Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 11 môn Lí - Đề số 7

Đề bài

Câu 1 :

 Một vật được thả rơi không vận tốc đầu từ độ cao 125m so với mặt đất. Bỏ qua lực cản không khí. Lấy \(g = 10m/{s^2}\). Sau bao lâu vật rơi chạm đất?

  • A
     2s
  • B
     3s
  • C
     4s
  • D
     5s
Câu 2 :

 Một chất điểm chuyển động trên đường tròn bán kính \(R = 50cm\) với vận tốc 5m/s. Gia tốc hướng tâm của chuyển động là:

  • A
     \(100m/{s^2}\)                                           
  • B
     \(200m/{s^2}\)
  • C
     \(50m/{s^2}\)                                                                   
  • D
     \(10m/{s^2}\)
Câu 3 :

 Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niutơn:

  • A
     tác dụng vào cùng một vật
  • B
     tác dụng vào hai vật khác nhau
  • C
     không bằng nhau về độ lớn
  • D
     bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá
Câu 4 :

 Một lò xo có độ cứng \(k = 160N/m\). Khi lò xo giãn một đoạn 5cm so với độ dài tự nhiên, lực đàn hồi tác dụng lên lò xo là:

  • A
     8N
  • B
     16N
  • C
     80N
  • D
     160N
Câu 5 :

Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều:

  • A
     Có phương, chiều và độ lớn không đổi
  • B
     Tăng đều theo thời gian
  • C
     Bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều
  • D
     Chỉ có độ lớn không đổi
Câu 6 :

 Công thức của định luật Húc là:

  • A
     \(F = ma\)                                             
  • B
     \(F = G\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}\)
  • C
     \(F = k\left| {\Delta l} \right|\)                                             
  • D
     \(F = \mu N\)
Câu 7 :

 Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh của một mặt phẳng nghiêng dài \(L = 10m\), góc nghiêng \(\alpha {\rm{ \;}} = {30^0}\). Lấy \(g = 10m/{s^2}\), hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,2. Tính gia tốc và vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng.

  • A
     \(a = 4,13m/{s^2};v = 9,1m/s\)
  • B
     \(a = 3,27m/{s^2};v = 8,1m/s\)
  • C
     \(a = 4,13m/{s^2};v = 8,1m/s\)   
  • D
    \(a = 3,27m/{s^2};v = 9,1m/s\)
Câu 8 :

Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có:

  • A
     lực tác dụng ban đầu                                          
  • B
     phản lực
  • C
     lực ma sát                                          
  • D
     quán tính
Câu 9 :

Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều là

  • A
     \(s = {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và \({v_0}\) cùng dấu)
  • B
     \(s = {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và \({v_0}\) trái dấu)
  • C
     \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và \({v_0}\) cùng dấu)
  • D
     \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và \({v_0}\) trái dấu)
Câu 10 :

Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song: “Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy, hợp của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba”. Biểu thức cân bằng lực của chúng là:

  • A
     \(\overrightarrow {{F_1}} {\rm{ \;}} - \overrightarrow {{F_3}} {\rm{ \;}} = \overrightarrow {{F_2}} \)                                         
  • B
     \(\overrightarrow {{F_1}} {\rm{ \;}} + \overrightarrow {{F_2}} {\rm{ \;}} = {\rm{ \;}} - \overrightarrow {{F_3}} \)
  • C
     \(\overrightarrow {{F_1}} {\rm{ \;}} + \overrightarrow {{F_2}} {\rm{ \;}} = \overrightarrow {{F_3}} \)                                        
  • D
     \(\overrightarrow {{F_1}} {\rm{ \;}} - \overrightarrow {{F_2}} {\rm{ \;}} = \overrightarrow {{F_3}} \)
Câu 11 :

