Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 11 môn Lí - Đề số 8

Đề bài

Câu 1 :

 Chọn phát biểu sai về lực đàn hồi của lò xo

  • A
     Lực đàn hồi của lò xo chỉ xuất hiện ở đầu lò xo đặt ngoại lực gây biến dạng.
  • B
     Lực đàn hồi của lò xò có xu hướng chống lại nguyên nhân gây ra biến dạng.
  • C
     Lực đàn hồi của lò xo có độ lớn tuân theo định luật Hooke.
  • D
     Lực đàn hồi của lò xo có phương là trục lò xo, chiều ngược với chiều biến dạng của lò xo.
Câu 2 :

 Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì:

  • A
     Tỉ lệ thuận với bình phương khối lượng và tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa chúng.
  • B
     Tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
  • C
     Không đổi khi thay đổi khoảng cách giữa hai vật.
  • D
     Có độ lớn không phụ thuộc vào khối lượng của hai vật.
Câu 3 :

 Momen lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5N và cánh tay đòn là 2m?

  • A
     10N
  • B
     11N
  • C
     10Nm 
  • D
     11Nm
Câu 4 :

 Phương trình vận tốc tức thời của một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều có dạng \(v = 2 + t\) (v đo bằng m/s; t đo bằng giây). Quãng đường chất điểm đi được sau 2s kể từ lúc \(t = 0\) là

  • A
     6m
  • B
     12m
  • C
     10m
  • D
     8m
Câu 5 :

 "Lúc 10 giờ 30 phút, xe đang chạy trên đường Đồng Khởi cách Trường Trấn Biên 1km”. Việc xác định vị trí xe như trên còn thiếu yếu tố gi?

  • A
     Vật làm mốc.
  • B
     Chiều dương trên đường đi.
  • C
     Mốc thời gian.
  • D
     Thước đo và đồng hồ.
Câu 6 :

 Tại sao trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật có tính tương đối?

  • A
     Vì trạng thái của vật đã được xác định bởi những người quan sát khác nhau.
  • B
     Vì trạng thái của vật đó không ổn định: lúc đứng yên, lúc chuyển động.
  • C
     Vì trạng thái của vật đó được quan sát ở các thời điểm khác nhau.
  • D
     Vì trạng thái của vật đó được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau.
Câu 7 :

 Gia tốc rơi tự do của vật tại mặt đất là \(g = 9,8m/{s^2}\). Ở độ cao 315km đối với mặt đất gia tốc rơi tự do có thể nhận giá trị nào sau đây? Biết bán kính Trái Đất là \(6400km.\)

  • A
     \({g_h} = 10m/{s^2}\)  
  • B
     \({g_h} = 9,8m/{s^2}\)
  • C
     \({g_h} = 9,68m/{s^2}\)          
  • D
     \({g_h} = 8,9m/{s^2}\)
Câu 8 :

 Chọn câu trả lời đúng: Vật khối lượng \(m = 2kg\) đặt trên mặt sàn nằm ngang và được kéo nhờ lực \(\vec F\), \(\vec F\) hợp với mặt sàn góc \(\alpha  = {30^0}\) và có độ lớn 2N. Bỏ qua ma sát. Độ lớn gia tốc của m khi chuyển

động là:

  • A
     \(0,5m/{s^2}\)
  • B
     \(0,87m/{s^2}\)
  • C
     \(1m/{s^2}\)                 
  • D
     \(0,45m/{s^2}\)
Câu 9 :

 Chọn phát biểu sai? Sai số dụng cụ \(\Delta A\) có thể

  • A
     Lấy bằng nửa độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ.
  • B
     Lấy bằng một độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ.
  • C
     Loại trừ bằng cách hiệu chỉnh khi đo.
  • D
     Được tính theo công thức do nhà sản xuất quy định.
Câu 10 :

 Trong bài thực hành “Đo hệ số ma sát" SGK Vật Lí 10. Việc xác định hệ số ma sát trượt thông qua việc đo:

  • A
    Gia tốc, thời gian và quãng đường đi được.
  • B
    Gia tốc, vận tốc, quãng đường.
  • C
    Quãng đường đi được, thời gian và góc nghiêng \(\alpha \).
  • D
    Quãng đường, vận tốc và góc nghiêng \(\alpha \).
Câu 11 :

 Lực và phản lực không có tính chất nào sau đây:

  • A
     Luôn cân bằng nhau.
  • B
     Luôn cùng giá, ngược chiều.
  • C
     Luôn cùng loại.
  • D
     Luôn xuất hiện từng cặp.
Câu 12 :

 Hai lực song song cùng chiều có độ lớn 20N và 30N, khoảng cách giữa đường tác dụng của hợp lực của chúng đến lực lớn hơn bằng 0,8m. Tìm khoảng cách giữa hai lực đó.

  • A
     1,8m
  • B
     1,3m
  • C
     2,0m
  • D
     1,2m
Câu 13 :

 Trong 1s cuối cùng trước khi chạm đất, một vật rơi tự do đi được quãng đường gấp 2 lần quãng đường vật rơi trước đó tính từ lúc thả. Cho \(g = 10m/{s^2}\). Tốc độ của vật ngay khi sắp chạm đất là:

  • A
     \(34,6m/s\)
  • B
     \(23,7m/s\)
  • C
     \(26,9m/s\)
  • D
     \(38,2m/s\)
Câu 14 :

 Một con thuyền đi dọc con sông từ bên A đến bên B cách nhau 8km rồi quay ngay tại bến A mất thời gian 2h, tốc độ nước chảy không đổi bằng \(3km/h\). Tốc độ của thuyền so với nước là:

  • A
     \(6km/h\)
  • B
     \(8km/h\) 
  • C
     \(9km/h\)
  • D
     \(7km/h\)
Câu 15 :

 Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa: "Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song cùng chiều có độ lớn bằng ……. và có giá chia ......... khoảng cách giữa hai giá của hai lực thành phần thành những đoạn ……. với hai lực ấy".

