Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 3 - Chương I - Sinh 12

Giải Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 3 - Chương I - Sinh 12

Quảng cáo

Đề bài

Câu 1. Một phân tử ADN sau k lần nhân đôi thì số chuỗi polinucleotit có nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường được tổng hợp là:

A. 2 . (2k -1).                       B. 2. (2k– 1)

C. 2k– 1                               D. 2. 2k

Câu 2. Có một số phân tử ADN thực hiện tái bản 5 lần. nếu môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tổng hợp 62 mạch polinucleotit mới thì số phân tử ADN đã tham gia quá trình tái bản nói trên là:

A. 2                                        B. 3

C. 1                                        D. 4

Câu 3. Một phân tử ADN mạch kép nhân đôi một số lần liên tiếp đã tạo ra được 30 mạnh pôlinuclêôtit mới. Có bao nhiêu phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào.

A. 15                                      B. 14

C. 13                                      D. 16

Câu 4. Ở một sinh vật nhân thực, xét 6 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 180 mạch pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Hỏi mỗi phân tử ADN ban đầu đã nhân đôi mấy lần?

A. 3                                        B. 5

C. 4                                        D. 6

Câu 5. Người ta chuyển một số phân tử ADN của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Tất cả các ADN nói trên đều thực hiện tái bản 5 lần liên tiếp tạo được 512 phân tử ADN. Số phân tử ADN còn chứa N15 là:

A. 16                                      B. 5

C. 32                                      D. 10

Câu 6. Người ta nuôi cấy 8 vi khuẩnE. coli có ADN vùng nhân chỉ chứa N15 trong môi trường chỉ có N14. Sau ba thế hệ (tương đương 60 phút nuôi cấy), người ta đưa toàn bộ vi khuẩn được tạo thành sang nuôi cấy trong môi trường chỉ có N15. Sau một thời gian nuôi cấy tiếp đã tạo ra trong tất cả các vi khuẩn tổng cộng 1936 mạch đơn ADN vùng nhân chứa N15. Tổng tế bào vi khuẩn thu được ở thời điểm này là:

A. 1024                                  B. 970

C. 512                                    D. 2048

Câu 7. Một ADN tự sao k lần liền cần số nuclêôtit tự do là:

A. N × (2k-1).                      B. N × (2k -1)

C. N × (k/2 -1).                    D. N × (k -1).

Câu 8. ADN dài 5100 Å tự sao 5 lần liền cần số nuclêôtit tự do là:

A. 51000.                               B. 93000.

C. 46500.                               D. 96000.

Câu 9. Một mạch đơn của gen gồm 60 A, 30 T, 120 G, 80 X tự sao một lần sẽ cần:

A. A=T=180;G=X=120.

B. A=T=120; G=X=180.

C. A=T=90; G=x=200.

D. A=T=200; G=x=90

Câu 10. Một gen dài 5100 Å, có số liên kết hidro là 3900. Gen trên nhân đôi 2 lần đã lấy từ môi trường số nucleotide từng loại là:

A. A=T=1800; G=X=2700

B. A=T=900; G=X=600       

C. A=T=600; G=X=900

D. A=T=1200; G=X=1800

Câu 11. Hai gen I và II đều dài 3060 Å. Gen I có A = 20% và bằng 2/3 số G của gen II. Cả 2 gen đều nhân đôi một số lần, môi trường cung cấp tất cả 2160 Nu tự do loại X. Số lần nhân đôi của gen I và II là:

A. 1 và 2                                 B. 1 và 3

C. 2 và 3                                 D. 3 và 1

Câu 12. Số liên kết hydro được hình thành sau k lần nhân đôi của một gen là:

A. H× 2k.                             B. H× (2k-1).

C. 2H× (2k-1)                       D. H× 2k– 1

Câu 13. Gen dài 510 nm và có tỉ lệ A=1/3 số nuclêôtit của gen, khi tự nhân đôi hai lần liên tiếp sẽ có số liên kết hydro được hình thành là:

A. 14000.                               B. 21000.

C. 105000.                             D. 24000.

Câu 14. Một gen có 3600 nuclêôtit, có hiệu số nuclêôtit loại G với loại nuclêôtit khác chiếm 10% tổng số nuclêôtit của gen.Tính số liên kết hidro được hình thànhkhi gen nhân đôi 4 lần?

A. 70200                                B. 74880

C. 37440                                D. 140400

Câu 15. Số liên kết hydro bị hủy trong lần nhân đôi thứ k của một gen là:

A. H× (2k-1).                    B. H× 2k – 1.

C. H× 2k– 1.                      D. H× 2k.

Câu 16. Số liên kết hydro bị phá vỡ sau k lần nhân đôi của một gen là:

A. H× 2k.                            B. H× (2k-1).

C. H× 2k – 1                       D. H× 2k– 1

Câu 17. Gen dài 510 nm và có tỉ lệ A/G=2, khi tự nhân đôi hai lần liên tiếp sẽ có số liên kết hydro bị hủy là:

A. 10500.                               B. 51000.

C. 15000.                               D. 50100.

Câu 18. Số liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtit bị phá vỡ sau 1 lần nhân đôi của một gen có N nuclêôtit là:

A. N.                                      B. N-2

C. (N-2) ×( 2k- 1)                   D. 0

Câu 19. Một gen có 450 nuclêôtit loại X và có số nuclêôtit loại A chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Tổng số liên kết hóa trị được hình thành giữa hai mạch khi gen nhân đôi liên tiếp 5 lần là:

A. 69688                                B. 2700

C. 138438                              D. 674

Câu 20. Trên một đơn vị tái bản của ADN có a đoạn Okazaki. Số đoạn mồi cần được cung cấp cho đơn vị tái bản này là bao nhiêu ?

