HOT! 2K7! THI THỬ MIỄN PHÍ TN THPT 2025 - ĐỢT 1

Từ 0h 23/01 - 23h59 24/01

Vào thi ngay
Xem chi tiết

Đề kiểm tra 1 tiết chương 7: Mắt - Các dụng cụ quang - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Điều nào sau đây là đúng khi nói về lăng kính và đường đi của một tia sáng qua lăng kính?

  • A

    Tiết diện thẳng của lăng kính là một tam giác cân.

  • B

    Lăng kính là một khối chất trong suốt hình lăng trụ đứng, có tiết diện thẳng là một hình tam giác

  • C

    Mọi tia sáng khi quang lăng kính đều khúc xạ và cho tia ló ra khỏi lăng kính.

  • D

    A và C.

Câu 2 :

Ý kiến nào sau đây không đúng về quang tâm O của thấu kính?

  • A

    Các tia sáng qua O đều truyền thẳng.

  • B

     Đường thẳng vuông góc với thấu kính tại O gọi là trục chính.

  • C

    Đường thẳng bất kỳ đi qua O không vuông góc với thấu kính gọi là trục phụ.

  • D

     Đường thẳng vuông góc với thấu kính tại điểm bất kỳ điểm nào trên thấu kính gọi là trục phụ.

Câu 3 :

Thấu kính phân kì là:

  • A

    Một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu lồi

  • B

    một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi một mặt cầu lồi và một mặt phẳng

  • C

    Một khối chất trong suốt , được giới hạn bởi 2 mặt cầu lõm

  • D

    một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi mặt cầu lồi có bán kính nhỏ hơn mặt cầu lõm

Câu 4 :

Ý kiến nào sau đây sai khi nói về kính lúp?

  • A

    Kính lúp là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt trong việc quan sát vật nhỏ.

  • B

    Kính lúp là một thấu kính hội tụ hoặc hệ ghép tương đương với một thấu kính hội tụ. Tiêu cự kính lúp vào khoảng vài cm.

  • C

    Số bội giác vô cực của kính lúp là: G=OCCf

  • D

    Số bội giác vô cực của kính lúp không phụ thuộc vào khoảng cực cận của mắt mỗi người.

Câu 5 :

Khi ngắm chừng vô cực một vật ở xa bằng kính thiên văn, đáp án nào sau đây đúng?

  • A

    Khoảng cách hai kính là O1O2=f2f1

  • B

    Khoảng cách hai kính là O1O2=f1f2

  • C

    Số bội giác vô cực của kính là G=f2f1

  • D

    Góc trông ảnh là α=f1f2α0

Câu 6 :

Một vật AB được đặt cách thấu kính một khoảng d qua thấu kính thu được ảnh AB cách thấu kính một khoảng d. Biết d.d<0, ảnh AB có tính chất:

  • A

    là ảnh ảo, cùng chiều với vật

  • B

    là ảnh thật, cùng chiều với vật

  • C

    là ảnh ảo, ngược chiều với vật

  • D

    là ảnh thật, ngược chiều với vật

Câu 7 :

Chọn câu đúng: Kính lúp là:

  • A

    Một quang cụ có tác dụng làm giảm góc trông vật.

  • B

    Một quang cụ bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật rất nhỏ.

  • C

    Một dụng cụ tạo ra ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.

  • D

    Một thấu kính hội tụ bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật rất nhỏ.

Câu 8 :

Khi xác định số bội giác của kính lúp, góc α0 được gọi là:

  • A

    góc trông nhỏ nhất để phân biệt được điểm đầu và cuối của vật.

  • B

    góc trông vật có giá trị lớn nhất

  • C

    góc trông vật đặt tại điểm cực viễn của mắt

  • D

    góc trông ảnh ảo của vật khi nhìn qua kính lúp

Câu 9 :

Ý kiến nào sau đây không đúng về kính hiển vi?

  • A

    Kính hiển vi bổ trợ cho mắt trong việc quan sát những vật rất nhỏ bằng cách tạo ra ảnh ảo có góc trông và số bội giác rất lớn so với kính lúp.

  • B

    Vật kính có là thấu kính hội tụ có tiêu cự cỡ vài mm, thị kính là kính lúp giúp quan sát ảnh tạo bởi vật kính.