  • A
     Tổng độ lớn / trong / tỉ lệ thuận
  • B
     Tổng độ lớn / trong / tỉ lệ nghịch.
  • C
     Tổng độ lớn / ngoài / tỉ lệ thuận.
  • D
     Hiệu độ lớn / trong / tỉ lệ nghịch
Câu 16 :

 Điều kiện cân bằng của một chất điểm chịu tác dụng của nhiều lực là:

  • A
     Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên chất điểm là hằng số.
  • B
     Không chịu tác dụng của lực nào.
  • C
     Hợp lực của các lực tác dụng lên chất điểm phải bằng không.
  • D
     Các lực tác dụng lên chất điểm có độ lớn bằng nhau.
Câu 17 :

 Điều kiện nào sau đây là đủ để hệ ba lực tác dụng lên vật rắn cân bằng:

  • A
     Ba lực phải đồng qui.
  • B
     Ba lực phải đồng phẳng.
  • C
     Ba lực phải đồng phẳng và đồng qui.
  • D
     Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.
Câu 18 :

Vành ngoài của một bánh xe ô tô có bán kính là 25cm. Gia tốc hướng tâm của một điểm trên vành ngoài của bánh xe khi ô tô đang chạy với tốc độ \(36km/h\) là:

  • A
     \(200m/{s^2}\)
  • B
     \(400m/{s^2}\)
  • C
    \(100m/{s^2}\)
  • D
     \(300m/{s^2}\)
Câu 19 :

 Một vật được ném theo phương ngang với tốc độ \({v_0} = 10m/s\) từ độ cao \(h\) so với mặt đất. Chọn hệ trục toạ độ Oxy sao cho gốc O trùng với vị trí ném, Ox theo chiều \(\overrightarrow {{v_0}} \), Oy hướng thẳng đứng xuống dưới, gốc thời gian là lúc bắt đầu ném. Phương trình quỹ đạo của vật là: (với \(g = 10m/{s^2}\))

  • A
     \(y = 10t + 5{x^2}\)
  • B
     \(y = 0,1{x^2}\)
  • C
    \(y = 0,05{x^2}\)                   
  • D
     \(y = 10t + 10{x^2}\)
Câu 20 :

 Một xe đua chạy quanh một đường tròn nằm ngang, bán kính 250m. Vận tốc của xe không đổi có độ lớn \(50m/s\). Khối lượng xe là 1200kg. Độ lớn của lực hướng tâm của chiếc xe là:

  • A
     12000N
  • B
     11000N
  • C
     13000N
  • D
     10000N
Câu 21 :

 Chọn câu sai: Vận tốc của chuyển động thẳng đều có đặc điểm:

  • A
     Đồ thị là đường thẳng song song với trục thời gian.
  • B
     Phương trình là hàm bậc nhất theo thời gian.
  • C
     Vectơ vận tốc của vật không thay đổi theo thời gian.
  • D
     Độ lớn không thay đổi theo thời gian.
Câu 22 :

Chọn phát biểu sai khi nói về đặc điểm của chuyển động tròn đều.

  • A
     Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm.
  • B
     Quỹ đạo là đường tròn.
  • C
     Tốc độ góc không đổi.
  • D
    Vecto vận tốc thay đổi cả về hướng và độ lớn.
Câu 23 :

Hai người đi xe đạp khởi hành cùng một lúc từ 2 địa điểm A và B, đi ngược chiều nhau. Người đi từ A có vận tốc đầu là \(18km/h\) và chuyển động chậm dần đều với gia tốc \(20cm/{s^2}\). Người đi từ B có vận tốc đầu là \(5,4m/s\) và chuyển động nhanh dần đều với gia tốc\(0,2m/{s^2}\). Khoảng cách giữa hai người lúc đầu là 130m. Hỏi sau bao lâu 2 người gặp nhau và vị trí gặp nhau?

  • A
     \(t = 12,5s\); cách A 83,125m
  • B
     \(t = 20s\); cách B 60m
  • C
     \(t = 20s\); cách A 60m
  • D
     \(t = 12,5s\); cách A 46,875m
Câu 24 :

 Kéo một vật có khối lượng 70kg trên mặt sàn nằm ngang, bằng lực có độ lớn 210N theo phương ngang làm vật chuyển động đều. Lấy \(g = 10m/{s^2}\). Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là:

  • A
     0,3
  • B
     0,15
  • C
     0,147 
  • D
     \(\frac{1}{3}\)
Câu 25 :

 Chọn câu trả lời sai: Chuyển động rơi tự do:

  • A
    Trong quá trình rơi tự do, vận tốc giảm dần theo thời gian.
  • B
     Công thức tính vận tốc ở thời điểm t là \(v = gt\)
  • C
     Phương chuyển động là phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
  • D
     Công thức tính quãng đường đi được trong thời gian \(t\) là: \(s = \frac{1}{2}g{t^2}\)
Câu 26 :

Quá trình biến đổi trạng thái trong đó thể tích được giữ không đổi gọi là quá trình:

  • A
    Đẳng áp.
  • B
    Đẳng tích.
  • C
    Đoạn nhiệt.
  • D
    Đẳng nhiệt.
Câu 27 :

Một vật được ném theo phương ngang (bỏ qua sức cản của không khí) thì

  • A
    động năng tăng, thế năng giảm.
  • B
    động năng tăng, thế năng không đổi.
  • C
    động năng không đổi, thế năng giảm.
  • D
    động năng giảm, thế năng tăng.
Câu 28 :

Trường hợp nào sau đây không liên quan đến hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng?

