Trắc nghiệm bài Bình Ngô đại cáo - Phân tích Văn 10 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Tư tưởng xuyên suốt tác phẩm là gì?

  • A

    Tư tưởng nhân văn.

  • B

    Tư tưởng nhân nghĩa.

  • C

    Tư tưởng nhân đạo.

  • D

    Tư tưởng nhân dân.

Câu 2 :

“Chủ quyền dân tộc” được thể hiện ở những phương diện cơ bản nào? 

  • A

    Lãnh thổ, phong tục, chủ quyền.

  • B

    Văn hiến, lãnh thổ, kinh tế.

  • C

    Văn hiến, lãnh thổ, phong tục.

  • D

    Lịch sử, lãnh thổ, phong tục.

Câu 3 :

Câu thơ nào dưới đây KHÔNG thể hiện tâm trạng phẫn uất của tác giả trước tội ác của kẻ thù?

  • A

    Lưu Cung tham công nên thất bại,

    Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.

  • B

    Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa,

    Bọn gian tà bán nước cầu vinh.

  • C

    Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

    Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

  • D

    Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,

    Gây binh kết oán trải hai mươi năm.

Câu 4 :

Câu thơ nào dưới đây nói về những nỗi cực khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng.

  • A

    Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng.

  • B

    Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.

  • C

    Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.

  • D

    Tất cả đáp án trên.

Câu 5 :

Chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đã có suy nghĩ và hành động gì trước tội ác của giặc Minh?

  • A

    Căm tức trước tội ác của giặc, đau lòng trước hoàn cảnh hiện tại của nhân dân ta.

  • B

    Trằn trọc, băn khoăn nỗi nước nhà.

  • C

    Thờ ơ với tội ác của giặc, trước nỗi khổ của nhân dân.

  • D

    A và B đúng.

Câu 6 :

Tác giả đã nêu lên khó khăn gì của nghĩa quân Lam Sơn?

  • A

    Không có hiền tài, quân sư.

  • B

    Do giặc giữ.

  • C

    Vận nước đang ở thời kì khó khăn.

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 7 :

Chi tiết nào sau đây KHÔNG PHẢI thể hiện tinh thần đồng cam cộng khổ của tướng sĩ?

  • A

    Cố gắng khắc phục gian nan.

  • B

    Đoàn kết cùng nhân dân dựng nhà, dựng ngọn cờ khởi nghĩa.

  • C

    Nuôi mối thù trong lòng.

  • D

    Các tướng sĩ cùng chung một lòng đánh giặc.

Câu 8 :

Hành động lật lọng, bội ước của kẻ thù sẽ dẫn đến kết cục như thế nào? 

  • A

    Thất bại thảm hại.

  • B

    Thất bại thảm hại, làm trò cười cho cả thiên hạ.

  • C

    Làm trò cười cho thiên hạ.

  • D

    Bị phát hiện.

Câu 9 :

Chi tiết, hình ảnh nào thể hiện tinh thần và khí thế chiến thắng hào hùng của nghĩa quân?

  • A

    Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong

    Ta sau lại sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực

  • B

    Gươm mài đá, đá núi cũng mòn

    Voi uống nước, nước sống phải cạn.

  • C

    Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá/ Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau.

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 10 :

Sự hèn nhát của kẻ thù được thể hiện qua chi tiết cụ thể nào?

  • A

    Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm.

  • B

    Đô đốc Thời Tự quỳ xuống xin đầu hàng; Thượng thư Hoàng Phúc trói tay xin hàng.

  • C

    Thông tổ kiến phá toang đê vỡ.

  • D

    Lạng Giang, Lạng Sơn thây chất đầy đường.

Câu 11 :

Sự thảm bại của kẻ thù được thể hiện qua chi tiết nào?

  • A

    Lạng Giang, Lạng Sơn thây chất đầy đường.

  • B

    Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước.

  • C

    Quân Vân Nam nghi ngờ khiếp vía mà vỡ mật.

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 12 :

Tác giả tuyên bố về thắng lợi và về sự bắt đầu một thời kì mới của đất nước bằng một tư thế như thế nào?

  • A

    Tư thế đắc thắng.

  • B

    Tư thế hiên ngang.

  • C

    Tư thế tự tin.

  • D

    Tư thế kiêu ngạo.

Câu 13 :

Tư cách phát ngôn của Nguyễn Trãi khi viết tác phẩm là gì?

  • A

    Là người đại diện cho vua.

  • B

    Là người đại diện cho những người dân nước Nam tự hào về dân tộc.

  • C

    A và B.

  • D

    Là một vị quan lớn.