  • C

    Vật kính và thị kính được ghép đồng trục và khoảng cách giữa hai kính thay đổi được khi ngắm chừng.

  • D

    Khoảng cách δ=F1F2  gọi là độ dài quang học của kính hiển vi.

Câu 10 :

Chọn câu đúng về đặc điểm của vật kính và thị kính của kính hiển vi:

  • A

    Vật kính là một TKPK có tiêu cự rất ngắn và thị kính là một TKHT có tiêu cự ngắn.

  • B

    Vật kính là một TKHT có tiêu cự rất ngắn và thị kính là một TKHT có tiêu cự ngắn.

  • C

    Vật kính là một TKHT có tiêu cự dài và thị kính là một TKHT có tiêu cự ngắn.

  • D

    Vật kính là một TKPK có tiêu cự dài và thị kính là một TKHT có tiêu cự ngắn.

Câu 11 :

Để quan sát rõ các vật thì mắt phải điều tiết sao cho

  • A

    độ tụ của mắt luôn giảm xuống

  • B

    ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc

  • C

    độ tụ của mắt luôn tăng lên

  • D

    ảnh của vật nằm giữa thuỷ tinh thể và võng mạc

Câu 12 :

Góc lệch của tia sáng khi truyền qua lăng kính là góc tạo bởi:

  • A

    Hai mặt bên của lăng kính.

  • B

    Tia tới và pháp tuyến.

  • C

    Tia tới lăng kính và tia ló ra khỏi lăng kính.

  • D

    Tia ló và pháp tuyến

Câu 13 :

Khi nhìn thấy vật, bộ phận của mắt có vai trò như vật kính trong máy ảnh là

  • A

    võng mạc

  • B

    giác mạc

  • C

    lòng đen

  • D

    thể thủy tinh

Câu 14 :

Một lăng kính có góc chiết quang A. Chiếu tia sáng SI đến vuông góc với mặt bên của lăng kính. Biết góc lệch của tia ló và tia tới là D=150. Cho chiết suất của lăng kính là n=1,5. Góc chiết quang A bằng:

  • A

    25,870

  • B

    64,130

  • C

    230

  • D

    320

Câu 15 :

Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ 5dp và thu được ảnh cách thấu kính một đoạn 30cm. Vật sáng  AB cách thấu kính một đoạn là:

  • A

    60cm

  • B

    30cm

  • C

    20cm

  • D

    10cm

Câu 16 :

Một thấu kính thủy tinh có chiết suất n =1,5 đặt trong không khí có độ tụ 8dp. Khi nhúng thấu kính vào một chất lỏng nó trở thành một thấu kính phân kì có tiêu cự 1m. Chiết suất của chất lỏng là:

  • A

    1,2

  • B

    1

  • C

    1,6

  • D

    1,7

Câu 17 :

Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt gần nhất 40cm. Để nhìn rõ vật đặt cách mắt gần nhất 25cm, người này cần đeo kính ( đeo sát mắt) có độ tụ là:

  • A

    -2.5dp

  • B

    2.5dp

  • C

    -1.5dp

  • D

    1.5dp

Câu 18 :

Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm. Khi đeo kính ( đeo sát mắt) có độ tụ -1dp. Khoảng nhìn rõ của người này khi đeo kính là

  • A

     từ 13,3cm đến 75cm     

  • B

    từ 14,3cm đến 75cm

  • C

    từ 14,3cm đến 100cm     

  • D

    từ 13,3cm đến 100cm

Câu 19 :

Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ (25cm÷), dùng một kính lúp có độ tụ +20dp. Kính lúp để cách mắt 10cm và mắt ngắm chừng ở điểm cách mắt 50cm. Số bội giác của kính lúp đó là:

  • A

    5,5

  • B

    4,5

  • C

    5,25

  • D

    4,25

Câu 20 :

Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 5mm và thị kính có tiêu cự 20mm. Vật AB cách vật kính 5,2mm. Vị trí ảnh của vật cho bởi vật kính là:

  • A

    6,67cm

  • B

    13cm

  • C

    19,67cm

  • D

    25cm

Câu 21 :

Vật kính của một kính thiên văn học sinh gồm vật kính có tiêu cự f1=120cm, thị kính có tiêu cự f2=4cm. Một học sinh có điểm cực viễn cách mắt 50cm quan sát ảnh của Mặt Trăng qua kính thiên văn nói trên sao cho mắt không điều tiết. Tính khoảng cách giữa hai kính?