Vật có khối lượng \({m_1}\; = 3kg\) đang chuyển động đều với vận tốc \({v_1}\; = 5m/s\)đến va chạm với vật \({m_2}\; = 2kg\) đang đứng yên. Sau va chạm hai vật dính vào nhau và chuyển động cùng vận tốc. Độ lớn vận tốc hai vật sau va chạm là:

  • A
    \(3m/s\)
  • B
    \(2m/s\)
  • C
    \(2,5m/s\)                     
  • D
    \(1,7m/s\)
Câu 12 :

 Dưới tác dụng của lực kéo \(\overrightarrow F \) có độ lớn \(5N\)  vật đi được quãng đường \(s = 2m\) theo hướng của lực\(\overrightarrow F \). Công của lực \(\overrightarrow F \) có độ lớn là:

  • A
    \(2J\)                             
  • B
    \(5J\)
  • C
    \(2,5J\)
  • D
    \(10J\)
Câu 13 :

 Đơn vị của động năng là:

  • A
    \(J\)                                
  • B
    \(N\)    
  • C
    \(kgm/s\)
  • D
    \(m/s\)
Câu 14 :

 Thế năng đàn hồi của vật được xác định theo công thức:

  • A
    \({W_t} = \frac{1}{2}k\left( {\Delta l} \right)\;\)                                           
  • B
    \({W_t} = \frac{1}{2}k\left( {\Delta l} \right){\;^2}\)
  • C
    \({W_t} = k\left( {\Delta l} \right){\;^2}\)                                           
  • D
    \({W_t} = k\left( {\Delta l} \right)\;\)
Câu 15 :

 Chất rắn có tính chất nào sau đây?

  • A
    Có thể nén được dễ dàng
  • B
    Không có thể tích riêng
  • C
    Có hình dạng riêng xác định
  • D
    Không có hình dạng riêng xác định
Câu 16 :

 Một xilanh chứa \(100c{m^3}\) khí ở \(2atm\). Pit-tông nén khí trong xilanh xuống còn \(80c{m^3}\). Coi nhiệt độ của quá trình nén khí không thay đổi, áp suất của khí trong xilanh khi đó là:

  • A
    \(1,8atm\)
  • B
    \(1,6atm\)
  • C
    \(2,4atm\)
  • D
    \(2,5atm\)
Câu 17 :

 Một lượng khí ở nhiệt độ \(27{\;^0}C\) có áp suất \(2atm\). Người ta đun nóng đẳng tích lượng khí đó đến nhiệt độ \(54{\;^0}C\), áp suất khí khi đó là:

  • A
    \(4,00atm\;\)                                           
  • B
    \(2,18atm\)
  • C
    \(3,75atm\)                                                             
  • D
    \(2,85atm\)
Câu 18 :

 Nhiệt lượng mà vật tỏa ra hay thu vào khi thay đổi nhiệt độ được tính theo công thức:

  • A
    \(Q = mc\)                                                            
  • B
    \(Q = m.\Delta t\)
  • C
    \(Q = mc.\Delta t\)                                            
  • D
    \(Q = c.\Delta t\)
Câu 19 :

 Một chất lỏng có hệ số căng bề mặt là \(\sigma \). Lực căng bề mặt chất lỏng tác dụng lên đoạn đường có chiều dài \(l\)  trên bề mặt chất lỏng được xác định theo công thức:

  • A
    \(f = \sigma l\)                                                                       
  • B
     \(f = \frac{\sigma }{l}\)
  • C
    \(f = \frac{l}{\sigma }\)                                                  
  • D
    \(f = \sigma  + l\)
Câu 20 :

 Theo nguyên lí I nhiệt động lực học \(\Delta U = Q + A\). Quy ước dấu:

\(Q > 0\) : Hệ nhận nhiệt lượng; \(Q < 0\): Hệ truyền nhiệt lượng

\(A > 0\): Hệ nhận công; \(A < 0\): Hệ thực hiện công

Quá trình nào sau đây diễn tả quá trình biến thiên nội năng khi hệ nhận công và truyền nhiệt lượng:

  • A
    \(\Delta U = Q + A\) khi \(Q > 0;A > 0\) 
  • B
    \(\Delta U = Q + A\) khi \(Q > 0;A < 0\)
  • C
    \(\Delta U = Q + A\) khi \(Q < 0;A > 0\)
  • D
    \(\Delta U = Q + A\) khi \(Q < 0;A < 0\)
Câu 21 :

 Chất rắn kết tinh có đặc điểm, tính chất nào sau đây?

