HOT! 2K7! THI THỬ MIỄN PHÍ TN THPT 2025 - ĐỢT 1

Từ 0h 23/01 - 23h59 24/01

Vào thi ngay
Xem chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 4: Từ trường - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Biểu thức nào sau đây xác định cảm ứng từ của dòng điện tròn đặt trong không khí:

  • A

    \(B = 2\pi {.10^{ - 7}}{\rm{IR}}\)

  • B

    \(B = {2.10^{ - 7}}\frac{I}{R}\)

  • C

    \(B = 2\pi {.10^{ - 7}}\frac{I}{R}\)

  • D

    \(B = 2\pi {.10^7}\frac{I}{R}\)

Câu 2 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

Từ trường đều là từ trường có

  • A

    các đường sức song song và cách đều nhau

  • B

    cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau

  • C

    lực từ tác dụng lên các điện tích đứng yên là như nhau

  • D

    các đặc điểm bao gồm cả phương án A và B

Câu 3 :

Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện được xác định bởi biểu thức:

  • A

    \(F = BI\sin \alpha \)

  • B

    \(F = BIl\cos \alpha \)

  • C

    \(F = BIl\sin \alpha \)

  • D

    \(F = Il\cos \alpha \)

Câu 4 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A

    Tương tác giữa hai dòng điện là tương tác từ

  • B

    Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra tác dụng từ

  • C

    Xung quanh mỗi điện tích đứng yên tồn tại điện trường và từ trường

  • D

    Đi qua mỗi điểm trong từ trường chỉ có một đường sức từ

Câu 5 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt song song với đường sức từ, chiều của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ

  • A

    Lực từ luôn bằng không khi tăng cường độ dòng điện

  • B

    Lực từ tăng khi tăng cường độ dòng điện

  • C

    Lực từ giảm khi tăng cường độ dòng điện

  • D

    Lực từ đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện

Câu 6 :

Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện I chạy qua. Hai điểm M và N nằm trong cùng một mặt phẳng chứa dây dẫn, đối xứng với nhau qua dây. Kết luận nào sau đây là không đúng?

  • A

    Vectơ cảm ứng từ tại M và N bằng nhau

  • B

    M và N đều nằm trên một đường sức từ

  • C

    Cảm ứng từ tại M và N có chiều ngược nhau

  • D

    Cảm ứng từ tại M và N có độ lớn bằng nhau

Câu 7 :

Khi tăng đồng thời cường độ dòng điện trong cả hai dây dẫn thẳng song song lên 3 lần thì lực từ tác dùng lên một đơn vị dài của mỗi dây sẽ tăng lên

  • A

    3 lần

  • B

    6 lần

  • C

    9 lần

  • D

    12 lần

Câu 8 :

Tương tác nào sau đây không phải là tương tác từ?

  • A

    Tương tác giữa nam châm với nam châm

  • B

    Tương tác giữa nam châm với dòng điện

  • C

    Tương tác giữa dòng điện với dòng điện

  • D

    Tương tác giữa dòng điện với điện tích đứng yên

Câu 9 :

Dòng điện cường độ 10A chạy qua khung dây dẫn tam giác vuông MNP theo chiều MNPM như hình vẽ. MN = 30cm, NP = 40cm. Từ trường đều B = 0,01T vuông góc với mặt phẳng khung dây. Lực từ tác dụng lên cạnh MP của khung dây có giá trị?

  • A

    0 N

  • B

    0,03 N

  • C

    0,05 N

  • D

    0,04 N

Câu 10 :

Một dây dẫn có chiều dài 10m đặt trong từ trường đều B = 5.10-2T. Cho dòng điện có cường độ 10A chạy qua dây dẫn. Lực từ tác dụng lên dây dẫn khi dây dẫn đặt vuông góc với \(\overrightarrow B \)  có giá trị là:

  • A

    0N 

  • B

    5N

  • C

    0,05N

  • D

    5.10-4N

Câu 11 :

Hai dây dẫn thẳng dài, đặt song song, cách nhau $10 cm$ trong không khí, có hai dòng điện ngược chiều, có cường độ $I_1= 6 A$; $I_2= 12 A$ chạy qua. Cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra tại điểm $M$ cách dây dẫn mang dòng $I_1$ một đoạn $5 cm$ và cách dây dẫn mang dòng $I_2$ một đoạn $15 cm$ là bao nhiêu?

  • A

    0,8.10-5 T

  • B

    4.10-5 T

  • C

    2,9.10-5 T

  • D

    2,4.10-5 T

Câu 12 :

Hai dây thẳng dài vô hạn đặt cách nhau 4cm, 2 dòng điện có chiều như hình vẽ, 2 dòng điện có cùng cường độ I = 5A.