  • A
    Giọt nước đọng trên lá sen.
  • B
    Nước chảy từ cao xuống thấp
  • C
    Bong bóng xà phòng lơ lửng có dạng gần hình cầu.
  • D
    Chiếc đinh ghim nhờn mỡ có thể nổi trên mặt nước
Câu 29 :

Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử

  • A
    có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ lực hút.
  • B
    chỉ có lực đẩy.
  • C
    có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút.
  • D
    chỉ lực hút.
Câu 30 :

Một vật đứng yên, có thể có

  • A
    động năng.
  • B
    thế năng.
  • C
    vận tốc
  • D
    động lượng.
Câu 31 :

Một vật rơi rự do thì trọng lực

  • A
    sinh công có thể dương hoặc âm
  • B
    sinh công âm
  • C
    sinh công dương
  • D
    không sinh công
Câu 32 :

Đặc tính của chất rắn vô định hình là

  • A
    đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
  • B
    đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
  • C
    dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
  • D
    dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
Câu 33 :

Độ biến thiên động năng của một vật bằng công của:

  • A
    trọng lực tác dụng lên vật đó.
  • B
    lực ma sát hoặc lực cản tác dụng lên vật đó.
  • C
    ngoại lực tác dụng lên vật đó.
  • D
    lực phát động tác dụng lên vật đó.
Câu 34 :

Chọn phát biểu đúng. Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng

  • A
    không xác định.
  • B
    biến thiên.
  • C
    không bảo toàn.
  • D
    bảo toàn.
Câu 35 :

Chất rắn nào dưới đây, thuộc loại chất rắn kết tinh?

  • A
    Kim loại.
  • B
    Thuỷ tinh.
  • C
    Cao su
  • D
    Nhựa đường.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

 Chọn phát biểu sai về lực đàn hồi của lò xo

  • A
     Lực đàn hồi của lò xo chỉ xuất hiện ở đầu lò xo đặt ngoại lực gây biến dạng.
  • B
     Lực đàn hồi của lò xò có xu hướng chống lại nguyên nhân gây ra biến dạng.
  • C
     Lực đàn hồi của lò xo có độ lớn tuân theo định luật Hooke.
  • D
     Lực đàn hồi của lò xo có phương là trục lò xo, chiều ngược với chiều biến dạng của lò xo.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Lực đàn hồi xuất hiện ở hai đầu của lò xo và tác dụng vào các vật tiếp xúc (hay gắn) với lò xo làm nó biến dạng.

Hướng của lực đàn hồi ở mỗi đầu lò xo ngược với hướng của ngoại lực gây biến dạng.

+ Định luật Húc: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo: \({F_{dh}} = k\left| {\Delta l} \right|\) |

Trong đó:

Lời giải chi tiết :

Lực đàn hồi xuất hiện ở hai đầu của lò xo và tác dụng vào các vật tiếp xúc (hay gắn) với lò xo làm nó biến dạng.

\( \Rightarrow \) Phát biểu sai là: Lực đàn hồi của lò xo chỉ xuất hiện ở đầu lò xo đặt ngoại lực gây biến dạng.

Câu 2 :

 Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì:

  • A
     Tỉ lệ thuận với bình phương khối lượng và tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa chúng.
  • B
     Tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
  • C
     Không đổi khi thay đổi khoảng cách giữa hai vật.
  • D
     Có độ lớn không phụ thuộc vào khối lượng của hai vật.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Định luật vạn vật hấp dẫn:

+ Nội dung định luật: Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

+ Công thức: \({F_{hd}} = G.\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \({F_{hd}} = G.\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}} \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{F_{hd}}\~\frac{1}{{{r^2}}}}\\{{F_{hd}}\~{m_1}{m_2}}\end{array}} \right.\)

\( \Rightarrow \) Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

Câu 3 :

 Momen lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5N và cánh tay đòn là 2m?

  • A
     10N
  • B
     11N
  • C
     10Nm 
  • D
     11Nm

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Mômen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó:

Ta có: \(M = F.d\)

Trong đó:

Lời giải chi tiết :

Momen lực: \(M = F.d = 5,5.2 = 11N.m\)

Câu 4 :

 Phương trình vận tốc tức thời của một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều có dạng \(v = 2 + t\) (v đo bằng m/s; t đo bằng giây). Quãng đường chất điểm đi được sau 2s kể từ lúc \(t = 0\) là

  • A
     6m
  • B
     12m
  • C
     10m
  • D
     8m

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Công thức vận tốc và quãng đường: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{v = {v_0} + at}\\{s = {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}}\end{array}} \right.\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(v = 2 + t{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {m/s} \right) \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{v_0} = 2m/s}\\{a = 1m/{s^2}}\end{array}} \right.\)

\( \Rightarrow \) Công thức tính quãng đường: \(s = 2.t + \frac{1}{2}.1{t^2} = 2t + 0,5{t^2}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( m \right)\)

Tại \(t = 2s \Rightarrow s = 2.2 + 0,{5.2^2} = 6m\)

Câu 5 :

 "Lúc 10 giờ 30 phút, xe đang chạy trên đường Đồng Khởi cách Trường Trấn Biên 1km”. Việc xác định vị trí xe như trên còn thiếu yếu tố gi?

  • A
     Vật làm mốc.
  • B
     Chiều dương trên đường đi.
  • C
     Mốc thời gian.
  • D
     Thước đo và đồng hồ.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hệ quy chiếu bao gồm:

+ Một vật làm mốc, một hệ tọa độ gắn với vật làm mốc

+ Một mốc thời gian và một đồng hồ. 

Lời giải chi tiết :

"Lúc 10 giờ 30 phút, xe đang chạy trên đường Đồng Khởi cách Trường Trấn Biên 1km”. Việc xác định vị trí xe như trên còn thiếu chiều dương trên đường đi.

Câu 6 :

 Tại sao trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật có tính tương đối?

  • A
     Vì trạng thái của vật đã được xác định bởi những người quan sát khác nhau.
  • B
     Vì trạng thái của vật đó không ổn định: lúc đứng yên, lúc chuyển động.
  • C
     Vì trạng thái của vật đó được quan sát ở các thời điểm khác nhau.
  • D
     Vì trạng thái của vật đó được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Hệ quy chiếu bao gồm:

+ Một vật làm mốc, một hệ tọa độ gắn với vật làm mốc

+ Một mốc thời gian và một đồng hồ. 

Lời giải chi tiết :

Trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật có tính tương đối vì trạng thái của vật đó được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau.

