Trắc nghiệm Bài 35. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái - Sinh 12

Đề bài

Câu 1 :

Môi trường sống của sinh vật gồm có:

  • A

    Đất-nước-không khí   

  • B

    Đất-nước-không khí-sinh vật

  • C

    Đất-nước-không khí-trên cạn

  • D

    Đất-nước-trên cạn-sinh vật

Câu 2 :

Sự khác nhau chủ yếu giữa môi trường nước và môi trường cạn là

  • A

    Nước có nhiều khoáng hơn đất.

  • B

    Cường độ ánh sáng ở môi trường cạn cao hơn môi trường nước.

  • C

    Nồng độ ôxi ở môi trường cạn cao hơn ở môi trường nước.

  • D

    Nước có độ nhớt thấp hơn không khí.

Câu 3 :

Loài vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh với cây họ Đậu để đảm bảo cung cấp môi trường kị khí cho việc cố định nito, chúng có môi trường sống là

  • A

    Trên cạn

  • B

    Sinh vật

  • C

    Đất

  • D

    Nước

Câu 4 :

Các nhân tố sinh thái được chia thành hai nhóm sau:

  • A

    Nhóm nhân tố sinh thái sinh vật và con người.

  • B

    Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh

  • C

    Nhóm nhân tố sinh thái trên cạn và dưới nước.

  • D

    Nhóm nhân tố sinh thái bất lợi và có lợi.

Câu 5 :

Các nhân tố sau đây, nhân tố nào là nhân tố sinh thái vô sinh tác động lên sinh vật:

  • A

    Là các nhân tố sinh thái mà tác động của nó lên sinh vật không bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể.

  • B

    Là các nhân tố sinh thái mà tác động của nó lên sinh vật bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể.

  • C

    Là các yếu tố môi trường không liên quan đến khí hậu, thời tiết…

  • D

    Là các nhân tố sinh thái phụ thuộc vào mật độ quần thể.

Câu 6 :

Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm

  • A

    Tất cả các nhân tố vật lý hoá học của môi trường xung quanh sinh vật

  • B

    Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật

  • C

    Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.

  • D

    Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật

Câu 7 :

Cho các yếu tố/cấu trúc/sinh vật sau đây:

Đối với quần thể cây thông đang sống trên rừng Tam Đảo, có bao nhiêu yếu tố kể trên là yếu tố vô sinh?

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    2

Câu 8 :

Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm

  • A

    Thực vật, động vật và con người.

  • B

    Vi sinh vật, thực vật, động vật và con người.

  • C

    Vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người.

  • D

    Những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau

Câu 9 :

Cho các yếu tố/cấu trúc/sinh vật sau đây:

Đối với quần thể cây thông đang sống trên rừng Tam Đảo, có bao nhiêu yếu tố kể trên là yếu tố hữu sinh?

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    2

Câu 10 :

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về các nhân tố sinh thái?

(1) Khi tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường đều nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài tồn tại và phát triển thì làm thành ổ sinh thái của loài đó.

(2) Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh gồm tất cả các nhân tố vật lý, hóa học và sinh học trong môi trường xung quanh sinh vật.

(3) Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm thế giới hữu cơ của môi trường và mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật.

(4) Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, nhân tố con người có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật

  • A

    2

  • B

    1

  • C

    4

  • D

    3

Câu 11 :

Khi nói về các nhân tố sinh thái, điều nào dưới đây không đúng?

  • A

    Cơ thể thường xuyên phải phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của nhiều nhân tố sinh thái

  • B

    Các loài sinh vật có phản ứng như nhau với cùng một tác động của một nhân tố sinh thái

  • C

    Khi tác động lên cơ thể, các nhân tố sinh thái có thể thúc đẩy hoặc gây ảnh hưởng trái ngược nhau.

  • D

    Các giai đoạn khác nhau của một cơ thể có phản ứng khác nhau trước cùng mọt nhân tố sinh thái.

Câu 12 :

Con người được coi là nhân tố sinh thái đặc biệt vì :

  • A

    Con người tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, sự phát triển của sinh vật một cách nhân tạo để phục vụ cho mục đích của mình.

  • B

    Con người có tư duy, có lao động với những mục đích của mình.

  • C

    Con người thông qua những hoạt động của mình đã tác động và làm biến đổi mạnh mẽ môi trường tự nhiên, gây nhiều hậu quả sinh thái nghiêm trọng.

  • D

    Cả A,B,C.

Câu 13 :

Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206

Dựa vào sự thích nghi của động vật với nhân tố sinh thái nào sau đây, người ta chia động vật thành nhóm động vật hằng nhiệt và nhóm động vật biến nhiệt?

  • A
    Độ ẩm.
  • B
    Gió.
  • C
    Nhiệt độ.
  • D
    Ánh sáng.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Môi trường sống của sinh vật gồm có:

  • A

    Đất-nước-không khí   

  • B

    Đất-nước-không khí-sinh vật

  • C

    Đất-nước-không khí-trên cạn

  • D

    Đất-nước-trên cạn-sinh vật

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Môi trường sống của sinh vật gồm có đất-nước-trên cạn-sinh vật

Câu 2 :

Sự khác nhau chủ yếu giữa môi trường nước và môi trường cạn là

  • A

    Nước có nhiều khoáng hơn đất.

  • B

    Cường độ ánh sáng ở môi trường cạn cao hơn môi trường nước.

  • C

    Nồng độ ôxi ở môi trường cạn cao hơn ở môi trường nước.