  • A

    Lực hút; F = 1,25.10-4N

  • B

    Lực đẩy: F = 1,25.10-4N

  • C

    Lực hút; F = 2,5.10-5N

  • D

    Lực đẩy: F = 2,5.10-5N

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Biểu thức nào sau đây xác định cảm ứng từ của dòng điện tròn đặt trong không khí:

  • A

    \(B = 2\pi {.10^{ - 7}}{\rm{IR}}\)

  • B

    \(B = {2.10^{ - 7}}\frac{I}{R}\)

  • C

    \(B = 2\pi {.10^{ - 7}}\frac{I}{R}\)

  • D

    \(B = 2\pi {.10^7}\frac{I}{R}\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cảm ứng từ của dòng điện tròn đặt trong không khí được xác định bởi biểu thức: \(B = 2\pi {.10^{ - 7}}\frac{I}{R}\)

Câu 2 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

Từ trường đều là từ trường có

  • A

    các đường sức song song và cách đều nhau

  • B

    cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau

  • C

    lực từ tác dụng lên các điện tích đứng yên là như nhau

  • D

    các đặc điểm bao gồm cả phương án A và B

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A, B, D - đúng

C- sai vì: hạt mang điện đứng yên đặt trong từ trường không chịu tác dụng lực từ

Câu 3 :

Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện được xác định bởi biểu thức:

  • A

    \(F = BI\sin \alpha \)

  • B

    \(F = BIl\cos \alpha \)

  • C

    \(F = BIl\sin \alpha \)

  • D

    \(F = Il\cos \alpha \)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện được xác định bởi biểu thức: \(F = BIl\sin \alpha \) 

Câu 4 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A

    Tương tác giữa hai dòng điện là tương tác từ

  • B

    Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra tác dụng từ

  • C

    Xung quanh mỗi điện tích đứng yên tồn tại điện trường và từ trường

  • D

    Đi qua mỗi điểm trong từ trường chỉ có một đường sức từ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A, B, D - đúng

C- sai vì: Xung quanh điện tích đứng yên chỉ tồn tại điện trường mà không tồn tại từ trường

Câu 5 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt song song với đường sức từ, chiều của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ

  • A

    Lực từ luôn bằng không khi tăng cường độ dòng điện

  • B

    Lực từ tăng khi tăng cường độ dòng điện

  • C

    Lực từ giảm khi tăng cường độ dòng điện

  • D

    Lực từ đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức xác định lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện: \(F = BIl{\rm{sin}}\alpha \)

Lời giải chi tiết :

Khi đoạn dây đặt // với đường sức từ \(\alpha  = 180 \to F = BIl\sin \alpha {\rm{ = 0}}\)

=> Lực từ luôn bằng không khi tăng hay giảm cường độ dòng điện

Câu 6 :

Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện I chạy qua. Hai điểm M và N nằm trong cùng một mặt phẳng chứa dây dẫn, đối xứng với nhau qua dây. Kết luận nào sau đây là không đúng?

  • A

    Vectơ cảm ứng từ tại M và N bằng nhau

  • B

    M và N đều nằm trên một đường sức từ

  • C

    Cảm ứng từ tại M và N có chiều ngược nhau

  • D

    Cảm ứng từ tại M và N có độ lớn bằng nhau

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

A- sai vì chiều của véctơ cảm ứng từ tại M và N ngược nhau

B, C, D - đúng

Câu 7 :

Khi tăng đồng thời cường độ dòng điện trong cả hai dây dẫn thẳng song song lên 3 lần thì lực từ tác dùng lên một đơn vị dài của mỗi dây sẽ tăng lên

  • A

    3 lần

  • B

    6 lần

  • C

    9 lần

  • D

    12 lần

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức xác định lực từ tác dụng lên mỗi đơn vị chiều dài dây: \(F = {2.10^{ - 7}}\frac{{{I_1}{I_2}}}{r}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(F = {2.10^{ - 7}}\frac{{{I_1}{I_2}}}{r}\)

=> Khi I1 và I2 tăng lên 3 lần thì F tăng 3.3 = 9 lần

Câu 8 :

Tương tác nào sau đây không phải là tương tác từ?

  • A

    Tương tác giữa nam châm với nam châm

  • B

    Tương tác giữa nam châm với dòng điện

  • C

    Tương tác giữa dòng điện với dòng điện

  • D

    Tương tác giữa dòng điện với điện tích đứng yên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tương tác từ gồm tương tác :

- Giữa nam châm với nam châm

- Giữa nam châm với dòng điện

- Giữa dòng điện với dòng điện

=> Tương tác giữa dòng điện với điện tích đứng yên không phải là tương tác từ

Câu 9 :

Dòng điện cường độ 10A chạy qua khung dây dẫn tam giác vuông MNP theo chiều MNPM như hình vẽ. MN = 30cm, NP = 40cm. Từ trường đều B = 0,01T vuông góc với mặt phẳng khung dây. Lực từ tác dụng lên cạnh MP của khung dây có giá trị?