  • A
    Có nhiệt độ nóng chảy không xác định.
  • B
    Có cấu trúc tinh thể
  • C
    Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
  • D
    Không có dạng hình học xác định
Câu 22 :

 Độ nở dài của vật rắn hình trụ được xác định theo công thức:

  • A
    \(\Delta l = \frac{{{l_0}}}{\alpha }.\Delta t\)                                           
  • B
    \(\Delta l = \alpha .\Delta t\)
  • C
    \(\Delta l = \alpha {l_0}\Delta t\)                                           
  • D
    \(\Delta l = \frac{\alpha }{{{l_0}}}.\Delta t\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

 Một vật được thả rơi không vận tốc đầu từ độ cao 125m so với mặt đất. Bỏ qua lực cản không khí. Lấy \(g = 10m/{s^2}\). Sau bao lâu vật rơi chạm đất?

  • A
     2s
  • B
     3s
  • C
     4s
  • D
     5s

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Thời gian vật rơi:\(t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)

Lời giải chi tiết :

Vật chạm đất sau thời gian là: \(t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} {\rm{ \;}} = \sqrt {\frac{{2.125}}{{10}}} {\rm{ \;}} = 5\left( s \right)\)

Câu 2 :

 Một chất điểm chuyển động trên đường tròn bán kính \(R = 50cm\) với vận tốc 5m/s. Gia tốc hướng tâm của chuyển động là:

  • A
     \(100m/{s^2}\)                                           
  • B
     \(200m/{s^2}\)
  • C
     \(50m/{s^2}\)                                                                   
  • D
     \(10m/{s^2}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Công thức tính gia tốc hướng tâm: \({a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r}\)

Lời giải chi tiết :

Gia tốc hướng tâm của chuyển động là: \({a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r} = \frac{{{5^2}}}{{{{50.10}^{ - 2}}}} = 50m/{s^2}\)

Câu 3 :

 Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niutơn:

  • A
     tác dụng vào cùng một vật
  • B
     tác dụng vào hai vật khác nhau
  • C
     không bằng nhau về độ lớn
  • D
     bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Lực và phản lực:

+ Cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn (cặp lực trực đối)

+ Lực và phản lực không phải là hai lực cân bằng (vì tác dụng vào hai vật khác nhau)

+ Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.

Lời giải chi tiết :

Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.

Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.

Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.

Câu 4 :

 Một lò xo có độ cứng \(k = 160N/m\). Khi lò xo giãn một đoạn 5cm so với độ dài tự nhiên, lực đàn hồi tác dụng lên lò xo là:

  • A
     8N
  • B
     16N
  • C
     80N
  • D
     160N

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Định luật Húc:

+ Phát biểu: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.

+ Hệ thức: \({F_{dh}} = k.\left| {\Delta l} \right|\)

Trong đó: k là độ cứng của lò xo (N/m); \(\Delta l\) là độ biến dạng của lò xo (m).

Lời giải chi tiết :

Độ giãn của lò xo: \(\Delta l = 5cm = {5.10^{ - 2}}m\)

Lực đàn hồi tác dụng lên lò xo là: \({F_{dh}} = k\left| {\Delta l} \right| = {160.5.10^{ - 2}} = 8N\)

Câu 5 :

Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều:

  • A
     Có phương, chiều và độ lớn không đổi
  • B
     Tăng đều theo thời gian
  • C
     Bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều
  • D
     Chỉ có độ lớn không đổi

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về chuyển động thẳng biến đổi đều.