  • A

    116,3cm

  • B

    53,7cm

  • C

    120cm

  • D

    123,7cm

Câu 22 :

Lăng kính có góc chiết quang A = 600, chùm sáng song song qua lăng kính có góc lệch cực tiểu là Dm = 420. Chiết suất của lăng kính là:

  • A

    n = 1,55.

  • B

    n = 1,50.

  • C

    n = 1,41.

  • D

    n = 1,33.

Câu 23 :

Chiếu tia sáng đơn sắc vào mặt bên của lăng kính có góc chiết quang 600. Tia ló qua mặt bên thứ hai có góc ló là 500 và góc lệch so với tia tới là 200 thì góc tới là bao nhiêu ?

  • A

    300

  • B

    200

  • C

    500

  • D

    600

Câu 24 :

Ý kiến nào sau đây đúng về kính thiên văn?

  • A

    Gồm hai thấu kính đồng trục, thị kính có tiêu cự rất dài, vật kính là kính lúp để quan sát ảnh tạo bởi thị kính.

  • B

    Gồm hai thấu kính đồng trục, vật kính có tiêu cự ngắn, thị kính có tiêu cự dài để quan sát ảnh tạo bởi vật kính.

  • C

    Khoảng cách giữa hai kính không thay đổi được.

  • D

    Bổ trợ cho mắt khi quan sát vật ở xa bằng cách tạo ảnh ảo với góc trông rất lớn đối với vật ở xa.

Câu 25 :

Hai thấu kính được ghép đồng trục, thấu kính L1 có tiêu cự f1=10cm, thấu kính L2 có tiêu cự f2=10cm. Khoảng cách giữa hai kính là a=40cm. Phía ngoài hệ, trước L1 có vật sáng AB vuông góc với trục chính hệ thấu kính tại A, cách L1  15cm. Ảnh cuối cùng qua hệ là

  • A

    ảnh ảo, ngược chiều vật AB, cao bằng vật AB, cách L2 5 cm.

  • B

    ảnh ảo, cùng chiều với vật AB, cao bằng vật AB, cách L2 5 cm.

  • C

    ảnh thật, ngược chiều với vật AB, cao bằng vật AB, cách L2 5 cm.

  • D

    ảnh thật, cùng chiều với vật AB, cao bằng vật AB, cách L2 5 cm.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Điều nào sau đây là đúng khi nói về lăng kính và đường đi của một tia sáng qua lăng kính?

  • A

    Tiết diện thẳng của lăng kính là một tam giác cân.

  • B

    Lăng kính là một khối chất trong suốt hình lăng trụ đứng, có tiết diện thẳng là một hình tam giác

  • C

    Mọi tia sáng khi quang lăng kính đều khúc xạ và cho tia ló ra khỏi lăng kính.

  • D

    A và C.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

A- sai vì tiết diện thẳng của lăng kính có thể là tam giác cân có thể làm tam giác thường, có thể là  tam giác vuông , ...

B- đúng

C- sai vì không phải mọi tia sáng qua lăng kính đều cho tia ló ra khỏi lăng kính

Câu 2 :

Ý kiến nào sau đây không đúng về quang tâm O của thấu kính?

  • A

    Các tia sáng qua O đều truyền thẳng.

  • B

     Đường thẳng vuông góc với thấu kính tại O gọi là trục chính.

  • C

    Đường thẳng bất kỳ đi qua O không vuông góc với thấu kính gọi là trục phụ.

  • D

     Đường thẳng vuông góc với thấu kính tại điểm bất kỳ điểm nào trên thấu kính gọi là trục phụ.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A, B, C - đúng

D - sai vì: Đường thẳng bất kỳ đi qua O không vuông góc với thấu kính gọi là trục phụ.

Câu 3 :

Thấu kính phân kì là:

  • A

    Một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu lồi

  • B

    một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi một mặt cầu lồi và một mặt phẳng

  • C

    Một khối chất trong suốt , được giới hạn bởi 2 mặt cầu lõm

  • D

    một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi mặt cầu lồi có bán kính nhỏ hơn mặt cầu lõm

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thấu kính phân kì là một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu lõm hoặc một mặt phẳng và một mặt lõm

Câu 4 :

Ý kiến nào sau đây sai khi nói về kính lúp?

