Trắc nghiệm lý thuyết về các nhân tố tiến hóa - Sinh 12

Đề bài

Câu 1 :

Đối với tiến hóa:

  • A

    Đột biến tự nhiên được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp, trong đó đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu.

  • B

    Đột biến tự nhiên được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp, trong đó đột biến NST là nguồn nguyên liệu chủ yếu.

  • C

    Đột biến tự nhiên được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp, trong đó đột biến trung tính là nguồn nguyên liệu chủ yếu.

  • D

    Đột biến tự nhiên được xem là nguồn nguyên liệu thứ cấp, trong đó đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu.

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025
Câu 2 :

Biến dị di truyền là rất quan trọng đối với các quần thể sinh vật. Vì

  • A

    Nhờ đó mà các con đực và con cái của loài trinh sản có thể phân biết được nhau.

  • B

    Nhờ đó sự tiến hóa được định hưởng.

  • C

    Chúng cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc.

  • D

    Nhờ đó chúng ta mới phân loại được các loài sinh vật

Câu 3 :

Tại sao phần lớn đột biến gen là có hại nhưng nó vẫn có vai trò trong quá trình tiến hóa?

  • A

    Gen đột biến có thể có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại có lợi hoặc trung tính trong tổ hợp gen khác.

  • B

    Tần số đột biến gen tự nhiên là rất nhỏ nên tác hại của đột biến gen là không đáng kể.

  • C

    Chọn lọc tự nhiên luôn đào thải được các gen lặn có hại.

  • D

    Đột biến gen luôn tạo được ra kiểu hình mới.

Câu 4 :

Ở động vật, hiện tượng nào sau đây dẫn đến sự di nhập gen ?

  • A

    Sự biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua giao phối tự do và ngẫu nhiên

  • B

    Sự giao phối giữa các cá thể trong một quần thể

  • C

    Sự phát sinh các đột biến gen xuất hiện trong quần thể.

  • D

    Sự di cư của các cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác.

Câu 5 :

Khi nói về di – nhập gen, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A

    Kết quả của di – nhập gen là luôn dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

  • B

    Các cá thể nhập cư có thể mang đến những alen mới làm phong phú thêm vốn gen của quần thể

  • C

    Nếu số lượng cá thể nhập cư bằng số lượng cá thể xuất cư thì chắc chắn không làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.

  • D

    Hiện tượng xuất cư chỉ làm thay đổi tần số alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể

Câu 6 :

Đâu không phải là đặc điểm mà các nhân tố di – nhập gen và nhân tố đột biến gen đều có?

  • A

    Đều có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể

  • B

    Đều làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định

  • C

    Đều có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể

  • D

    Đều làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể

Câu 7 :

Nhân tố tiến hóa có khả năng làm thay đổi tần số các alen thuộc 1 locus gen trong quần thể theo hướng xác định là

  • A

    Di nhập gen.  

  • B

    Biến động di truyền.  

  • C

    Chọn lọc tự nhiên.

  • D

    Đột biến.

Câu 8 :

Cho các nhận định sau:

1. Chọn lọc tự nhiên tạo ra các cá thể thích nghi với môi trường sống.

2. Chọn lọc chống lại alen trội làm thay đổi tần số alen nhanh hơn alen lặn.

3. Chọn lọc tự nhiên tác động không phụ thuộc kích thước quần thể.

4. Chọn lọc tự nhiên có thể đào thải hoàn toàn một alen lặn ra khỏi quần thể.

Nhận định đúng về đặc điểm của chọn lọc tự nhiên là

  • A

    (2), (4).

  • B

    (3), (4).

  • C

    (2), (3).

  • D

    (1), (3)

Câu 9 :

Chọn lọc tự nhiên diễn ra trên quy mô lớn và thời gian lịch sử lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng

  • A

    Hình thành các đơn vị phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành.

  • B

    Đào thải các biến dị mà con người không ưa thích.

  • C

    Tích lũy các biến dị đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của loài người

  • D

    Hình thành những loài mới từ một loài ban đầu, các loài này được phân loại học xếp vào cùng một chi.

Câu 10 :

Các hình thức chọn lọc nào sau đây diễn ra khi điều kiện sống thay đổi?

  • A

    Chọn lọc vận động, chọn lọc giới tính.

  • B

    Chọn lọc vận động, chọn lọc ổn định.

  • C

    Chọn lọc vận động, chọn lọc phân hóa.

