời giải chi tiết :

Phép lai giữa 2 cá thể dị hợp sẽ làm xuất hiện tỉ lệ kiểu gen 1:2:1

trong đó cá thể AA chết (gen trội gây chết), cá thể mang kiểu gen Aa (không chết do gen trội gây chết không hoàn toàn) nên tỷ lệ kiểu gen còn lại là 2Aa:1aa

Câu 19 :

Kiểu gen của cá chép không vảy là Aa, cá chép có vảy là aa. Kiểu gen AA làm trứng không nở. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa các cá chép không vảy sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là:

  • A

    3 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy.      

  • B

    2 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy.

  • C

    1 cá chép không vảy : 2 cá chép có vảy.      

  • D

    100% cá chép không vảy.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng quy luật phân li với trội không hoàn toàn và KG gây chết.

Viết sơ đồ lai và xác định tỉ lệ KH.

Lời giải chi tiết :

Cá chép không vảy Aa

→ Con KH phân li: 1 AA : 2Aa : 1aa

AA gây chết → KH con : 2Aa: 1aa

Câu 20 :

Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây tứ bội đều có kiểu gen Aaaa × AAaa cho đời con có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ:

  • A
    2/9
  • B
    1/12 
  • C
    11/12
  • D
    4/9

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng sơ đồ hình chữ nhật: Cạnh và đường chéo của hình chữ nhật là giao tử lưỡng bội cần tìm.

Lời giải chi tiết :

Aaaa → 1/2Aa:1/2aa

AAaa →1/6AA:4/6Aa:1/6aa

Tỷ lệ kiểu gen dị hợp tử = 1 – tỷ lệ đồng hợp tử = 1 – 1/2×1/6 = 11/12

Câu 21 :

Ở một loài thực vật alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Dùng cônsixin xử lý các hạt của cây lưỡng bội (P) sau đó đem gieo các hạt này thu được các cây F1. Chọn ngẫu nhiên 2 cây F1 cho giao phấn với nhau thu được F2 gồm 2380 cây quả đỏ và 216 cây quả vàng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n và có khả năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

I. Cây F1 có thể có kiểu gen Aaaa hoặc Aaa hoặc Aa.

II. Tỉ lệ kiểu gen của F2 có thể là 5:5:1:1.

III. Trong số các cây hoa đỏ ở F2 cây hoa đỏ mang 3 alen trội chiếm tỉ lệ 1/12.

IV. Số phép lai khác nhau tối đa (chỉ tính phép lai thuận) có thể xảy ra khi cho tất cả các cây F2 tạp giao là 10.

  • A
    1
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng sơ đồ hình chữ nhật: Cạnh và đường chéo của hình chữ nhật là giao tử lưỡng bội cần tìm.

Lời giải chi tiết :

Các hạt P có thể có các kiểu gen : AA ; Aa ; aa → tứ bội hoá thành công sẽ tạo : AAAA ; AAaa; aaaa ; không thành công : AA ; Aa ; aa

F1 phân ly 11 đỏ : 1 vàng ; vàng = 1/12 = 1/2×1/6 → Aa × AAaa

Aa × AAaa → \(\left( {\frac{1}{2}A:\frac{1}{2}a} \right)\left( {\frac{1}{6}AA:\frac{4}{6}Aa:\frac{1}{6}aa} \right) \to 1AAA:5{\rm{A}}Aa:5Aaa:1{\rm{a}}aa\)

I sai. Không thể tạo kiểu gen Aaaa hoặc Aaa

II đúng.

III sai, Trong số các cây hoa đỏ ở F2 cây hoa đỏ mang 3 alen trội chiếm tỉ lệ 1/12

IV đúng, \(C_4^2 + 4 = 10\)

Câu 22 :

Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 2 loại kiểu gen?

  • A

    AA × aa

  • B

    Aa × aa

  • C

    Aa × Aa

  • D

    AA × AA

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Viết sơ đồ lai

Lời giải chi tiết :

Aa × aa → 1Aa: 1aa, có 2 loại kiểu gen.