Lời giải chi tiết :

Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều là đại lượng vecto có phương, chiều và độ lớn không đổi theo thời gian.

Câu 6 :

 Công thức của định luật Húc là:

  • A
     \(F = ma\)                                             
  • B
     \(F = G\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}\)
  • C
     \(F = k\left| {\Delta l} \right|\)                                             
  • D
     \(F = \mu N\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Định luật Húc:

+ Phát biểu: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.

+ Hệ thức: \({F_{dh}} = k.\left| {\Delta l} \right|\)

Trong đó: k là độ cứng của lò xo (N/m); \(\Delta l\) là độ biến dạng của lò xo (m).

Lời giải chi tiết :

Công thức của định luật Húc là: \({F_{dh}} = k\left| {\Delta l} \right|\)

Câu 7 :

 Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh của một mặt phẳng nghiêng dài \(L = 10m\), góc nghiêng \(\alpha {\rm{ \;}} = {30^0}\). Lấy \(g = 10m/{s^2}\), hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,2. Tính gia tốc và vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng.

  • A
     \(a = 4,13m/{s^2};v = 9,1m/s\)
  • B
     \(a = 3,27m/{s^2};v = 8,1m/s\)
  • C
     \(a = 4,13m/{s^2};v = 8,1m/s\)   
  • D
    \(a = 3,27m/{s^2};v = 9,1m/s\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phương pháp: động lực học:

Bước 1: Chọn vật (hệ vật) khảo sát.

Bước 2: Chọn hệ quy chiếu (Cụ thể hoá bằng hệ trục toạ độ vuông góc; Trục toạ độ Ox luôn trùng với phương chiều chuyển động; Trục toạ độ Oy vuông góc với phương chuyển động)

Bước 3: Xác định các lực và biểu diễn các lực tác dụng lên vật trên hình vẽ.

Bước 4: Viết phương trình hợp lực tác dụng lên vật theo định luật II Niu Tơn.

\(\overrightarrow {{F_{hl}}} {\rm{ \;}} = \overrightarrow {{F_1}} {\rm{ \;}} + \overrightarrow {{F_2}} {\rm{ \;}} + ... + \overrightarrow {{F_n}} {\rm{ \;}} = m.\vec a\) (*) (Tổng tất cả các lực tác dụng lên vật)

Bước 5: Chiếu phương trình lực (*) lên các trục toạ độ Ox, Oy: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{Ox:{F_{1x}} + {F_{2x}} +  \ldots  + {F_{nx}} = ma\left( 1 \right)}\\{Oy:{F_{1y}} + {F_{2y}} +  \ldots  + {F_{ny}} = 0\left( 2 \right)}\end{array}} \right.\)

Giải phương trình (1) và (2) ta thu được đại lượng cần tìm

Lời giải chi tiết :

Vật chịu tác dụng của 3 lực trên mặt phẳng nghiêng: Trọng lực \(\vec P\); Phản lực \(\vec Q\); Lực ma sát: \(\overrightarrow {{F_{ms}}} \)

Biểu diễn các lực tác dụng vào vật và chọn hệ trục toạ độ như hình vẽ:

Ta có:  \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\vec P = \overrightarrow {{P_1}} {\rm{ \;}} + \overrightarrow {{P_2}} }\\{\left( {\overrightarrow {{P_2}} ;\vec P} \right) = \alpha }\end{array}} \right.\)

Từ hình vẽ ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\sin \alpha {\rm{ \;}} = \frac{{{P_1}}}{P} \Rightarrow {P_1} = P.\sin \alpha {\rm{ \;}} = mg.\sin \alpha }\\{\cos \alpha {\rm{ \;}} = \frac{{{P_2}}}{P} \Rightarrow {P_2} = P.\cos \alpha {\rm{ \;}} = mg.\cos \alpha }\end{array}} \right.\)