Câu 7 :

 Gia tốc rơi tự do của vật tại mặt đất là \(g = 9,8m/{s^2}\). Ở độ cao 315km đối với mặt đất gia tốc rơi tự do có thể nhận giá trị nào sau đây? Biết bán kính Trái Đất là \(6400km.\)

  • A
     \({g_h} = 10m/{s^2}\)  
  • B
     \({g_h} = 9,8m/{s^2}\)
  • C
     \({g_h} = 9,68m/{s^2}\)          
  • D
     \({g_h} = 8,9m/{s^2}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Gia tốc rơi tự do tại mặt đất: \(g = \frac{{GM}}{{{R^2}}}\)

Gia tốc rơi tự do tại độ cao h: \({g_h} = \frac{{GM}}{{{{\left( {R + h} \right)}^2}}}\)

Lời giải chi tiết :

+ Gia tốc rơi tự do tại mặt đất: \(g = \frac{{GM}}{{{R^2}}} \Leftrightarrow \frac{{GM}}{{{{6400}^2}}} = 9,8m/{s^2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\)

+ Tại độ cao bằng 315 km có gia tốc rơi tự do: \({g_h} = \frac{{GM}}{{{{\left( {R + h} \right)}^2}}} = \frac{{GM}}{{{{\left( {6400 + 315} \right)}^2}}} = \frac{{GM}}{{{{6715}^2}}}\,\,\,\,\,\,\,\,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 2 \right)\)

Từ (1) và (2) ta có: \(\frac{{{g_h}}}{g} = \frac{{\frac{{GM}}{{{{6715}^2}}}}}{{\frac{{GM}}{{{{6400}^2}}}}} \Leftrightarrow \frac{{{g_h}}}{{9,8}} = \frac{{{{6400}^2}}}{{{{6715}^2}}} \Rightarrow {g_h} = 8,9m/{s^2}\)

Câu 8 :

 Chọn câu trả lời đúng: Vật khối lượng \(m = 2kg\) đặt trên mặt sàn nằm ngang và được kéo nhờ lực \(\vec F\), \(\vec F\) hợp với mặt sàn góc \(\alpha  = {30^0}\) và có độ lớn 2N. Bỏ qua ma sát. Độ lớn gia tốc của m khi chuyển

động là:

  • A
     \(0,5m/{s^2}\)
  • B
     \(0,87m/{s^2}\)
  • C
     \(1m/{s^2}\)                 
  • D
     \(0,45m/{s^2}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phương pháp động lực học:

Bước 1: Chọn vật (hệ vật) khảo sát.

Bước 2: Chọn hệ quy chiếu (Cụ thể hoá bằng hệ trục toạ độ vuông góc; Trục toạ độ Ox luôn trùng với phương chiều chuyển động; Trục toạ độ Oy vuông góc với phương chuyển động)

Bước 3: Xác định các lực và biểu diễn các lực tác dụng lên vật trên hình vẽ.

Bước 4: Viết phương trình hợp lực tác dụng lên vật theo định luật II Niu Tơn.

\(\overrightarrow {{F_{hl}}}  = \overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  + ... + \overrightarrow {{F_n}}  = m.\vec a\) (*) (Tổng tất cả các lực tác dụng lên vật)

Bước 5: Chiếu phương trình lực (*) lên các trục toạ độ Ox, Oy: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{Ox:{F_{1x}} + {F_{2x}} +  \ldots  + {F_{nx}} = ma\;\;\;\left( 1 \right)}\\{Oy:{F_{1y}} + {F_{2y}} +  \ldots  + {F_{ny}} = 0\;\;\;\left( 2 \right)}\end{array}} \right.\)

Giải phương trình (1) và (2) ta thu được đại lượng cần tìm

Lời giải chi tiết :

+ Các lực tác dụng lên vật: Lực kéo \(\vec F = {\vec F_1} + {\vec F_2}\), trọng lực \(\vec P\), phản lực \(\vec N\)

+ Chọn hệ trục tọa độ: Ox nằm ngang, Oy thẳng đứng hướng lên trên.

+ Phương trình định luật II Niu-tơn dưới dạng véc tơ: \(\vec F + \vec P + \vec N = m\vec a{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( * \right)\)

+ Chiếu (*) lên Ox ta được: \({F_2} = ma \Leftrightarrow F.\cos \alpha  = ma \Rightarrow a = \frac{{F.\cos \alpha }}{m} = \frac{{2.\cos 30}}{2} = 0,87m/{s^2}\)

Câu 9 :

 Chọn phát biểu sai? Sai số dụng cụ \(\Delta A\) có thể

  • A
     Lấy bằng nửa độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ.
  • B
     Lấy bằng một độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ.
  • C
     Loại trừ bằng cách hiệu chỉnh khi đo.
  • D
     Được tính theo công thức do nhà sản xuất quy định.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sai số dụng cụ ΔA' thường lấy bằng nửa hoặc một độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ. Trong một số dụng cụ có cấu tạo phức tạp, ví dụ đồng hồ đo điện đa năng hiện số, sai số dụng cụ được tính theo công thức do nhà sản xuất quy định.

Lời giải chi tiết :

Phát biểu sai là: Sai số dụng cụ có thể loại trừ bằng cách hiệu chỉnh khi đo.

Câu 10 :

 Trong bài thực hành “Đo hệ số ma sát" SGK Vật Lí 10. Việc xác định hệ số ma sát trượt thông qua việc đo:

  • A
    Gia tốc, thời gian và quãng đường đi được.
  • B
    Gia tốc, vận tốc, quãng đường.
  • C
    Quãng đường đi được, thời gian và góc nghiêng \(\alpha \).
  • D
    Quãng đường, vận tốc và góc nghiêng \(\alpha \).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cơ sở lí thuyết (Trang 89 – SGK Vật Lí 10):

Cho 1 vật nằm nghiêng trên mặt phẳng nghiêng P với góc nghiêng \(\alpha \) so với mặt nằm ngang. Khi \(\alpha \) nhỏ, vật vẫn nằm yên trên P, không chuyển động. Tăng dần độ nghiêng \(\alpha  \ge {\alpha _0}\), vật chuyển động trượt xuống với gia tốc \(a\). Độ lớn của \(a\)được xác định bởi công thức:

\(a = g\left( {\sin \alpha  - {\mu _t}\cos \alpha } \right) \Rightarrow {\mu _t} = \tan \alpha  - \frac{a}{{g.cos\alpha }}\)

Bằng cách đo \(a\) và \(\alpha \) ta xác định được hệ số ma sát trượt.