  • D

    Chọn lọc phân hóa, chọn lọc ổn định

Câu 11 :

Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:

P: 0,20AA + 0,30Aa + 0,50aa = 1      

F1: 0,30AA + 0,25Aa + 0,45aa = 1

F2: 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1

F3: 0,55AA + 0,15Aa + 0,30aa = 1

F4: 0,75AA + 0,10Aa + 0,15aa = 1

Biết A trội hoàn toàn so với a. Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?

  • A

    Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn.

  • B

    Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.

  • C

    Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp.

  • D

    Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.

Câu 12 :

Chó biển phía bắc bị dịch bệnh và chết đi rất nhiều, điều đó đã làm giảm biến dị trong quần thể. Thiếu đi biến dị ở quần thể chó biển phía Bắc là ví dụ của

  • A

    Chọn lọc nhân tạo

  • B

    Yếu tố ngẫu nhiên

  • C

    Đột biến

  • D

    Di nhập gen

Câu 13 :

Yếu tố ngẫu nhiên

  • A

    Luôn làm tăng vốn gen của quần thể

  • B

    Luôn làm tăng sự đa dạng sinh di truyền của sinh vật

  • C

    Đào thải hết các alen có hại khỏi quần thể, chỉ giữ lại alen có lợi

  • D

    Làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định.

Câu 14 :

Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?

  • A

    Nếu không xảy ra đột biến và các yếu tố ngẫu nhiên thì không thể làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.

  • B

    Một quần thể đang có kích thước lớn, nhưng do các yếu tố bất thường làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác với vốn gen của quần thể ban đầu.

  • C

    Với quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.

  • D

    Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên có thể dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, làm giảm sự đa dạng di truyền.

Câu 15 :

Trong trường hợp nào sau đây thì ảnh hưởng của yếu tố ngẫu nhiên đến sự tiến hóa của quần thể là lớn nhất?

  • A

    Kích thước của quần thể nhỏ

  • B

    Các cá thể trong quần thể ít có sự cạnh tranh

  • C

    Kích thước quần thể lớn

  • D

    Các cá thể trong quần thể có sự cạnh tranh khốc liệt

Câu 16 :

Một gen lặn có hại có thể biến mất hoàn toàn khỏi quần thể do:

  • A

    Di - Nhập gen.

  • B

    Đột biến ngược.

  • C

    Yếu tố ngẫu nhiên.

  • D

    Chọn lọc tự nhiên.

Câu 17 :

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:

Nhiều khả năng, quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?

  • A

    Giao phối không ngẫu nhiên.

  • B

    Đột biến gen.

  • C

    Các yếu tố ngẫu nhiên.

  • D

    Chọn lọc tự nhiên.

Câu 18 :

Sự giống nhau của hiện tượng “thắt cổ chai” và “kẻ sáng lập” là

  • A

    Quần thể được phục hồi có tỉ lệ đồng hợp tử cao.

  • B

    Có thể hình thành loài mới ở chính môi trường ban đầu.

  • C

    Làm tăng số lượng quần thể của loài.

  • D

    Tạo ra quần thể mới đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.

Câu 19 :

Trong quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên đều có vai trò

  • A

    Làm một gen có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể.

  • B

    Có thể xuất hiện alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

  • C

    Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

  • D

    Góp phần loại bỏ alen lặn ra khỏi quần thể.

Câu 20 :

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, giao phối không ngẫu nhiên thường làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng

  • A

    Tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử.

  • B

    Giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp tử trội và tăng dần tần số kiểu gen dị hợp tử

  • C

    Tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử trội và giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp tử lặn.

  • D

    Giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp tử lặn và tăng dần tần số kiểu gen dị hợp tử.

Câu 21 :

Quá trình giao phối không ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa vì:

  • A

    Làm thay đổi tần số các kiểu gen trong quần thể

  • B

    Tạo ra trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể

  • C

    Làm thay đổi tần số các alen trong quần thể

  • D

    Làm thay đổi tần số các alen và các kiểu gen trong quần thể

Câu 22 :

Cho các đặc điểm sau của các nhân tố tiến hóa:

1. Làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng nhất định

2. Có thể dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền

3. Cung cấp nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hóa

4. Làm thay đổi thành phần kiểu gen nhưng không thay đổi tần số alen của quần thể

5. Có thể làm phong phú vốn gen của quần thể

6. Làm tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp, giảm dần tần số kiểu gen dị hợp

Trong các đặc điểm trên, nhân tố giao phối không ngẫu nhiên có mấy đặc điểm?