  • A

    Kính lúp là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt trong việc quan sát vật nhỏ.

  • B

    Kính lúp là một thấu kính hội tụ hoặc hệ ghép tương đương với một thấu kính hội tụ. Tiêu cự kính lúp vào khoảng vài cm.

  • C

    Số bội giác vô cực của kính lúp là: G=OCCf

  • D

    Số bội giác vô cực của kính lúp không phụ thuộc vào khoảng cực cận của mắt mỗi người.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A, B, C - đúng

D - sai vì số bội giác vô cực G=OCCf phụ thuộc vào khoảng cực cận của mắt mỗi người.

Câu 5 :

Khi ngắm chừng vô cực một vật ở xa bằng kính thiên văn, đáp án nào sau đây đúng?

  • A

    Khoảng cách hai kính là O1O2=f2f1

  • B

    Khoảng cách hai kính là O1O2=f1f2

  • C

    Số bội giác vô cực của kính là G=f2f1

  • D

    Góc trông ảnh là α=f1f2α0

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A, B - sai vì: khi ngắm chừng ở vô cực thì khoảng cách hai kính là O1O2=f1+f2

C – sai vì: Số bội giác vô cực của kính là G=f1f2

D  - đúng

Câu 6 :

Một vật AB được đặt cách thấu kính một khoảng d qua thấu kính thu được ảnh AB cách thấu kính một khoảng d. Biết d.d<0, ảnh AB có tính chất:

  • A

    là ảnh ảo, cùng chiều với vật

  • B

    là ảnh thật, cùng chiều với vật

  • C

    là ảnh ảo, ngược chiều với vật

  • D

    là ảnh thật, ngược chiều với vật

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng biểu thức tính độ phóng đại ảnh của vật qua thấu kính và tính chất ảnh - vật: k=dd

Lời giải chi tiết :

Ta có:

Độ phóng đại ảnh của vật qua thấu kính: k=dd>0 (do d.d<0 )

k>0ảnh và vật cùng chiều, trái tính chất thật ảo

AB là ảnh ảo cùng chiều với vật

Câu 7 :

Chọn câu đúng: Kính lúp là:

  • A

    Một quang cụ có tác dụng làm giảm góc trông vật.

  • B

    Một quang cụ bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật rất nhỏ.

  • C

    Một dụng cụ tạo ra ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.

  • D

    Một thấu kính hội tụ bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật rất nhỏ.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết về kính lúp

Lời giải chi tiết :

A – sai vì: Kính lúp là quang cụ có tác dụng làm tăng góc trông vật

B – sai vì: Kính lúp là quang cụ bổ trở cho mắt trong việc quan sát các vật nhỏ chứ không phải vật rất nhỏ (Vật rất nhỏ - ta dùng kính hiển vi)

C – đúng

D – sai vì: Kính lúp là thấu kính hội tụ bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật nhỏ

Câu 8 :

Khi xác định số bội giác của kính lúp, góc α0 được gọi là:

  • A

    góc trông nhỏ nhất để phân biệt được điểm đầu và cuối của vật.

  • B

    góc trông vật có giá trị lớn nhất

  • C

    góc trông vật đặt tại điểm cực viễn của mắt

  • D

    góc trông ảnh ảo của vật khi nhìn qua kính lúp

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

α0 - gốc trông vật có giá trị lớn nhất được xác định trong từng trường hợp cụ thể

Câu 9 :

Ý kiến nào sau đây không đúng về kính hiển vi?

  • A

    Kính hiển vi bổ trợ cho mắt trong việc quan sát những vật rất nhỏ bằng cách tạo ra ảnh ảo có góc trông và số bội giác rất lớn so với kính lúp.

  • B

    Vật kính có là thấu kính hội tụ có tiêu cự cỡ vài mm, thị kính là kính lúp giúp quan sát ảnh tạo bởi vật kính.

  • C

    Vật kính và thị kính được ghép đồng trục và khoảng cách giữa hai kính thay đổi được khi ngắm chừng.