Câu 14 :

Ý nào dưới đây nêu đúng về nghệ thuật lập luận của tác giả trong toàn tác phẩm?

  • A

    Tác phẩm được lập luận chặt chẽ bằng việc đưa ra các luận điểm, những lí lẽ và bằng chứng là những điển tích, điển cố cụ thể, tiểu biểu và sâu sắc.

  • B

    Tác phẩm được lập luận chặt chẽ bằng việc đưa ra các luận điểm, những lí lẽ và bằng chứng là những câu chuyện có thật trong lịch sử.

  • C

    Tác phẩm được lập luận chặt chẽ bằng việc đưa ra các luận điểm, những lí lẽ và bằng chứng là những anh hùng lập nhiều chiến công trong lịch sử.

  • D

    Đáp án khác.

Câu 15 :

Ý nghĩa của Bình Ngô đại cáo đặt trong bối cảnh lịch sử - văn hóa cụ thể của nước ta ở đầu thế kỉ XV là gì?

  • A

    Cổ vũ tinh thần cho nhân dân ta.

  • B

    Mở ra một thời kì mới cho lịch sử nước nhà.

  • C

    Đánh dấu bước phát triển vượt bậc về ý thức dân tộc, lịch sử, văn hóa của dân tộc Đại Việt.

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tư tưởng xuyên suốt tác phẩm là gì?

  • A

    Tư tưởng nhân văn.

  • B

    Tư tưởng nhân nghĩa.

  • C

    Tư tưởng nhân đạo.

  • D

    Tư tưởng nhân dân.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ phần đầu văn bản.

- Rút ra kết luận về tư tưởng xuyên suốt.

Lời giải chi tiết :

Tư tưởng xuyên suốt tác phẩm là tư tưởng nhân nghĩa.

Câu 2 :

“Chủ quyền dân tộc” được thể hiện ở những phương diện cơ bản nào? 

  • A

    Lãnh thổ, phong tục, chủ quyền.

  • B

    Văn hiến, lãnh thổ, kinh tế.

  • C

    Văn hiến, lãnh thổ, phong tục.

  • D

    Lịch sử, lãnh thổ, phong tục.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ tác phẩm.

- Chú ý những câu thơ nói về “chủ quyền dân tộc” và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

“Chủ quyền dân tộc” được thể hiện ở những phương diện cơ bản: văn hiến, lãnh thổ, phong tục: Xưng nền văn hiến, chia núi sông bờ cõi, có phong tục riêng, gây dựng nền độc lập, có những vị anh hùng ghi công vào sổ sách.

Câu 3 :

Câu thơ nào dưới đây KHÔNG thể hiện tâm trạng phẫn uất của tác giả trước tội ác của kẻ thù?

  • A

    Lưu Cung tham công nên thất bại,

    Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.

  • B

    Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa,

    Bọn gian tà bán nước cầu vinh.

  • C

    Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

    Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

  • D

    Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,

    Gây binh kết oán trải hai mươi năm.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Đọc tác phẩm Bình Ngô đại cáo.

- Đọc kĩ đoạn (2) của tác phẩm.

- Chú ý những câu thơ nói về tội ác của kẻ thù và tâm trạng phẫn uất của tác giả để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Câu thơ không thể hiện tâm trạng phẫn uất của tác giả trước tội ác của kẻ thù là: 

Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.

Câu 4 :

Câu thơ nào dưới đây nói về những nỗi cực khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng.

  • A

    Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng.

  • B

    Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.

  • C

    Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.

  • D

    Tất cả đáp án trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ đoạn (2) của tác phẩm.

- Chú ý những câu thơ viết về nỗi cực khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng.

Lời giải chi tiết :

Những câu thơ nói lên nỗi cực khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng:

- Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng.

- Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.

- Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.

.....

Câu 5 :

Chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đã có suy nghĩ và hành động gì trước tội ác của giặc Minh?

  • A

    Căm tức trước tội ác của giặc, đau lòng trước hoàn cảnh hiện tại của nhân dân ta.

  • B

    Trằn trọc, băn khoăn nỗi nước nhà.

  • C

    Thờ ơ với tội ác của giặc, trước nỗi khổ của nhân dân.

  • D

    A và B đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ đoạn (3) của tác phẩm.

- Chú ý những câu thơ viết về suy nghĩ và hành động của chủ tướng Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn có suy nghĩ và hành động trước tội ác của giặc Minh: Căm tức trước tội ác của giặc, đau lòng trước hoàn cảnh hiện tại của nhân dân ta; trằn trọc, băn khoăn nỗi nước nhà. Họ đã đứng lên hành động, đứng lên khởi nghĩa chống lại quân thù.