Gia tốc a được xác định theo công thức: \(a = \frac{{2s}}{{{t^2}}}\), trong đó quãng đường đi được s đo bằng thước milimet, thời gian t đo bằng đồng hồ thời gian hiện số, điều khiển bằng công tắc và cổng quang điện. Góc nghiêng \(\alpha \) có thể đọc ngay trên thước đo góc có quả dọi, gắn vào mặt phẳng nghiêng.

Lời giải chi tiết :

Trong bài thực hành “Đo hệ số ma sát" SGK Vật lý 10. Việc xác định hệ số ma sát trượt thông qua việc đo quãng đường đi được, thời gian và góc nghiêng \(\alpha \).

Câu 11 :

 Lực và phản lực không có tính chất nào sau đây:

  • A
     Luôn cân bằng nhau.
  • B
     Luôn cùng giá, ngược chiều.
  • C
     Luôn cùng loại.
  • D
     Luôn xuất hiện từng cặp.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Lực và phản lực: Trong tương tác giữa hai vật, một lực gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực.

- Lực và phản lực có những đăc điểm sau:

+ Lực và phản lực luôn xuất hiện đồng thời.

+ Lực và phản lực là hai lực trực đối (cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều).

+ Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.

Lời giải chi tiết :

Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.

\( \Rightarrow \) Chúng không có tính chất luôn cân bằng nhau.

Câu 12 :

 Hai lực song song cùng chiều có độ lớn 20N và 30N, khoảng cách giữa đường tác dụng của hợp lực của chúng đến lực lớn hơn bằng 0,8m. Tìm khoảng cách giữa hai lực đó.

  • A
     1,8m
  • B
     1,3m
  • C
     2,0m
  • D
     1,2m

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều:

+ Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song, cùng chiều và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của hai lực ấy.

+ Giá của hợp lực chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy: \(\begin{array}{*{20}{l}}{F = {F_1} + {F_2}}\\{\frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {chia{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} trong} \right)}\end{array}\)

Trong đó:\({d_{1\:}}\) là khoảng cách từ giá của hợp lực tới giá của lực \(\overrightarrow {{F_1}} \), \({d_2}\) là khoảng cách từ giá của hợp lực tới giá của lực \(\overrightarrow {{F_2}} \)

Lời giải chi tiết :

 

Ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{F_1} = 30N}\\{{F_2} = 20N}\\{{d_1} = 0,8m}\end{array}} \right.\)

Áp dụng quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều ta có:

\(\frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}} \Leftrightarrow \frac{{30}}{{20}} = \frac{{{d_2}}}{{0,8}} \Rightarrow {d_2} = 1,2m\)

\( \Rightarrow \) Khoảng cách giữa hai lực đó là: \(d = {d_1} + {d_2} = 0,8 + 1,2 = 2m\)

Câu 13 :

 Trong 1s cuối cùng trước khi chạm đất, một vật rơi tự do đi được quãng đường gấp 2 lần quãng đường vật rơi trước đó tính từ lúc thả. Cho \(g = 10m/{s^2}\). Tốc độ của vật ngay khi sắp chạm đất là:

  • A
     \(34,6m/s\)
  • B
     \(23,7m/s\)
  • C
     \(26,9m/s\)
  • D
     \(38,2m/s\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tốc độ của vật trước khi chạm đất: \(v = \sqrt {2gh} \)

Quãng đường vật rơi tự do trong t giây đầu: \(s = \frac{1}{2}g{t^2}\)

Lời giải chi tiết :

Gọi t là thời gian vật rơi tự do.

Quãng đường vật rơi trong 1s cuối cùng trước khi chạm đất: \({s_{1c}} = {s_t} - {s_{t - 1}} = \frac{1}{2}g{t^2} - \frac{1}{2}.g{\left( {t - 1} \right)^2} = 5{t^2} - 5{\left( {t - 1} \right)^2}\)

Quãng đường vật rơi trong \(\left( {t - 1} \right)\) giây đầu là: \({s_{t - 1}} = \frac{1}{2}.g{\left( {t - 1} \right)^2} = 5{\left( {t - 1} \right)^2}\)

Theo bài ra ta có: \({s_{1c}} = 2{s_{t - 1}} \Leftrightarrow 5{t^2} - 5{\left( {t - 1} \right)^2} = 2.5{\left( {t - 1} \right)^2}\)

\( \Leftrightarrow 5{t^2} = 15{\left( {t - 1} \right)^2} \Leftrightarrow 10{t^2} - 30t + 15 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{t = 2,366s{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {t/m} \right)}\\{t = 0,634s{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {loai} \right)}\end{array}} \right.\)

Độ cao vật được thả rơi: \(h = {s_t} = 5.2,{366^2} \approx 28m\)

\( \Rightarrow \) Tốc độ của vật trước khi chạm đất là: \(v = \sqrt {2gh}  = \sqrt {2.10.28}  \approx 23,7m/s\)

Câu 14 :

 Một con thuyền đi dọc con sông từ bên A đến bên B cách nhau 8km rồi quay ngay tại bến A mất thời gian 2h, tốc độ nước chảy không đổi bằng \(3km/h\). Tốc độ của thuyền so với nước là:

  • A
     \(6km/h\)
  • B
     \(8km/h\) 
  • C
     \(9km/h\)
  • D
     \(7km/h\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Công thức cộng vận tốc: \(\overrightarrow {{v_{tb}}}  = \overrightarrow {{v_{tn}}}  + \overrightarrow {{v_{nb}}} \)

Lời giải chi tiết :

Khi thuyền đi xuôi dòng: \({v_x} = {v_{tn}} + 3{\mkern 1mu} \left( {km/h} \right)\)

Khi thuyền đi ngược dòng: \({v_n} = {v_{tn}} - 3{\mkern 1mu} \left( {km/h} \right)\)

Tổng thời gian đi là 2h nên ta có phương trình: \(\frac{8}{{{v_{tn}} + 3}} + \frac{8}{{{v_{tn}} - 3}} = 2 \Leftrightarrow 2v_{tn}^2 - 16{v_{tn}} - 18 = 0 \Rightarrow {v_{tn}} = 9km/h\)

Câu 15 :

 Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa: "Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song cùng chiều có độ lớn bằng ……. và có giá chia ......... khoảng cách giữa hai giá của hai lực thành phần thành những đoạn ……. với hai lực ấy".

