Đề số 8 – Đề kiểm tra học kì 2 – Sinh 12

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Sinh học 12

Quảng cáo

Đề bài

Câu 1. Cho các phát biểu dưới đây về quá trình hình thành loài mới trong tự nhiên:

1. Hình thành quần thể thích nghi là hình thành loài mới.

2. Loài mới tồn tại như một mắt xích trong hệ sinh thái.

3. Hình thành loài bằng cách li địa lí thường diễn ra chậm chạp.

4. Hình thành loài bằng cách li tập tính xảy ra ở động vật.

5. Loài mới cách li sinh sản với quần thể gốc

6. Quá trình thành loài mới gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.

Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 4                                      B. 3

C. 5                                      D. 2

Câu 2. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật có sinh khối lớn nhất là

A. sinh vật tiêu thụ cấp II.

B. sinh vật tiêu thụ cấp I

C. sinh vật phân hủy

D. sinh vật sản xuất

Câu 3. Nhận định nào dưới đây không đúng khi mô tả về hệ sinh thái?

A. Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh

B. Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định

C. Trong hệ sinh thái chỉ có sự trao đổi vật chất mà không có sự trao đổi năng lượng

D. Kích thước hệ sinh thái rất đa dạng

Câu 4. Các cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại, chúng có thể thực hiện các chức năng khác nhau gọi là các

A. cơ quan tương thích

B. cơ quan thoái hóa

C. cơ quan tương đồng

D. cơ quan tương tự.

Câu 5. Đặc điểm của quan hệ cộng sinh?

A. Hợp tác giữa 2 loài, một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại

B. Hợp tác giữa 2 loài, tất cả đều có lợi nhưng không bắt buộc giữa 2 loài

C. Các loài tranh giành nhau nguồn sống, các loài đều bất lợi

D. Hợp tác chặt chẽ  giữa 2 loài, tất cả đều có lợi

Câu 6. Trong chu  trình cacbon, CO2 trong tự nhiên từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật nhờ quá trình nào?

A. Hô hấp của sinh vật.

B. Quang hợp của cây xanh.

C. Phân giải chất hữu cơ.

D. Khuếch tán

Câu 7. Khoảng thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể đó được sinh ra cho đến khi nó chết do già được gọi là

A. tuổi sinh thái.

B. tuổi quần thể.

C. tuổi sinh lí 

D. tuổi trung bình.

Câu 8. Nguyên nhân nào dưới đây không phải là nguyên nhân của diễn thế sinh thái?

A. Sự hợp tác chặt chẽ giữa các loài trong quần xã

B. Sự khai thác tài nguyên sinh vật quá mức của con người

C. Sự tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã

D. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã

Câu 9. Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa, đây là ứng ụng của hiện tượng

A. cạnh tranh cùng loài.

B. khống chế sinh học

C. cân bằng sinh học

D. hỗ trợ giữa các loài.

Câu 10. Để xác định mật độ của một quần thể, người ta cần biết số lượng cá thể trong quần thể và

A. tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.

B. kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể.

C. diện tích hoặc thể tích khu vực phân bố của chúng.

D. các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thể.

Câu 11. Điều nào không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự biến đổi số lượng của quần thể?

A. Mức tử vong

B. Mức xuất cư và nhập cư 

C. Mức cạnh tranh.

D. Mức sinh sản

Câu 12. Nhận định nào dưới đây không đúng khi phát biểu về thành phần loài của quần xã?

A. Số lượng các loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài là mức độ đa dạng của quần xã.

B. Quần xã ổn định thường có mức độ đa dạng cao hơn quần xã suy thoái

C. Loài đặc trưng là loài có số lượng nhiều,sinh khối lớn, hoạt động mạnh

D. Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã

Câu 13. Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian gọi là

A. ổ sinh thái.

B. giới hạn sinh thái.

C. nhân tố sinh thái.

D. mối quan hệ sinh thái.

Câu 14. Ví dụ nào dưới đây là ví dụ về mối quan hệ hợp tác?

A. Phong lan và thân cây gỗ

B. Chim sáo và trâu rừng

C. Lúa và cỏ dại 

D. Trùng roi và mối

Câu 15. Ví dụ nào dưới đây không phải là quan hệ hỗ trợ cùng loài?

