Đề kiểm tra 15 phút chương 1: Điện tích - Điện trường - Đề số 03Đề bài
Câu 1 :
Đưa thanh kim loại không nhiễm điện đến gần quả cầu đã nhiễm điện nhưng không chạm vào quả cầu, ta thấy hai đầu thanh kim loại được nhiễm điện. Đầu gần quả cầu hơn nhiễm điện?
Câu 2 :
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Câu 3 :
Đơn vị của điện dung của tụ điện là
Câu 4 :
Chọn phát biểu đúng? Đơn vị của cường độ điện trường là:
Câu 5 :
Cho các yếu tố sau: I- Độ lớn của các điện tích II- Dấu của các điện tích III- Bản chất của điện môi IV- Khoảng cách giữa hai điện tích Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong môi trường điện môi đồng chất không phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?
Câu 6 :
Hiệu điện thế giữa hai điểm:
Câu 7 :
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Câu 8 :
Trong các chất nhiễm điện : I- Do cọ sát; II- Do tiếp xúc; III- Do hưởng ứng. Những cách nhiễm điện có thể chuyển dời electron từ vật này sang vật khác là:
Câu 9 :
Một thanh bônit khi cọ xát với tấm dạ (cả hai cô lập với các vật khác) thì thu được điện tích -3.10-8 C. Tấm dạ sẽ có điện tích
Câu 10 :
Hai quả cầu nhỏ giống nhau bằng kim loại có khối lượng m = 5g, được treo vào cùng một điểm O bằng 2 sợi dây không dãn, dài 30cm. Hai quả cầu tiếp xúc nhau. Tích điện cho mỗi quả cầu thì thấy chúng đẩy nhau cho đến khi hai dây treo hợp nhau một góc 900. Tính độ lớn điện tích mà ta đã truyền cho quả cầu. Lấy g = 10m/s2.
Câu 11 :
Hai điện tích điểm q1 = 4.10-6C; q2 = 36.10-6C đặt tại hai điểm cố đinh A và B trong dầu có hằng số điện môi ε = 2. AB = 16cm. Xác định vị trí của điểm M mà tại đó cường độ điện trường tổng hợp bằng không?
Câu 12 :
Một hạt bụi có khối lượng 10−8g10−8g nằm trong khoảng giữa hai tấm kim loại song song nằm ngang và nhiễm điện trái dấu. Hiệu điện thế giữa hai bản bằng 500V500V. Hai bản cách nhau 5cm5cm . Tính điện tích của hạt bụi, biết nó nằm cân bằng trong không khí. Lấy g=9,8m/s2g=9,8m/s2.
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Đưa thanh kim loại không nhiễm điện đến gần quả cầu đã nhiễm điện nhưng không chạm vào quả cầu, ta thấy hai đầu thanh kim loại được nhiễm điện. Đầu gần quả cầu hơn nhiễm điện?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Đưa thanh kim loại không nhiễm điện đến gần quả cầu đã nhiễm điện nhưng không chạm vào quả cầu, thì hai đầu thanh kim loại được nhiễm điện. Đầu gần quả cầu hơn nhiễm điện trái dấu với điện tích quả cầu, đầu xa hơn nhiễm điện cùng dấu.
Câu 2 :
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng và năng lượng này là năng lượng của điện trường trong tụ điện.
Câu 3 :
Đơn vị của điện dung của tụ điện là
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Đơn vị của điện dung của tụ điện là Fara (F)
Câu 4 :
Chọn phát biểu đúng? Đơn vị của cường độ điện trường là:
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Đơn vị của cường độ điện trường là N/C (Niutơn trên Culông). Tuy nhiên ta thường dùng đơn vị đo cường độ điện trường là: Vôn trên mét (V/m)
Câu 5 :
Cho các yếu tố sau: I- Độ lớn của các điện tích II- Dấu của các điện tích III- Bản chất của điện môi IV- Khoảng cách giữa hai điện tích Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong môi trường điện môi đồng chất không phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Vận dụng biểu thức xác định lực tương tác của các điện tích trong điện môi: F=k|q1q2|εr2F=k|q1q2|εr2 Lời giải chi tiết :
Ta có, biểu thức của định luật Cu-lông: F=k|q1q2|εr2F=k|q1q2|εr2 => Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong môi trường điện môi đồng chất phụ thuộc vào: + Độ lớn của các điện tích (q1, q2) + Bản chất của điện môi (ε) + Khoảng cách giữa hai điện tích (r) Và độ lớn của lực tương tác không phụ thuộc vào dấu của các điện tích.