  • A
     Tổng độ lớn / trong / tỉ lệ thuận
  • B
     Tổng độ lớn / trong / tỉ lệ nghịch.
  • C
     Tổng độ lớn / ngoài / tỉ lệ thuận.
  • D
     Hiệu độ lớn / trong / tỉ lệ nghịch

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều:

+ Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song, cùng chiều và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của hai lực ấy.

+ Giá của hợp lực chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy:

\(\begin{array}{*{20}{l}}{F = {F_1} + {F_2}}\\{\frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {chia{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} trong} \right)}\end{array}\)

Trong đó: \({d_{1\:}}\) là khoảng cách từ giá của hợp lực tới giá của lực \(\overrightarrow {{F_1}} \); \({d_2}\) là khoảng cách từ giá của hợp lực tới giá của lực \(\overrightarrow {{F_2}} \)

Lời giải chi tiết :

Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song cùng chiều có độ lớn bằng tổng độ lớn và có giá chia trong khoảng cách giữa hai giá của hai lực thành phần thành những đoạn tỉ lệ nghịch với hai lực ấy.

Câu 16 :

 Điều kiện cân bằng của một chất điểm chịu tác dụng của nhiều lực là:

  • A
     Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên chất điểm là hằng số.
  • B
     Không chịu tác dụng của lực nào.
  • C
     Hợp lực của các lực tác dụng lên chất điểm phải bằng không.
  • D
     Các lực tác dụng lên chất điểm có độ lớn bằng nhau.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Điều kiện cân bằng của chất điểm: Muốn cho một chất điểm đứng yên cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng không: \(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  + \overrightarrow {{F_3}}  + ... = \vec 0\)

Lời giải chi tiết :

Điều kiện cân bằng của một chất điểm chịu tác dụng của nhiều lực là hợp lực của các lực tác dụng lên chất điểm phải bằng không.

Câu 17 :

 Điều kiện nào sau đây là đủ để hệ ba lực tác dụng lên vật rắn cân bằng:

  • A
     Ba lực phải đồng qui.
  • B
     Ba lực phải đồng phẳng.
  • C
     Ba lực phải đồng phẳng và đồng qui.
  • D
     Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song:

+ Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy.

+ Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.

\(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  =  - \overrightarrow {{F_3}} \)

Lời giải chi tiết :

Điều kiện đủ để hệ ba lực tác dụng lên vật rắn cân bằng là hợp lực của hai lực cân bằng với lực thứ ba.

Câu 18 :

Vành ngoài của một bánh xe ô tô có bán kính là 25cm. Gia tốc hướng tâm của một điểm trên vành ngoài của bánh xe khi ô tô đang chạy với tốc độ \(36km/h\) là:

  • A
     \(200m/{s^2}\)
  • B
     \(400m/{s^2}\)
  • C
    \(100m/{s^2}\)
  • D
     \(300m/{s^2}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Gia tốc hướng tâm: \({a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r}\)

Lời giải chi tiết :

Bán kính của bánh xe: \(r = 25cm = 0,25m\)

Tốc độ của ô tô: \(v = 36km/h = 10m/s\)

Gia tốc hướng tâm: \({a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r} = \frac{{{{10}^2}}}{{0,25}} = 400m/{s^2}\)

Câu 19 :

 Một vật được ném theo phương ngang với tốc độ \({v_0} = 10m/s\) từ độ cao \(h\) so với mặt đất. Chọn hệ trục toạ độ Oxy sao cho gốc O trùng với vị trí ném, Ox theo chiều \(\overrightarrow {{v_0}} \), Oy hướng thẳng đứng xuống dưới, gốc thời gian là lúc bắt đầu ném. Phương trình quỹ đạo của vật là: (với \(g = 10m/{s^2}\))

  • A
     \(y = 10t + 5{x^2}\)
  • B
     \(y = 0,1{x^2}\)
  • C
    \(y = 0,05{x^2}\)                   
  • D
     \(y = 10t + 10{x^2}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phương trình quỹ đạo của vật ném ngang: \(y = \left( {\frac{g}{{2.v_0^2}}} \right).{x^2}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{v_0} = 10m/s}\\{g = 10m/{s^2}}\end{array}} \right.\)

\( \Rightarrow \) Phương trình quỹ đạo của vật: \(y = \left( {\frac{g}{{2.v_0^2}}} \right).{x^2} = \left( {\frac{{10}}{{{{2.10}^2}}}} \right).{x^2} = 0,05.{x^2}\)

Câu 20 :

 Một xe đua chạy quanh một đường tròn nằm ngang, bán kính 250m. Vận tốc của xe không đổi có độ lớn \(50m/s\). Khối lượng xe là 1200kg. Độ lớn của lực hướng tâm của chiếc xe là:

  • A
     12000N
  • B
     11000N
  • C
     13000N
  • D
     10000N

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Lực hướng tâm: \({F_{ht}} = m{a_{ht}} = m.\frac{{{v^2}}}{r}\)

Lời giải chi tiết :

Độ lớn của lực hướng tâm của chiếc xe: \({F_{ht}} = m.\frac{{{v^2}}}{r} = 1200.\frac{{{{50}^2}}}{{250}} = 12000N\)

Câu 21 :

 Chọn câu sai: Vận tốc của chuyển động thẳng đều có đặc điểm:

  • A
     Đồ thị là đường thẳng song song với trục thời gian.
  • B
     Phương trình là hàm bậc nhất theo thời gian.
  • C
     Vectơ vận tốc của vật không thay đổi theo thời gian.
  • D
     Độ lớn không thay đổi theo thời gian.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có vận tốc trung bình như nhau trên mọi quãng đường.