  • D

    Khoảng cách δ=F1F2  gọi là độ dài quang học của kính hiển vi.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A, B, D - đúng

C - sai vì: khoảng cách giữa vật kính và thị kính được giữ không đổi

Câu 10 :

Chọn câu đúng về đặc điểm của vật kính và thị kính của kính hiển vi:

  • A

    Vật kính là một TKPK có tiêu cự rất ngắn và thị kính là một TKHT có tiêu cự ngắn.

  • B

    Vật kính là một TKHT có tiêu cự rất ngắn và thị kính là một TKHT có tiêu cự ngắn.

  • C

    Vật kính là một TKHT có tiêu cự dài và thị kính là một TKHT có tiêu cự ngắn.

  • D

    Vật kính là một TKPK có tiêu cự dài và thị kính là một TKHT có tiêu cự ngắn.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về cấu tạo của kính hiển vi

Lời giải chi tiết :

B- đúng vì kính hiển vi gồm một vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn cỡ milimet và một thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn ( đóng vai trò kính lúp)

Câu 11 :

Để quan sát rõ các vật thì mắt phải điều tiết sao cho

  • A

    độ tụ của mắt luôn giảm xuống

  • B

    ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc

  • C

    độ tụ của mắt luôn tăng lên

  • D

    ảnh của vật nằm giữa thuỷ tinh thể và võng mạc

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Để quan sát rõ các vật thì mắt phải điều tiết sao cho ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc.

Câu 12 :

Góc lệch của tia sáng khi truyền qua lăng kính là góc tạo bởi:

  • A

    Hai mặt bên của lăng kính.

  • B

    Tia tới và pháp tuyến.

  • C

    Tia tới lăng kính và tia ló ra khỏi lăng kính.

  • D

    Tia ló và pháp tuyến

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Góc lệch D: là góc tạo bởi tia tới lăng kính và tia ló ra khỏi lăng kính

Câu 13 :

Khi nhìn thấy vật, bộ phận của mắt có vai trò như vật kính trong máy ảnh là

  • A

    võng mạc

  • B

    giác mạc

  • C

    lòng đen

  • D

    thể thủy tinh

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Mắt tương tự như một máy ảnh, trong đó:

+ Thể thủy tinh (thấu kính mắt) vật kính

+ Võng mạc phim

Câu 14 :

Một lăng kính có góc chiết quang A. Chiếu tia sáng SI đến vuông góc với mặt bên của lăng kính. Biết góc lệch của tia ló và tia tới là D=150. Cho chiết suất của lăng kính là n=1,5. Góc chiết quang A bằng:

  • A

    25,870

  • B

    64,130

  • C

    230

  • D

    320

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Vì chiếu tia tới vuông góc với mặt nên i1=0r1=0

Ta có: A=r1+r2A=r2

Mà: D=i1+i2A15=0+i2Ai2=15+A

Lại có:

sini2=nsinr2sini2=nsinAsin(15+A)=1,5sinAsin15cosA+sinAcos15=1,5sinAsin15cosA=(1,5cos15)sinAtanA=sin151,5cos15=0,485A=25,870

Câu 15 :

Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ 5dp và thu được ảnh cách thấu kính một đoạn 30cm. Vật sáng  AB cách thấu kính một đoạn là:

  • A

    60cm

  • B

    30cm

  • C

    20cm

  • D

    10cm

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức tính độ tụ: D=1f

+ Sử dụng công thức thấu kính: 1f=1d+1d

Lời giải chi tiết :

+ Tiêu cự của thấu kính: f=1D=15=0,2m=20cm

+ Theo công thức thấu kính: 1f=1d+1dd=dfdf=30.203020=60cm

Câu 16 :

Một thấu kính thủy tinh có chiết suất n =1,5 đặt trong không khí có độ tụ 8dp. Khi nhúng thấu kính vào một chất lỏng nó trở thành một thấu kính phân kì có tiêu cự 1m. Chiết suất của chất lỏng là:

  • A

    1,2

  • B

    1

  • C

    1,6

  • D

    1,7

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng biểu thức: D=1f=(nnmt1)(1R1+1R2)

Lời giải chi tiết :

+ Khi đặt trong không khí thì:

D1=8dp=(nnmt1)(1R1+1R2)=(1,51)(1R1+1R2)(1)