A. a                                        B. a +1

C. a + 2                                  D. 2a

Câu 21. Một phân tử ADN của vi khuẩn thực hiện nhân đôi, người ta đếm được tổng số 50 phân đoạn Okazaki. Số đoạn mồi cần được tổng hợp là bao nhiêu ?

A. 50

B. 51

C. 52

D. Không xác định được

Câu 22. Đoạn giữa của 1 phân tử ADN ở một loài động vật khi thực hiện quá trình nhân đôi đã tạo ra 5 đơn vị tái bản. Các đơn vị tái bản này lần lượt có 14, 16, 22, 18 và 24 đoạn Okazaki, số đoạn ARN mồi đã được tổng hợp để thực hiện quá trình nhân đôi ADN đoạn giữa trên là:

A. 110                                    B. 99

C. 94                                      D. 104

Câu 23. Một đoạn mạch mã gốc của gen có trình tự các nuclêôtit như sau:3’… AAATTGAGX…5’. Biết quá trình phiên mã bình thường, trình tự các nuclêôtit của đoạn mARN tương ứng là:

A. 3’…UUUAAXUXG…5’.

B. 3’…GXUXAAUUU…5’.

C. 5’…TTTAAXTGG…3’.

D. 5’…TTTAAXTXG…3’.

Câu 24. Nếu một phân tử mARN có tỉ lệ các loại nucleotit là 15% A, 20% G, 30% U và 35% X. Thì tỉ lệ% các loại nucleotit trong phân tử ADN phiên mã nên mARN đó là bao nhiêu?

A. 15%A, 20%X, 30%A, 35%G.

B. 22,5%T, 22,5%A, 27,5%G, 27,5%X.

C. 17,5%G, 17,5%A, 32,5%T, 32,5%X.

D. 35%G, 20%X, 30%A, 15%T.

Câu 25. Một gen của Vi khuẩn dài 510 (nm), mạch 1 có A1: T1: G1: X1= 1:2:3:4. Gen phiên mã tạo ra một mARN có nucleotit loại A là 150. Số nucleotit loại G môi trường cung cấp cho quá trình phiên mã là

A. 600.                                   B. 900

C. 450                                    D. 1200.

Câu 26. Một gen có chứa 1350 nuclêôtit và có 20% ađênin. Số liên kết hiđrô bị phá vỡ khigen phiên mã 3 lần bằng:

A. 1755                                  B. 5625

C. 12285                                D. 8755

Câu 27. Một gen có tỉ lệ A/G=2/3. Gen này sao mà 2 lần đã lấy của môi trường 450 rU và 750 rA.Số liên kết hiđrô của gen nói trên là:

A. 4875                                  B. 2880

C. 7800                                  D. 3900

Câu 28. Một gen của vi khuẩn tiến hành phiên mã đã cần môi trường nội bào cung cấp 900U; 1200G; 1500A; 900X. Biết phân tử mARN này có tổng số 1500 nucleotit. Số phân tử mARN tạo ra là:

A. 2                                        B. 4

C. 1                                        D. 3

Câu 29. Một gen dài 0,408 micrômet tự nhân đôi 3 lần và mỗi gen con tạo ra đều phiên mã 2 lần. Số phân tử mARN được tổng hợp và số đơn phân có chứa trong các phân tử mARN được tạo ra là:

A. 8 phân tử và 9600 ribônuclêôtit

B. 6 phân tử và 7200 ribônuclêôtit

C. 12 phân tử và 14400 ribônuclêôtit

D. 16 phân tử và 19200 ribônuclêôtit

Câu 30. Có 5 gen cấu trúc giống nhau đều tiến hành phiên mã một số lần bằng nhau và đã sử dụng của môi trường nội bào 45000 ribônuclêôtit. Biết mỗi gen có 150 vòng xoắn (mỗi vòng xoắn gồm 10 cặp nuclêôtit). Số lần phiên mã của mỗi gen nói trên là:

A. 3 lần                                    B. 6 lần

C. 15 lần                                  D. 30 lần

Câu 31. Gen có G = 20% và 720 nu loại T. Mạch đơn thứ nhất của gen có X = 276 nu và 21%A. Quá trình phiên mã của gen cần môi trường cung cấp 1404 nu loại U. Mạch khuôn là mạch nào và gen phiên mã mấy lần:

