Trắc nghiệm bài Chữ người tử tù - Phân tích Văn Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Tình huống truyện của tác phẩm Chữ người tử tù là:

  • A

    Huấn Cao đứng đầu một cuộc tạo phản chống lại triều đình

  • B

    Cuộc gặp gỡ tình cờ, éo le trở thành tri âm, tri kỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt giữa Huấn Cao và quản ngục

  • C

    Cảnh cho chữ, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 2 :

Tình huống truyện đặc biệt có tác dụng:

  • A

    Làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục

  • B

    Thể hiện chủ đề tác phẩm: ca ngợi cái đẹp, cái thiện có thể chiến thắng cái xấu, cái ác ở ngay nơi cái ác bao trùm, nơi cái ác ngự trị.

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 3 :

Đáp án nào dưới đây không đúng về vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao?

  • A

    Tài hoa nghệ sĩ

  • B

    Khí phách hiên ngang

  • C

    Thiên lương trong sáng

  • D

    Biệt nhỡn liên tài

Câu 4 :

Hình tượng nhân vật Huấn Cao được tác giả Nguyễn Tuân lấy nguyên mẫu từ nhân vật lịch sử nào sau đây?

  • A

    Cao Bá Quát

  • B

    Trương Hán Siêu

  • C

    Phạm Ngũ Lão

  • D

    Lý Thường Kiệt

Câu 5 :

Vẻ đẹp khí phách hiên ngang của Huấn Cao được thể hiện qua những chi tiết nào sau đây?

  • A

    Huấn Cao lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái

  • B

    Ông Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh lúc chưa bị giam cầm

  • C

    Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh

  • D

    Đáp án A và B

Câu 6 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung dưới đây đúng hay sai?

     Huấn Cao ý thức được tài năng của mình, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ. Cả cuộc đời mới cho chữ ba người bạn, không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình cho chữ ai bao giờ”

Đúng
Sai
Câu 7 :

Chi tiết nào thể hiện rõ thái độ khinh miệt của Huấn Cao đối với quản ngục khi chưa hiểu được tấm lòng của quản ngục?

  • A

    “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây nữa”

  • B

    “Đối với những người như ngài, phép nước ngặt lắm. Nhưng biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều. Miễn là ngài giữ kín cho”.

  • C

    “Ông Huấn cố làm ra ý khinh bạc đến điều, ông Huấn đã đợi một trận lôi đình báo thù và những thủ đoạn tàn bạo của quản ngục bị sỉ nhục. Đến cái cảnh chết chém, ông còn chẳng sợ chả là những trò tiểu nhân thị oai này”

  • D

    “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.

Câu 8 :

Tác giả Nguyễn Tuân không dùng hình ảnh nào để miêu tả về viên quản ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù?

  • A

    Người có tâm địa tốt và thẳng thắn lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt

  • B

    Một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ

  • C

    Một đóa sen thơm tinh khiết bị ném vào giữa hôi hám bùn nhơ

  • D

    Cái thuần khiết bị đày vào giữa đống cặn bã

Câu 9 :

Cảnh cho chữ diễn ra vào khoảng thời gian nào?

  • A

    Sáng sớm

  • B

    Chiều tối

  • C

    Đêm khuya

  • D

    Buổi trưa

Câu 10 :

Những chi tiết nào dưới đây thể hiện tài viết chữ đẹp của Huấn Cao?

  • A

    Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen là có cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó phải không?

  • B

    Chữ ông Huấn đẹp lắm vuông lắm

  • C

    Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tình huống truyện của tác phẩm Chữ người tử tù là:

  • A

    Huấn Cao đứng đầu một cuộc tạo phản chống lại triều đình

  • B

    Cuộc gặp gỡ tình cờ, éo le trở thành tri âm, tri kỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt giữa Huấn Cao và quản ngục

  • C

    Cảnh cho chữ, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản, xem xét hoàn cảnh gặp gỡ và xuất hiện của các nhân vật để từ đó suy ra tình huống truyện

Lời giải chi tiết :

Tình huống truyện của tác phẩm Chữ người tử tù là cuộc gặp gỡ tình cờ, éo le trở thành tri âm, tri kỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt giữa Huấn Cao và quản ngục

Câu 2 :

Tình huống truyện đặc biệt có tác dụng:

  • A

    Làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục

  • B

    Thể hiện chủ đề tác phẩm: ca ngợi cái đẹp, cái thiện có thể chiến thắng cái xấu, cái ác ở ngay nơi cái ác bao trùm, nơi cái ác ngự trị.

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản, chú ý ảnh hưởng của tình huống truyện đối với các nhân vật.

Lời giải chi tiết :

Tình huống truyện đặc biệt có tác dụng làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục và thể hiện chủ đề tác phẩm: ca ngợi cái đẹp, cái thiện có thể chiến thắng cái xấu, cái ác ở ngay nơi cái ác bao trùm, nơi cái ác ngự trị.

Câu 3 :

Đáp án nào dưới đây không đúng về vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao?

  • A

    Tài hoa nghệ sĩ

  • B

    Khí phách hiên ngang

  • C

    Thiên lương trong sáng

  • D

    Biệt nhỡn liên tài

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ tác phẩm và chú ý vào nhân vật Huấn Cao

Lời giải chi tiết :

 Đáp án nào không đúng về vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao là biệt nhỡn liên tài

Câu 4 :

Hình tượng nhân vật Huấn Cao được tác giả Nguyễn Tuân lấy nguyên mẫu từ nhân vật lịch sử nào sau đây?