+ Khi đặt thấu kính trong chất lỏng có chiết suất nmt=n thì:

D2=1f2=(nnmt1)(1R1+1R2)=(1,5n1)(1R1+1R2)

theo đầu bài ta có khi đặt trong chất lỏng thì nó trở thành thấu kính phân kì có tiêu cự 1m

f2=1mD2=1dp=(1,5n1)(1R1+1R2) (2)

Từ (1) và (2), ta có: D1D2=8=(1,51)(1,5n1)(1,5n1)=116n=1,6

Câu 17 :

Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt gần nhất 40cm. Để nhìn rõ vật đặt cách mắt gần nhất 25cm, người này cần đeo kính ( đeo sát mắt) có độ tụ là:

  • A

    -2.5dp

  • B

    2.5dp

  • C

    -1.5dp

  • D

    1.5dp

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Sử dụng công thức thấu kính: 1f=1d+1d

+ Áp dụng biểu thức xác định tiêu cự của thấu kính: f=1D

Lời giải chi tiết :

+ Theo công thức thấu kính: D=1f=1d+1d=10,25+10,4=1,5dp

Câu 18 :

Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm. Khi đeo kính ( đeo sát mắt) có độ tụ -1dp. Khoảng nhìn rõ của người này khi đeo kính là

  • A

     từ 13,3cm đến 75cm     

  • B

    từ 14,3cm đến 75cm

  • C

    từ 14,3cm đến 100cm     

  • D

    từ 13,3cm đến 100cm

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức thấu kính: 1f=1d+1d

Lời giải chi tiết :

Người đó đeo kính có f= -1m

=> Quan sát ở cực cận: d=OCC=12,5cmdC=dfdf=14,3cm

=> Quan sát ở cực viễn : d=OCv=50cmdV=dfdf=100cm

=> Khoảng nhìn rõ của người này khi đeo kính là 14,3cm100cm

Câu 19 :

Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ (25cm÷), dùng một kính lúp có độ tụ +20dp. Kính lúp để cách mắt 10cm và mắt ngắm chừng ở điểm cách mắt 50cm. Số bội giác của kính lúp đó là:

  • A

    5,5

  • B

    4,5

  • C

    5,25

  • D

    4,25

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức tính tiêu cự: f=1Đ

+ Vận dụng biểu thức xác định số bội giác: G=kĐd+l=|dff|Đ|d|+l

Lời giải chi tiết :

+ Tiêu cực của kính lúp: f=1D=120=0,05m=5cm

+ Số bội giác khi ngắm chừng ở điểm cách mắt 50cm là:  G=kĐd+l=|dff|Đ|d|+l  

Ta có: d=40cm

Thay số, ta được: G=|4055|25|40|+10=4,5

Câu 20 :

Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 5mm và thị kính có tiêu cự 20mm. Vật AB cách vật kính 5,2mm. Vị trí ảnh của vật cho bởi vật kính là:

  • A

    6,67cm

  • B

    13cm

  • C

    19,67cm

  • D

    25cm

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức thấu kính: 1f=1d+1d

Lời giải chi tiết :

+ Theo bài ra: f1=5mm=0,5cm;f2=20mm=2cm

+ Theo công thức thấu kính, vị trí ảnh qua vật kính là: d=df1df1=13cm

Câu 21 :

Vật kính của một kính thiên văn học sinh gồm vật kính có tiêu cự f1=120cm, thị kính có tiêu cự f2=4cm. Một học sinh có điểm cực viễn cách mắt 50cm quan sát ảnh của Mặt Trăng qua kính thiên văn nói trên sao cho mắt không điều tiết. Tính khoảng cách giữa hai kính?

  • A

    116,3cm

  • B

    53,7cm

  • C

    120cm

  • D

    123,7cm

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Vị trí ảnh đối với mắt không điều tiết:

 

+ Sử dụng công thức thấu kính: 1f=1d+1d

Lời giải chi tiết :

+ Mắt quan sát ảnh ảo A2B2 ở trạng thái mắt không điều tiết nên A2B2 ở cực viễn của mắt tức d2=O2A2=OVV=50cm

A1B1 cách thị kính d2=O2A1=d2f2d2f2=50.4504=3,7cm

+ Khoảng cách giữa hai kính O1O2=f1+d2=120+3,7=123,7cm 

Câu 22 :

Lăng kính có góc chiết quang A = 600, chùm sáng song song qua lăng kính có góc lệch cực tiểu là Dm = 420. Chiết suất của lăng kính là:

  • A

    n = 1,55.