Câu 6 :

Tác giả đã nêu lên khó khăn gì của nghĩa quân Lam Sơn?

  • A

    Không có hiền tài, quân sư.

  • B

    Do giặc giữ.

  • C

    Vận nước đang ở thời kì khó khăn.

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ đoạn (3) của tác phẩm.

- Chú ý những câu thơ viết về khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn buổi đầu khởi nghĩa và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn buổi đầu dấy binh được chú ý nhấn mạnh: Không có những hiền tài, nhân tài, không có quân sư chỉ điểm, phần thì giặc dữ, phần thì vận nước đang ở thế khó khăn, không lương thực, không quân đội hùng mạnh.

Câu 7 :

Chi tiết nào sau đây KHÔNG PHẢI thể hiện tinh thần đồng cam cộng khổ của tướng sĩ?

  • A

    Cố gắng khắc phục gian nan.

  • B

    Đoàn kết cùng nhân dân dựng nhà, dựng ngọn cờ khởi nghĩa.

  • C

    Nuôi mối thù trong lòng.

  • D

    Các tướng sĩ cùng chung một lòng đánh giặc.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ đoạn (3) của tác phẩm.

- Chú ý những câu thơ nói về sự khó khăn của các tướng sĩ để nêu những chi tiết thể hiện tinh thần đồng cam cộng khổ của họ.

Lời giải chi tiết :

Tinh thần đồng cam cộng khổ của tướng sĩ được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh: Cố gắng khắc phục gian nan, đoàn kết cùng nhân dân dựng nhà, dựng ngọn cờ khởi nghĩa; các tướng sĩ cùng chung một lòng đánh giặc, lấy yếu chống mạnh, mai phục lấy ít địch nhiều.

Câu 8 :

Hành động lật lọng, bội ước của kẻ thù sẽ dẫn đến kết cục như thế nào? 

  • A

    Thất bại thảm hại.

  • B

    Thất bại thảm hại, làm trò cười cho cả thiên hạ.

  • C

    Làm trò cười cho thiên hạ.

  • D

    Bị phát hiện.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ đoạn (4) của tác phẩm.

- Chú ý những câu thơ viết về kết cục của kẻ thù và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Hành động lật lọng, bội ước của kẻ thù sẽ dẫn đến kết cục: Thất bại thảm hại, làm trò cười cho cả thế gian, thiên hạ: “Giữ ý kiến một người, gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác; Tham công danh một lúc, để cười cho tất cả thế gian”.

Câu 9 :

Chi tiết, hình ảnh nào thể hiện tinh thần và khí thế chiến thắng hào hùng của nghĩa quân?

  • A

    Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong

    Ta sau lại sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực

  • B

    Gươm mài đá, đá núi cũng mòn

    Voi uống nước, nước sống phải cạn.

  • C

    Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá/ Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau.

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ đoạn (4) của tác phẩm.

- Tập trung vào những câu thơ thể hiện tinh thần và khí thế chiến thắng hào hùng của nghĩa quân Lam Sơn.

Lời giải chi tiết :

Các chi tiết, hình ảnh thể hiện tinh thần và khí thế chiến thắng hào hùng của nghĩa quân:

- Khi giặc đến: “Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong/ Ta sau lại sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực.”

- Khi giặc thất thủ: “Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá/ Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau.”

- Khí thế hào hùng của nghĩa quan khiến: “Gươm mài đá, đá núi cũng mòn/ Voi uống nước, nước sống phải cạn/ Đánh một trận, sạch không kinh ngạc/ Đánh hai trận, tan tác chim muông”

 

 

Câu 10 :

Sự hèn nhát của kẻ thù được thể hiện qua chi tiết cụ thể nào?

  • A

    Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm.

  • B

    Đô đốc Thời Tự quỳ xuống xin đầu hàng; Thượng thư Hoàng Phúc trói tay xin hàng.

  • C

    Thông tổ kiến phá toang đê vỡ.

  • D

    Lạng Giang, Lạng Sơn thây chất đầy đường.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ đoạn (4) của tác phẩm.

- Dựa vào những chi tiết, hình ảnh miêu tả sự bại trận của giặc Minh để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Sự hèn nhát và cảnh thảm hại của kẻ thù được thể hiện qua chi tiết:

- Đô đốc Thời Tự quỳ xuống xin đầu hàng; Thượng thư Hoàng Phúc trói tay xin hàng.

 

 

Câu 11 :

Sự thảm bại của kẻ thù được thể hiện qua chi tiết nào?

  • A

    Lạng Giang, Lạng Sơn thây chất đầy đường.

