Trắc nghiệm bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt - Phân tích Văn 10 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Tác giả của văn bản là ai?

  • A

    Nguyễn Văn Thuyên.

  • B

    Nguyễn Ngọc Tư.

  • C

    Nguyễn Văn Huyên.

  • D

    Nguyễn Nhật Ánh.

Câu 2 :

Văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt được trích từ tác phẩm nào?

  • A

    Toàn tập Nguyễn Văn Huyên.

  • B

    Văn minh Việt Nam.

  • C

    Văn minh nước ta.

  • D

    Nghệ thuật.

Câu 3 :

Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về tác giả?

  • A

    Thời thanh niên, tác giả du học ở Nga.

  • B

    Ông là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ văn khoa tại Đại học Xoóc- bon, Pari.

  • C

    Sau Cách mạng tháng Tám, ông được chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục từ năm 1946 cho đến khi qua đời.

  • D

    Ông được Nhà nước truy tặng Giải thường Hồ Chí Minh về Khoa học xã hội năm 2000.

Câu 4 :

Tác dụng của yếu tố miêu tả được sử dụng trong văn bản là gì?

  • A

    Miêu tả lại cảm xúc của người cảm nhận nghệ thuật.

  • B

    Miêu tả một số tác phẩm được nhiều người biết đến làm minh chứng, dẫn chứng về nghệ thuật được nhắc đến.

  • C

    Miêu tả khung cảnh diễn ra một số môn nghệt thuật truyền thống.

  • D

    Đáp án khác.

Câu 5 :

Yếu tố biểu cảm được thể hiện trong văn bản như thế nào?

  • A

    Miêu tả kiến trúc mồ mả.

  • B

    Miêu tả các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc nổi tiếng.

  • C

    Miêu tả kiến trúc đền chùa.

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 6 :

Cứ liệu được sử dụng để đưa ra nhận định về khiếu thẩm mĩ của người Việt là gì?

  • A

    Câu nói của linh mục Ca-đi-e-rơ.

  • B

    Những chi tiết về việc biến những đồ vật thông thường thành những đồ trang trí đẹp của người Việt.

  • C

    Thiên hướng sáng tạo nổi bật của nghệ thuật Việt Nam.

  • D

    A và B đúng.

Câu 7 :

Những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến nghệ thuật Việt?

  • A

    tôn giáo: đạo Lão và Nho giáo.

  • B

    Tôn giáo: Phật giáo, Nho giáo.

  • C

    Tôn giáo, thuyết tam giáo: đạo Phật, đạo Lão và Nho giáo.

  • D

    tôn giáo, thuyết tứ giáo: đạo Phật, đạo Lão, Thiên Chúa giáo và Nho giáo.

Câu 8 :

Điều gì đã ảnh hưởng đến việc bảo tồn các di sản nghệ thuật Việt Nam?

  • A

    Vấn đề gìn giữ các vật liệu, chất liệu tạo nên những di sản đó.

  • B

    Vấn đề bảo tồn nguyên vẹn kiển trúc.

  • C

    Vấn đề hòa trộn văn hóa.

  • D

    Cả ba đáp án trên.

Câu 9 :

Theo tác giả, kiến trúc Việt có đặc trưng gì?

  • A

    Có hình khối và thể nằm ngang.

  • B

    Mang đậm truyền thống người phương Đông.

  • C

    Có tính đều đặn và đối xứng.

  • D

    A và C đúng.

Câu 10 :

Kiến trúc đền chùa của người Việt có những đặc trưng gì?

  • A

    Kiến trúc đền chùa có không gian rộng nhằm phục vụ nhu cầu thờ cúng, tổ chức lễ hội của nhân dân.

  • B

    Các sân và tòa nhà trước điện thờ nối tiếp nhau được xây dựng thấp, tạo bóng râm và mang cảm giác thiêng liêng.

  • C

    Vật liệu, chất liệu xây dựng tạo cảm giác cổ kính nhưng vẫn chắc chắn để tránh bị hỏng hóc do mưa bão, thiên tai.

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 11 :

Theo tác giả, nền điêu khắc Việt Nam có những điểm gì đáng chú ý?

  • A

    Nghệ thuật điêu khắc gạch.

  • B

    Nghệ thuật điêu khắc gỗ.