  • A

    Cao Bá Quát

  • B

    Trương Hán Siêu

  • C

    Phạm Ngũ Lão

  • D

    Lý Thường Kiệt

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chú ý tới hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm cùng những tính cách của ông, so sánh với các nhân vật được kể trên.

Lời giải chi tiết :

Nguyên mẫu: Cao Bá Quát, con người lỗi lạc thời trung đại

Điểm tương đồng:

- Huấn Cao đứng đầu một cuộc tạo phản chống lại triều đình. Cao Bá Quát là thủ lĩnh nhân dân Mỹ Lương (Hà Tây), chống lại triều đình

- Huấn Cao và Cao Bá Quát đều có tài viết chữ đẹp

Câu 5 :

Vẻ đẹp khí phách hiên ngang của Huấn Cao được thể hiện qua những chi tiết nào sau đây?

  • A

    Huấn Cao lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái

  • B

    Ông Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh lúc chưa bị giam cầm

  • C

    Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh

  • D

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản, chú ý vào những đoạn có nhân vật Huấn Cao xuất hiện

Lời giải chi tiết :

Huấn Cao là người anh hùng có khí phách hiên ngang:

- Qua chi tiết dỗ gông. Tên lính giải áp tù đe dọa. Huấn Cao không để tâm, vẫn lạnh lùng thúc mạnh mũi gông xuống nền đá. Trong mắt Huấn Cao, hắn chỉ là tên tiểu lại giữ tù, tỏ ý coi thường.

- Huấn Cao thản nhiên nhận rượu thịt, không sợ hãi những âm mưu nào đó sau hành động biệt đãi của quản ngục

Câu 6 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung dưới đây đúng hay sai?

     Huấn Cao ý thức được tài năng của mình, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ. Cả cuộc đời mới cho chữ ba người bạn, không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình cho chữ ai bao giờ”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Đọc lại lời thoại của Huấn Cao khi biết viên quản ngục có ý định cho chữ

Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Quan niệm cho chữ: trừ chỗ tri kỉ, ngoài ra không vì vàng bạc, châu báu mà cho chữ: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình cho chữ ai bao giờ”

Câu 7 :

Chi tiết nào thể hiện rõ thái độ khinh miệt của Huấn Cao đối với quản ngục khi chưa hiểu được tấm lòng của quản ngục?

  • A

    “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây nữa”

  • B

    “Đối với những người như ngài, phép nước ngặt lắm. Nhưng biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều. Miễn là ngài giữ kín cho”.

  • C

    “Ông Huấn cố làm ra ý khinh bạc đến điều, ông Huấn đã đợi một trận lôi đình báo thù và những thủ đoạn tàn bạo của quản ngục bị sỉ nhục. Đến cái cảnh chết chém, ông còn chẳng sợ chả là những trò tiểu nhân thị oai này”

  • D

    “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc lại đoạn hội thoại của Huấn Cao và viên quản ngục

Lời giải chi tiết :

Thái độ của Huấn Cao với viên quản ngục:

- Khi chưa hiểu được tấm lòng của quản ngục: Huấn Cao cho hắn là kẻ tiểu nhân, tỏ ra khinh biệt: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây nữa”

- Khi nhận ra tấm lòng của quản ngục, Huấn Cao không những cho chữ mà còn  coi quản ngục là tri âm, tri kỉ

=> Huấn Cao là hình tượng của vẻ đẹp uy nghi giữa tài và tâm của người nghệ sĩ, của bậc anh hùng tuy thất thế nhưng vẫn hiên ngang.

Câu 8 :

Tác giả Nguyễn Tuân không dùng hình ảnh nào để miêu tả về viên quản ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù?

  • A

    Người có tâm địa tốt và thẳng thắn lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt

  • B

    Một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ

  • C

    Một đóa sen thơm tinh khiết bị ném vào giữa hôi hám bùn nhơ

  • D

    Cái thuần khiết bị đày vào giữa đống cặn bã

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chú ý tới cách Nguyễn Tuân so sánh Huấn Cao với những nhân vật xung quanh ông để tìm ra câu trả lời

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh Nguyễn Tuân không dùng để miêu tả Huấn Cao là một đóa sen thơm tinh khiết bị ném vào giữa hôi hám bùn nhơ

Câu 9 :

Cảnh cho chữ diễn ra vào khoảng thời gian nào?

  • A

    Sáng sớm

  • B

    Chiều tối

  • C

    Đêm khuya

  • D

    Buổi trưa

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Thời gian cho chữ là vào đêm khuya: “Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”

Câu 10 :

Những chi tiết nào dưới đây thể hiện tài viết chữ đẹp của Huấn Cao?

  • A

    Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen là có cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó phải không?

  • B

    Chữ ông Huấn đẹp lắm vuông lắm

  • C

    Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa:

- Là người có tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp. Hơn thế mỗi con chữ của Huấn Cao còn chứa đựng khát vọng, hoài bão tung hoành cả một đời người.

- Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm

=> Ca ngợi nét tài hoa của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã thể hiện tư tưởng nghệ thuật của mình: kính trọng những con người tài hoa, tài tử, trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc

close