Trắc nghiệm bài Tản Viên từ phán sự lục - Phân tích Văn 10 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Chức Phán sự là chức vụ như thế nào?

  • A

    Chức quan cao nhất trong triều, có quyền tham gia ý kiến trong mọi việc chính sự

  • B

    Cố vấn việc chính sự cho vua

  • C

    Chức quan coi việc xử án ngày xưa

  • D

    Chức quan được hưởng nhiều bổng lộc nhất trong triều

Câu 2 :

Ngô Tử Văn tên là:

  • A

    Soạn

  • B

    Sinh

  • C

    Nhâm

  • D

    Nhã

Câu 3 :

Ngô Tử Văn quê ở đâu?

  • A

    Bắc Ninh

  • B

    Lạng Giang

  • C

    Lạng Sơn

  • D

    Cao Bằng

Câu 4 :

Ngô Tử Văn là người như thế nào?

  • A

    Khẳng khái nóng nảy

  • B

    Thông minh hơn người

  • C

    Văn võ song toàn

  • D

    Ôn hòa, chuộng điều đơn giản

Câu 5 :

Tính cách khẳng khái nóng nảy của Ngô Tử Văn được thể hiện qua những hành động như thế nào?

  • A

    Sự tức giận trước việc “hưng yêu tác quái” của tên hung thần và hành động đốt đền trừ hại cho dân

  • B

    Thái độ điềm nhiên không khiếp sợ trước những lời đe dọa của tên hung thần. Thái độ cứng cỏi, bất khuất trước Diêm Vương đầy quyền lực

  • C

    Sự gan dạ trước bọn quỷ dạ xoa nanh ác và quang cảnh đáng sợ nơi cõi âm

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 6 :

Việc làm của Ngô Tử Văn có ý nghĩa gì?

  • A

    Thể hiện quan niệm và thái độ của người trí thức muốn đả phá sự mê tín thần linh của quần chúng bình dân

  • B

    Thể hiện sự khẳng khái, chính trực muốn vì dân trừ hại

  • C

    Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn ma của tên giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ thổ thần nước Việt, người từng có công giúp Lý Nam Đế chống giặc ngoại xâm

  • D

    Đáp án B và C

Câu 7 :

Chi tiết Diêm Vương xử kiện nói lên điều gì?

  • A

    Thể hiện niềm tin của con người thời trung đại: bên cạnh cõi trần còn có một thế giới khác là âm phủ, nơi con người sau khi chết sẽ phải nhận sự phán xét và thưởng phạt về những việc làm của mình khi còn sống. Thể hiện khát vọng công lý chưa được thực hiện trong cuộc sống trần thế của người xưa

  • B

    Nhằm đẩy xung đột kịch tính của truyện đến cao trào để nhân vật chính Ngô Tử Văn có dịp bộc lộ bản lĩnh, khí phách của mình

  • C

    Có ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người nên sống và hành động như thế nào cho đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 8 :

Chi tiết Ngô Tử Văn được nhận chức phán sự ở đền Tản Viên có ý nghĩa gì?

  • A

    Một sự thưởng công xứng đáng cho sự khẳng khái, cương trực và dũng cảm của Ngô Tử Văn

  • B

    Noi gương cho đời sau, khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh chống cái ác, bảo vệ công lý

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 9 :

Vì sao Ngô Tử Văn đốt đền?

  • A

    Tức giận trước sự hống hách, lộng hành làm hại dân chúng của hồn ma tên tướng giặc

  • B

    Tức giận vì thổ công không đáp ứng lại yêu cầu của Ngô Tử Văn

  • C

    Tức giận vì ước nguyện không thành hiện thực

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 10 :

Chủ đề của tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là:

  • A

    Đề cao lòng biết ơn tổ tiên, tục thờ cúng tổ tiên của nhân dân Việt

  • B

    Đề cao tinh thần hướng thiện của nhân dân Việt

  • C

    Đề cao nhân vật Ngô Tử Văn, đại biểu cho trí thức nước Việt giàu tinh thần dân tộc, chuộng chính nghĩa, dũng cảm, cương trực, dám đấu tranh chống cái ác trừ hại cho dân

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chức Phán sự là chức vụ như thế nào?

  • A

    Chức quan cao nhất trong triều, có quyền tham gia ý kiến trong mọi việc chính sự

  • B

    Cố vấn việc chính sự cho vua

  • C

    Chức quan coi việc xử án ngày xưa

  • D

    Chức quan được hưởng nhiều bổng lộc nhất trong triều

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại chú thích trang 15 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức

Lời giải chi tiết :

Chức Phán sự là chức quan coi việc xử án ngày xưa

Câu 2 :

Ngô Tử Văn tên là:

  • A

    Soạn

  • B

    Sinh

  • C

    Nhâm

  • D

    Nhã

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc lại văn bản đoạn đầu về phần giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn

Lời giải chi tiết :

Ngô Tử Văn tên là Soạn

Câu 3 :

Ngô Tử Văn quê ở đâu?

  • A

    Bắc Ninh

  • B

    Lạng Giang

  • C

    Lạng Sơn

  • D

    Cao Bằng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc lại văn bản đoạn đầu về phần giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn

Lời giải chi tiết :

Ngô Tử Văn quê ở Lạng Giang

Câu 4 :

Ngô Tử Văn là người như thế nào?

  • A

    Khẳng khái nóng nảy

  • B

    Thông minh hơn người

  • C

    Văn võ song toàn

  • D

    Ôn hòa, chuộng điều đơn giản

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc lại văn bản đoạn đầu về phần giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn

Lời giải chi tiết :

Ngô Tử Văn là người khẳng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không chịu được

Câu 5 :

Tính cách khẳng khái nóng nảy của Ngô Tử Văn được thể hiện qua những hành động như thế nào?