Câu 23 :

Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình 3 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng

  • A

    Aa × Aa

  • B

    AA × Aa

  • C

    AA × aa

  • D

    Aa × aa

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xác định số tổ hợp giao tử

Xác định số loại giao tử đực và số loại giao tử cái → kiểu gen của P

Lời giải chi tiết :

F1: 3 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng → 4 tổ hợp

→ P bố mẹ cho 2 loại giao tử

→ Chỉ có phép lai Aa x Aa cho F1 có tỉ lệ KH: 3 đỏ: 1 vàng

Câu 24 :

Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường. Một người đàn ông tóc xoăn lấy vợ cũng tóc xoăn, họ sinh lần thứ nhất được 1 trai tóc xoăn và lần thứ hai được 1 gái tóc thẳng. Cặp vợ chồng này có kiểu gen là

  • A

    AA × Aa

  • B

    AA × AA

  • C

    Aa × Aa.

  • D

    AA × aa.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng quy luật phân li

Lời giải chi tiết :

Tóc xoăn x Tóc xoăn

Con sinh ra có cả tóc xoăn và tóc thẳng

→ Tóc xoăn >> tóc thẳng

→ Bố mẹ dị hợp 1 cặp gen: Aa

Câu 25 :

Cho biết alen D quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Tính trạng trung gian sẽ có hoa màu hồng. Theo lí thuyết, phép lai giữa các cây có kiểu gen nào sau đây tạo ra đời con có 3 loại kiểu hình?

  • A
    Dd × Dd
  • B
    DD × Dd
  • C
    Dd × dd
  • D
    DD × dd

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Trội không hoàn toàn: kiểu gen dị hợp Aa cho tính trạng trung gian

Lời giải chi tiết :

Vì trội không hoàn toàn nên các phép lai B, C đều tạo ra 2 loại KH, phép lai D chỉ tạo ra 1 loại KH

Chỉ có phép lai A: Dd × Dd → 1DD : 2Dd : 1dd

3 loại kiểu hình là 1 hoa đỏ : 2 hoa hồng : 1 hoa trắng.

Câu 26 :

Xét một gen gôm 2 alen trội-lặn hoàn toàn nằm trên NST thường. Về kiểu gen của P số loại phép lai cho thế hệ sau đồng tính là

  • A

    4.

  • B

    3.

  • C

    2.

  • D

    6.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng quy luật phân li

Lời giải chi tiết :

Các phép lai cho thế hệ sau đồng tính: AA x AA, aa x aa , AA x Aa, AA x aa

→ 4 phép lai

Câu 27 :

Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có các kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1 ?

(1) AAAa × AAAa.

(2) Aaaa × Aaaa.

(3) AAaa × AAAa.

(4) AAaa × Aaaa.

Đáp án đúng là

  • A

    (3), (4)

  • B

    (2), (3)

  • C

    (1), (4)

  • D

    (1), (2)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng sơ đồ hình chữ nhật: Cạnh và đường chéo của hình chữ nhật là giao tử lưỡng bội cần tìm.

Lời giải chi tiết :

Tỷ lệ kiểu gen 1:2:1 → cả 2 bên cho 2 loại giao tử giống nhau

→ kiểu gen của P giống nhau, ta chọn được phép lai 1,2

Câu 28 :

Ở người, gen quy định nhóm máu ở 3 alen IA, IB, IO. Alen IA, IB trội so với IO. Nhóm máu AB do kiểu gen IAIB quy định, nhận xét nào sau đây đúng?

  • A

    Alen IA và IB tương tác theo trội lặn không hoàn toàn

  • B

    Alen IA và IB tương tác theo kiểu đồng trội

  • C

    Alen IA và IB tương tác theo trội lặn hoàn toàn

  • D

    Alen IA và IB tương tác bổ sung

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quy luật phân li với gen có 3 alen, sự có mặt của cả 2 alen trội làm xuất hiện kiểu hình mới.

Lời giải chi tiết :

KG IAIB quy định người nhóm máu AB → alen A và B cùng biểu hiện ra KH → tương tác đồng trội.