  • A

    5

  • B

    4

  • C

    3

  • D

    2

Câu 23 :

Một quần thể có thành phần kiểu gen biến đổi qua các thế hệ như sau:

Quần thể trên đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào?

  • A

    Giao phối không ngẫu nhiên

  • B

    Di nhập gen

  • C

    Yếu tố ngẫu nhiên

  • D

    Chọn lọc tự nhiên chống lại thể dị hợp

Câu 24 :

Bệnh Bạch tạng là không phổ biến ở Mỹ nhưng lại ảnh hưởng tới 1/200 ở người Hopi Ấn Độ nhóm người này theo đạo và chỉ kết hôn với những người cùng đạo. Nhân tố tạo nên tỷ lệ người mang bệnh cao ở nhóm người này là:

  • A

    Giao phối không ngẫu nhiên

  • B

    Di nhập cư

  • C

    Phiêu bạt gen

  • D

    Chọn lọc tự nhiên

Câu 25 :

Cho các nhân tố:

(1) Đột biến.                                           

(2) Giao phối ngẫu nhiên.                 

(3) Chọn lọc tự nhiên.

(4) Di - nhập gen.                                  

(5) Các yếu tố ngẫu nhiên.

Có bao nhiêu nhân tố trên có thể làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể?

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    1

  • D

    4

Câu 26 :

Nhân tố tiến hóa có thể làm chậm quá trình tiến hóa hình thành loài mới là

  • A

    Giao phối.

  • B

    Di – nhập gen.

  • C

    Đột biến.    

  • D

    Chọn lọc tự nhiên.

Câu 27 :

Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho tất cả các nhân tố tiến hóa?

  • A

    Làm xuất hiện các alen mới cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc.

  • B

    Làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

  • C

    Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

  • D

    Làm tăng tính đa dạng và phong phú về vốn gen của quần thể.

Câu 28 :

Ở một loài côn trùng, đột biến gen A tạo nên alen a; Thể đột biến có mắt lồi hơn thể bình thường, giúp chúng kiếm ăn tốt hơn và tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường, nhưng làm mất khả năng sinh sản. Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, đột biến trên là:

  • A

    Có lợi cho sinh vật.  

  • B

    Là đột biến trung tính.

  • C

    Là đột biến vô nghĩa.       

  • D

    Có hại cho sinh vật.

Câu 29 :

Từ một quần thể sinh vật trên đất liền, một cơn bão to đã tình cờ đưa hai nhóm chim nhỏ đến hai hòn đảo ngoài khơi. Hai hòn đảo này cách bờ một khoảng bằng nhau và có cùng điều kiện khí hậu như nhau.Giả sử sau một thời gian tiến hóa khá dài, trên hai đảo đã hình thành nên hai loài chim khác nhau và khác cả với loài gốc trên đất liền mặc dù điều kiện môi trường trên các đảo dường như vẫn không thay đổi. Nguyên nhân nào có thể xem là nguyên nhân đầu tiên góp phần hình thành nên các loài mới này?

  • A

    Đột biến

  • B

    Chọn lọc tự nhiên

  • C

    Yếu tố ngẫu nhiên

  • D

    Di nhập gen

Câu 30 :

Ở một loài động vật, màu sắc lông do một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Kiểu gen AA quy định lông xám, kiểu gen Aa quy định lông vàng và kiểu gen aa quy định lông trắng. Cho các trường hợp sau:

(1) Các cá thể lông xám có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.

(2) Các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.

(3) Các cá thể lông trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.

(4) Các cá thể lông trắng và các cá thể lông xám đều có sức sống và khả năng sinh sản kém như nhau, các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.

Giả sử một quần thể thuộc loài này có thành phần kiểu gen là 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. Chọn lọc tự nhiên sẽ  làm thay đổi tần số alen chậm hơn ở các quần thể nào:

  • A

    (1), (3).

  • B

    (1), (2).

  • C

    (2), (4).

  • D

    (3), (4).

Câu 31 :

Giao phối ngẫu nhiên không phải là một nhân tố tiến hóa nhưng có vai trò quan trọng đối với tiến hóa. Có bao nhiêu nhận xét đúng khi đề cập đến vai trò của giao phối ngẫu nhiên đối với tiến hóa?

1. Làm cho đột biến được phát tán trong quần thể

2. Góp phần tạo ra các tổ hợp gen thích nghi

3. Làm trung hòa tính có hại của alen đột biến

4. Làm tăng kiểu gen đồng hợp giảm kiểu gen dị hợp

5. Làm cho quần thể ổn định qua các thế hệ

  • A

    3

  • B

    5

  • C

    2

  • D

    4

Câu 32 :

Theo học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, trong các nhân tố tiến hóa sau đây, có bao nhiêu nhân tố có khả năng làm thay đổi cả tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể?