A. Mạch 2:2 lần               B. Mạch 1: 4 lần

C. Mạch 1: 3 lần              D. Mạch 2: 3 lần

Câu 32. Trên một phân tử mARN có hiệu số giữa các loại ribonucleotit như sau: A-U=450, X-U=300. Trên mạch khuôn của nó có T - X=20% số nuclêôtit của mạch. Biết gen tổng hợp ra mARN dài 6120 Å. Số lượng nuclêôtit loại A của mARN là:

A. 540.                                   B. 240

C. 690                                    D. 330.

Câu 33. Trong tế bào của vi khuẩn E. coli, Gọi N là số nuclêôtit của gen cấu trúc thì số axitamin cần thiết mà môi trường nội bào phải cung cấp để tổng hợp một chuỗi pôlipeptit là:

A. N/6 – 2.                             B. N/3 – 2.

C. N/3 – 1.                             D. N/6 – 1.

Câu 34. Nếu một chuỗi polypeptit được tổng hợp từ trình tự mARN dưới đây, thì số axit amin của chuỗi polipeptit hoàn chỉnh sẽ là bao nhiêu ?

5’ -XGAUGUGUUUXXAAGUGAUGXAUAAAGAGUAGX-3’

A. 8                                        B. 6

C. 5                                        D. 9

Câu 35. Số axitamin trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ phân tử mARN hoàn chỉnh có 1500 nuclêôtit là:

A. 1500                                  B. 498

C. 499                                    D. 500

Câu 36. Một mARN sơ khai phiên mã từ một gen cấu trúc ở sinh vật nhân chuẩn có các vùng và số nucleotit tương ứng như sau:

Exon 1

Intron 1

Exon 2

Intron 2

Exon 3

Intron 3

Exon 4

90

63

60

120

150

66

63

Số axit amin trong 1 phân tử protein hoàn chỉnh do mARN trên tổng hợp là:

A. 121                                    B. 120

C. 119                                    D. 204

Câu 37. Một gen (M) có chiều dài 0,51mm. Trong quá trình dịch mã đã tổng hợp nên một chuỗi pôlipeptít có 399 axitamin. (M) là gen của loại sinh vật nào sau đây?

A. Thể ăn khuẩn.          B. Virút

C. Nấm.                         D. Vi khuẩn Ecôli.

Câu 38. Ở sinh vật nhân sơ, một gen cấu trúc có chiều dài bằng 0,408 micrômet. Hỏi chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh do gen này tổng hợp có bao nhiêu axit amin? Biết quá trình phiên mã và dịch mã diễn ra bình thường và không tính axit amin mở đầu.

A. 399                                    B. 398

C. 400                                    D. 798.

Câu 39. Phân tử prôtêin gồm 1 chuỗi pôlipeptit có chứa các loại axit amin như sau: 100alanin, 80 xistêin, 70 triptôphan, 48 lơxin. Chiều dài của gen đã điều khiển tổng hợpphân tử prôtêin nói trên là:

A. 3060 Å                             B. 3570 Å

C. 4080 Å                             D. 4590 Å

Câu 40. Một phân tử mARN dài 2040 Å được tách ra từ vi khuẩn E. coli có tỉ lệ các loại nuclêôtit A, G, U và X lần lượt là 20%, 15%, 40% và 25%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một đoạn ADN có chiều dài bằng chiều dài phân tử mARN. Tính theo lí thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại cần phải cung cấp cho quá trình tổng hợp một đoạn ADN trên là:

A. G = X = 320, A = T = 280.

B. G = X = 360, A = T = 240.   

C. G = X = 240, A = T = 360.

D. G = X = 280, A = T = 320.

Câu 41. Số phân tử nước giải phóng ra môi trường khi phân tử mARN dài 0,408 micrômettổng hợp 1 chuỗi pôlipeptit là:

A. 404 phân tử               B. 402 phân tử 

C. 400 phân tử               D. 398 phân tử

Câu 42. Một gen ở sinh vật nhân sơ tự nhân đôi 4 đợt liên tiếp thu được các gen con. Các gen con này đều được phiên mã 5 lần thu được các mARN. Mỗi mARN được tạo thành có 6 lần riboxom trượt qua để dịch mã. Theo lí thuyết, số chuỗi polipeptit được tổng hợp trong quá trình dịch mã trên là :

A. 480                                    B. 240

C. 960                                    D. 120

Câu 43. Phân tử mARN có chiều dài 4488 ăngstron để cho 6 ribôxôm trượt không lặp lại. Tổng số axit amin đã được các phân tử tARN mang vào để giải mã là:

A. 4362 axit amin

B. 3426 axit amin

C. 2346 axit amin

D. 2634 axit amin

Câu 44. Cho biết các phân tử tARN mang các bộ ba đối mã vận chuyển tương ứng các axit amin như sau:

- tARN mang bộ ba đổi mã AGA vận chuyển axit amin serin

- tARN mang bộ ba đổi mã GGG vận chuyển axit amin prolin

- tARN mang bộ ba đổi mã AXX vận chuyển axit amin tryptophan

- tARN mang bộ ba đổi mã AXA vận chuyển axit amin cystein

- tARN mang bộ ba đổi mã AUA vận chuyển axit amin tyrosine

- tARN mang bộ ba đổi mã AAX vận chuyển axit amin leucin

Trong quá trình tổng hợp, một phân tử Protein, phân tử mARN đã mã hóa được 50 axit amin Serin, 70 axit amin prolin, 80 axit tryptophan, 90 axit amin cysteine, 100 axit ain tyrosin, 105 axit amin leucin. Biết mã kết thúc trên phân tử mARN này là UAA. Số lượng từng loại nucleotit trên phân tử mARN đã tham gia dịch mã là.