  • A

    0 N

  • B

    0,03 N

  • C

    0,05 N

  • D

    0,04 N

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức xác định lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn: \(F = BIl\sin \alpha \)

Lời giải chi tiết :

Ta có: Lực từ tác dụng lên đoạn dây MP:

\({F_{MP}} = BIl\sin \alpha  = BIMP\sin {90^0}\)

\(MP = \sqrt {M{N^2} + N{P^2}}  = \sqrt {{{30}^2} + {{40}^2}}  = 50\,cm\)

\( \to {F_{MP}} = 0,01.10.0,5.\sin {90^0} = 0,05\,N\)

Câu 10 :

Một dây dẫn có chiều dài 10m đặt trong từ trường đều B = 5.10-2T. Cho dòng điện có cường độ 10A chạy qua dây dẫn. Lực từ tác dụng lên dây dẫn khi dây dẫn đặt vuông góc với \(\overrightarrow B \)  có giá trị là:

  • A

    0N 

  • B

    5N

  • C

    0,05N

  • D

    5.10-4N

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức xác định lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn: \(F = BIl\sin \alpha \)

Lời giải chi tiết :

Ta có: Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện:\(F = BIl\sin \alpha  = 5\,N\)

Câu 11 :

Hai dây dẫn thẳng dài, đặt song song, cách nhau $10 cm$ trong không khí, có hai dòng điện ngược chiều, có cường độ $I_1= 6 A$; $I_2= 12 A$ chạy qua. Cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra tại điểm $M$ cách dây dẫn mang dòng $I_1$ một đoạn $5 cm$ và cách dây dẫn mang dòng $I_2$ một đoạn $15 cm$ là bao nhiêu?

  • A

    0,8.10-5 T

  • B

    4.10-5 T

  • C

    2,9.10-5 T

  • D

    2,4.10-5 T

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Áp dụng các bước giải xác định cảm ứng từ (Xem lí thuyết phần V)

+ Áp dụng biểu thức xác định cảm ứng từ của dòng điện thẳng: \(B = {2.10^{ - 7}}\dfrac{I}{r}\)

Lời giải chi tiết :

Giả sử hai dây dẫn được đặt vuông góc với mặt phẵng hình vẽ, dòng I1 đi vào tại A, dòng I2 đi ra tại B thì các dòng điện I1 và I2 gây ra tại M các véc tơ cảm ứng từ \(\overrightarrow {{B_1}} \) và \(\overrightarrow {{B_2}} \) có phương chiều như hình vẽ: 

Có độ lớn: \({B_1} = {\rm{ }}{2.10^{ - 7}}\dfrac{{{I_1}}}{{AM}} = {\rm{ }}2,{4.10^{ - 5}}T;{\rm{ }}{B_2} = {\rm{ }}{2.10^{ - 7}}\dfrac{{{I_2}}}{{BM}} = {\rm{ }}1,{6.10^{ - 5}}T.\)

Cảm ứng từ tổng hợp tại M là: \(\overrightarrow B  = \overrightarrow {{B_1}}  + \overrightarrow {{B_2}} \)

Vì \(\overrightarrow {{B_1}} \) và \(\overrightarrow {{B_2}} \)  cùng phương, ngược chiều và B1 > B2 nên \(\mathop B\limits^ \to  \) cùng phương, chiều với \(\mathop {{B_1}}\limits^ \to  \) và có độ lớn: B = B1 - B2 = 0,8.10-5 T

Câu 12 :

Hai dây thẳng dài vô hạn đặt cách nhau 4cm, 2 dòng điện có chiều như hình vẽ, 2 dòng điện có cùng cường độ I = 5A.

  • A

    Lực hút; F = 1,25.10-4N

  • B

    Lực đẩy: F = 1,25.10-4N

  • C

    Lực hút; F = 2,5.10-5N

  • D

    Lực đẩy: F = 2,5.10-5N

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức xác định lực từ tác dụng lên mỗi đơn vị chiều dài dây:  \(F = {2.10^{ - 7}}\frac{{{I_1}{I_2}}}{r}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: 2 dòng ngược chiều nhau => lực tương tác là lực đẩy

\(F = {2.10^{ - 7}}\frac{{{I_1}{I_2}}}{r} = {2.10^{ - 7}}\frac{{{5^2}}}{{0,04}} = 1,{25.10^{ - 4}}N\)

close