Câu 29 :

Ở người, gen quy định nhóm máu A, B, O và AB có 3 alen: IA, IB, IO trên NST thường. Một cặp vợ chồng có nhóm máu A và B sinh được 1 trai đầu lòng có nhóm máu O. Kiểu gen về nhóm máu của cặp vợ chồng này là

  • A

    Chồng IAIO vợ IBIO.

  • B

    Chồng IBIO vợ IAIO.

  • C

    Chồng IAIO vợ IAIO.

  • D

    Một người IAIO người còn lại IBIO.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng quy luật phân li với gen có 3 alen trong đó 2 alen đồng trội, 1 alen lặn

Từ hình con và bố mẹ → KG của bố mẹ

Lời giải chi tiết :

Con trai nhóm máu O có KG I­OIO

→ cả bố và mẹ đều cho IO

Mà bố mẹ mang nhóm máu A và B → KG của bố và mẹ là IOIA và IBIO

Câu 30 :

Ở người nhóm máu ABO do 3 gen alen IA, IB, IO quy định:

- Nhóm máu A được quy định bởi các kiểu gen IAIA, IAIO.

- Nhóm máu B được quy định bởi các kiểu gen IBIB, IBIO.

- Nhóm máu O được quy định bởi các kiểu gen IOIO.

- Nhóm máu AB được quy định bởi các kiểu gen IAIB

Mẹ có nhóm máu AB, sinh con có nhóm máu AB. Nhóm máu nào dưới đây chắc chắn không phải là nhóm máu của người bố?

  • A

    Nhóm máu AB.

  • B

    Nhóm máu O.

  • C

    Nhóm máu B.

  • D

    Nhóm máu A.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xác định KG của mẹ và con

→ KG có thể có của bố

Lời giải chi tiết :

Mẹ có nhóm máu AB → mẹ có KG IAIB → mẹ cho IA hoặc IB

Con có nhóm máu AB → con có KG IAIB  → bố phải cho IA hoặc IB

→ Bố không thể có KG : IOIO

→ Bố không thể là nhóm máu O

Câu 31 :

Ở cà chua, A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng.Gen trội là trội hoàn toàn.  Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tự thụ phấn được F1. Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ, trong đó có 2 quả kiểu gen đồng hợp và 1 quả có kiểu gen dị hợp từ số quả đỏ ở F1 là

  • A

    $\frac{3}{{32}}$

  • B

    $\frac{6}{{27}}$

  • C

    $\frac{4}{{27}}$

  • D

    $\frac{1}{{32}}$

Đáp án : B

Phương pháp giải :
  • Xác định tỉ lệ KG F1
  • Tính xác xuất cần tìm.
Lời giải chi tiết :

F1: 1AA : 2Aa : 1aa

Tỉ lệ quả đồng hợp $\frac{1}{3}$, dị hợp $\frac{2}{3}$

→ Xác suất chọn 3 quả cà chua đỏ cần là: $\frac{1}{3} \times \frac{1}{3} \times \frac{2}{3} \times 3 = \frac{6}{{27}}$

Câu 32 :

Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Một cặp vợ chồng đều bình thường nhưng sinh ra con đầu lòng bị bạch tạng. Lần mang thai tiếp theo, người vợ đi siêu âm là thai đôi. Xác suất để ít nhất 1 đứa bé sinh đôi bị bạch tạng là bao nhiêu. Giả sử khả năng sinh đôi cùng trứng là 1/4; sinh đôi khác trứng là 3/4 ?

  • A

    39,06%

  • B

    37,5%

  • C

    32,81%

  • D

    6,25%

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Quy ước gen

Xác định kiểu gen bố mẹ

Xác định xác suất đời con trong 2 trường hợp: sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng

Lời giải chi tiết :

Họ sinh con đầu lòng bị bạch tạng nên dị hợp về cặp gen này

Quy ước: A- không bị bạch tạng; a- bị bạch tạng

Cặp vợ chồng này: Aa × Aa → XS sinh con bị bạch tạng là 1/4 ; không bị bạch tạng là 3/4

TH1: Sinh đôi cùng trứng: Hai đứa bé sẽ có kiểu gen giống nhau nên xác suất ít nhất 1 đứa bị bạch tạng = 1 đứa bị bạch tạng = 2 đứa bị bạch tạng = 1/4