A. A = 102, U = 771, G = 355, X = 260

B. A = 103, U = 772, G = 356, X = 260           

C. A = 770, U = 100, G = 260, X = 355

D. A = 772, U = 103, G = 260, X = 356

Câu 45. Một chuỗi polipeptit của sinh vật nhân sơ có 299 axit amin, vùng chứa thông tin mã hóa chuỗi polipeptit này có số liên kết hidrô giữa A với T bằng số liên kết hidrô giữa G với X (tính từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc) mã kết thúc trên mạch gốc là ATX. Trong một lần nhân đôi của gen này đã có 5-BU thay T liên kết với A và qua 2 lần nhân đôi sau đó hình thành gen đột biến. Số nuclêôtit loại T của gen đột biến được tạo ra là:

A. 718                                    B. 539

C. 269                                    D. 359

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1.B 11.A 21.C 31.D 41.D
2.C 12.C 22.D 32.C 42.A
3.B 13.B 23.B 33.D 43.D
4.C 14.D 24.B 34.A 44.B
5.C 15.C 25.C 35.C 45.B
6.A 16.B 26.B 36.C  
7.A 17.A 27.D 37.C  
8.B 18.D 28.D 38.B  
9.C 19.A 29.D 39.A  
10.A 20.C 30.B 40.C  

Câu 1

Phương pháp:

Số mạch polinucleotit tổng hợp từ môi trường bằng tổng số mạch polinucleotit tạo ra trừ đi số mạch polinucleotit ban đầu tham gia tái bản.

Cách giải:

Một phân tử ADN sau k lần nhân đôi thì số chuỗi polinucleotit có nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường được tổng hợp là: 2. (2k– 1)

Chọn B

Câu 2 

Phương pháp:

Số mạch polinucleotit tổng hợp từ môi trường bằng tổng số mạch polinucleotit tạo ra trừ đi số mạch polinucleotit ban đầu tham gia tái bản.

Cách giải:

Gọi số phân tử tham gia tái bản là x

Sau 5 lần tái bản tạo ra: x.25phân tử con

Số mạch polinucleotit tổng hợp từ môi trường là x.25.2 – x.2 = 2x.(25– 1) = 62

Giải ra, x = 1

Chọn C

Chú ý:

Công thức tính số polinucleotit tổng hợp từ môi trường từ phân tử ADN ban đầu sau lần tái bản là 2. x. (2k– 1)

Câu 3 

1 phân tử ADN tạo ra 30 mạch pôlinuclêôtit mới, cùng với 2 mạch của ADN ban đầu

→ Số ADN được tạo thành là (30 + 2)/2 = 16

1 phân tử ADN ban đầu nhân đôi bao nhiêu lần cũng luôn tạo ra chỉ hai ADN chứa mạch pôlinuclêôtit cũ.

→ Số phân tử ADN cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường là 16 – 2 = 14

Chọn B

Câu 4 

Số mạch đơn sau một số lần nhân đôi là: 180+12 = 192 mạch.

Ta có số lần nhân đôi là 6×2×2k=192 → k=4

Chọn C

Chú ý:

Công thức tính số mạch con tạo ra từ ADN mẹ sau lần nhân đôi là: n . 2. 2k

Câu 5 

Phương pháp:

- Tính số phân tử ADN chứa N15 ban đầu

-Tính số phân tử ADN còn chứa N15

-Sử dụng công thức tính số ADN từ n ADN ban đầu sau k lần nhân đôi: n. 2k

Cách giải:

Ban đầu có n phân tử chỉ chứa N15

Chuyển sang môi trường N14, nhân đôi 5 lần

→ tạo ra n.2= 512 phân tử ADN

→ n = 16

Theo qui tắc bán bảo toàn

→ tạo ra 32 phân tử chứa 1 mạch N14, 1 mạch N15. Và 480 phân tử chỉ chứa N14

Chọn C

Câu 6 

Phương pháp:

- Tính số vi khuẩn N15 và N14sau khi nuôi cấy trong môi trường N14

- Tính số lần nhân đôi trong môi trườn nuôi cấy N15

- Tính số vi khuẩn con được tạo ra

Cách giải:

8 vi khuẩn N15 trong môi trường N14 trong 3 thế hệ

→ 8 × 23= 64 vi khuẩn con

Trong đó có:

16 vi khuẩn có 2 mạch N15 và N14

48 vi khuẩn 2 mạch đều là N14

64 vi khuẩn trên nuôi trong môi trường N15 trong m thế hệ

→ 64 × 2vi khuẩn con

Trong tất cả các vi khuẩn con, số mạch N14 là: 16 + 48×2 = 112

→ Số mạch chứa N15 là : 64 x 2mx 2 – 112 = 1936

→ m = 4

Tổng số vi khuẩn con được tạo ra là 64 × 24= 1024.