Câu 6 :
Hiệu điện thế giữa hai điểm:
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Hiệu điện thế giữa hai điểm đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia
Câu 7 :
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
A, B, D - đúng Ta có: →F=q.→E→F=q.→E, Nếu: + q > 0→→F↑↑→Eq > 0→→F↑↑→E + q < 0→→F↑↓→Eq < 0→→F↑↓→E
Câu 8 :
Trong các chất nhiễm điện : I- Do cọ sát; II- Do tiếp xúc; III- Do hưởng ứng. Những cách nhiễm điện có thể chuyển dời electron từ vật này sang vật khác là:
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Nhiễm điện do cọ sát và do tiếp xúc với vật đã nhiễm điện là những cách nhiễm điện có sự chuyển dời electron từ vật này sang vật khác
Câu 9 :
Một thanh bônit khi cọ xát với tấm dạ (cả hai cô lập với các vật khác) thì thu được điện tích -3.10-8 C. Tấm dạ sẽ có điện tích
Đáp án : C Phương pháp giải :
+ Vận dụng lí thuyết về nhiễm điện do cọ xát + Áp dụng định luật bảo toàn điện tích Lời giải chi tiết :
Ta có: + Ban đầu 2 vật cô lập tức điện tích tổng cộng bằng 0 vì cả 2 đều trung hòa điện + Sau khi cọ sát, hai vật đều nhiễm điện - nhưng tổng đại số điện tích của 2 vật trong hệ vẫn bằng 0 => 2 vật đều tích điện nhưng trái dấu và có độ lớn bằng nhau nói cách khác độ lớn điện tích dương xuất hiện trên vật này đúng bằng độ lớn điện tích âm xuất hiện trên vật kia. Theo đầu bài, ta có thanh ebônít sau khi cọ xát với tấm dạ thì có điện tích -3.10-8C => tấm dạ có điện tích 3.10-8C
Câu 10 :
Hai quả cầu nhỏ giống nhau bằng kim loại có khối lượng m = 5g, được treo vào cùng một điểm O bằng 2 sợi dây không dãn, dài 30cm. Hai quả cầu tiếp xúc nhau. Tích điện cho mỗi quả cầu thì thấy chúng đẩy nhau cho đến khi hai dây treo hợp nhau một góc 900. Tính độ lớn điện tích mà ta đã truyền cho quả cầu. Lấy g = 10m/s2.
Đáp án : A Phương pháp giải :
+ Áp dụng phương pháp giải bài toán con lắc tích điện + Vận dụng công thức lượng giác + Áp dụng công thức tính lực tương tác điện tích: F=k|q1q2|εr2F=k|q1q2|εr2 Lời giải chi tiết :
- Các lực tác dụng lên quả cầu gồm: Trọng lực →P→P, lực căng dây →T→T, lực tương tác tĩnh điện (lực tĩnh điện) →F→Fgiữa hai quả cầu. - Khi quả cầu cân bằng, ta có: →T+→P+→F=0↔→T+→R=0→T+→P+→F=0↔→T+→R=0 => →R→Rcùng phương, ngược chiều với →T→T→α=450→α=450 Ta có: tan450=FP→F=P=mg=0,05Ntan450=FP→F=P=mg=0,05N - Mặt khác, ta có: {F=k|q1q2|r2|q1|=|q2|=|q|→F=kq2r2{F=k|q1q2|r2|q1|=|q2|=|q|→F=kq2r2 - Từ hình ta có: r=2(lsin450)=l√2r=2(lsin450)=l√2 →F=kq2r2=kq22l2→|q|=l√2Fk=10−6C→F=kq2r2=kq22l2→|q|=l√2Fk=10−6C => Tổng độ lớn điện tích đã truyền cho hai quả cầu là: Q = 2|q| = 2.10-6C
Câu 11 :
Hai điện tích điểm q1 = 4.10-6C; q2 = 36.10-6C đặt tại hai điểm cố đinh A và B trong dầu có hằng số điện môi ε = 2. AB = 16cm. Xác định vị trí của điểm M mà tại đó cường độ điện trường tổng hợp bằng không?
Đáp án : A Phương pháp giải :
+ Áp dụng nguyên lí chồng chất điện trường: →E=→E1+→E2+...+→En→E=−→E1+−→E2+...+−→En + Áp dụng biểu thức xác định cường độ điện trường: E=k|Q|ε.r2E=k|Q|ε.r2 Lời giải chi tiết :
Gọi →E1,→E2−→E1,−→E2lần lượt là cường độ điện trường do q1 và q2 gây ra tại M. Theo đề bài ta có: →E1+→E2=0→→E1=→−E2→→E1↑↓→E2=> M phải thuộc AB Và vì 2 điện tích cùng dấu => M phải ở bên trong AB Mặt khác: {E1=k|q1|εMA2E2=k|q2|εMB2→E1E2=|q1|MB2|q2|MA2=1→MAMB=√|q1||q2|=√|4.10−6||36.10−6|=13 Lại có: MA + MB = 16 => MA = 4cm, MB = 12cm
Câu 12 :
Một hạt bụi có khối lượng 10−8g nằm trong khoảng giữa hai tấm kim loại song song nằm ngang và nhiễm điện trái dấu. Hiệu điện thế giữa hai bản bằng 500V. Hai bản cách nhau 5cm . Tính điện tích của hạt bụi, biết nó nằm cân bằng trong không khí. Lấy g=9,8m/s2.
Đáp án : D Phương pháp giải :
+ Xác định các lực tác dụng lên vật + Áp dụng điều kiện cân bằng của vật + Áp dụng biểu thức mối liên hệ giữa cường độ điện trường và hiệu điện thế U=E.d Lời giải chi tiết :
Ta có, + các lực tác dụng lên hạt bụi gồm: trọng lực →P, lực điện →F + Điều kiện cân bằng của hạt bụi: →F+→P=→0 Ta suy ra: F=P⇔qE=mg⇒q=mgE + Lại có: U=E.d⇒E=Ud Ta suy ra: q=mgdU=10−8.10−3.9,8.0,05500=9,8.10−15C |