A. Phong lan bám trên thân cây gỗ.

B. Bồ nông xếp thành hàng bắt cá.

C. Các cây cùng loài sống thành bụi.

D. Đàn chó rừng cùng săn mồi.

Câu 16. Đặc trưng của diễn thế thứ sinh?

A. Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn khác nhau

B. Sự biến đổi vế điều kiện tự nhiên

C. Khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật

D. Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sinh sống

Câu 17. Trong các phát biểu về kích thước của quần thể sinh vật sau, phát biểu nào không đúng?

A. Kích thước quần thể luôn thay đổi và chỉ phụ thuộc vào mức độ sinh sản, mức độ tử vong của các cá thể.

B. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

C. Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng các cá thể hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

D. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.

Câu 18. Chu trình sinh địa hoá là

A. chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên.

B. sự trao đổi vật chất trong nội bộ quần xã.

C. sự trao đổi vật chất giữa các loài sinh vật thông qua chuỗi và lưới thức ăn.

D. sự trao đổi vật chất giữa sinh vật tiêu thụ và sinh vật sản xuất.

Câu 19. Vai trò của nhóm sinh vật phân giải trong hệ sinh thái?

A. Phân giải xác chết và chất thải của sinh vật thành các chất vô cơ

B. Sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ

C. Biến đổi quang năng thành hóa năng

D. Hấp thụ các chất vô cơ mở đầu cho chu trình sinh địa hóa

Câu 20. Ở mỗi bậc dinh dưỡng phần lớn năng lượng bị tiêu hao do

A. hô hấp, tạo nhiệt của cơ thể sinh vật

B. các bộ phận rơi rụng ở động vật

C. các bộ phận rơi rụng của thực vật

D. các chất thải

Câu 21. Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.

II. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm mức tử vong tăng.

III. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

IV. Kí sinh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể đều là các hiện tượng của quan hệ cạnh tranh cùng loài.

A. 2                                      B. 1

C. 4                                      D. 3

Câu 22. Cho các giai đoạn của một quá trình diễn thế sau:

(1) Rừng lim

(2) Rừng thưa cây gỗ nhỏ

(3) Rừng cây bụi và cỏ

(4) Vùng đất hoang

Sắp xếp đúng khi miêu tả về diễn thế nguyên sinh là:

A. (1) → (2) → (3) → (4).

B. (4) → (3) → (1) → (2).

C. (1) → (3) → (2) → (4).

D. (4) → (3) → (2) → (1).

Câu 23. Cá chép có giới hạn sinh thái về nhiệt độ tương ứng: 2oC, 28oC, 44oC. Cá rô phi có giới hạn sinh thái về nhiệt độ tương ứng: 5oC, 30oC, 42oC. Phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn cá chép vì có nhiệt độ cực thuận cao hơn.

B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi.

C. Cá rô phi chịu lạnh và chịu nóng tốt hơn cá chép

D. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn cá chép

Câu 24. Phát biểu nào sau đây đúng về sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất?

A. Hóa thạch là bằng chứng gián tiếp để nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới.

B. Bò sát cổ tuyệt diệt ở kỉ Jura

C. Sinh vật nhân thực đầu tiên xuất hiện ở đại Cổ sinh

D. Loài người xuất hiện vào đầu kỉ Đệ Tứ ở đại Tân sinh

Câu 25. Cho các nhân tố tiến hóa sau:

1. Đột biến.

2. Giao phối không ngẫu nhiên.           

3. Chọn lọc tự nhiên.

4. Yếu tố ngẫu nhiên.  

Có bao nhiêu nhân tố làm giảm đa dạng di truyền của quần thể?

A. 2                                      B. 3

C. 1                                      D. 4

Câu 26. Ví dụ nào dưới đây là ví dụ của hệ sinh thái nhân tạo?

A. Xa mạc

B. Đồng lúa

C. Đồng rêu hàn đới

D. Rạn san hô

Câu 27. Linh miêu Bắc Mĩ dao động số lượng theo chu kì năm rất tuần hoàn. Nguyên nhân nào đưa đến hiện tượng đó?