TH2: Sinh đôi khác trứng: XS ít nhất 1 đứa bị bạch tạng = 1 – xs 2 đứa bình thường = \(1 - {\left( {\frac{3}{4}} \right)^2} = \frac{7}{{16}}\)

Vậy xác suất cần tính là: \(\frac{1}{4} \times \frac{1}{4} + \frac{3}{4} \times \frac{7}{{16}} = \frac{{25}}{{64}} = 39,06\% \)

Câu 33 :

Ở người, kiểu gen IAIA, IAIO quy định nhóm máu A; kiểu gen IBIB, IBIO quy định nhóm máu B; kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB; kiểu gen IOIO quy định nhóm máu O. Tại một nhà hộ sinh, người ta nhầm lẫn 2 đứa trẻ sơ sinh với nhau. Trường họp nào sau đây không cần biết nhóm máu của người cha mà vẫn có thể xác định được đứa trẻ nào là con của người mẹ nào?

  • A

    Hai người mẹ có nhóm máu AB và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu AB.

  • B

    Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu A

  • C

    Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu B, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu A.

  • D

    Hai người mẹ có nhóm máu B và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu O.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Từ nhóm máu của mẹ → Xác định nhóm máu con có thể có.

Lời giải chi tiết :

B và D: mẹ nhóm máu A hoặc B con có thể là nhóm máu O

C: mẹ nhóm máu A con có thể là nhóm máu B.

Hai người mẹ một có nhóm máu AB sẽ không thể có con nhóm máu O và người mẹ còn lại có nhóm máu O thì con không thể có nhóm máu AB.

Câu 34 :

Một cặp vợ chồng cùng kiểu gen IBIO sinh được một người con trai có nhóm máu B. Người con trai này lớn lên lấy vợ có nhóm máu AB. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh 2 người con có cả trai cả gái và các con không cùng nhóm máu là

  • A
    11/24 
  • B
    5/24 
  • C
    7/24 
  • D
    9/24

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xác định kiểu gen người con trai

Xác định xác suất sinh 2 con không cùng giới tính và nhóm máu

Lời giải chi tiết :

Cặp vợ chồng: IBIO

P:  IBIO x IBIO-> 1 IBI: 2 IBI: 1 IOIO

Con trai nhóm máu B có thể có kiểu gen và tỷ lệ là 1/3 IAIA hoặc 2/3 IAIO.

→ (1 IBIB: 2 IBIO) × (IAIB)

TH1: IBIB × IAIB → IBIB : IAIB

Xác suất sinh 2 con không cùng giới tính và không cùng nhóm máu là: \(\left[ {1 - {{\left( {\frac{1}{2}} \right)}^2} - {{\left( {\frac{1}{2}} \right)}^2}} \right] \times \frac{1}{2} \times \frac{1}{2} \times C_2^1 = \frac{1}{4}\)

TH2: IBIO × IAIB → IBIB : IAIB: IAIO: IBIO → Nhóm máu B: 1/2; nhóm máu A= nhóm máu AB = 1/4

Xác suất sinh 2 con không cùng giới tính và không cùng nhóm máu là \(\left[ {1 - {{\left( {\frac{1}{2}} \right)}^2} - {{\left( {\frac{1}{4}} \right)}^2} - {{\left( {\frac{1}{4}} \right)}^2}} \right] \times \frac{1}{2} \times \frac{1}{2} \times C_2^1 = \frac{5}{{16}}\)

Vậy xác suất cần tính là: \(\frac{1}{3} \times \frac{1}{4} + \frac{2}{3} \times \frac{5}{{16}} = \frac{7}{{24}}\)

Câu 35 :

Ở 1 loài động vật, tình trạng màu mắt do 1 gen nằm trên NST thường có 3 alen qui định.Người ta tiến hành 2 phép lai như sau:

Phép lai 1: Mắt đỏ x mắt vàng thu được 1 mắt đỏ: 1 mắt vàng: 1 mắt hồng: 1 mắt trắng.

Phép lai 2: Mắt hồng x mắt trắng thu được 1 mắt đỏ : 1 mắt vàng.