I. Chọn lọc tự nhiên

II. Các yếu tố ngẫu nhiên

III. Giao phối không ngẫu nhiên

IV. Di - nhập gen

  • A
    3
  • B
    1
  • C
    2
  • D
    4

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đối với tiến hóa:

  • A

    Đột biến tự nhiên được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp, trong đó đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu.

  • B

    Đột biến tự nhiên được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp, trong đó đột biến NST là nguồn nguyên liệu chủ yếu.

  • C

    Đột biến tự nhiên được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp, trong đó đột biến trung tính là nguồn nguyên liệu chủ yếu.

  • D

    Đột biến tự nhiên được xem là nguồn nguyên liệu thứ cấp, trong đó đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đối với tiến hóa,đột biến tự nhiên được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp, trong đó đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu.

Câu 2 :

Biến dị di truyền là rất quan trọng đối với các quần thể sinh vật. Vì

  • A

    Nhờ đó mà các con đực và con cái của loài trinh sản có thể phân biết được nhau.

  • B

    Nhờ đó sự tiến hóa được định hưởng.

  • C

    Chúng cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc.

  • D

    Nhờ đó chúng ta mới phân loại được các loài sinh vật

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Biến dị di truyền là rất quan trọng đối với các quần thể sinh vật vì chúng cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc, do đó giúp quần thể có khả năng thích nghi với sự biến đổi của môi trường.

Câu 3 :

Tại sao phần lớn đột biến gen là có hại nhưng nó vẫn có vai trò trong quá trình tiến hóa?

  • A

    Gen đột biến có thể có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại có lợi hoặc trung tính trong tổ hợp gen khác.

  • B

    Tần số đột biến gen tự nhiên là rất nhỏ nên tác hại của đột biến gen là không đáng kể.

  • C

    Chọn lọc tự nhiên luôn đào thải được các gen lặn có hại.

  • D

    Đột biến gen luôn tạo được ra kiểu hình mới.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Gen đột biến không phải lúc nào cũng gây hại cho cơ thể sinh vật.

Lời giải chi tiết :

Mức độ gây hại của một alen đột biến còn phụ thuộc vào môi trường và tổ hợp mang gen đó. Gen đột biến có thể có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại có lợi hoặc trung tính trong tổ hợp gen khác.

B sai vì, tuy tần số đột biến của 1 gen thấp nhưng hệ gen có rất nhiều gen, nên tần số xảy ra đột biến cao.

C sai vì CLTN không thể đào thải alen lặn có hại ra khỏi quần thể vì alen lặn tồn tại trong cơ thể dị hợp tử.

D sai vì không phải lúc nào đột biến cũng tạo ra kiểu hình mới, VD: đột biến hình thành alen lặn, cơ thể phải ở trạng thái đồng hợp lặn mới biểu hiện ra kiểu hình.

Câu 4 :

Ở động vật, hiện tượng nào sau đây dẫn đến sự di nhập gen ?

  • A

    Sự biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua giao phối tự do và ngẫu nhiên

  • B

    Sự giao phối giữa các cá thể trong một quần thể

  • C

    Sự phát sinh các đột biến gen xuất hiện trong quần thể.

  • D

    Sự di cư của các cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sự di cư của các cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác dẫn đến sự di nhập gen.

Câu 5 :

Khi nói về di – nhập gen, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A

    Kết quả của di – nhập gen là luôn dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

  • B

    Các cá thể nhập cư có thể mang đến những alen mới làm phong phú thêm vốn gen của quần thể

  • C

    Nếu số lượng cá thể nhập cư bằng số lượng cá thể xuất cư thì chắc chắn không làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.

  • D

    Hiện tượng xuất cư chỉ làm thay đổi tần số alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ý A sai vì nhập gen có thể làm giàu vốn gen của quần thể

Ý C sai vì lượng cá thể xuất cư có thể mang kiểu gen khác số cá thế nhập cư làm thay đổi cấu trúc di truyềnc ủa quần thể.

Ý D sai vì xuất cư có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen

Các cá thể nhập cư có thể mang đến những alen mới làm phong phú thêm vốn gen của quần thể

Câu 6 :

Đâu không phải là đặc điểm mà các nhân tố di – nhập gen và nhân tố đột biến gen đều có?