Chọn A

Câu 7 

Một ADN tự sao k lần liền cần số nuclêôtit tự do là: Nmt= N × (2k-1)

Chọn: A

Câu 8 

Phương pháp:

Tính số nucleotide của ADN dựa vào công thức N= L×2/3,4

Sử dụng công thức tính số nuclêôtit môi trường cung cấp cho n lần nhân đôi : Nmt= N× (2n-1)

Cách giải:

Tổng số nucleotide: N = L : 3,4 × 2 = 3000 nucleotide

Số nucleotide cần cho gen tự sao 5 lần là 3000. (25– 1) = 93000

Chọn: B

Câu 9 

Phương pháp:

Số nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp bằng số nuclêôtit tạo ra trong gen con trừ đi số nuclêôtit của gen ban đầu.

Cách giải:

Số nuclêôtit của gen ban đầu:

A = T1+ A1= 30 + 60 = 90

G = X1+ G1= 120 + 80 = 200

ADN tự sao 1 lần → cần A = T = 90 nu và G = X = 200 nu

Chọn C

Chú ý:

Số nucleotide mỗi loại cần cho gen tái bản lần là A = T = A. (2k– 1) ; G = X = G. (2k– 1)

Câu 10 

Phương pháp:

- Tính tổng số nucleotide theo chiều dài gen : N = L×2/3,4

- Tính số nuclêôtit loại A và G dựa vào số liên kết hidro và số nuclêôtit của gen

Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt= N×(2n– 1)

Cách giải:

Gen có chiều dài là 5100Å → N= (5100/3,4) × 2= 3000 nuclêôtit

Gen có số liên kết hidro là 3900.

Ta có hệ phương trình \(\left\{\begin{matrix} 2A+3G=3900& & \\ 2A+2G=3000& & \end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left\{\begin{matrix} A = T= 600& \\ G = X= 900 & \end{matrix}\right.\)

Gen nhân đôi 2 lần thì lấy ở môi trường số nucleotide các loại là

AMT=TMT= A × (22-1) = 1800

GMT=XMT= G × ( 22-1) = 2700

Chọn A

Câu 11 

Phương pháp:

- Tính tổng số nucleotide mỗi gen

- Tính số nucleotide từng loại

- Tính số lần nhân đôi của gen

- Tính số nucleotide mỗi loại cần cho gen tái bản k lần là A = T = A. (2k– 1) ; G = X = G. (2k– 1)

Cách giải:

Gen dài 3060Å ↔ có tổng số nu là: 2A + 2G = 3060 : 3,4 × 2 = 1800 nuclêôtit

Gen I có A= 20% → Gen I có AI= TI= 360  → Vậy GI= XI= 540

Gen II có GII= 3/2 AI → Gen II có GII= XII= 3/2 x 360 = 540  → Vậy A1= T1= 360

Gen I nhân đôi a lượt, gen II nhân đôi b lượt

Số loại nu X môi trường cung cấp là: 540(2a– 1) + 540(2b- 1) = 2160

Do a,b là số nguyên dương

→ Vậy a = 1 và b = 2 hoặc ngược lại.

Chọn A

Chú ý:

Vì hai gen này có số nuclêôtit G bằng nhau nên có thể xảy ra hai trường hợp đều thỏa mãn:

+ Gen I nhân đôi 1 lần, gen II nhân đôi 2 lần.

+ Gen I nhân đôi 2 lần, gen II nhân đôi 1 lần

Câu 12 

Tổng số liên kết hidro được hình thành sau k lần nhân đôi là: 2H× (2k-1).

Chọn C

Câu 13 

Phương pháp:

- Tính số nucleotide của gen → Tính số nu từng loại → Tính số liên kết H của gen

- Tính số liên kết hydro được hình thành từ gen sau hai lần nhân đôi.

Cách giải:

N = 5100 : 3,4 × 2 = 3000

A = 3000 × 1: 3 = 1000 → G = 1500 - 1000 = 500

Số liên kết H của gen là: 2.1000 + 3.500 = 3500

Số liên kết H được hình thành sau 2 lần nhân đôi là : 3500. 2. (22– 1) = 21000

Chọn B

Câu 14 

Phương pháp:

- Tính số nu từng loại → Tính số liên kết H của gen

- Tính số liên kết hydro được hình thành từ gen sau hai lần nhân đôi.