Nếu cho các cá thể mắt đỏ giao phối với các cá thể mắt hồng thì tỷ lệ kiểu hình mắt đỏ ở đời con là

  • A

    75%

  • B

    25%

  • C

    100%

  • D

    50%.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng quy luật phân li với 3 alen → xác định tính trội lặn

Xác định tỉ lệ đời con

Lời giải chi tiết :

Gọi 3 alen là a1,a2,a3

Phép lai 1 cho 4 kiểu hình: → P dị hợp và có hiện tượng trội không hoàn toàn tạo ra kiểu hình trung gian.

${a_1}{a_3} \times {a_2}{a_3} \to {a_1}{a_3}:{a_2}{a_3}:{a_1}{a_2}:{a_3}{a_3}$, alen a1 trội không hoàn toàn so với a2 cho kiểu hình trung gian mắt hồng.

Phép lai 2: ${a_1}{a_2} \times {a_3}{a_3} \to {a_1}{a_3}:{a_2}{a_3}$  

Nếu cho con mắt đỏ × con mắt hồng: ${a_1}{a_3} \times {a_1}{a_2} \to {a_1}{a_1}:{a_1}{a_2}:{a_2}{a_3}:{a_1}{a_3}$  hay 2 đỏ: 1 hồng: 1 vàng.

Câu 36 :

Ở một loài thú, màu lông được quy định bởi một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 4 alen: alen Cb quy định lông đen, alen Cy quy định lông vàng, alen Cg quy định lông xám và alen Cw quy định lông trắng. Trong đó alen Cb trội hoàn toàn so với các alen Cy, Cg và Cw; alen Cy trội hoàn toàn so với alen Cg và Cw; alen Cg trội hoàn toàn so với alen Cw. Tiến hành các phép lai để tạo ra đời con. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?

(1). Phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình.

(2). Phép lai giữa hai cá thể có kiểu hình khác nhau luôn tạo ra đời con có nhiều loại kiểu gen và nhiều loại kiểu hình hơn phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình.

(3). Phép lai giữa cá thể lông đen với cá thể lông vàng hoặc phép lai giữa cá thể lông vàng với cá thể lông xám có thể tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu gen có tỷ lệ bằng nhau và 3 loại kiểu hình có tỷ lệ 1:2:1.

(4). Có 3 phép lai (không tính phép lai thuận nghịch) giữa hai cá thể lông đen cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1

(5). Phép lai giữa hai cá thể có kiểu hình khác nhau cho đời con có số loại kiểu hình ít nhất là 1 và tối đa là 4.

  • A

    3.

  • B

    1.

  • C

    2.

  • D

    4.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng quy luật phân li với gen có 4 alen trong đó Cb >> Cy >> C>> Cw

Viết sơ đồ lai → Xác định tính đúng sai của từng kết luận.

Lời giải chi tiết :

1 ) Sai. Phép lai giữa 2 cá thể cùng kiểu hình tạo ra tối đa 2 kiểu hình.

2) Sai. Ví dụ như phép lai giữa cá thể lông đen thuần chủng với cá thể lông trắng chỉ tạo ra 1 kiểu hình.

3) Đúng. Phép lai giữa cá thể lông đen và lông vàng: ${C_b}{C_w} \times {C_y}{C_g} \to {C_g}{C_w}:{C_y}{C_w}:{C_b}{C_y}:{C_b}{C_g}$ có 4 kiểu gen và 3 kiểu hình phân li 1:2:1

Phép lai giữa cá thể lông vàng và lông xám: ${C_y}{C_w} \times {C_g}{C_w} \to {C_y}{C_w}:{C_y}{C_g}:{C_w}{C_w}:{C_g}{C_w}$ cũng tạo ra 4 kiểu gen và 3 kiểu hình.

4) Đúng. Các cá thể lông đen có kiểu gen: ${C_b}{C_b}:{C_b}{C_y}:{C_b}{C_g}:{C_b}{C_{\text{w}}}$ nhưng khi đem lai cá thể có kiểu gen ${C_b}{C_b}$ thì đời con chỉ tạo được tối đa 2 kiểu gen nên ta loại, vậy còn 3 kiểu gen. số phép lai tạo ra 4 kiểu gen là: $C_3^2 = 3$

5) Khi lai 2 cơ thể có kiểu hình khác nhau thì thu được tối thiểu 1 kiểu hình và tối đa 3 kiểu hình.