  • D

    Nước có độ nhớt thấp hơn không khí.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nồng độ ôxi ở môi trường cạn là 21% cao hơn ở môi trường nước. Trường hợp bình thường, lượng oxy hòa tan bão hòa có trong nước ngọt chỉ tương đương với 1/20 hàm lượng khí oxy có trong không khí, trong nước mặn chiếm tỉ lệ càng ít

Câu 3 :

Loài vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh với cây họ Đậu để đảm bảo cung cấp môi trường kị khí cho việc cố định nito, chúng có môi trường sống là

  • A

    Trên cạn

  • B

    Sinh vật

  • C

    Đất

  • D

    Nước

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vi khuẩn này sống trong một loài khác.

Lời giải chi tiết :

Vi khuẩn này sống cộng sinh trong cây họ Đậu, chúng có môi trường sống là sinh vật

Câu 4 :

Các nhân tố sinh thái được chia thành hai nhóm sau:

  • A

    Nhóm nhân tố sinh thái sinh vật và con người.

  • B

    Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh

  • C

    Nhóm nhân tố sinh thái trên cạn và dưới nước.

  • D

    Nhóm nhân tố sinh thái bất lợi và có lợi.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm là: vô sinh và hữu sinh

Câu 5 :

Các nhân tố sau đây, nhân tố nào là nhân tố sinh thái vô sinh tác động lên sinh vật:

  • A

    Là các nhân tố sinh thái mà tác động của nó lên sinh vật không bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể.

  • B

    Là các nhân tố sinh thái mà tác động của nó lên sinh vật bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể.

  • C

    Là các yếu tố môi trường không liên quan đến khí hậu, thời tiết…

  • D

    Là các nhân tố sinh thái phụ thuộc vào mật độ quần thể.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nhân tố sinh thái vô sinh là: các nhân tố sinh thái mà tác động của nó lên sinh vật không bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể.

Câu 6 :

Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm

  • A

    Tất cả các nhân tố vật lý hoá học của môi trường xung quanh sinh vật

  • B

    Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật

  • C

    Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.

  • D

    Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm tất cả các nhân tố vật lý hoá học của môi trường xung quanh sinh vật

Câu 7 :

Cho các yếu tố/cấu trúc/sinh vật sau đây:

Đối với quần thể cây thông đang sống trên rừng Tam Đảo, có bao nhiêu yếu tố kể trên là yếu tố vô sinh?

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh là tất cả các nhân tố vật lý và hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.

Lời giải chi tiết :

Các yếu tố vô sinh là: (1), (3), (4), (6)

Câu 8 :

Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm

  • A

    Thực vật, động vật và con người.

  • B

    Vi sinh vật, thực vật, động vật và con người.

  • C

    Vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người.

  • D

    Những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau

Câu 9 :

Cho các yếu tố/cấu trúc/sinh vật sau đây:

Đối với quần thể cây thông đang sống trên rừng Tam Đảo, có bao nhiêu yếu tố kể trên là yếu tố hữu sinh?

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    2

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.

Lời giải chi tiết :

Các yếu tố hữu sinh là: (2), (5), (8)

Câu 10 :

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về các nhân tố sinh thái?

(1) Khi tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường đều nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài tồn tại và phát triển thì làm thành ổ sinh thái của loài đó.

(2) Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh gồm tất cả các nhân tố vật lý, hóa học và sinh học trong môi trường xung quanh sinh vật.

(3) Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm thế giới hữu cơ của môi trường và mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật.

(4) Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, nhân tố con người có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật

  • A

    2

  • B

    1

  • C

    4

  • D

    3

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các phát biểu đúng là: (1) (3) (4)

2 sai do nhóm nhân tố sinh thái vô sinh gồm tất cả các nhân tố vật lý, hóa học của môi trường xung quanh sinh vật.

Nhân tố sinh học (sinh vật) được xếp vào nhóm nhân tố hữu sinh

Câu 11 :

Khi nói về các nhân tố sinh thái, điều nào dưới đây không đúng?

  • A

    Cơ thể thường xuyên phải phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của nhiều nhân tố sinh thái

  • B

    Các loài sinh vật có phản ứng như nhau với cùng một tác động của một nhân tố sinh thái

  • C

    Khi tác động lên cơ thể, các nhân tố sinh thái có thể thúc đẩy hoặc gây ảnh hưởng trái ngược nhau.

  • D

    Các giai đoạn khác nhau của một cơ thể có phản ứng khác nhau trước cùng mọt nhân tố sinh thái.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Vì các loài sinh vật khác nhau thì phản ứng khác nhau đối với tác động của 1 nhân tố sinh thái

Câu 12 :

Con người được coi là nhân tố sinh thái đặc biệt vì :

  • A

    Con người tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, sự phát triển của sinh vật một cách nhân tạo để phục vụ cho mục đích của mình.

  • B

    Con người có tư duy, có lao động với những mục đích của mình.

  • C

    Con người thông qua những hoạt động của mình đã tác động và làm biến đổi mạnh mẽ môi trường tự nhiên, gây nhiều hậu quả sinh thái nghiêm trọng.

  • D

    Cả A,B,C.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Con người được coi là nhân tố sinh thái đặc biệt vì cả ba lí do A, B, C

Câu 13 :

Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206

Dựa vào sự thích nghi của động vật với nhân tố sinh thái nào sau đây, người ta chia động vật thành nhóm động vật hằng nhiệt và nhóm động vật biến nhiệt?

  • A
    Độ ẩm.
  • B
    Gió.
  • C
    Nhiệt độ.
  • D
    Ánh sáng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Dựa vào sự thích nghi nghi của động vật với nhiệt độ, người ta chia động vật thành nhóm động vật hằng nhiệt và nhóm động vật biến nhiệt.

close