  • C

    Nghệ thuật điêu khắc đá.

  • D

    Nghệ thuật điêu khắc đồng.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tác giả của văn bản là ai?

  • A

    Nguyễn Văn Thuyên.

  • B

    Nguyễn Ngọc Tư.

  • C

    Nguyễn Văn Huyên.

  • D

    Nguyễn Nhật Ánh.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại tên tác giả của văn bản.

Lời giải chi tiết :

Tác giả của văn bản là Nguyễn Văn Huyên.

Câu 2 :

Văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt được trích từ tác phẩm nào?

  • A

    Toàn tập Nguyễn Văn Huyên.

  • B

    Văn minh Việt Nam.

  • C

    Văn minh nước ta.

  • D

    Nghệ thuật.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại xuất xứ của văn bản.

Lời giải chi tiết :

Văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt được trích từ phần 3, chương 12 của cuốn sách Văn minh Việt Nam, nguyên có nhan đề là Nghệ thuật.

Câu 3 :

Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về tác giả?

  • A

    Thời thanh niên, tác giả du học ở Nga.

  • B

    Ông là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ văn khoa tại Đại học Xoóc- bon, Pari.

  • C

    Sau Cách mạng tháng Tám, ông được chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục từ năm 1946 cho đến khi qua đời.

  • D

    Ông được Nhà nước truy tặng Giải thường Hồ Chí Minh về Khoa học xã hội năm 2000.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại những kiến thức về tác giả.

Lời giải chi tiết :

Ý không đúng là ý A: Thời thanh niên, ông du học ở Pháp.

Câu 4 :

Tác dụng của yếu tố miêu tả được sử dụng trong văn bản là gì?

  • A

    Miêu tả lại cảm xúc của người cảm nhận nghệ thuật.

  • B

    Miêu tả một số tác phẩm được nhiều người biết đến làm minh chứng, dẫn chứng về nghệ thuật được nhắc đến.

  • C

    Miêu tả khung cảnh diễn ra một số môn nghệt thuật truyền thống.

  • D

    Đáp án khác.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt.

- Dựa vào nội dung văn bản để chỉ ra những yếu tố miêu tả và nêu tác dụng.

Lời giải chi tiết :

- Yếu tố miêu tả được sử dụng trong văn bản là

+ Miêu tả các công trình kiến trúc tiêu biểu ở Việt Nam, miêu tả các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc nổi tiếng, … 

+ Yếu tố miêu tả được sử dụng trong những đoạn văn nói về những nét văn hóa nghệ thuật lâu đời của Việt Nam, miêu tả một số tác phẩm được nhiều người biết đến làm minh chứng, dẫn chứng về nghệ thuật được nhắc đến.

Câu 5 :

Yếu tố biểu cảm được thể hiện trong văn bản như thế nào?

  • A

    Miêu tả kiến trúc mồ mả.

  • B

    Miêu tả các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc nổi tiếng.

  • C

    Miêu tả kiến trúc đền chùa.

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt.

- Dựa vào nội dung văn bản để chỉ ra yếu tố biểu cảm.

Lời giải chi tiết :

- Yếu tố miêu tả được sử dụng trong văn bản là

+ Miêu tả các công trình kiến trúc tiêu biểu ở Việt Nam, miêu tả các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc nổi tiếng, … 

Câu 6 :

Cứ liệu được sử dụng để đưa ra nhận định về khiếu thẩm mĩ của người Việt là gì?

  • A

    Câu nói của linh mục Ca-đi-e-rơ.

  • B

    Những chi tiết về việc biến những đồ vật thông thường thành những đồ trang trí đẹp của người Việt.

  • C

    Thiên hướng sáng tạo nổi bật của nghệ thuật Việt Nam.

  • D

    A và B đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ đoạn đầu của văn bản.

- Chú ý những câu văn sử dụng cứ liệu để nhận định về khiếu thẩm mĩ của người Việt.

Lời giải chi tiết :

Những cứ liệu được sử dụng để đưa ra nhận định về khiếu thẩm mĩ của người Việt là câu nói của linh mục Ca-đi-e-rơ và những chi tiết về việc biến những đồ vật thông thường thành những đồ trang trí đẹp của người Việt.

Câu 7 :

Những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến nghệ thuật Việt?