Câu 37 :

Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do một gen có 5 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Thực hiện hai phép lai, thu được kết quả sau:

Phép lai 1: Cây hoa tím lai với cây hoa đỏ (P), thu được F1 có tỉ lệ 2 cây hoa tím : 1 cây hoa đỏ: 1 cây hoa vàng.

Phép lai 2: Cây hoa vàng lai với cây hoa hồng (P), thu được F1 có tỉ lệ 2 cây hoa vàng : 1 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.

Biết rằng không xảy ra đột biến, không xét đến vai trò của bố mẹ trong phép lai. Cho 2 cá thể lai với nhau, thu được đời con có kiểu hình hoa vàng. Tính theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu sơ đồ lai thỏa mãn?

  • A

    45.

  • B

    65.

  • C

    60.

  • D
    50

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức tính số kiểu gen tối đa trong quần thể (n là số alen)

Nếu gen nằm trên NST thường: \(\frac{{n(n + 1)}}{2}\) kiểu gen hay \(C_n^2 + n\)

Lời giải chi tiết :

Từ phép lai 1 ta suy ra được: tím > đỏ > vàng

Từ phép lai 2 ta suy ra được: vàng > hồng > trắng

→ tím (a1) > đỏ(a2) > vàng(a3) > hồng(a4) > trắng(a5):

Số kiểu gen tối đa là \(C_5^2 + 5 = 15\);

Số kiểu gen của từng loại kiểu hình là: tím : 5; đỏ : 4; vàng : 3; hồng : 2; trắng : 1;

Số kiểu gen không có a3: \(C_4^2 + 4 = 10\)

Số phép lai tối đa là: \(C_{15}^2 + 15 = 120\)

Các phép lai giữa các cây không mang alen a3 chắc chắn không tạo kiểu hình hoa vàng là: \(C_{10}^2 + 10 = 55\)

Còn trường hợp phép lai giữa cây không có a3 và cây có a3 mà không tạo kiểu hình hoa vàng:

→ có 15 phép lai có a3 mà không tạo kiểu hình hoa vàng

Vậy số phép lai thoả mãn là 120 – 55 – 15 = 50

Câu 38 :

Có hai chị em ruột mang 2 nhóm máu khác nhau là AB và O. Các cô gái này biết rõ ông bà ngoại họ đều là nhóm máu A. Kiểu gen tương ứng của bố và mẹ của các cô gái này là

  • A
    IOIO và IAIO
  • B
    IBIO và IAIO
  • C
    IAIB và IAIO
  • D
    IAIvà IAIO

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Viết các kiểu gen đã cho, suy ra kiểu gen bố mẹ

Lời giải chi tiết :

Do có người con mang nhóm máu AB → bố và mẹ mỗi người cho IB và IA

Do có người con mang nhóm máu O → bố và mẹ cho I0 và I0

Do ông bài ngoại toàn nhóm máu A nên người mẹ phải có kiểu gen IAIO

Vậy kiểu gen của bố mẹ các cô gái này là IBIO và IAIO.

Câu 39 :

Bệnh tạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường, alen trội tương ứng quy định người bình thường. Một cặp vợ chồng bình thường nhưng sinh đứa con đầu lòng bị bạch tạng. Xác suất họ sinh 2 người con khác giới tính và đều bình thường là:

  • A
    9/16
  • B
    9/64
  • C
    9/32
  • D
    3/16

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Từ đề bài suy ra kiểu gen bố mẹ

Lời giải chi tiết :

Cặp vợ chồng này bình thường nhưng sinh con bị bệnh → có kiểu gen dị hợp: Aa × Aa.

Xác suất họ sinh 2 người con khác giới tính là: 1/2 (1/2 là cùng giới tính; 1/2 khác giới tính)

Xác suất họ sinh 2 người con khác giới tính và không bị bệnh là: \(\dfrac{1}{2} \times {\left( {\dfrac{3}{4}} \right)^2} = \dfrac{9}{{32}}\)

close