  • A

    Sự tức giận trước việc “hưng yêu tác quái” của tên hung thần và hành động đốt đền trừ hại cho dân

  • B

    Thái độ điềm nhiên không khiếp sợ trước những lời đe dọa của tên hung thần. Thái độ cứng cỏi, bất khuất trước Diêm Vương đầy quyền lực

  • C

    Sự gan dạ trước bọn quỷ dạ xoa nanh ác và quang cảnh đáng sợ nơi cõi âm

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản, chú ý về nhân vật Ngô Tử Văn

Lời giải chi tiết :

Tính cách khẳng khái nóng nảy của Ngô Tử Văn được thể hiện qua những hành động:

- Sự tức giận trước việc “hưng yêu tác quái” của tên hung thần và hành động đốt đền trừ hại cho dân

- Thái độ điềm nhiên không khiếp sợ trước những lời đe dọa của tên hung thần. Thái độ cứng cỏi, bất khuất trước Diêm Vương đầy quyền lực

- Sự gan dạ trước bọn quỷ dạ xoa nanh ác và quang cảnh đáng sợ nơi cõi âm

Câu 6 :

Việc làm của Ngô Tử Văn có ý nghĩa gì?

  • A

    Thể hiện quan niệm và thái độ của người trí thức muốn đả phá sự mê tín thần linh của quần chúng bình dân

  • B

    Thể hiện sự khẳng khái, chính trực muốn vì dân trừ hại

  • C

    Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn ma của tên giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ thổ thần nước Việt, người từng có công giúp Lý Nam Đế chống giặc ngoại xâm

  • D

    Đáp án B và C

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc lại văn bản và chú ý tới ảnh hưởng của hành động đốt đền của Ngô Tử Văn tới mọi người

Lời giải chi tiết :

 Hành động đốt đền của Ngô Tử Văn có ý nghĩa:

  • Thể hiện sự khẳng khái, chính trực muốn vì dân trừ hại
  • Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn ma của tên giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ thổ thần nước Việt, người từng có công giúp Lý Nam Đế chống giặc ngoại xâm
Câu 7 :

Chi tiết Diêm Vương xử kiện nói lên điều gì?

  • A

    Thể hiện niềm tin của con người thời trung đại: bên cạnh cõi trần còn có một thế giới khác là âm phủ, nơi con người sau khi chết sẽ phải nhận sự phán xét và thưởng phạt về những việc làm của mình khi còn sống. Thể hiện khát vọng công lý chưa được thực hiện trong cuộc sống trần thế của người xưa

  • B

    Nhằm đẩy xung đột kịch tính của truyện đến cao trào để nhân vật chính Ngô Tử Văn có dịp bộc lộ bản lĩnh, khí phách của mình

  • C

    Có ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người nên sống và hành động như thế nào cho đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc lại văn bản và xem chú ý tới đoạn

Lời giải chi tiết :

Chi tiết Diêm Vương xử kiện nói lên:

- Thể hiện niềm tin của con người thời trung đại: bên cạnh cõi trần còn có một thế giới khác là âm phủ, nơi con người sau khi chết sẽ phải nhận sự phán xét và thưởng phạt về những việc làm của mình khi còn sống

- Thể hiện khát vọng công lý chưa được thực hiện trong cuộc sống trần thế của người xưa

- Nhằm đẩy xung đột kịch tính của truyện đến cao trào để nhân vật chính Ngô Tử Văn có dịp bộc lộ bản lĩnh, khí phách của mình

- Có ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người nên sống và hành động như thế nào cho đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác

Câu 8 :

Chi tiết Ngô Tử Văn được nhận chức phán sự ở đền Tản Viên có ý nghĩa gì?

  • A

    Một sự thưởng công xứng đáng cho sự khẳng khái, cương trực và dũng cảm của Ngô Tử Văn

  • B

    Noi gương cho đời sau, khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh chống cái ác, bảo vệ công lý

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ phần cuối văn bản, suy nghĩ và liên hệ với thông điệp mà tác giả gửi gắm để trả lời

Lời giải chi tiết :

Chi tiết Ngô Tử Văn được nhận chức phán sự ở đền Tản Viên có ý nghĩa:

- Một sự thưởng công xứng đáng cho sự khẳng khái, cương trực và dũng cảm của Ngô Tử Văn

- Noi gương cho đời sau, khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh chống cái ác, bảo vệ công lý

Câu 9 :

Vì sao Ngô Tử Văn đốt đền?

  • A

    Tức giận trước sự hống hách, lộng hành làm hại dân chúng của hồn ma tên tướng giặc

  • B

    Tức giận vì thổ công không đáp ứng lại yêu cầu của Ngô Tử Văn

  • C

    Tức giận vì ước nguyện không thành hiện thực

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc lại phần đầu của văn bản

Lời giải chi tiết :

Ngô Tử Văn đốt đền vì tức giận trước sự hống hách, lộng hành làm hại dân chúng của hồn ma tên tướng giặc

Câu 10 :

Chủ đề của tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là:

  • A

    Đề cao lòng biết ơn tổ tiên, tục thờ cúng tổ tiên của nhân dân Việt

  • B

    Đề cao tinh thần hướng thiện của nhân dân Việt

  • C

    Đề cao nhân vật Ngô Tử Văn, đại biểu cho trí thức nước Việt giàu tinh thần dân tộc, chuộng chính nghĩa, dũng cảm, cương trực, dám đấu tranh chống cái ác trừ hại cho dân

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Chủ đề của tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là: đề cao nhân vật Ngô Tử Văn, đại biểu cho trí thức nước Việt giàu tinh thần dân tộc, chuộng chính nghĩa, dũng cảm, cương trực, dám đấu tranh chống cái ác trừ hại cho dân

close