  • B

    n = 1,50.

  • C

    n = 1,41.

  • D

    n = 1,33.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính chiết suất của lăng kính thông qua góc lệch cực tiểu: n=sin(Dmin+A2)sinA2

Lời giải chi tiết :

Ta có: n=sin(Dmin+A2)sinA2=sin(42+602)sin602=sin51sin301,55

Câu 23 :

Chiếu tia sáng đơn sắc vào mặt bên của lăng kính có góc chiết quang 600. Tia ló qua mặt bên thứ hai có góc ló là 500 và góc lệch so với tia tới là 200 thì góc tới là bao nhiêu ?

  • A

    300

  • B

    200

  • C

    500

  • D

    600

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính góc lệch của tia sáng qua lăng kính: D=i1+i2A

Lời giải chi tiết :

Ta có: D=i1+i2Ai1=D+Ai2=200+600500=300

Câu 24 :

Ý kiến nào sau đây đúng về kính thiên văn?

  • A

    Gồm hai thấu kính đồng trục, thị kính có tiêu cự rất dài, vật kính là kính lúp để quan sát ảnh tạo bởi thị kính.

  • B

    Gồm hai thấu kính đồng trục, vật kính có tiêu cự ngắn, thị kính có tiêu cự dài để quan sát ảnh tạo bởi vật kính.

  • C

    Khoảng cách giữa hai kính không thay đổi được.

  • D

    Bổ trợ cho mắt khi quan sát vật ở xa bằng cách tạo ảnh ảo với góc trông rất lớn đối với vật ở xa.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A - sai vì thị kính là kính lúp để quan sát ảnh tạo bởi vật kính và vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn (có thể tới hàng chục mét)

B – sai vì vật kính có tiêu cự rất dài, thị kính là kính lúp để quan sát ảnh tạo bởi vật kính.

C – sai vì Khoảng cách giữa hai kính thay đổi được

D - đúng

Câu 25 :

Hai thấu kính được ghép đồng trục, thấu kính L1 có tiêu cự f1=10cm, thấu kính L2 có tiêu cự f2=10cm. Khoảng cách giữa hai kính là a=40cm. Phía ngoài hệ, trước L1 có vật sáng AB vuông góc với trục chính hệ thấu kính tại A, cách L1  15cm. Ảnh cuối cùng qua hệ là

  • A

    ảnh ảo, ngược chiều vật AB, cao bằng vật AB, cách L2 5 cm.

  • B

    ảnh ảo, cùng chiều với vật AB, cao bằng vật AB, cách L2 5 cm.

  • C

    ảnh thật, ngược chiều với vật AB, cao bằng vật AB, cách L2 5 cm.

  • D

    ảnh thật, cùng chiều với vật AB, cao bằng vật AB, cách L2 5 cm.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Vẽ ảnh của vật qua hai thấu kính

+ Sử dụng công thức thấu kính: 1f=1d+1d

+ Sử dụng biểu thức xác định hệ số phóng đại: k=dd=ABAB

Lời giải chi tiết :

+ Qua L1  vật AB có ảnh A1B1 cách L1 là:

d1=d1f1d1f1=15.101510=30cm

Số phóng đại  k1=d1d1=3015=2.

+ Hình vẽ cho thấy, A1B1  cách thấu kính L2 một đoạn:

d2=ad1=4030=10cm

+ Ánh sáng truyền qua L1 hội tụ tại A1B1 rồi lại truyền tiếp tới L2.

 Do vậy A1B1  lại là vật sáng đối với L2

+ Vận dụng công thức thấu kính với L2, ta được:

d2=d2f2d2f2=10.(10)10+10=5cm

k2=d2d2=12

+ Số phóng đại ảnh của hệ thấu kính:

k=¯A2B2¯AB=¯A2B2¯A1B1.¯A1B1¯AB=k2.k1

k=1

+ Vậy ảnh cuối cùng của hệ là ảnh ảo, cao bằng vật, ngược chiều với vật, cách L2  một đoạn 5cm

close