Cách giải:

Ta có G = X và A = T nên ta có

%G – % A = 10% và %G + % A = 50% → G = 30 % và A = 20%

Số nucleotit loại G trong gen đó là 0.30 × 3600 = 1080

Số liên kết H trong gen là : 3600 + 1080 = 4680

Số liên kết H được hình thành khi gen nhân đôi 4 lần: 2 × 4680 × (24- 1)= 140400

Chọn D

Câu 15

Số liên kết H bị phá vỡ là trong lần nhân đôi thứ k là: H = H× 2k– 1

Chọn C

Chú ý:

Nếu không nhớ công thức, ta có thể tính nhanh tổng số liên kết hidro của các phân tử ADN sau k-1 lần nhân đôi = H × 2k-1. (với 2k-1 là số phân tử ADN tạo thành sau k-1 lần nhân đôi)

Số liên kết H bị phá vỡ là trong lần nhân đôi thứ k là: H = H× 2k– 1

Câu 16 

Tổng số liên kết hidro bị phá vỡ sau k lần nhân đôi là: H× (2k-1).

Chọn B

Chú ý:

Nếu không nhớ công thức, ta có thể thử nhanh trong 3 lần nhân đôi.

Gen có số liên kết hidro là H:

Sau 1 lần nhân đôi, Số gen tham gia là 1, số liên kết hidro bị phá vỡ: H . 1 = 1H

Sau 2 lần nhân đôi, Số gen tham gia là 2, tổng số liên kết hidro bị phá vỡ: H. (1+2) = 3H

Sau 3 lần nhân đôi, Số gen tham gia là 4, tổng số liên kết hidro bị phá vỡ: H. (1+2+4) = 7H =(23-1).H

Sau k lần nhân đôi, tổng số liên kết hidro bị phá vỡ: (2k-1).H

Câu 17 

Phương pháp:

- Tính số nucleotide của gen → Tính số nu từng loại

- Tính số liên kết hydro bị hủy từ gen sau k lần nhân đôi : H = A.2.(2k-1)+ G.3.(2k-1)

Cách giải:

N = 5100 : 3,4 × 2 = 3000

A = 3000 : 2 : 3 × 2 = 1000

G = A : 2 = 500

Số liên kết H bị hủy là : 1000. 2. (22– 1) + 500 . 3. (22– 1) = 10500

Chọn A

Câu 18 

Phương pháp:

Số liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtit của gen có bị phá vỡ trong nhân đôi không?

Cách giải:

Liên kết cộng hóa trị giữa các nucleotit trong 1 mạch thì không bị phá vỡ.

Chọn D

Câu 19 

Phương pháp:

Tính số nu từng loại

Tính số liên kết hóa trị được hình thành từ n gen sau k lần nhân đôi : (N – 2).n.( 2k-1)

Cách giải:

%X = 50% - %A = 50% - 30% = 20%

N = X : 0,2 = 450 : 0,2 = 2250

Tổng số liên kết hóa trị được hình thành là (2250 – 2). (25-1) = 69688

Chọn A

Câu 20

Số đoạn mồi cần cung cấp cho 1 đơn vị này tái bản = số đoạn Okazaki + 2

Chọn C

Câu 21

Vi khuẩn chỉ có một đơn vị tái bản.

Số đoạn mồi = số đoạn Okazaki + 2 = 50 +2 = 52

Chọn C

Câu 22

Phương pháp:

Số đoạn ARN mồi được tổng hợp = số đoạn Okazaki + 2 × số đơn vị tái bản

Cách giải:

5 đơn vị tái bản ↔ có 10 chạc chữ Y

Mỗi chạc chữ Y có 1 mạch liên tục và 1 mạch gián đoạn

Xét đơn vị tái bản 1:

- có 14 đoạn Okazaki ↔ có 14 đoạn mồi

- có 2 mạch liên tục ↔ có 2 đoạn mồi

Vậy ta có thể tính số đoạn ARN mồi đã được tổng hợp để thực hiện quá trình nhân đôi ADN đoạn giữa trên là: 14 + 16 + 22 + 18 + 24 + 2 × 5 = 104

Chọn D

Câu 23 

Phương pháp:

Quá trình phiên mã thực hiện theo nguyên tắc bổ sung, A-U, G-X, Tgốc=AmARN

Cách giải:

Quá trình tổng hợp mARN là quá trình phiên mã, ARN được tổng hợp theo nguyên tác bổ sung A mạch gốc liên kết với U tự do; G mạch gốc liên kết với X tự do, X mạch gốc liên kết với G tự do, T mạch gốc liên kết với A tự do.

Từ đó ta có:

Mạch mã gốc:  3'… … AAATTGAGX …5'

mARN được tổng hợp  5'... ....UUUAAXUXG…3'

Chọn B

Chú ý:

Chiều của mARN có thể được viết ngược để bẫy, HS cần chú ý.