+ Trong chuyển động thẳng đều vận tốc không đổi, đồ thị vận tốc là một đoạn thẳng song song với trục thời gian.

Lời giải chi tiết :

Chuyển động động thẳng đều có \(v = const\)

\( \Rightarrow \) Phát biểu sai về vận tốc của chuyển động thẳng đều là: phương trình là hàm bậc nhất theo thời gian.

Câu 22 :

Chọn phát biểu sai khi nói về đặc điểm của chuyển động tròn đều.

  • A
     Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm.
  • B
     Quỹ đạo là đường tròn.
  • C
     Tốc độ góc không đổi.
  • D
    Vecto vận tốc thay đổi cả về hướng và độ lớn.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Trong chuyển động tròn đều, tuy vận tốc có độ lớn không đổi, nhưng có hướng luôn thay đổi, nên chuyển động này có gia tốc. Gia tốc trong chuyển động tròn đều luôn hướng vào tâm của quỹ đạo nên gọi là gia tốc hướng tâm.

Lời giải chi tiết :

Vecto vận tốc có độ lớn không đổi nhưng hướng luôn thay đổi.

\( \Rightarrow \) Phát biểu sai là: vecto vận tốc thay đổi cả về hướng và độ lớn.

Câu 23 :

Hai người đi xe đạp khởi hành cùng một lúc từ 2 địa điểm A và B, đi ngược chiều nhau. Người đi từ A có vận tốc đầu là \(18km/h\) và chuyển động chậm dần đều với gia tốc \(20cm/{s^2}\). Người đi từ B có vận tốc đầu là \(5,4m/s\) và chuyển động nhanh dần đều với gia tốc\(0,2m/{s^2}\). Khoảng cách giữa hai người lúc đầu là 130m. Hỏi sau bao lâu 2 người gặp nhau và vị trí gặp nhau?

  • A
     \(t = 12,5s\); cách A 83,125m
  • B
     \(t = 20s\); cách B 60m
  • C
     \(t = 20s\); cách A 60m
  • D
     \(t = 12,5s\); cách A 46,875m

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Phương trình của chuyển động thẳng đều: \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\)

Hai vật gặp nhau khi: \({x_1} = {x_2} \Rightarrow t\)

Lời giải chi tiết :

Chọn gốc tọa độ tại A, chiều dương là chiều từ A đến B, gốc thời gian là lúc hai người bắt đầu khởi hành.

Xe xuất phát từ A có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{x_A} = 18km/h = 5m/s}\\{{a_A} =  - 20cm/{s^2} =  - 0,2m/{s^2}}\\{{x_{0A}} = 0}\end{array}} \right. \Rightarrow {x_A} = 5t - 0,1{t^2}{\mkern 1mu} \left( m \right)\)

Xe xuất phát từ B có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{x_B} =  - 5,4m/s}\\{{a_B} =  - 0,2m/{s^2}}\\{{x_{0B}} = 130m}\end{array}} \right. \Rightarrow {x_B} = 130 - 5,4t - 0,1{t^2}{\mkern 1mu} \left( m \right)\)

Hai xe gặp nhau khi: \({x_A} = {x_B} \Leftrightarrow 5t - 0,1{t^2} = 130 - 5,4t - 0,1{t^2} \Rightarrow t = 12,5s\)

Thay \(t = 12,5s\) vào phương trình của \({x_A}\) ta được: \({x_A} = 5.12,5 - 0,1.12,{5^2} = 46,875m\)

Câu 24 :

 Kéo một vật có khối lượng 70kg trên mặt sàn nằm ngang, bằng lực có độ lớn 210N theo phương ngang làm vật chuyển động đều. Lấy \(g = 10m/{s^2}\). Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là:

  • A
     0,3
  • B
     0,15
  • C
     0,147 
  • D
     \(\frac{1}{3}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phương pháp động lực học:

Bước 1: Chọn vật (hệ vật) khảo sát.

Bước 2: Chọn hệ quy chiếu (Cụ thể hoá bằng hệ trục toạ độ vuông góc; Trục toạ độ Ox luôn trùng với phương chiều chuyển động; Trục toạ độ Oy vuông góc với phương chuyển động)

Bước 3: Xác định các lực và biểu diễn các lực tác dụng lên vật trên hình vẽ.

Bước 4: Viết phương trình hợp lực tác dụng lên vật theo định luật II Niu Tơn.

\(\overrightarrow {{F_{hl}}}  = \overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  + ... + \overrightarrow {{F_n}}  = m.\vec a\) (*) (Tổng tất cả các lực tác dụng lên vật)

Bước 5: Chiếu phương trình lực (*) lên các trục toạ độ Ox, Oy: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{Ox:{F_{1x}} + {F_{2x}} +  \ldots  + {F_{nx}} = ma\;\;\;\left( 1 \right){\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} }\\{Oy:{F_{1y}} + {F_{2y}} +  \ldots  + {F_{ny}} = 0\;\;\;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 2 \right)}\end{array}} \right.\)

Giải phương trình (1) và (2) ta thu được đại lượng cần tìm.

Lời giải chi tiết :

Các lực tác dụng lên vật: Lực kéo \(\vec F\), lực ma sát \({\vec F_{ms}}\), trọng lực \(\vec P\), phản lực \(\vec N\)

Chọn hệ trục tọa độ: Ox nằm ngang, Oy thẳng đứng hướng lên trên.

Phương trình định luật II Niu-tơn dưới dạng véc tơ: \(\vec F + {\vec F_{ms}} + \vec P + \vec N = m.\vec a{\mkern 1mu} \)

Vật chuyển động thẳng đều nên: \(\vec F + {\vec F_{ms}} + \vec P + \vec N = 0{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( * \right)\)

Chiếu (*) lên trục Ox, Oy ta được: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{F - {F_{ms}} = 0}\\{ - P + N = 0\;}\end{array}} \right. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{F_{ms}} = F}\\{P = N}\end{array}} \right.\)

Có: \({F_{ms}} = {\mu _t}.N = {\mu _t}.P = {\mu _t}.mg \Rightarrow {\mu _t}.mg = F\)\( \Rightarrow {\mu _t} = \frac{F}{{mg}} = \frac{{210}}{{70.10}} = 0,3\)

Câu 25 :

 Chọn câu trả lời sai: Chuyển động rơi tự do:

  • A
    Trong quá trình rơi tự do, vận tốc giảm dần theo thời gian.
  • B
     Công thức tính vận tốc ở thời điểm t là \(v = gt\)
  • C
     Phương chuyển động là phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
  • D
     Công thức tính quãng đường đi được trong thời gian \(t\) là: \(s = \frac{1}{2}g{t^2}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

* Chuyển động rơi tự do có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, là chuyển động thẳng nhanh dần đều.