  • A

    Đều có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể

  • B

    Đều làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định

  • C

    Đều có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể

  • D

    Đều làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ý sai là D vì cả di nhập gen và đột biến đều làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.

Câu 7 :

Nhân tố tiến hóa có khả năng làm thay đổi tần số các alen thuộc 1 locus gen trong quần thể theo hướng xác định là

  • A

    Di nhập gen.  

  • B

    Biến động di truyền.  

  • C

    Chọn lọc tự nhiên.

  • D

    Đột biến.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen theo hướng xác định là chọn lọc tự nhiên.

Câu 8 :

Cho các nhận định sau:

1. Chọn lọc tự nhiên tạo ra các cá thể thích nghi với môi trường sống.

2. Chọn lọc chống lại alen trội làm thay đổi tần số alen nhanh hơn alen lặn.

3. Chọn lọc tự nhiên tác động không phụ thuộc kích thước quần thể.

4. Chọn lọc tự nhiên có thể đào thải hoàn toàn một alen lặn ra khỏi quần thể.

Nhận định đúng về đặc điểm của chọn lọc tự nhiên là

  • A

    (2), (4).

  • B

    (3), (4).

  • C

    (2), (3).

  • D

    (1), (3)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các ý đúng là: (2),(3)

Ý (1) sai vì chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc các kiểu hình thích nghi với môi trường.

Ý (4) sai vì CLTN không thể đào thải hoàn toàn 1 alen lặn ra khỏi quần thể vì nó còn tồn tại.

Câu 9 :

Chọn lọc tự nhiên diễn ra trên quy mô lớn và thời gian lịch sử lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng

  • A

    Hình thành các đơn vị phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành.

  • B

    Đào thải các biến dị mà con người không ưa thích.

  • C

    Tích lũy các biến dị đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của loài người

  • D

    Hình thành những loài mới từ một loài ban đầu, các loài này được phân loại học xếp vào cùng một chi.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chọn lọc diễn ra ở các đơn vị quần thể và trên quần thể.

Lời giải chi tiết :

Chọn lọc tự nhiên diễn ra trên quy mô lớn và thời gian lịch sử lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng: hình thành các đơn vị phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành.

D đúng một phần nhưng chưa đủ do thực hiện trên qui mô rộng lớn nên sẽ tạo ra được nhiều phân loại hơn

Câu 10 :

Các hình thức chọn lọc nào sau đây diễn ra khi điều kiện sống thay đổi?

  • A

    Chọn lọc vận động, chọn lọc giới tính.

  • B

    Chọn lọc vận động, chọn lọc ổn định.

  • C

    Chọn lọc vận động, chọn lọc phân hóa.

  • D

    Chọn lọc phân hóa, chọn lọc ổn định

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Điều kiện sống thay đổi, những cá thể có kiểu hình thích nghi được mới có khả năng sống. đây là chọn lọc vận động, chọn lọc phân hóa.

Câu 11 :

Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:

P: 0,20AA + 0,30Aa + 0,50aa = 1      

F1: 0,30AA + 0,25Aa + 0,45aa = 1

F2: 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1

F3: 0,55AA + 0,15Aa + 0,30aa = 1

F4: 0,75AA + 0,10Aa + 0,15aa = 1

Biết A trội hoàn toàn so với a. Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?

  • A

    Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn.

  • B

    Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.

  • C

    Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp.

  • D

    Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.

Đáp án : D

Phương pháp giải :
  • Xét sự biến đổi tần số alen của quần thể qua các thế hệ
  • Xác định tác động của CLTN
Lời giải chi tiết :

Nhận xét đúng là: chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ dần các cá thể mang kiểu hình lặn

Câu 12 :

Chó biển phía bắc bị dịch bệnh và chết đi rất nhiều, điều đó đã làm giảm biến dị trong quần thể. Thiếu đi biến dị ở quần thể chó biển phía Bắc là ví dụ của

  • A

    Chọn lọc nhân tạo

  • B

    Yếu tố ngẫu nhiên

  • C

    Đột biến

  • D

    Di nhập gen

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Dịch bệnh là một yếu tố ngẫu nhiên của môi trường gây nên sự biến đổi đột ngột về tần số alen không theo một chiều hướng nhất định ở quần thể.

Câu 13 :

Yếu tố ngẫu nhiên

  • A

    Luôn làm tăng vốn gen của quần thể

  • B

    Luôn làm tăng sự đa dạng sinh di truyền của sinh vật

  • C

    Đào thải hết các alen có hại khỏi quần thể, chỉ giữ lại alen có lợi

  • D

    Làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định.

Câu 14 :

Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?