Câu 24 

Phương pháp:

Tỷ lệ nuclêôtit A trên mARN = tỷ lệ nuclêôtit T trên mạch gốc = Tỷ lệ nuclêôtit A trên mạch bổ sung

→ Tỷ lệ nuclêôtit của gen

Cách giải:

Tính nhanh: \[A=T=\frac{r_{A}+r_{T}}{2}\]

=22,5%;\[G=X=\frac{r_{G}+r_{X}}{2}\]

=27%

Chọn B

Câu 25

Phương pháp:

Sử dụng công thức liên hệ giữa N và L : N = 2L/3,4

Cách giải:

Gen dài 510nm => N= 3000 ; A1+T1+X1+G1= 1500

→ A1= 150, T1= 300; X1= 450; G1= 600 .

rA=150 → T gốc = 150 → mạch 2 là mạch gốc số G môi trường cung cấp = X1= 450

Chọn C

Câu 26 

Phương pháp:

- Tính số nucleotide mỗi loại → Số liên kết hidro của gen H = 2A + 3G

- Số liên kết hidro bị phá vỡ khi phiên mã n lần là n.H

Cách giải:

A = 270 →G =405

H = 2A + 3G = 540 + 1215 = 1755

Số liên kết H bị phá vỡ sau 3 lần phiên mã là 3. 1755 = 5625

Chọn B

Câu 27 

Phương pháp:

Tính số nucleotide loại A → Tính số nucleotide loại G → Số liên kết hidro H = 2A + 3G

Cách giải:

Số nuclêôtit loại A = (450 + 750) :2 = 600

Số nuclêôtit loại G = 600. 3 : 2 = 900

Số liên kết hiđrô của gen H = 2A + 3G = 3900

Chọn D

Câu 28 

Tổng số ribonucleotit môi trường cung cấp để tổng hợp phân tử mARN là: 900 + 1200 + 1500 + 900 = 4500

Số phân tử mARN được tạo ra là: 45000 : 1500 = 3

Chọn D

Câu 29 

N = 4080 : 3,4 × 2 = 2400

Số gen con tạo thành là 23= 8

Số mARN tạo thành là 8 × 2 = 16

Số đơn phân có trong mARN là 2400:2.16 = 19200

Chọn D

Câu 30 

Phương pháp:

- Tính số nucleotide của gen = số vòng xoắn ×10×2

- Tính số lần phiên mã

- Số nu môi trường cung cấp cho a gen phiên mã k lần là : a× k× N:2

Cách giải:

Số nuclêôtit của gen N = 150 . 20 = 3000

Số nu môi trường cung cấp cho a gen phiên mã k lần là: 5. 3000.k:2=45000

→ k = 6

Chọn B

Câu 31 

Phương pháp:

1. Tính số nu loại G

2. Tính tổng số nu

3. Tính số nu mỗi loại từng mạch

4. Xét mạch phiên mã → Số lần phiên mã

Cách giải:

có: G = 20% và T = 720 → Vậy X = G = 20% và A = T = 720

G = 20% nên A = T = 30% → X = G = 480

→ Tổng số nu là 2400.

Mạch 1 có X1= 276 và A1= 21% số nu của mạch → A1= 0,21 ×1200 = 252

Vậy mạch 2 có số nu loại A là A2= 720 - 252 = 468

Ta có U trên mARN bắt cặp bổ sung với A trên mạch mã gốc trong phiên mã

Do đó ta xét 1404 không chia hết cho 252 và 1404 chia 468 được 3

→ Mạch 2 là mạch mã gốc

Số lần phiên mã là 3 lần

Chọn D

Câu 32 

Phương pháp:

Tính tổng số nu : N=2L/3,4

Tính số nu trên mARN

Tính số nucleotide loại A

Cách giải:

A - U = 450 → U = A - 450

X – U = 300 → X = 300 + U = A - 150

Trên mạch khuôn: T - X = 20% số nu của mạch.

→ Trên mARN có  A - G = 20% số nu của mARN.

Gen tổng hợp ra mARN dài 6120 Å ↔ có tổng số nu là 6120: 3,4 × 2 = 3600

→ Trên mARN có tổng số nu là 1800.

Vậy A - G = 360 → G = A - 360

Có A + U + G + X = 1800

Thay U, G, X, ta có

A + A - 450 + A 360 + A - 150 = 1800

→ A = 690

Chọn C

Câu 33 

Số axit amin mà môi trường phải cung cấp là \(\frac{N}{{2 \times 3}} - 1 = \frac{N}{6} - 1\) (-1 vì bộ ba kết thúc không mã hoá axit amin)

Chọn D

Câu 34 

Phương pháp:

- Xác định vị trí mã mở đầu từ đầu 5→ 3’ và mã kết thúc.

- Tính số bộ ba → Số axit amin

Cách giải:

mARN5’ –XGAUGUGU UUX XAA GUG AUG XAU AAA GAGUAGX-3’

Phân tử ARN được dịch mã bắt đầu từ đầu 5→3’ và bắt đầu dịch mã từ vị trí AUG và kết thúc tại vị trí của bộ ba kết thúc ( UAA/ UAG / UGA).

Số aa trong chuỗi polipeptit sẽ bằng số bộ ba nằm giữa bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc ( vì sau khi hoàn thành dịch mã thì axitamin đầu tiên sẽ bị cắt bỏ): 8 bộ ba = 8 aa

Chọn A

Câu 35 

Số axit amin trong chuỗi polipeptide được tổng hợp là 1500 : 3 – 1 = 499

Chọn C

Câu 36 

Phương pháp:

- Tính số nuclêôtit trong các đoạn exon của mARN

- Tính số axit amin trong phân tử protein hoàn chính

Cách giải:

Tổng số Nu trong các đoạn exon của mARN trưởng thành là: 90+60+150+63=363

Số bộ ba trên mARN trưởng thành là:363/3=121

Số axit amin trong phân tử protein hoàn chỉnh là:121−1−1=119(trừ mã kết thúc và trừ axit amin mở đầu).