Áp dụng định luật II Niuton ta có: \(\overrightarrow {{F_{ms}}} {\rm{ \;}} + \vec Q + \overrightarrow {{P_1}} {\rm{ \;}} + \overrightarrow {{P_2}} {\rm{ \;}} = m.\vec a\,\,\,\,\left( * \right)\)

Chiếu (*) lên Ox, Oy ta được: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{ - {F_{ms}} + {P_1} = ma}\\{Q - {P_2} = 0}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{a = \frac{{{P_1} - {F_{ms}}}}{m}}\\{Q = {P_2}}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{a = \frac{{mg.\sin \alpha  - \mu N}}{m}}\\{N = Q = {P_2} = mg.\cos \alpha }\end{array}} \right.\)

\( \Rightarrow a = \frac{{mg.\sin \alpha  - \mu .mg.\cos \alpha }}{m} = g\left( {\sin \alpha  - \mu .\cos \alpha } \right)\)

Thay số ta được: \(a = 10.\left( {\sin 30 - 0,2.\cos 30} \right) = 3,27m/{s^2}\)

Ta có: \(v_B^2 - v_A^2 = 2a.AB\)\( \Rightarrow {v_B} = \sqrt {v_A^2 + 2a.AB} {\rm{ \;}} = \sqrt {0 + 2.4,13.10} {\rm{ \;}} \approx 8,1m/s\)

Câu 8 :

Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có:

  • A
     lực tác dụng ban đầu                                          
  • B
     phản lực
  • C
     lực ma sát                                          
  • D
     quán tính

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Lực ma sát xuất hiện tại mặt tiếp xúc của các vật, cản trở chuyển động của vật, có hướng ngược với hướng của vận tốc.

Lời giải chi tiết :

Lực ma sát ngược chiều chuyển động \( \Rightarrow \) cản trở chuyển động làm vật chuyển động chậm dần.

Câu 9 :

Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều là

  • A
     \(s = {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và \({v_0}\) cùng dấu)
  • B
     \(s = {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và \({v_0}\) trái dấu)
  • C
     \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và \({v_0}\) cùng dấu)
  • D
     \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và \({v_0}\) trái dấu)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng biến đổi đều: \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\)

+ Nhanh dần đều: \(\vec a\) và \(\vec v\) luôn cùng hướng \(\left( {a.v > 0} \right)\)

+ Chậm dần đều: \(\vec a\) và \(\vec v\) luôn ngược hướng \(\left( {a.v < 0} \right)\)

Lời giải chi tiết :

Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều là: \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và \({v_0}\)  trái dấu)

Câu 10 :

Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song: “Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy, hợp của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba”. Biểu thức cân bằng lực của chúng là:

  • A
     \(\overrightarrow {{F_1}} {\rm{ \;}} - \overrightarrow {{F_3}} {\rm{ \;}} = \overrightarrow {{F_2}} \)                                         
  • B
     \(\overrightarrow {{F_1}} {\rm{ \;}} + \overrightarrow {{F_2}} {\rm{ \;}} = {\rm{ \;}} - \overrightarrow {{F_3}} \)
  • C
     \(\overrightarrow {{F_1}} {\rm{ \;}} + \overrightarrow {{F_2}} {\rm{ \;}} = \overrightarrow {{F_3}} \)                                        
  • D
     \(\overrightarrow {{F_1}} {\rm{ \;}} - \overrightarrow {{F_2}} {\rm{ \;}} = \overrightarrow {{F_3}} \)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Điều kiện cân bằng: Muốn cho một vật chịu tác dụng của ba lực \(\overrightarrow {{F_1}} ;\overrightarrow {{F_2}} ;\overrightarrow {{F_3}} \); không song song ở trạng thái cân bằng thì: \(\overrightarrow {{F_1}} {\rm{ \;}} + \overrightarrow {{F_2}} {\rm{ \;}} = {\rm{ \;}} - \overrightarrow {{F_3}} \)

+ Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy.

+ Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.

Lời giải chi tiết :

Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song: \(\overrightarrow {{F_1}} {\rm{ \;}} + \overrightarrow {{F_2}} {\rm{ \;}} = {\rm{ \;}} - \overrightarrow {{F_3}} \)

Câu 11 :

Vật có khối lượng \({m_1}\; = 3kg\) đang chuyển động đều với vận tốc \({v_1}\; = 5m/s\)đến va chạm với vật \({m_2}\; = 2kg\) đang đứng yên. Sau va chạm hai vật dính vào nhau và chuyển động cùng vận tốc. Độ lớn vận tốc hai vật sau va chạm là:

  • A
    \(3m/s\)
  • B
    \(2m/s\)
  • C
    \(2,5m/s\)                     
  • D
    \(1,7m/s\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng: \(\overrightarrow {{p_{trc}}}  = \overrightarrow {{p_{sau}}} \)

Lời giải chi tiết :

+ Trước va chạm:

Vật 1: \({m_1}\; = 3kg;{v_1}\; = 5m/s\)

Vật 2: \({m_2}\; = 2kg;{v_2}\; = 0\) (do vật 2 đang đứng yên)

+ Sau va chạm:

Hai vật dính vào nhau nên: \(m = {m_1} + {m_2}\; = 3 + 2 = 5kg\)

Sau va chạm hai vật chuyển động với cùng vận tốc là \(V\)

+ Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có: \(\overrightarrow {{p_{trc}}}  = \overrightarrow {{p_{sau}}} \)

\( \Rightarrow {m_1}{v_1} + {m_2}{v_2} = mV \Leftrightarrow 3.5 + 2.0 = 5.V \Leftrightarrow V = \frac{{3.5}}{5} = 3m/s\)

Câu 12 :

 Dưới tác dụng của lực kéo \(\overrightarrow F \) có độ lớn \(5N\)  vật đi được quãng đường \(s = 2m\) theo hướng của lực\(\overrightarrow F \). Công của lực \(\overrightarrow F \) có độ lớn là:

  • A
    \(2J\)                             
  • B
    \(5J\)
  • C
    \(2,5J\)
  • D
    \(10J\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Công thức tính công: \(A = F.s.cos\alpha ;\,\alpha  = \left( {\overrightarrow F ,\overrightarrow s } \right)\)

Lời giải chi tiết :

Vật dịch chuyển theo hướng của lực nên \(\alpha  = 0\)

Công của lực \(\overrightarrow F \)  có độ lớn là: \(A = F.s.cos\alpha  = 5.2.cos0 = 10J\)

Câu 13 :

 Đơn vị của động năng là:

  • A
    \(J\)                                
  • B
    \(N\)    
  • C
    \(kgm/s\)
  • D
    \(m/s\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Động năng là dạng năng lượng của một vật có được do nó đang chuyển động: \({W_d} = \frac{1}{2}m{v^2}\)

Đơn vị của động năng là Jun (J).

Lời giải chi tiết :

Đơn vị của động năng là Jun (J).

Câu 14 :

 Thế năng đàn hồi của vật được xác định theo công thức:

  • A
    \({W_t} = \frac{1}{2}k\left( {\Delta l} \right)\;\)                                           
  • B
    \({W_t} = \frac{1}{2}k\left( {\Delta l} \right){\;^2}\)
  • C
    \({W_t} = k\left( {\Delta l} \right){\;^2}\)                                           
  • D
    \({W_t} = k\left( {\Delta l} \right)\;\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thế năng đàn hồi là dạng năng lượng của một vật chịu tác dụng của lực đàn hồi. Công thức tính thế năng đàn hồi của một lò xo ở trạng thái có biến dạng \(\Delta l\) là: \({W_t} = \frac{1}{2}k.{\left( {\Delta l} \right)^2}\)

Lời giải chi tiết :

Thế năng đàn hồi của vật được xác định theo công thức: \({W_t} = \frac{1}{2}k.{\left( {\Delta l} \right)^2}\)

Câu 15 :

 Chất rắn có tính chất nào sau đây?