  • A

    Nếu không xảy ra đột biến và các yếu tố ngẫu nhiên thì không thể làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.

  • B

    Một quần thể đang có kích thước lớn, nhưng do các yếu tố bất thường làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác với vốn gen của quần thể ban đầu.

  • C

    Với quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.

  • D

    Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên có thể dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, làm giảm sự đa dạng di truyền.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ý sai là A, CLTN vẫn có thể làm thay đổi tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.

Câu 15 :

Trong trường hợp nào sau đây thì ảnh hưởng của yếu tố ngẫu nhiên đến sự tiến hóa của quần thể là lớn nhất?

  • A

    Kích thước của quần thể nhỏ

  • B

    Các cá thể trong quần thể ít có sự cạnh tranh

  • C

    Kích thước quần thể lớn

  • D

    Các cá thể trong quần thể có sự cạnh tranh khốc liệt

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khi kích thước quần thể nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên có ảnh hưởng lớn nhất.

Câu 16 :

Một gen lặn có hại có thể biến mất hoàn toàn khỏi quần thể do:

  • A

    Di - Nhập gen.

  • B

    Đột biến ngược.

  • C

    Yếu tố ngẫu nhiên.

  • D

    Chọn lọc tự nhiên.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Một gen lặn có hại có thể biến mất hoàn toàn khỏi quần thể là do các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 17 :

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:

Nhiều khả năng, quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?

  • A

    Giao phối không ngẫu nhiên.

  • B

    Đột biến gen.

  • C

    Các yếu tố ngẫu nhiên.

  • D

    Chọn lọc tự nhiên.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Quần thể đang ở trạng thái cân bằng, chỉ có sự thay đổi thành phần KG ở thế hệ thứ 3.

Lời giải chi tiết :

Từ thế hệ thứ 2 sang thế hệ thứ 3 thì thành phần kiểu gen thay đổi đột ngột, vô hướng

→ Ảnh hưởng bởi các yếu tố ngẫu nhiên

Câu 18 :

Sự giống nhau của hiện tượng “thắt cổ chai” và “kẻ sáng lập” là

  • A

    Quần thể được phục hồi có tỉ lệ đồng hợp tử cao.

  • B

    Có thể hình thành loài mới ở chính môi trường ban đầu.

  • C

    Làm tăng số lượng quần thể của loài.

  • D

    Tạo ra quần thể mới đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hiệu ứng thắt cổ chai: xảy ra khi số lượng cá thể của 1 quần thể lớn bị giảm mạnh bởi một thảm hoạ.

Hiệu ứng người sáng lập: xảy ra khi một quần thể mới được thành lập từ một ít các cá thể không đặc trưng cho vốn gen của quần thể gốc.

Lời giải chi tiết :

Sự giống nhau của hiện tượng thắt cổ chai và kẻ sáng lập là A

Do hiện tượng thắt cổ chai là còn 1 số ít cá thể còn sống sót còn hiện tượng kẻ sáng lập là một nhóm cá thể di cư

→ Dẫn đến hiện tượng giao phối không ngẫu nhiên ( giao phối cận huyết ) → tăng tỉ lệ thuần chủng

Câu 19 :

Trong quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên đều có vai trò

  • A

    Làm một gen có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể.

  • B

    Có thể xuất hiện alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

  • C

    Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

  • D

    Góp phần loại bỏ alen lặn ra khỏi quần thể.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên đều có vai trò: làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

Câu 20 :

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, giao phối không ngẫu nhiên thường làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng

  • A

    Tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử.

  • B

    Giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp tử trội và tăng dần tần số kiểu gen dị hợp tử

  • C

    Tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử trội và giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp tử lặn.

  • D

    Giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp tử lặn và tăng dần tần số kiểu gen dị hợp tử.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Giao phối không ngẫu nhiên thường làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp, giảm dần tần số kiểu gen dị hợp

Câu 21 :

Quá trình giao phối không ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa vì:

  • A

    Làm thay đổi tần số các kiểu gen trong quần thể

  • B

    Tạo ra trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể

  • C

    Làm thay đổi tần số các alen trong quần thể

  • D

    Làm thay đổi tần số các alen và các kiểu gen trong quần thể

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Quá trình giao phối không ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa vì: Làm thay đổi tần số các kiểu gen trong quần thể

Câu 22 :

Cho các đặc điểm sau của các nhân tố tiến hóa:

1. Làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng nhất định

2. Có thể dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền

3. Cung cấp nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hóa

4. Làm thay đổi thành phần kiểu gen nhưng không thay đổi tần số alen của quần thể

5. Có thể làm phong phú vốn gen của quần thể

6. Làm tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp, giảm dần tần số kiểu gen dị hợp

Trong các đặc điểm trên, nhân tố giao phối không ngẫu nhiên có mấy đặc điểm?