A. Sự thay đổi của lượng mưa

B. Nguồn thức ăn là thỏ Bắc Mĩ biến động theo chu kì nhiều năm

C. Dịch bệnh.

D. Nhiệt độ biến đổi.

Câu 28. Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về môi trường sống?

A. Đa số các loài động vật sống trong môi trường đất 

B. Phần lớn sinh vật trên Trái Đất sống ở môi trường trên cạn.

C. Môi trường trên cạn bao gồm mặt đất và lớp khí quyển.

D. Môi trường nước gồm những vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn có sinh vật thủy sinh

Câu 29. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật?

A. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao.

B. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định.

C. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.

D. Trong tất cả các quần xã sinh vật trên cạn, chỉ có loại chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng.

Câu 30. Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới

A. hình thức khai thác nguồn sống của quần thể.

B. khối lượng nguồn sống trong môi trường phân bố của quần thể.

C.  tập tính sống bầy đàn và hình thức di cư của các cá thể trng quần thể.

D. mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.

Câu 31. Tập hợp các sinh vật nào dưới đây sống trong một đầm nước ngọt được gọi là quần thể?

A. Ếch và nòng nọc

B. Cá mè trắng và cá mè hoa.

C. Thực vật sống ven bờ.

D. Cá rô phi đơn tính.

Câu 32. Cho một chuỗi thức ăn có châu chấu ăn lá ngô, chim chích, rắn hổ mang ăn. Trong chuỗi thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là

A. châu chấu.

B. chim chích .

C. rắn hổ mang và chim chích.

D. rắn hổ mang.

Câu 33. Năng lượng tiêu hao càng lớn khi

A. chuỗi thức ăn ngắn

B. chuỗi thức ăn dài

C. chuỗi thức ăn trung bình

D. có lưới thức ăn

Câu 34. Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau:

Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal

Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal

Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal

Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1620 Kcal

Hiệu suất sinh thái giữa bật dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bật dinh dưỡng cấp 4 với bật dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là :

A. 9% và 10%

B. 12% và 10%

C. 10% và 12%

D. 10% và 9%

Câu 35. Chu trình sinh địa hoá có vai trò

A. duy trì sự cân bằng năng lượng trong sinh quyển

B. duy trì sự cân bằng trong quần xã

C. duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển

D. duy trì sự cân bằng vật chất và năng lượng trong sinh quyển

Câu 36. Ví dụ nào dưới đây là ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh?

A. Bò và cỏ

B. Tảo giáp và động vật sống trong nước

C. Giun và gà

D. Lúa và cỏ dại

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1C 2D 3C 4C 5D 6B
7A 8A 9B 10C 11C 12C
13B 14B 15A 16D 17A 18A
19A 20A 21D 22D 23B 24D
25B 26B 27B 28A 29C 30D
31A 32B 33A 34D 35C 36D

Câu 1

Các phát biểu đúng là: 2,3,4,5,6

Ý (1) sai, quần thể thích nghi chưa phải là loài mới

Chọn C

Câu 2 

Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật có sinh khối lớn nhất là sinh vật sản xuấ

Chọn D

Câu 3 

Phát biểu sai là C, trong hệ sinh thái có sự trao đổi vật chất và trao đổi năng lượng

Chọn C

Câu 4

Đây là cơ quan tương đồng

Chọn C

Câu 5 

Quan hệ cộng sinh có đặc điểm là cả hai loài đều có lợi, mối quan hệ này chặt chẽ

Chọn D

Câu 6

Trong chu trình cacbon, CO2 trong tự nhiên từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật nhờ quá trình quang hợp của cây xanh

Chọn B

Câu 7 

Khoảng thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể đó được sinh ra cho đến khi nó chết do già được gọi là tuổi sinh thái

Chọn A

Câu 8 

Ý A không phải nguyên nhân của diễn thế sinh thái

Chọn A

Câu 9

Đây là ứng dụng của khống chế sinh học (số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở mức nhất định do tác động của các mối quan hệ trong quần xã).

Chọn B

Câu 10

Đơn vị của mật độ là: số cá thể/đơn vị diện tích

Vậy để tính được mật độ cần biết số lượng cá thể và diện tích khu phân bố

Chọn C

Câu 11 

Mức cạnh tranh không ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng cá thể của quần thể

Chọn C

Câu 12

Phát biểu sai về thành phần loài của quần xã là C, loài đặc trưng chỉ có ở 1 quần xã nào đó hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng

Chọn C

Câu 13 

Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian gọi là giới hạn sinh thái.