  • A
    Có thể nén được dễ dàng
  • B
    Không có thể tích riêng
  • C
    Có hình dạng riêng xác định
  • D
    Không có hình dạng riêng xác định

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ở thể rắn, lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh nên giữ được các phân tử ở các vị trí cân bằng xác định, làm cho chúng chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí này. Do đó, các vật rắn có thể tích và hình dạng riêng xác định.

Lời giải chi tiết :

Chất rắn có hình dạng riêng xác định.

Câu 16 :

 Một xilanh chứa \(100c{m^3}\) khí ở \(2atm\). Pit-tông nén khí trong xilanh xuống còn \(80c{m^3}\). Coi nhiệt độ của quá trình nén khí không thay đổi, áp suất của khí trong xilanh khi đó là:

  • A
    \(1,8atm\)
  • B
    \(1,6atm\)
  • C
    \(2,4atm\)
  • D
    \(2,5atm\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Định luật Bô-lơ - Ma-ri-ốt: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.

+ Hệ thức: \(p\~\frac{1}{V} \Rightarrow \;PV = const\)

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định luật Bôi-lơ-ma-ri-ốt cho hai trạng thái ta có:

Câu 17 :

 Một lượng khí ở nhiệt độ \(27{\;^0}C\) có áp suất \(2atm\). Người ta đun nóng đẳng tích lượng khí đó đến nhiệt độ \(54{\;^0}C\), áp suất khí khi đó là:

  • A
    \(4,00atm\;\)                                           
  • B
    \(2,18atm\)
  • C
    \(3,75atm\)                                                             
  • D
    \(2,85atm\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Định luật Sác - lơ: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.

+ Hệ thức: \(p\~T \Rightarrow \frac{p}{T} = const\)

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định luật Sac-lơ ta có:

\(\frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}}}{{{T_2}}} \Rightarrow {p_2} = \frac{{{p_1}{T_2}}}{{{T_1}}} = \frac{{2.\left( {54 + 273} \right)}}{{\left( {27 + 273} \right)}} = 2,18atm\)

Câu 18 :

 Nhiệt lượng mà vật tỏa ra hay thu vào khi thay đổi nhiệt độ được tính theo công thức:

  • A
    \(Q = mc\)                                                            
  • B
    \(Q = m.\Delta t\)
  • C
    \(Q = mc.\Delta t\)                                            
  • D
    \(Q = c.\Delta t\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết “Bài 33: Nội năng và sự biến thiên nội năng”: Nhiệt lượng mà một lượng chất rắn hoặc lỏng thu vào hay tỏa ra khi thay đổi nhiệt độ được tính bằng công thức: \(Q = m.c.\Delta t\)

Lời giải chi tiết :

Nhiệt lượng mà vật tỏa ra hay thu vào khi thay đổi nhiệt độ được tính theo công thức: \(Q = m.c.\Delta t\)

Câu 19 :

 Một chất lỏng có hệ số căng bề mặt là \(\sigma \). Lực căng bề mặt chất lỏng tác dụng lên đoạn đường có chiều dài \(l\)  trên bề mặt chất lỏng được xác định theo công thức:

  • A
    \(f = \sigma l\)                                                                       
  • B
     \(f = \frac{\sigma }{l}\)
  • C
    \(f = \frac{l}{\sigma }\)                                                  
  • D
    \(f = \sigma  + l\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng luôn có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng và có độ lớn \(f\) tỉ lệ thuận với độ dài \(l\)  của đoạn đường đó: \(f = \;\sigma l\)

Với \(\sigma \) là hệ số căng bề mặt và đo bằng đơn vị niu tơn trên mét \(\left( {N/m} \right)\).