  • A

    5

  • B

    4

  • C

    3

  • D

    2

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Giao phối không ngẫu nhiên có các đặc điểm sau: 2, 3, 4, 6

(1) (5) Sai vì giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể

Câu 23 :

Một quần thể có thành phần kiểu gen biến đổi qua các thế hệ như sau:

Quần thể trên đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào?

  • A

    Giao phối không ngẫu nhiên

  • B

    Di nhập gen

  • C

    Yếu tố ngẫu nhiên

  • D

    Chọn lọc tự nhiên chống lại thể dị hợp

Đáp án : A

Phương pháp giải :
  • Xét sự thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể qua các thế hệ
  • Xác định nhân tố tiến hóa đang tác động lên quần thể.
Lời giải chi tiết :

Ta thấy tỷ lệ đồng hợp ngày càng tăng, dị hợp ngày càng giảm, tỷ lệ tăng của đồng hợp lặn và đồng hợp trội là như nhau.

Quần thể đang chịu tác động của giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 24 :

Bệnh Bạch tạng là không phổ biến ở Mỹ nhưng lại ảnh hưởng tới 1/200 ở người Hopi Ấn Độ nhóm người này theo đạo và chỉ kết hôn với những người cùng đạo. Nhân tố tạo nên tỷ lệ người mang bệnh cao ở nhóm người này là:

  • A

    Giao phối không ngẫu nhiên

  • B

    Di nhập cư

  • C

    Phiêu bạt gen

  • D

    Chọn lọc tự nhiên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhóm người Hopi Ấn Độ theo đạo và chỉ kết hôn với những người cùng đạo.

Lời giải chi tiết :

Chỉ kết hôn với những người cùng đạo → do giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 25 :

Cho các nhân tố:

(1) Đột biến.                                           

(2) Giao phối ngẫu nhiên.                 

(3) Chọn lọc tự nhiên.

(4) Di - nhập gen.                                  

(5) Các yếu tố ngẫu nhiên.

Có bao nhiêu nhân tố trên có thể làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể?

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    1

  • D

    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Các nhân tố này làm quần thể đa dạng về alen và KG.

Lời giải chi tiết :

Các yếu tố làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể là: 1,2,4

Chọn lọc tự nhiên chỉ có vai trò sàng lọc, làm tăng số lượng kiểu hình thích nghi.

Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen 1 cách đột ngột, làm giảm đa dạng di truyền.

Câu 26 :

Nhân tố tiến hóa có thể làm chậm quá trình tiến hóa hình thành loài mới là

  • A

    Giao phối.

  • B

    Di – nhập gen.

  • C

    Đột biến.    

  • D

    Chọn lọc tự nhiên.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Loài mới được hình thành khi sự tích lũy các sai khác giữa các quần thể đủ để tạo ra cách ly sinh sản.

Lời giải chi tiết :

Nhân tố tiến hóa có thể làm chậm quá trình hình thành loài mới là di – nhập gen

Bởi vì di – nhập gen giữa 2 quần thể làm giảm bớt sự khác biệt về vốn gen giữa 2 quần thể được tạo ra bởi nhân tố tiến hóa khác

Câu 27 :

Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho tất cả các nhân tố tiến hóa?

  • A

    Làm xuất hiện các alen mới cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc.

  • B

    Làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

  • C

    Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

  • D

    Làm tăng tính đa dạng và phong phú về vốn gen của quần thể.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tất cả các nhân tố có tác động này lên quần thể thì mới được coi là nhân tố tiến hóa.

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm chung của các nhân tố tiến hóa là làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể

Câu 28 :

Ở một loài côn trùng, đột biến gen A tạo nên alen a; Thể đột biến có mắt lồi hơn thể bình thường, giúp chúng kiếm ăn tốt hơn và tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường, nhưng làm mất khả năng sinh sản. Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, đột biến trên là:

  • A

    Có lợi cho sinh vật.  

  • B

    Là đột biến trung tính.

  • C

    Là đột biến vô nghĩa.       

  • D

    Có hại cho sinh vật.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đột biến trên giúp sinh vật có ưu thế sinh trưởng trong quần thể nhưng lại làm mất khả năng sinh sản của chúng.