Chọn B

Câu 14

A- Hội sinh

B- hợp tác

C- Cạnh tranh

D- cộng sinh

Chọn B

Câu 15

VD A không phải mối quan hệ hỗ trợ cùng loài, đây là mối quan hệ khác loài

Chọn A

Câu 16 

Đặc trưng của diễn thế thứ sinh là xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sinh sống

Chọn D

Câu 17 

Phát biểu sai là A, kích thước quần thể còn phụ thuộc vào sự xuất – nhập cư

Chọn A

Câu 18

Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên

Chọn A

Câu 19

Nhóm sinh vật phân giải có vai trò phân giải xác chết và chất thải của sinh vật thành các chất vô cơ

Chọn A

Câu 20

Ở mỗi bậc dinh dưỡng phần lớn năng lượng bị tiêu hao do hô hấp, tạo nhiệt của cơ thể sinh vật (>90%).

Chọn A

Câu 21

Các phát biểu đúng là: II, III, IV

I sai vì các cá thể trong quần thể cạnh tranh với nhau khi nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho các cá thể.

Chọn D

Câu 22 

Sắp xếp đúng khi miêu tả về diễn thế nguyên sinh là:(4) → (3) → (2) → (1).

Chọn D

Câu 23 

Loài sinh vật có giới hạn sinh thái càng rộng thì vùng phân bố càng rộng

Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn ( 42 so với 37).

Chọn B

Câu 24

Phát biểu đúng là D

A sai, hoá thạch là bằng chứng trực tiếp

B sai, bò sát cổ phát triển mạnh ở kỉ Jura

C sai, sinh vật nhân thực đầu tiên xuất hiện ở đại Nguyên sinh

Chọn D

Câu 25

Các nhân tố làm giảm đa dạng di truyền của quần thể là: 1,3,4

Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi vốn gen của quần thể

Chọn B

Câu 26 

Đồng lúa là hệ sinh thái nhân tạo

Chọn B

Câu 27 

Sự biến động của linh miêu Bắc Mĩ là do nguồn thức ăn là thỏ Bắc Mĩ biến động theo chu kì nhiều năm.

Chọn B

Câu 28 

Phát biểu sai về môi trường sống là A, các loài động vật sống ở môi trường đất, trên cạn, nước, sinh vật

Chọn A

Câu 29

Phát biểu đúng về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn là: C

A sai, cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ cao đến vĩ độ thấp

B sai, một loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn

D sai, còn có chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật ăn mùn bã

Chọn C

Câu 30 

Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể

Chọn D

Câu 31 

Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thế cùng loài, sinh sống trong một khoáng không gian nhất định, ở một thời điếm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
Tập hợp A được coi là quần thể vì chúng cùng loài

Chọn A

Câu 32 

Chuỗi thức ăn: lá ngô → châu chấu →chim chích → rắn hổ mang

Sinh vật tiêu thụ bậc 2 là chim chích

Chọn B

Câu 33 

Năng lượng tiêu hao càng lớn khi chuỗi thức ăn ngắn

Chọn A

Câu 34 

Phương pháp:

Công thức tính hiệu suất sinh thái \(H = \frac{{{E_n}}}{{{E_{n - 1}}}} \times 100\%\); En; En-1 là năng lượng tích luỹ ở bậc n và n-1

Cách giải:

-Cách xác định các bậc dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn như sau:

+ Sinh vật sản xuất là bậc dinh dưỡng cấp 1

+ Sinh vật tiêu thụ bậc 1 là bậc dinh dưỡng cấp 2

+ Sinh vật tiêu thụ bậc 2 là bậc dinh dưỡng cấp 3...

Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 là 18000/180000= 0,1 = 10%

Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 là 1620/18000 = 0,09 = 9%

Chọn D

Câu 35 

Chu trình sinh địa hoá có vai trò duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển

Chọn C

Câu 36 

Mối quan hệ giữa lúa và cỏ dại là mối quan hệ cạnh tranh

Chọn D

 

Nguồn: sưu tầm

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close