Lời giải chi tiết :

Lực căng bề mặt chất lỏng tác dụng lên đoạn đường có chiều dài \(l\)  trên bề mặt chất lỏng được xác định theo công thức: \(f = \;\sigma l\)

Câu 20 :

 Theo nguyên lí I nhiệt động lực học \(\Delta U = Q + A\). Quy ước dấu:

\(Q > 0\) : Hệ nhận nhiệt lượng; \(Q < 0\): Hệ truyền nhiệt lượng

\(A > 0\): Hệ nhận công; \(A < 0\): Hệ thực hiện công

Quá trình nào sau đây diễn tả quá trình biến thiên nội năng khi hệ nhận công và truyền nhiệt lượng:

  • A
    \(\Delta U = Q + A\) khi \(Q > 0;A > 0\) 
  • B
    \(\Delta U = Q + A\) khi \(Q > 0;A < 0\)
  • C
    \(\Delta U = Q + A\) khi \(Q < 0;A > 0\)
  • D
    \(\Delta U = Q + A\) khi \(Q < 0;A < 0\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nguyên lí I của nhiệt động lực học: Độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được.

Ta có: \(\Delta U = A + Q\)

Với quy ước về dấu:

+ \(Q > 0\) : Hệ nhận nhiệt lượng; \(Q < 0\): Hệ truyền nhiệt lượng

+ \(A > 0\): Hệ nhận công; \(A < 0\): Hệ thực hiện công

Lời giải chi tiết :

Hệ nhận công: \(A > 0\)

Hệ truyền nhiệt lượng: \(Q < 0\)

\( \Rightarrow \Delta U = Q + A\) khi \(Q < 0;A > 0\)

Câu 21 :

 Chất rắn kết tinh có đặc điểm, tính chất nào sau đây?

  • A
    Có nhiệt độ nóng chảy không xác định.
  • B
    Có cấu trúc tinh thể
  • C
    Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
  • D
    Không có dạng hình học xác định

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Các đặc tính của chất rắn kết tinh:

a) Mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy (hoặc đông đặc) ở một nhiệt độ xác định.

Các chất rắn cấu tạo từ cùng một loại hạt, nhưng cấu trúc tinh thể không giống nhau thì những tính chất của chúng rất khác nhau.

b) Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể.

Chất đơn tinh thể đươc cấu tạo từ một tinh thể lớn hoặc nhiều tinh thể nhỏ liên kết theo một trật tự xác định tuần hoàn trong không gian tạo thành mạng tinh thể. Chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng.

Chất đa tinh thể được cấu tạo từ vô số tinh thể rất nhỏ liên kết hỗn độn với nhau. Chất đa tinh thể có tính đẳng hướng.

Lời giải chi tiết :

Chất rắn kết tinh có cấu trúc tinh thể, do đó có dạng hình học và nhiệt độ nóng chảy xác định \( \Rightarrow \) A, C, D sai.

Câu 22 :

 Độ nở dài của vật rắn hình trụ được xác định theo công thức:

  • A
    \(\Delta l = \frac{{{l_0}}}{\alpha }.\Delta t\)                                           
  • B
    \(\Delta l = \alpha .\Delta t\)
  • C
    \(\Delta l = \alpha {l_0}\Delta t\)                                           
  • D
    \(\Delta l = \frac{\alpha }{{{l_0}}}.\Delta t\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sự nở vì nhiệt của vật rắn là sự tăng kích thước của vật rắn khi nhiệt độ tăng do bị nung nóng.

Độ nở dài của vật rắn tỉ lệ thuận với độ tăng nhiệt độ \(\Delta t\) và độ dài ban đầu \({l_0}\) của vật đó: \(\Delta l = l - {l_0} = \alpha .{l_0}.\Delta t\)

Lời giải chi tiết :

Độ nở dài của vật rắn hình trụ được xác định theo công thức: \(\Delta l = \alpha {l_0}\Delta t\)

close