* Khi thả vật rơi tự do không vận tốc đầu, có:

+ Công tính vận tốc là \(v = gt\) (với g là gia tốc rơi tự do)

+ Công thức tính đường đi là \(s = \frac{1}{2}g{t^2}\) (với s là đường đi và t là thời gian rơi).

Lời giải chi tiết :

Chuyển động rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều \( \Rightarrow \) vận tốc tăng dần theo thời gian.

\( \Rightarrow \) Phát biểu sai là: Trong quá trình rơi tự do, vận tốc giảm dần theo thời gian.

Câu 26 :

Quá trình biến đổi trạng thái trong đó thể tích được giữ không đổi gọi là quá trình:

  • A
    Đẳng áp.
  • B
    Đẳng tích.
  • C
    Đoạn nhiệt.
  • D
    Đẳng nhiệt.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quá trình biến đổi trạng thái khi thể không đổi là quá trình đẳng tích.

Lời giải chi tiết :

Quá trình biến đổi trạng thái mà thể tích giữ không đổi là quá trình đẳng tích.

Câu 27 :

Một vật được ném theo phương ngang (bỏ qua sức cản của không khí) thì

  • A
    động năng tăng, thế năng giảm.
  • B
    động năng tăng, thế năng không đổi.
  • C
    động năng không đổi, thế năng giảm.
  • D
    động năng giảm, thế năng tăng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Một vật được ném theo phương ngang (bỏ qua sức cản của không khí) thì động năng tăng, thế năng giảm.

Lời giải chi tiết :

Một vật được ném theo phương ngang (bỏ qua sức cản của không khí) thì động năng tăng, thế năng giảm.

Câu 28 :

Trường hợp nào sau đây không liên quan đến hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng?

  • A
    Giọt nước đọng trên lá sen.
  • B
    Nước chảy từ cao xuống thấp
  • C
    Bong bóng xà phòng lơ lửng có dạng gần hình cầu.
  • D
    Chiếc đinh ghim nhờn mỡ có thể nổi trên mặt nước

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hiện tượng nước chảy từ trên cao xuống là do trọng lực tác dụng lên nước, không liên quan đến hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng.

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng nước chảy từ trên cao xuống là do trọng lực tác dụng lên nước, không liên quan đến hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng.

Câu 29 :

Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử

  • A
    có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ lực hút.
  • B
    chỉ có lực đẩy.
  • C
    có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút.
  • D
    chỉ lực hút.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử chỉ có lực hút.

Lời giải chi tiết :

Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử chỉ có lực hút.

Câu 30 :

Một vật đứng yên, có thể có

  • A
    động năng.
  • B
    thế năng.
  • C
    vận tốc
  • D
    động lượng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Động năng là dạng năng lượng vật có khi chuyển động. Thế năng là dạng năng lượng vật có khi có độ cao nào đó so với Trái Đất hoặc chịu biến dạng đàn hồi.

Lời giải chi tiết :

Một vật đứng yên có thể có thế năng.

Câu 31 :

Một vật rơi rự do thì trọng lực

  • A
    sinh công có thể dương hoặc âm
  • B
    sinh công âm
  • C
    sinh công dương
  • D
    không sinh công

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vật rơi tự do theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, khi rơi tự do vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.

Công thức tính công của lực F là: \(A = F.s.\cos \alpha \)

với α là góc giữa vecto lực F và phương chuyển động của vật.

Lời giải chi tiết :

Vật rơi tự do theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, khi rơi tự do vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.

Công của trọng lực: \(A = F.s.\cos 0 = F.s > 0\)

Câu 32 :

Đặc tính của chất rắn vô định hình là

  • A
    đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
  • B
    đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
  • C
    dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
  • D
    dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chất rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể, do đó nó không có dạng hình học xác định, không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc động đặc) xác định và có tính đẳng hướng.

Lời giải chi tiết :

Chất rắn vô định hình là đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

Câu 33 :

Độ biến thiên động năng của một vật bằng công của:

  • A
    trọng lực tác dụng lên vật đó.
  • B
    lực ma sát hoặc lực cản tác dụng lên vật đó.
  • C
    ngoại lực tác dụng lên vật đó.
  • D
    lực phát động tác dụng lên vật đó.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Định lý biến thiên động năng: \(A = \Delta {W_d} = {W_{ds}}--{W_{dtr}}\)

Trong đó A là công của ngoại lực tác dụng lên vật đó.

Lời giải chi tiết :

Định lý biến thiên động năng: \(A = \Delta {W_d} = {W_{ds}}--{W_{dtr}}\)

Trong đó A là công của ngoại lực tác dụng lên vật đó.

Câu 34 :

Chọn phát biểu đúng. Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng

  • A
    không xác định.
  • B
    biến thiên.
  • C
    không bảo toàn.
  • D
    bảo toàn.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Định luật bảo toàn động lượng: Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng được bảo toàn.

Lời giải chi tiết :

Định luật bảo toàn động lượng: Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng được bảo toàn.

Câu 35 :

Chất rắn nào dưới đây, thuộc loại chất rắn kết tinh?

  • A
    Kim loại.
  • B
    Thuỷ tinh.
  • C
    Cao su
  • D
    Nhựa đường.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chất rắn kết tinh có cấu trúc tinh thể, do đó có dạng hình học và nhiệt động nóng chảy xác định. Tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt (nguyên tử, phân tử, ion) liên kết chặt với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó.

Lời giải chi tiết :

Chất rắn kết tinh là kim loại.

close