Lời giải chi tiết :

Theo quan điểm hiện đại, đây là đột biến có hại cho sinh vật do chúng đã làm mất khả năng sinh sản của sinh vật, sinh vật không có khả năng di truyền các đặc điểm này cho thế hệ sau.

Câu 29 :

Từ một quần thể sinh vật trên đất liền, một cơn bão to đã tình cờ đưa hai nhóm chim nhỏ đến hai hòn đảo ngoài khơi. Hai hòn đảo này cách bờ một khoảng bằng nhau và có cùng điều kiện khí hậu như nhau.Giả sử sau một thời gian tiến hóa khá dài, trên hai đảo đã hình thành nên hai loài chim khác nhau và khác cả với loài gốc trên đất liền mặc dù điều kiện môi trường trên các đảo dường như vẫn không thay đổi. Nguyên nhân nào có thể xem là nguyên nhân đầu tiên góp phần hình thành nên các loài mới này?

  • A

    Đột biến

  • B

    Chọn lọc tự nhiên

  • C

    Yếu tố ngẫu nhiên

  • D

    Di nhập gen

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nguyên nhân này khiến cho các quần thể con tách ra từ quần thể gốc và không thể trao đổi vốn gen với nhau.

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân có thể xem là nguyên nhân đầu tiên là yếu tố ngẫu nhiên: cơn bão to

Yếu tố này đã góp phần chia cắt quần thể ban đầu thành 3 quần thể nhỏ không thể trao đổi vốn gen với nhau. Từ đây, các quần thể nhỏ phát triển theo hướng riêng của mình. Đây là hiệu ứng người sáng lập.

Câu 30 :

Ở một loài động vật, màu sắc lông do một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Kiểu gen AA quy định lông xám, kiểu gen Aa quy định lông vàng và kiểu gen aa quy định lông trắng. Cho các trường hợp sau:

(1) Các cá thể lông xám có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.

(2) Các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.

(3) Các cá thể lông trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.

(4) Các cá thể lông trắng và các cá thể lông xám đều có sức sống và khả năng sinh sản kém như nhau, các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.

Giả sử một quần thể thuộc loài này có thành phần kiểu gen là 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. Chọn lọc tự nhiên sẽ  làm thay đổi tần số alen chậm hơn ở các quần thể nào:

  • A

    (1), (3).

  • B

    (1), (2).

  • C

    (2), (4).

  • D

    (3), (4).

Đáp án : C

Phương pháp giải :
  • Xét sự thay đổi tần số alen qua các thế hệ của từng quần thể.
  • Xác định quần thể mà tần số alen thay đổi chậm
Lời giải chi tiết :

Chọn lọc tự nhiên sẽ làm quần thể (2) và (4) thay đổi chậm hơn

Vì quần thể 2, cá thể Aa sức sống kém, cá thể AA và aa bình thường. Do đó tỉ lệ giao tử A và a tạo ra trong quần thể là 0,5

Tương tự quần thể 4 nếu AA và aa sinh sản kém, Aa sinh sản bình thường tạo ra A = a = 0,5

Câu 31 :

Giao phối ngẫu nhiên không phải là một nhân tố tiến hóa nhưng có vai trò quan trọng đối với tiến hóa. Có bao nhiêu nhận xét đúng khi đề cập đến vai trò của giao phối ngẫu nhiên đối với tiến hóa?

1. Làm cho đột biến được phát tán trong quần thể

2. Góp phần tạo ra các tổ hợp gen thích nghi

3. Làm trung hòa tính có hại của alen đột biến

4. Làm tăng kiểu gen đồng hợp giảm kiểu gen dị hợp

5. Làm cho quần thể ổn định qua các thế hệ

  • A

    3

  • B

    5

  • C

    2

  • D

    4

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Giao phối ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen, kiểu gen của quần thể

Lời giải chi tiết :

Các nhận xét đúng là: (1),(2),(3)

Ý (4) sai vì ngẫu phối không làm thay đổi tần số alen, kiểu gen của quần thể. → không có ý nghĩa với tiến hóa. → (5) sai.

Câu 32 :

Theo học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, trong các nhân tố tiến hóa sau đây, có bao nhiêu nhân tố có khả năng làm thay đổi cả tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể?

I. Chọn lọc tự nhiên

II. Các yếu tố ngẫu nhiên

III. Giao phối không ngẫu nhiên

IV. Di - nhập gen

  • A
    3
  • B
    1
  • C
    2
  • D
    4

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong các nhân tố trên, chỉ có giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen, các nhân tố còn lại đều làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

close