  • B

    Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước.

  • C

    Quân Vân Nam nghi ngờ khiếp vía mà vỡ mật.

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ đoạn (4) của tác phẩm.

- Dựa vào những chi tiết, hình ảnh miêu tả sự bại trận của giặc Minh để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

 

Cảnh thảm bại của kẻ thù: Thây chất đầy đường ở Lạng Sơn, Xương Giang; máu trôi đỏ nước tại Xương Giang, Bình Than, bị quân ta chặn thì khiếp vía mà vỡ mật, bị quân ta đánh thì xéo lên nhau để chạy thoát thân.

 

Câu 12 :

Tác giả tuyên bố về thắng lợi và về sự bắt đầu một thời kì mới của đất nước bằng một tư thế như thế nào?

  • A

    Tư thế đắc thắng.

  • B

    Tư thế hiên ngang.

  • C

    Tư thế tự tin.

  • D

    Tư thế kiêu ngạo.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ đoạn (5) của tác phẩm.

- Tập trung vào những câu thơ viết về thắng lợi của cuộc kháng chiến và chỉ ra tư thế của người phát ngôn khi tuyên bố tin này.

Lời giải chi tiết :

Tư thế của người phát ngôn khi tuyên bố về thắng lợi của cuộc kháng chiến và về sự bắt đầu một thời kì mới của đất nước là một tư thế hiên ngang, tư thế của kẻ thắng, tự hào về chiến thắng của quân ta, vui mừng về một thời kì mới bắt đầu.

Câu 13 :

Tư cách phát ngôn của Nguyễn Trãi khi viết tác phẩm là gì?

  • A

    Là người đại diện cho vua.

  • B

    Là người đại diện cho những người dân nước Nam tự hào về dân tộc.

  • C

    A và B.

  • D

    Là một vị quan lớn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Chú ý đến hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và các hoàn cảnh lịch sử.

- Rút ra kết luận về tư cách phát ngôn của Nguyễn Trãi.

Lời giải chi tiết :

Tư cách phát ngôn của Nguyễn Trãi khi viết tác phẩm: là người đại diện cho vua, đại diện cho những người dân nước Nam tự hào về dân tộc.

Câu 14 :

Ý nào dưới đây nêu đúng về nghệ thuật lập luận của tác giả trong toàn tác phẩm?

  • A

    Tác phẩm được lập luận chặt chẽ bằng việc đưa ra các luận điểm, những lí lẽ và bằng chứng là những điển tích, điển cố cụ thể, tiểu biểu và sâu sắc.

  • B

    Tác phẩm được lập luận chặt chẽ bằng việc đưa ra các luận điểm, những lí lẽ và bằng chứng là những câu chuyện có thật trong lịch sử.

  • C

    Tác phẩm được lập luận chặt chẽ bằng việc đưa ra các luận điểm, những lí lẽ và bằng chứng là những anh hùng lập nhiều chiến công trong lịch sử.

  • D

    Đáp án khác.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Đọc tác phẩm Bình Ngô đại cáo.

- Chú ý tập trung vào những lập luận của tác giả và đưa ra nhận xét về nghệ thuật lập luận của tác giả.

Lời giải chi tiết :

Nhận xét chung về nghệ thuật lập luận của tác giả trong toàn tác phẩm: Tác phẩm được lập luận chặt chẽ bằng việc đưa ra các luận điểm, những lí lẽ và bằng chứng là những điển tích, điển cố cụ thể, tiểu biểu và sâu sắc.

Câu 15 :

Ý nghĩa của Bình Ngô đại cáo đặt trong bối cảnh lịch sử - văn hóa cụ thể của nước ta ở đầu thế kỉ XV là gì?

  • A

    Cổ vũ tinh thần cho nhân dân ta.

  • B

    Mở ra một thời kì mới cho lịch sử nước nhà.

  • C

    Đánh dấu bước phát triển vượt bậc về ý thức dân tộc, lịch sử, văn hóa của dân tộc Đại Việt.

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

 

- Đọc kĩ tác phẩm Bình Ngô đại cáo.

- Tìm hiểu và dựa vào bối cảnh lịch sử - văn hóa cụ thể nước ta đầu thế kỉ XV để nêu ý nghĩa tác phẩm.

 

 

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh lịch sử - văn hóa cụ thể nước ta đầu thế kỉ XV. Nó đã cổ vũ tinh thần cho nhân dân ta, mở ra một thời kì mới cho lịch sử nước nhà, đánh dấu bước phát triển vượt bậc về ý thức dân tộc, lịch sử, văn hóa của dân tộc Đại Việt.

close