  • A

    tôn giáo: đạo Lão và Nho giáo.

  • B

    Tôn giáo: Phật giáo, Nho giáo.

  • C

    Tôn giáo, thuyết tam giáo: đạo Phật, đạo Lão và Nho giáo.

  • D

    tôn giáo, thuyết tứ giáo: đạo Phật, đạo Lão, Thiên Chúa giáo và Nho giáo.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Đọc đoạn văn thứ hai của văn bản.

- Chú ý những chi tiết viết về nghệ thuật Việt để chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến nó.

Lời giải chi tiết :

Những yếu tố đã ảnh hưởng đến nghệ thuật Việt là yếu tố tôn giáo, thuyết tam giáo: đạo Phật, đạo Lão và Nho giáo.

Câu 8 :

Điều gì đã ảnh hưởng đến việc bảo tồn các di sản nghệ thuật Việt Nam?

  • A

    Vấn đề gìn giữ các vật liệu, chất liệu tạo nên những di sản đó.

  • B

    Vấn đề bảo tồn nguyên vẹn kiển trúc.

  • C

    Vấn đề hòa trộn văn hóa.

  • D

    Cả ba đáp án trên.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Đọc đoạn thứ tư của văn bản.

- Chú ý các chi tiết về việc bảo tồn các di sản nghệ thuật của Việt Nam để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Điều đã ảnh hưởng đến việc bảo tồn các di sản nghệ thuật Việt Nam là vấn đề gìn giữ các vật liệu, chất liệu tạo nên những di sản đó.

Câu 9 :

Theo tác giả, kiến trúc Việt có đặc trưng gì?

  • A

    Có hình khối và thể nằm ngang.

  • B

    Mang đậm truyền thống người phương Đông.

  • C

    Có tính đều đặn và đối xứng.

  • D

    A và C đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ những đoạn văn cuối trang 80.

- Chú ý các chi tiết viết về kiến trúc Việt để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Đặc trưng của kiến trúc Việt là có hình khối và thể nằm ngang, có tính đều đặn và đối xứng.

Câu 10 :

Kiến trúc đền chùa của người Việt có những đặc trưng gì?

  • A

    Kiến trúc đền chùa có không gian rộng nhằm phục vụ nhu cầu thờ cúng, tổ chức lễ hội của nhân dân.

  • B

    Các sân và tòa nhà trước điện thờ nối tiếp nhau được xây dựng thấp, tạo bóng râm và mang cảm giác thiêng liêng.

  • C

    Vật liệu, chất liệu xây dựng tạo cảm giác cổ kính nhưng vẫn chắc chắn để tránh bị hỏng hóc do mưa bão, thiên tai.

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ những đoạn văn cuối trang 80.

- Chú ý các chi tiết viết về kiến trúc Việt để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

- Đặc trưng của kiến trúc Việt được biểu hiện cụ thể qua kiến trúc đền chùa:

+ Kiến trúc đền chùa có không gian rộng nhằm phục vụ nhu cầu thờ cúng, tổ chức lễ hội của nhân dân.

+ Các sân và tòa nhà trước điện thờ nối tiếp nhau được xây dựng thấp, tạo bóng râm và mang cảm giác thiêng liêng.

+ Vật liệu, chất liệu xây dựng tạo cảm giác cổ kính nhưng vẫn chắc chắn để tránh bị hỏng hóc do mưa bão, thiên tai.

Câu 11 :

Theo tác giả, nền điêu khắc Việt Nam có những điểm gì đáng chú ý?

  • A

    Nghệ thuật điêu khắc gạch.

  • B

    Nghệ thuật điêu khắc gỗ.

  • C

    Nghệ thuật điêu khắc đá.

  • D

    Nghệ thuật điêu khắc đồng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Đọc đoạn văn cuối trang 81.

- Chú ý các chi tiết viết về nền điêu khắc Việt Nam.

Lời giải chi tiết :

Những điểm đáng chú ý trong nền điêu khắc Việt Nam là nghệ thuật điêu khắc gỗ với những pho tượng đẹp như các tượng nhà sư ở Pháp Vũ – Hà Đông, ở Thạch Lâm – Thanh Hóa hay một số tác phẩm nghệ thuật gỗ ở chùa Keo – Thái Bình, chùa Bút Tháp – Bắc Ninh, …

close