Chọn: C

Câu 37 

Phương pháp:

Tính tổng số nu của gen

Xác định số bộ ba của gen

So sánh số axit amin tạo thành với đề bài → Xác định loài SV

Cách giải:

Gen M có chiều dài 0.51mm → N= 3000 nu. Phiên mã tạo ra mARN có 500 bộ ba.

Nếu gen M là của sinh vật nhân sơ, dịch mã sẽ tạo ra 500-1=499 axit amin khác với đề bài → gen M là của sinh vật nhân thực.

Chọn C.

Câu 38 

Phương pháp:

Tính tổng số nucleotide của gen

Tính số bộ ba trên mARN → Số aa của chuỗi polipeptide

Cách giải:

Ta có gen có chiều dài là 0,408 micrômet→4080 Å

Số lượng nucleotit trong gen là: 4080 : 3,4 x 2 = 2400

Số lượng bộ ba trên phân tử mARN được phiên mã là: 2400 : 2 : 3 = 400

Trong chuỗi polipeptit của gen này tổng hợp có số lượng aa là : 400 – 2 = 398

Chọn B

Câu 39 

Phương pháp:

Tính số axit amin của chuỗi polipeptide

Tổng số nucleotide của gen → Chiều dài gen

Cách giải:

Số axit amin của chuỗi polipeptide là 100 + 80+ 70 + 48 = 298

→ Tổng số nucleotide của gen là (298 + 2) .3.2 = 1800

→ L = 1800 : 2 . 3.4 = 3060

Chọn A

Câu 40

Phương pháp:

- Tính tổng số nucleotide của mARN

- Tính số nu mỗi loại của mARN

- Tính số nucleotide mỗi loại cần cung cấp cho quá trình tổng hợp ADN

Cách giải:

rN = 2040 : 3,4 = 600 nu

- rA = 600 . 0,2 = 120

- rU = 600 . 0,4 = 240

- rG = 600 . 0,15 = 90

- rX = 600. 0,25 = 150

→ Số nu mỗi loại cần cung cấp cho quá trình tổng hợp ADN là A = T = 360 ; G = X = 240

Chọn C

Câu 41

Phương pháp:

Số phân tử nước được giải phóng = Số liên kết peptit được hình thành = Số axit amin – 1

Cách giải:

Ta có: rN = 4080 : 3,4 = 1200

Số phân tử nước giải phóng = 1200 : 3 – 2 = 398

Chọn D

Câu 42

Phương pháp:

-Tính số gen con tạo ra sau từ a gen sau k lần nhân đôi: a×2k

- Tính số mARN tạo thành từ a gen sau n lần phiên mã: a×n

-  Tính số chuỗi polipeptide tạo thành

Cách giải:

1 gen nhân đôi 4 lượt liên tiếp → tạo 24= 16 gen con

Mỗi gen con phiên mã 5 lần → thu được 16 x 5 = 80 mARN

Mỗi mARN có 6 lần riboxom trượt qua để dịch mã → tạo 80 x 6 = 480 chuỗi polipeptit

Chọn A

Câu 43 

Số nuclêôtit của mARN là: rN = 4488 : 3,4 = 1320

Số chuỗi polipeptide tạo thành là 6

Số aa được mang vào để giải mã là (1320 : 3 – 1) . 6 = 2634

Chọn D

Câu 44 

Phương pháp:

Tính số lượng nu từng loại trong các bộ ba mã hóa cho aa + bộ ba kết thúc UAA + bộ ba mở đầu AUG

Cách giải:

Cho các phân tử tARN mang bộ ba đối mã vận chuyển tương ứng các axit amin như sau:

tARN mang bộ ba đối mã các anticondon trên tARN :

AGA: serin : 50 GGG: prolin: 70 AXX: tryptophan: 80

AXA: cystein: 90 AUA: tyrosine: 100 AAX: leucin: 105

Ta tính số lượng từng loại nucleotit trong các anticodon.

A= 770, U=100, X=355,G = 260, theo nguyên tắc bổ sung ta có số lượng nucleotit tương ứng trên mARN là: A=100, U=770,G=355,X=260.

Nhưng mARN này có mã mở đầu là AUG và mã kết thúc là UAA, nên số lượng từng loại nucleotit là:

A=103, U=772, G=356, X= 260

Chọn B

Câu 45 

Chuỗi polipeptit có: 299 acid amin

→ mARN có: (299+1) x 3 = 900 nu (tính thêm bộ ba kết thúc)

→ đoạn ADN mã hóa có : 900 x 2 = 1800 nu

→ có 2A + 2G = 1800

Số liên kết hidro giữa A và T bằng số liên kết hidro giữa G và X. Tức là 2A = 3G

Vậy giải ra, A = T = 540 và  G = X = 360

5-BU gây đột biến thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X

Thành phần nu của gen đột biến là : A = T = 539 và  G = X = 361

Chọn B

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close